Lưu trữ cho từ khóa: loạn nhịp tim

Thuốc ảnh hưởng đến chức năng “cương”

Thực tế, 70% những nguyên nhân gây rối loạn cương là do bệnh tật (đái tháo đường, đa xơ cứng, nghiện rượu, xơ vữa mạch máu). Những nguyên nhân thực thể khác là điều trị ung thư tuyến tiền liệt, chấn thương tủy sống, rối loạn về hormon, lạm dụng một số thuốc và ma túy. Rối loạn cương có thể là dấu hiệu đầu tiên của những bệnh chính.

Ngoài những nguyên nhân thực thể, những yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Stress, trạng thái lo hãi, mặc cảm phạm tội, trầm cảm, thiếu tự tin và nỗi sợ thất bại trong hoạt động tình dục cũng đều làm suy yếu chức năng cương dương. Đôi khi có sự kết hợp các nguyên nhân thực thể và tâm lý.   

Một số thuốc (phải kê đơn và cả những thuốc không cần có đơn) có thể gây rối loạn cương. Khi phải dùng những thuốc này để điều trị một bệnh chính nào đó thì tình trạng hormon, thần kinh hay tuần hoàn máu có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến rối loạn cương hay tăng nguy cơ bị rối loạn cương.


Cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng rối loạn cương do thuốc.

Sau đây là danh sách những thuốc có thể gây rối loạn cương, vì chưa đầy đủ cho nên cần hỏi ý kiến thầy thuốc mọi loại thuốc trước khi dùng để loại trừ nguyên nhân hay yếu tố góp phần dẫn đến rối loạn cương.

Thuốc lợi niệu và chữa tăng huyết áp (hydrochlorothiazide, chlorthalidone, furosemide...); các thuốc chống trầm cảm, lo âu và động kinh (fluoxetine, isocarboxazid, amitriptyline, amoxipine, phenytoin...); thuốc chống histamin (dimehydrinate, hydroxyzine, promethazine...); thuốc chống viêm không có nhân steroid (naproxen, indomethacin); thuốc điều trị bệnh Parkinson (biperiden, procyclidine, bromocriptine...); thuốc điều trị rối loạn nhịp tim (disopyramide); thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 (cimetidine, nizatidine...); thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine, orphenadrine); thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt (flutamide, leuprolide...); hóa chất liệu pháp (busulfan, cyclophosphamide).

Nếu cảm thấy có dấu hiệu kém cương dương do dùng thuốc thì nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước, không nên tự ý ngừng thuốc. Nếu sự cố kém cương dương vẫn tiếp tục thì có thể phải thay đổi thuốc.

Ngoài ra, các thuốc gây hứng khởi và ma túy có thể gây ra hoặc dẫn đến rối loạn cương: rượu, amphetamine, barbiturates, cocaine, marijuana, methadone, nicotine, thuốc phiện.

Sử dụng những thuốc nêu trên có thể gây rối loạn cương, vì thuốc không chỉ ảnh hưởng mà còn làm mất đi sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mạch máu và cuối cùng là gây rối loạn cương dương kéo dài.

BS. Xuân Anh

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Chứng loạn nhịp tim – Dấu hiệu và nguyên nhân

Loạn nhịp tim xảy ra khi dòng điện phối hợp nhịp tim không hoạt động bình thường khiến nhịp tim trở nên quá nhanh, quá chậm hoặc không đều đặn.

Chứng loạn nhịp tim có nhiều loại, thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe; ta thỉnh thoảng cảm nhận được tim đập loạn nhịp, nhảy một vài nhịp hoặc tim đập nhanh. Tuy nhiên chứng loạn nhịp tim có thể gây nhiều triệu chứng nguy hại cho sức khỏe và đôi khi tử vong. Bác sĩ dùng thuốc men hoặc một vài dụng cụ để chữa trị chứng loạn nhịp tim.

Dấu hiệu

Loạn nhịp tim có thể không tạo ra triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Đôi khi qua việc thử nghiệm định kỳ mà bác sĩ tìm ra chứng loạn nhịp tim trong khi bệnh nhân không có triệu chứng nào. Bình thường, loạn nhịp tim gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Tim đập mạnh
- Tim đập nhanh
- Tim đập chậm
- Đau vùng ngực
- Ngộp hơi (nên thở cạn)
- Xây xẩm
- Chóng mặt
- Té xỉu, ngất

Có triệu chứng chưa hẳn là việc loạn nhịp tim nguy hại đến tính mạng, và ngược lại, không có triệu chứng chưa hẳn là việc loạn nhịp tim vô hại.

Ảnh minh họa

 

Khi tim đập, dòng điện kích thích cơ tim co thắt phải chuyển dẫn theo một đường lối nhất định khi đi qua tim. Khi dòng điện nay bị cắt đứt vì bất cứ lý do gì, tim đập loạn nhịp. Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân hay sự bất thường của nhịp tim, ta cần hiểu rõ sự hoạt động bình thường của tim.

Như thế nào là nhịp tim bình thường?

Tim có bốn (4) ngăn, hai ngăn trên là tâm nhĩ (hay atrium phải và trái), hai ngăn dưới là tâm thất (hay ventricle phải và trái).

Trong thời khắc của một nhịp tim, tâm nhĩ (nhỏ và ít cơ hơn so với tâm thất) co thắt và đẩy máu xuống tâm nhĩ đang trong trạng thái nghỉ. Sư co thắt này bắt đầu khi sinus node, một cấu trúc gồm nhiều tế bào dẫn điện trong tâm nhĩ bên phải, truyền một dòng điện kích thích cơ tâm nhĩ phải và trái co thắt.

Dòng điện này truyền đến atrioventricular node, một cấu trúc nằm giữa trái tim, trên hệ thống chuyển điện giữa tâm nhĩ và tâm thất. Từ đây dòng điện đến hai tâm thất, kích thích cơ tâm thất co thắt và bơm máu đi khắp châu thân.

Hiệu đính tiếng Việt:

1) Dòng điện tại sinus node
2) Dòng điện đến atrioventricular node hay AV node
3) Dòng điện đi qua tâm thất
4) Hoàn tất một chu kỳ

Như thế, bình thường, ta cần một khoảng thời gian nhất định, đủ để dòng điện đi qua những cấu trúc của tim, kích thích tim hoạt động theo một chu kỳ sẵn có. Khi chu kỳ dẫn truyền dòng điện này bị xáo trộn, tim sẽ đập loạn nhịp.

Ở trái tim khỏe mạnh, quá trình dẫn chuyển điện hoạt động nhịp nhàng và đều đặn, tạo nên một nhịp tim bình thường là 60 -100 nhịp/mỗi phút. Những thể thao gia, lúc nghỉ, thường có một nhịp tim thấp hơn 60 vì thân thể khỏe mạnh, tim không cần đập nhiều nhịp mà dẫn chuyển máu đầy đủ khắp cơ thể.

Nguyên nhân:

Chứng loạn nhịp tim gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu hoặc cà phê (chưa hẳn là nghiện), ma túy hoặc áp lực tâm thần. Các loại thuốc men, thực phẩm phụ, chất dinh dưỡng kể cả thảo mộc cũng có thể gây loạn nhịp tim.

Thẹo (scar) tại cơ tim (thường do cơn nhồi cơ tim, trụy tim trong quá khứ, những cơ tim bị hư hoại trở thành thẹo) có thể gây loạn nhịp tim vì những mô này không còn dẫn truyền dòng điện hiệu quả như trước.

Những chứng bệnh gây hư hoại cấu trúc tim cũng đưa đến chứng loạn nhịp tim:

- Thiếu máu: Khi lượng máu cần thiết giảm sút vì bệnh tật (nghẽn mạch máu), cơ tim sẽ không hoạt động hiệu quả và việc dẫn truyền dòng điện cũng giảm sút.

- Mô tim bị hư hoại: việc dẫn truyền dòng điện cũng bị ảnh hưởng.

1. Chứng nghẽn động mạch tim (coronary artery disease, CAD): Gây nhiều chứng loạn nhịp tim nhưng thông thường nhất là chứng loạn nhịp tim xuất phát từ tâm thất, ventricular arrhythmias, và gây ra những cái chết bất ngờ. CAD gây nhồi cơ tim, trụy tim (heart attack). Sau cơn bệnh và khi hồi phục, những mô tim chết vì thiếu máu trong một thời gian trở thành thẹo và không còn làm việc một cách hiệu quả như trước từ việc dẫn truyền dòng điện đến việc bơm máu.

2. Chứng hoại cơ tim (cardiomyophathy): xảy ra khi mô tim tại hai tâm thất bị giãn nở (dilated cardiomyopathy) hoặc khi mô tim tại tâm thất trái dầy (thicken) và thu nhỏ dung tích tâm thất (hypertrophic cardiomyopathy). Cả hai chứng bệnh này này đều đưa đến việc suy tim, cơ tim không còn bơm máu hiệu quả nữa cũng như không còn dẫn điện hiệu quả nữa.

3. Chứng hư hại van tim: van tim bị hở hoặc van tim bị thu nhỏ đều đưa đến sự giãn nở hoặc dầy cơ tim; sau một thời gian dài sẽ gây giãn nở ngăn tim. Khi các ngăn tim bị giãn nở hoặc suy yếu sẽ đưa đến chứng loạn nhịp tim.

Phân loại chứng loạn nhịp tim

Chứng loạn nhịp tim được phân loại theo nơi xuất phát (tâm nhĩ hoặc tâm thất) và theo tốc độ nhanh chậm của nhịp tim:

- Tim đập nhanh (tachycardia): tim đập trên 100 nhịp/mỗi phút
- Tim đập chậm (bradycardia): tim đập dưới 60 nhịp/ mỗi phút

Tuy nhiên việc tim đập nhanh hay chậm (theo định nghĩa trên) chưa hẳn là bệnh tật. Thí dụ, khi tập thể dục, tim đập nhanh hơn để đưa thêm máu đến các bắp thịt. Đây là một sự “điều tiết” bình thường và tự nhiên của cơ thể khi cần cung cấp một lượng oxygen lớn hơn.

Bác sĩ Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Khảo Cứu Y Khoa

Meo.vn (Theo Yduocngaynay)

Bí mật của loài hoa chuông tím

Mao địa hoàng đã đi vào y học trong điều trị tim mạch ở một vị trí khá trung tâm. Nhưng đáng tiếc là bên cạnh khả năng cứu người tức thì, nó cũng có thể giết người chỉ trong khoảnh khắc...

Tại sao cây đi vào y học?

Cây mao địa hoàng là một loài cây mọc thành những lùm cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm. Ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc và nảy ra những nụ hoa chuông màu tím rất đẹp. Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào.

Nó là loại cây có một hoạt chất siêu mạnh để điều trị bệnh suy tim. Và đó chính là sợi dây kết nối loại cây mao địa hoàng với y học của nhân loại.

Sở dĩ cây có tác dụng như thế là vì nó chứa trong thân mình một hoạt chất vô cùng quý. Đó là các glycosid cường tim. Chúng có các loại như digitoxin, digoxin, digitoxingenin, digoxinenin... Đây là những hoạt chất siêu mạnh với tế bào cơ tim. Nó có khả năng kích thích tế bào cơ tim co bóp khỏe để đủ sức tống đẩy máu ra khỏi tim, một điều mà người ta đang hết sức chờ đợi trong điều trị suy tim. Hiện nay chưa có loại thuốc nào “địch” được nó.


Hoa mao địa hoàng còn gọi là hoa chuông tím.

Song bên cạnh sự hữu ích đến vô vàn như thế, người ta thật không thể ngờ được nó lại có những “hồ sơ chết” ngay trong thân cây. Nó có thể cứu người ngay tức khắc nhưng cũng có thể giết người chỉ trong vài phút.

Những bí ẩn không ngờ

Vào những năm 1780, bác sĩ người Anh William Withering đã phát hiện ra dược tính của loại cây này. Và cũng từ đó, hàng loạt những tác dụng tai hại độc tính cũng được tìm ra.

Chính vì tác dụng chốt giữ canxi trong tế bào mà cây có thể gây tử vong cho người bệnh. Người ta phát hiện ra rằng, không chỉ lá mà toàn bộ thân cây cũng như hoa và hạt đều có thể gây tử vong.

Để khẳng định điều này, người ta đã làm thí nghiệm nghiên cứu về tính an toàn của dịch chiết của loài mao địa hoàng và thấy rằng, ở nồng độ cao, dịch chiết mao địa hoàng có thể giết chết hoàn toàn một lô chuột, một lô thỏ thí nghiệm. Thậm chí nếu cố tình nuôi một con chó với dịch chiết mao địa hoàng liều quá cao thì con chó có thể chết ngay lập tức. Điều đáng nói là liều mà ta gọi là “quá cao” của dịch chiết này thì chỉ bằng hoặc tương đương với liều thông dụng đến bình thường của nhiều thảo dược thông dụng khác. Chính vì mức độ độc này mà cây mao địa hoàng còn được mang thêm các biệt danh khác là cây khai tử và loài hoa chuông chết.

Mức độ độc của cây còn được ghi nhận trên người. Mặc dù tài liệu lịch sử không ghi rõ tên, tuổi, thời điểm cụ thể của những cái chết do mao địa hoàng. Nhưng với những con số quan sát được và bằng những phép tính suy diễn logic, người ta đã ước lượng được liều gây chết của loài cây hoa tím này. Theo những tính toán cụ thể, người ta ước lượng liều gây chết của cây là từ 2-5g lá cây tươi. Liều lượng này có thể gây chết một người đàn ông khỏe mạnh nặng 50-70kg. Nếu chúng ta vô tình ăn phải lá cây, thân cây hay là uống nước sắc, nước chiết của cây thì chỉ cần 2g dịch chiết, 2g lá tươi hoặc 5g lá khô thì biến chứng xảy ra là tệ hại. Gần như 100% nạn nhân tử vong.

Năm 2000, một phụ nữ 39 tuổi người Pháp là nạn nhân điển hình của mao địa hoàng. Đây là một phụ nữ trung tuổi và bị bệnh trầm cảm nặng do chồng chết vì bệnh suy tim. Người phụ nữ này bị thập tử nhất sinh vì uống phải dịch chiết mao địa hoàng và phải vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Henri Mondor, Pháp trong tình trạng co giật, nôn mửa, nhịp tim rất nhanh, tiếng tim mạnh, suy thận mức độ vừa, nhiễm kiềm chuyển hoá và rối loạn nhịp tim hoàn toàn (nhĩ thất phân ly). Ban đầu, người ta không thể tìm ra được loại dược chất gây ngộ độc. Vì nạn nhân không có biểu hiện điển hình. Nhưng sau khi nhìn thấy những dấu hiệu ngộ độc trên điện tim, người ta đã tìm ra manh mối ngộ độc là glycosid cường tim. Trong vườn nhà phụ nữ này trồng nhiều cây mao địa hoàng và nghe theo lời mách bảo, bà đã dùng dịch chiết của cây mao địa hoàng chữa suy tim. Bà đã uống dịch chiết của cây và kết cục là bị ngộ độc nặng. May mắn thay, bà đã được cấp cứu kịp thời và thoát chết.

Cho đến nay, bệnh suy tim vẫn chưa thể thanh toán, loại thuốc cường tim cũng chưa thể cho vào dĩ vãng. Cây mao địa hoàng vì thế mà vẫn không thể mất đi vai trò của nó trong liệu trình tim mạch. Song với những gì mà nó tiềm ẩn, chúng ta không thể lơ là trong sử dụng. Nên nhớ, nó có thể là vị cứu tinh trong điều trị quy chuẩn, nhưng nó cũng có thể là “đại sứ tử thần” khi chúng ta dùng không đúng cách.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Tim đập nhanh dẫn đến ngất xỉu mỗi khi đi tiểu

Thưa bác sĩ,

Tôi 35 tuổi (nam), cân nặng 54kg, cao 1.64m. Tôi 2 lần bị ngất do uống 1 ít bia (1 cốc) khi đi vệ sinh tim đập nhanh dẫn đến ngất xỉu, 1 lần ngất do hoạt động thể thao sau khi vừa ốm dậy. Xin hỏi bác sĩ, đây là triệu chứng của bệnh gì, khám ở đâu tốt và cách phòng chống như thế nào? Cám ơn bác sĩ! (Phong - Thanh Trì, Hà Nội)

http://www.thegioisuckhoe.com/wp-content/uploads/dau%20tim.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Phong,

Có nhiều nguyên nhân gây ngất:

- Bệnh lý tim mạch: tim bẩm sinh, loạn nhịp tim (nhịp chậm < 40 lần/phút hoặc nhịp nhanh >140 lần/phút), do hạ huyết áp tư thế, nhồi máu cơ tim.

- Ngất do nguyên nhân ngoài tim: bệnh lý về hô hấp, rối loạn thần kinh (cường phó giao cảm gặp ở người có thần kinh yếu, ngất sau đi tiểu do cường phế vị-vận mạch), do phản xạ (hội chứng xoang cảnh, cơn đau quặn thận, chấn thương vùng trên rốn). Đối với người có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh-tim, cách tốt nhất là tránh môi trường quá nóng hoặc người quá đông.

Trường hợp của bạn ngất do khi đi vệ sinh có thể do nguyên nhân thần kinh cường phế vị vận mạch. Trường hợp bạn vừa mới bị ốm xong cơ thể còn yếu, lại hoạt động thể thao làm nhịp tim nhanh gây ngất thì không loại trừ vấn đề ở tim.

Bạn đã nhiều lần ngất thì nên đi khám chuyên khoa tim mạch ở Viện tim trung ương Hà Nội để chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp nhé.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Mắc bệnh dạ dày thận trọng khi dùng phối hợp thuốc

Trong điều trị bệnh dạ dày, có trường hợp người bệnh chỉ phải uống đơn thuần các thuốc trị bệnh này nhưng cũng có khi phải uống thêm nhiều thuốc khác vì họ đồng thời mắc thêm các bệnh khác. Do vậy mà chúng ta cần lưu ý và lường trước những biến cố có thể gặp do phối hợp thuốc.

Những thuốc dạ dày điển hình

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh hay gặp nên các thuốc chủ yếu dùng trong bệnh dạ dày, tá tràng là các thuốc chống viêm loét. Chúng bao gồm các thuốc chủ yếu sau: thuốc trung hoà axit, giảm tiết axit, che phủ ổ loét, trị vi khuẩn HP và kích thích liền niêm mạc. Trên thị trường thực tế 4 loại thuốc đầu rất phổ biến và rất thường gặp trong công tác điều trị. Còn loại thuốc thứ 5 ít gặp hơn.

Xét về khía cạnh điều trị, các thuốc ức chế tiết axit là những thuốc có ý nghĩa nhất nhưng cũng cần phải lưu ý nhất. Bởi chúng làm giảm hẳn một cách có ý nghĩa nguyên nhân gây ra bệnh là axit HCl và gần như bất kỳ một đơn thuốc trị bệnh dạ dày nào cũng cần phải có tối thiểu loại thuốc này. Hơn nữa, loại thuốc này lại phải sử dụng lâu dài.

Các thuốc điển hình có thể kể ra đây là các thuốc ức chế thụ cảm thể H2 của histamin như cimetidin, zanitidin, famotidin hay các thuốc ức chế bơm proton H+ như omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol...

Trên thực tế có những người bệnh vừa bị viêm loét dạ dày tá tràng vừa bị đồng thời thêm một bệnh khác như bệnh động kinh hoặc các bệnh rối loạn đông máu. Vì thế mà điều trị kết hợp là bắt buộc nên cần phải chú ý đến sự tương tác của thuốc. Nhiều khi sự tương tác là nguy hại vì chúng gây ra những biến cố không thể khắc phục được.


Khi phối hợp thuốc điều trị dạ dày, cần lưu ý đến những tương tác thuốc không mong muốn.

Lưu ý khi phối hợp với các omeprazol

Các thế hệ omeprazol hoạt động chủ yếu bằng cách ức chế hoàn toàn bơm H+ ở thành dạ dày. Bơm bị ức chế thì dạ dày không có ion H+ và do đó không có axit. Đánh giá một cách tổng thể, thuốc có hiệu lực điều trị khá mạnh và rất có tác dụng.

Tuy nhiên cần hết sức lưu ý khi sử dụng phối hợp giữa một bên là các omeprazol với một bên là các thuốc chống động kinh thế hệ cũ phentoin (điển hình là dihydan), thuốc chống đông máu warfarin và thuốc an thần loại diazepam (điển hình là seduxen) vì omeprazol ngăn cản sự thải trừ các thuốc này. Tác dụng đó đồng nghĩa với việc tích luỹ, kéo dài và nhiễm độc các thuốc bên trong cơ thể. Bằng những nghiên cứu trên thực nghiệm, người ta thấy tốc độ thải trừ seduxen bị giảm đi 54% và sau đó định lượng nồng độ thuốc này trong máu người ta thấy nó tăng lên 130% so với những người không sử dụng omeprazol.

Rõ ràng ở những trường hợp này, người sử dụng phải hết sức lưu ý là bởi nó có thể gây ra tai nạn cho người uống vì thuốc an thần seduxen bị tích luỹ đến tận ngày hôm sau, có thể họ sẽ bị bệnh chảy máu do sự có mặt kéo dài của thuốc chống đông warfarin trong cơ thể. Đồng thời, mỗi bác sĩ cần lường trước những tình huống này mà có thể cân nhắc giảm liều trong điều trị.

Cẩn trọng khi có mặt các thế hệ cimetidin

Cimetidin là thuốc ức chế thụ cảm thể H2 của histamin, vì thế mà các kích thích tiết axit không có hữu dụng. Khác với nhóm thuốc ức chế bơm proton, các thế hệ cimetidin không ức chế con đường chung cuối cùng nhưng hiệu quả của nó cũng được chứng minh là có hiệu lực làm giảm axit. Song cũng giống như omeprazol, cimetidin làm kéo dài thời gian có mặt của các thuốc chống đông máu loại warfarin, thuốc chống động kinh phenytoin, thuốc chống hen phế quản theophyllin, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim lignocain, flecanide...

Người ta thấy khi có mặt cimetidin, nồng độ thuốc làm chậm nhịp tim của flecanide bị tăng cao 30%. Sự kéo dài thuốc này sẽ làm rối loạn nhịp tim từ nhịp tim nhanh bệnh lý sang thành nhịp tim chậm bệnh lý và gây ra những biến cố nghiêm trọng. Đo đạc nồng độ các thuốc chống đông máu, người ta thấy nồng độ các thuốc này bị tăng thêm 20% so với chu kỳ thải trừ bình thường của nó. Với những người đang có tăng đông máu như xơ vữa động mạch thì hiệu lực này là có ý nghĩa. Nhưng một khi kéo dài các warfarin trong cơ thể thì các cơ chế cầm máu bị bất hoạt và khi đó chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể gây xuất huyết.

Trong khi đó, các cimetidin có thể làm tăng nồng độ thuốc theophyllin trong máu lên tới 60%. Ở đây, theophyllin là thuốc điều trị hen phế quản do nó ức chế sự co thắt của cơ trơn phế quản. Theophyllin là một thuốc có hiệu lực mạnh và có tác dụng tốt nhưng sự ứ đọng của nó trong cơ thể người sử dụng có thể gây ra những biến cố nguy hại. Cơ chế gây tích luỹ theophyllin như vậy được giải thích là do cimetidin ức chế enzym chuyển hoá theophyllin là cytochrom P450 và P448 của tế bào gan. Do vậy mà thuốc này bị tăng lên trong máu.

Những đối tượng cần lưu ý

Đứng trước những tương tác thuốc không mong muốn trên, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý nhất là với những đối tượng bị đồng thời nhiều bệnh đi kèm với bệnh đường tiêu hoá như người bị bệnh động kinh, bị xơ vữa động mạch, phải điều trị hen phế quản, người có sử dụng thêm các thuốc an thần, thuốc ngủ hay những người bị rối loạn nhịp tim nhanh đang điều trị với thuốc làm chậm nhịp.

Sự lưu ý ở đây ở cả hai phía: bác sĩ và người bệnh. Với bác sĩ, cần tìm hiểu kỹ thông tin từ người bệnh, khám toàn diện để biết những bệnh đi kèm. Có thể phải cân nhắc giảm liều với loại thuốc bị tích luỹ. Còn với người bệnh, cần hiểu những tương tác không có lợi mà thông báo cho bác sĩ đầy đủ những thuốc đang sử dụng. Cũng cần tự theo dõi trong quá trình uống thuốc để kịp thời phát hiện ra những bất thường và kịp thời phản hồi cho bác sĩ để có những sự điều chỉnh phù hợp. Nếu không có sự phối hợp đồng bộ, có thể chỉ một sai sót nhỏ có thể dẫn tới những hậu quả không thể khắc phục được.  

BS. Văn Hưng

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bài học từ… ‘cá chuối’

Cũng bởi đắm đuối vì con mà các nàng “cá chuối” cứ phi như tên bắn từ bếp, ra chợ, đến trường học, vào công sở rồi lại vào bếp, ra chợ, đến trường học…

... để rút cục bị stress nặng và thậm chí đổ bệnh. Dưới đây là chuyện một “cá chuối” sau lần suýt “ tử  nạn”  đã biết cách sống chậm ra sao, biết sẻ chia gánh nặng thế nào...

“Cá chuối” suýt…tử nạn

Tôi quỵ xuống trước cửa phòng tắm mà vẫn cố gượng dậy lết vào bếp. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến lúc đó là món mì ống trộn phô mai cho hai nhóc. Chị gái tôi đỡ tôi dậy rồi cuống cuồng gọi 115…

“Em không đi đâu. Bọn trẻ còn chưa ăn tối…Không sao đâu, thỉnh thoảng em vẫn thế…”, tôi thều thào. Phải, tôi làm sao có thể ốm được, tôi còn cả núi việc và bao nhiêu người đang trông chờ vào tôi, cả hai đứa con đang đói ngấu, cả đám khách hàng… Tôi ước gì mọi thứ lại ổn thỏa và cuộc sống diễn ra như trước. Ai ngờ, đó chính là ngày tôi buộc phải sống khác đi…

http://eva.vn/upload/news/2010-01-09/1263013571-tress-vi-be1.jpg

Cha mẹ rất dễ stress vì áp lực công việc và con cái. (Ảnh minh họa).

Cả chục năm nay, tôi vẫn bị xỉu hoài, nhưng tôi cứ lờ đi. Cuối cùng, khi đến gặp bác sĩ (một cách miễn cưỡng sau khi bị chị gái đẩy lên xe cấp cứu) tôi mới té ngửa là mình bị rối loạn nhịp tim và phải dùng máy tạo nhịp. Bác sĩ bảo đó là bởi tôi bị stress suốt một thời gian dài và cơ thể suy nhược nặng. Vậy là, mới 35 tuổi, đang phải nuôi hai con nhỏ mà tôi lại phải mang căn bệnh “tiểu thơ” đáng ghét này

Việc điều trị cơ bản thì nhanh thôi. Trong vòng 24 tiếng người ta đã lắp xong cho tôi máy tạo nhịp, sau 48 tiếng tôi đã có thể ra viện và sáu tuần sau, bác sĩ bảo tim tôi đã “ngon lành như mới”. Nhưng việc làm quen với cuộc sống của một “tiểu thơ” có trái tim “mong manh” thì phải mất một thời gian dài…

Có thể nói đau ốm là cái gì đó rất xa xỉ đối với một người mẹ như tôi. Trong suy nghĩ của tôi, làm mẹ nghĩa là phải bật dậy bất cứ lúc nào, phải gạt bỏ bản thân, phải lao đi như tên bắn và khi cần còn phải hy sinh như loài cá chuối (nhảy lên bờ giả chết để kiến bu vào làm mồi cho con!). Hẳn là tôi sẽ còn xả thân tiếp như thế nếu tôi không phải nhập viện lần thứ hai. Bác sĩ bảo: nhịp tim của tôi có thể ổn nhờ máy tạo nhịp nhưng nếu tôi không chịu giữ gìn thì máy móc cũng bất lực. Tóm lại tình hình chỉ có thể cải thiện nếu tôi chịu nghỉ ngơi, bớt tham công tiếc việc.

Và những bài học hữu ích

Vốn là tuýp phụ nữ của gia đình, là người mẹ đắm đuối vì con, nhưng hai lần nhập viện liên tục đã buộc tôi phải xét lại định nghĩa làm mẹ của mình.

Vâng, dù bạn có đảm đang thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng không thể quán xuyến mọi việc trong nhà khi mà bạn đau ốm. Đành phải gạt bớt việc đi nếu không muốn bị nó đè bẹp. Tôi đã làm như thế và tôi ngạc nhiên nhận thấy rằng: mọi thứ vẫn ổn và tôi hóa ra cũng chẳng phải là nhân vật không-thể-thiếu trong nhà như tôi vẫn tưởng. Điều này có thể làm chân dung “mẹ ưu tú” của tôi méo mó đi chút xíu, nhưng nó giúp tôi có thể quên đi số điện thoại 115 và đặc biệt là giúp tôi biết làm mẹ theo cách khôn ngoan hơn. Bệnh “tiểu thơ” đáng ghét hóa ra cũng dạy tôi được những bài học thật hữu ích…

Bài học từ... 'cá chuối', Làm mẹ, can bang cuoc song khi lam me, lam me, thu gian khi lam me, ap luc khi lam me, bai hoc tu ca chuoi, day con, nuoi con

Cùng du lịch là 'bí kíp' hạnh phúc của các gia đình. (Ảnh minh họa).

Bài học 1: Tự  hạ “điểm chuẩn”

Không được phép vung 120% sức lực ra mà “đảm việc nhà” nữa nên tôi đã tận dụng tối đa sự trợ giúp của các loại máy giặt, lò vi ba, máy rửa bát, nồi đa năng… Tôi cũng chẳng ngại chia sẻ việc nhà với chồng con nữa. Tôi khoán cho chồng lau nhà, xếp quần áo, giao cho con gái nhặt rau, để con trai xúc cơm lấy…Và điều quan trọng nhất là tôi đã tự xác định phải hạ thấp yêu cầu đối với những công việc trên. Ừ thì giặt máy đôi khi không sạch bằng tay, ừ thì nồi đa năng lắm lúc khiến rau quá nhừ, tủ quần áo chồng xếp hơi lộn xộn, rau con gái nhặt còn lẫn lá sâu... Nhưng điều quan trọng là tôi không quỵ ngã mà mọi việc vẫn được giải quyết. Một khi bạn đã học được cách hạ “điểm chuẩn”  thì bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn trong việc xác định việc gì mình phải trực tiếp làm và việc gì có thể chuyển giao cho người khác.

Bài học 2: Chấp nhận “phá cách”

Còn nhớ, mỗi lần buộc phải để chồng tiếp quản vai nội tướng (vì phải đi đâu xa đôi ngày),  tôi không chỉ chất đầy tủ các loại thịt cá rau quả mà còn dán khắp nhà những tờ nhắc việc. Tờ thì nhắc chiều thứ sáu con gái học tiếng Anh đấy, tờ thì dặn con trai thích trứng rán để nguyên hơn là xắt miếng, tờ lại lưu ý phải cho con tắm sớm để đầu kịp khô khi đi ngủ… Thực ra chồng tôi vẫn có thể thu xếp mọi chuyện theo cách của anh ấy mà không cần đến những “chỉ thị” kia, và bọn trẻ cũng chẳng để ý đến ba chúng có làm đúng những gì mẹ dặn dò hay không. Thậm chí chúng còn khoái sự “phá cách” của ba. Vậy thì tại sao tôi phải tốn công “nhắc vở” chứ?

Những ngày dưỡng bệnh, nhiều khi tôi chẳng còn biết bữa sáng bọn nhóc ăn gì, cũng chẳng rõ bộ đồ đến trường của chúng có phẳng phiu không và chúng có tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày không. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng: mấy chuyện này thực ra cũng chẳng quá quan trọng, phiên phiến đi rồi cũng ổn thôi. Chấp nhận “phiên phiến” không chỉ giúp tôi được nghỉ ngơi mà còn giúp cho mọi người trong nhà linh hoạt hơn, biết tuỳ cơ ứng biến chứ không cứng nhắc như trước.

Bài học 3: Biết trì hoãn và chối từ

Không được phép “bao đồng” nữa nên tôi phải rà soát lại việc nào cần làm ngay và việc nào có thể trì hoãn. Kết cục tôi nhận thấy việc cần làm ngay cũng ít thôi, còn những việc chưa-làm-cũng-chẳng-chết-ai mới chiếm phần đa. Một khi đã cắt xén bớt list công việc cần làm, tôi được rảnh rang hơn để có thể chợp mắt buổi trưa, ngâm bồn buổi tối hay đi gặp bác sĩ. Cũng nhằm mục đích giành nhiều thời gian hơn cho bản thân, thay vì nhiệt tình hết mình với các vụ cưới hỏi, giỗ chạp, sinh nhật như trước, tôi đã học được thói quen từ chối bớt. Mà cũng không phải xin lỗi hay giải thích dài dòng, chỉ đơn giản là “Tớ bận mất rồi!” hoặc  “Tớ đang ốm”.Còn thích lý do cụ thể thì bịa rằng: “Trưa chủ chật bên họ nhà tớ cũng có đám cưới” hay “Hôm đó tớ mắc họp rồi”.

Bài học 4: Ủng hộ fast-food

Khi mà cuộc sống cuốn bạn đi với tốc độ tên lửa thì ngoài việc chế biến tốc hành những món ăn đơn giản tại gia, bạn có thể nhờ cậy đến gà của KFC, BBQ, pizza của Al Fresco… Hãy bỏ ngoài tai những lời chế giễu rằng các bà mẹ lười biếng đã giúp cho ngành công nghiệp fast-food phát đạt hay những cảnh báo rằng con cái bạn khéo mà phát phì… Khi mà bạn mệt mỏi đến mức không thể nấu nổi bữa cơm cho tử tế thì dùng fast-food còn tốt hơn là cứ cố đấm ăn xôi.

Bài học 5: Nào ta cùng “cúp cua”!

Mẫn cán một cách điên rồ và cầu toàn một cách thái quá đã khiến tôi stress. Cho nên giờ đây tôi sẵn sàng cáo ốm hoặc cho bọn nhóc “cúp cua” để cả nhà có thể cùng nhau du hí. Chẳng hạn nhân dịp đoàn thanh niên ở công ty tổ chức đi chơi xa, tôi sẽ xin cho con nghỉ học để đi cùng. Những lúc đó, tôi gạt hết công việc sang một bên (không điện thoại, không e-mail, không laptop) để hoàn toàn vui thú cùng gia đình.

Meo.vn (Theo GĐT)

Những món ăn chữa suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh trong khi nhiều loại rau xanh có tác dụng an thần như rau cần, củ cải, hành củ... có thể chữa suy nhược thần kinh khá hiệu quả.

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể. Hiện tượng nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ xuất hiện khi bị suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh còn làm tim đập loạn nhịp. Triệu chứng hồi hộp, loạn nhịp tim là do nguyên nhân tim không được chăm sóc tốt nhưng cũng có thể do thần kinh căng thẳng gây nên.

Dưới đây là một vài món ăn chữa suy nhược thần kinh:

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images773248_T8_mon_an_suy_nhuoc_than_kinh.jpg
Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Canh táo đỏ, hành củ: Táo đỏ 20g, hành củ 6 củ. Táo đỏ, hành củ rửa sạch. Hành thái đoạn. Cho táo đỏ vào nồi, đổ nước đun sôi, sau đó cho hành vào nấu cùng.

Nộm củ cải: Củ cải trắng, xì dầu đủ dùng. Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái sợi. Trộn xì dầu với củ cải đã thái.

Canh bách hợp, rau cần: Rau cần 50g, bách hợp 40g. Rửa sạch hai thứ trên, cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ. Ngày uống 1 lần.

Canh măng, củ cải: Măng 120g, củ cải 250g, rau câu 25g, muối vừa đủ. Đem các loại rau trên rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả vào nồi, đổ nước nấu kỹ, sau đó nêm muối.

Canh rau cải, hạt sen: Rau cải 120g, hạt sen 12g, đường đỏ 25g. Rau cải rửa sạch, hạt sen rửa sạch ngâm nước. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, sau đó tra đường khuấy đều.

Canh khoai tây, củ mài: Khoai tây 60g, củ mài 40g, mạch nha 12g. Khoai tây, củ mài rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng. Cho khoai tây, củ mài và mạch nha vào nồi, đổ nước nấu kỹ. Ngày ăn 1 - 2 lần.

Meo.vn (Theo Bee)

Mất ngủ- nỗi lo của người cao tuổi

Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ. Trong cơ thể người, melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến 15 tuổi, bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi bị cạn kiệt rất nhanh. Ngay cả khi đạt mức tối đa, lượng melatonin ở NCT cũng chỉ bằng một nửa so vớI người trẻ, đến 80 tuổi thì giảm đến mức tối thiểu.

Càng cao tuổi càng dễ mất ngủ

Điều dễ nhận thấy là trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, NCT ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc nhất là các cụ ông. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái, dễ chịu, hào hứng bước vào một ngày mới. Điều này cũng có nghĩa là, không thể đòi hỏi NCT phải ngủ được nhiều như những người trẻ tuổi.

Điều tra dịch tễ học cho thấy, số đông NCT thường phàn nàn về giấc ngủ. Có cụ vào giấc ngủ rất khó nhưng rồi ngủ được. Có cụ vừa đặt lưng đã ngủ nhưng nửa đêm tỉnh giấc rồi mắt “chong chong” đến sáng. Nhưng phần lớn ngủ chập chờn, không say, giấc ngủ bị đứt quãng nhiều lần, khi thức dậy cảm thấy không thoải mái, uể oải. Các cụ bà hay bị mất ngủ hơn các cụ ông; trên 70 tuổi, tỷ lệ mất ngủ ở các cụ bà cao gấp đôi các cụ ông.

Mất ngủ có thể nhất thời xảy ra (gọi là mất ngủ cấp tính). Mất ngủ cấp tính chủ yếu do rối loạn thích nghi, có đặc điểm là mất ngủ ngắt quãng (có những lúc tỉnh giấc), ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ và ngủ bù; nhưng khi stress được giải tỏa, giấc ngủ sẽ trở lại bình thường. Thời gian mất ngủ trung bình 1-2 tuần lễ tùy theo tuổi tác, cá tính và tính chất stress. Chẳng hạn: tiếng xe cộ qua lại, tiếng nhạc ầm ĩ, chói tai, mùi các con vật nuôi trong nhà... đều có thể là những stress.

Khi stress không được loại trừ hoặc xuất hiện các nhân tố làm cho nó tiếp tục tồn tại, mất ngủ vẫn tiếp diễn và kéo dài thậm chí thành mạn tính. Một số thói quen như giờ giấc đi ngủ thất thường, thường xuyên nằm trên giường xem ti-vi nhiều giờ liền, ăn uống tại phòng ngủ; uống rượu, hút thuốc lá, uống cà phê, trà đặc buổi tối hay lo lắng quá mức về tình trạng mất ngủ... có thể làm mất ngủ kéo dài. Gọi là mất ngủ mạn tính khi thờI gian mất ngủ kéo dài từ 3 tháng trở lên.


Những nguyên nhân gây ra mất ngủ

Mất ngủ có thể là một triệu chứng của một bệnh, hay do nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân lại có những dấu hiệu mất ngủ đặc trưng, chẳng hạn:

- Mất ngủ do các sự cố (như phải thay đổi chỗ ở, ốm đau bệnh tật, mất việc làm, hôn nhân tan vỡ, đau buồn tang tóc...) thường rất khó vào giấc ngủ.

- Mất ngủ có trầm cảm: ngủ không yên hay thức giấc, dậy quá sớm trước giờ thường lệ, kèm theo suy nghĩ miên man, tâm trạng buồn chán, sụt cân.

- Mất ngủ do bệnh tim: khó thở khi nằm ở người bị suy tim, do khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ.

- Mất ngủ do đau (đau khớp, đau vùng trước tim...): khó vào giấc ngủ, nhiều lần phải thức giấc.

- Mất ngủ do hội chứng ngừng thở khi ngủ (như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn...): ngủ đủ số giờ cần thiết nhưng khi thức dậy thấy không dễ chịu, người mệt mỏi; bị nhức đầu lúc mới thức dậy buổi sáng, khó tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ; ban đêm ngáy như sấm, ra nhiều mồ hôi, trằn trọc, nhiều lần thức giấc.

Để được giấc ngủ ngon

Để được ngon giấc, các bậc cao niên cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây:

- Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống ruợu; sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uống cà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ.

- Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Các bài tập như: đi bộ, xoa bóp, thư giãn rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ.

- Bữa tối nên ăn nhẹ; không dùng sôcô- la, các thức ngọt; không uống nhiều nước; có thể tắm nước ấm hoặc lau ngườI bằng nước ấm trước khi đi ngủ.

- Phòng ngủ phải yên tĩnh, ánh sáng thích hợp, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không có gió lùa nhất là về mùa rét.

- Chỉ lên giường khi đã sẵn sàng cho giấc ngủ. Vào giường ngủ, không nói chuyện, không đọc sách báo, không xem ti-vi, không nghe nhạc hay suy tính công việc làm ăn...

- Mỗi sáng nên thức dậy vào một giờ nhất định. Buổi trưa nên ngủ vào một giờ nhất định và chỉ nên ngủ 30-45 phút hoặc thư giãn chừng 30 phút.

Các biện pháp không dùng thuốc

Nếu bị mất ngủ, trước tiên nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc hay dùng dược thiện, tùy theo hoàn cảnh cụ thể:

- Gõ ngón trỏ (gõ mạnh vừa phảI bằng mô đốt ngón 3) lên đầu lông mày hai bên, mỗi bên 30-60 lần. Xong vuốt nhẹ lông mày 2 bên từ đầu đến đuôi lông mày.

- Gãi chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2-3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược.

- Xoa nóng 2 bàn chân.

- Ngâm chân nước ấm 38-43oC trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần trước khi đi ngủ buổi tối.

- Gối đậu đen rang nóng (theo Nam dược thần hiệu của Thiền sư Tuệ Tĩnh): rang nóng đậu đen, rồi cho vào gối, gốI suốt đêm.

- Hoa chuối 30g rửa sạch, thái nhỏ; Tim lợn một quả, rửa sạch, bổ tư ; xào chín với hoa chuối, ăn cả cái lẫn nước.

- Hoa thiên lý xào với tim lợn hoặc nấu canh với thịt nạc, ăn hàng ngày.

- Tâm sen 2-4g/ngày, hãm với nước sôi, uống thay trà.

- Lá vông nem (chọn lá bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn; cũng có thể hãm trà 2-4g/ngày hoặc dùng dướI dạng cao lỏng (2-4g/ngày), uống trước khi đi ngủ buổi tối.

- Lạc tiên: lấy ngọn non, rửa sạch, luộc chín; ăn vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi đi ngủ buổi tối.

- Nước ép quả cà chua pha với mật ong, uống buổi tối.

Nếu vẫn không cải thiện được giấc ngủ mới phải dùng thuốc. Theo khuyến cáo của các nhà lão khoa, các cụ chỉ nên dùng thuốc ngủ hay các thuốc an thần gây ngủ tân dược khi thật cần; và nên bắt đầu bằng một loại thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược như: mimosa, rotundin... sau mới dùng đến hóa dược như benzodiazepin, barbituric... và cũng chỉ nên sử dụng trong dăm bảy tối để tránh độc cho gan, thận và tránh lệ thuộc thuốc ngủ. Cũng nên kết hợp với thư giãn hoặc thở bụng (thở 4 thì: hít vào hết sức cho bụng phình lên tối đa ngừng vài giây thở ra hết tới khi bụng hóp lại hết cỡ thở ra)... tạo điều kiện đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Meo.vn (Theo SKĐS)

Xử lý khi bị ngưng tim

Kính chào bác sĩ. Vợ tôi 53 tuổi, bị mắc chứng Brugada rất nguy hiểm. Mong bác sĩ hướng dẫn dùm tôi cách ứng phó cần thiết trong trường hợp vợ tôi xảy ra cơn ngưng tim. Xin cảm ơn bác sĩ. (Một bạn đọc)

Trả lời:

Chào bạn.

Hội chứng Brugada là một bệnh lý rối loạn nhịp tim nguy hiểm hiếm gặp, có đặc điểm lâm sàng là đột tử ngưng tim kèm bất thường trên điện tim. Bệnh thường xảy ra ở phái nam, trẻ, khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tim trước đó và thường có tính di truyền.

Bệnh nhân bị hội chứng Brugada sẽ bị các cơn rối loạn nhịp tim nguy hiểm mà trong thuật ngữ y khoa thường gọi là cơn nhịp nhanh thất, rung thất có thể dẫn đến ngất, ngưng tim, hoặc đột tử. Trong các cơn rối loạn nhịp nguy hiểm này, bệnh nhân chỉ được điều trị duy nhất bằng cách dùng một dòng điện đủ mạnh để xóa cơn rối loạn nhịp này, trong thuật ngữ y khoa gọi là “choáng điện”. Nếu không cấp cứu kịp thời, thời gian ngưng tim quá 5 -10 phút thì bệnh nhân sẽ tử vong. Nên hiện nay, biện pháp điều trị hiệu quả bệnh này là cấy một máy phá rung (automatic internal cardiac defibrillator (ICD) trong người bệnh nhân. Máy sẽ nhận dạng được các cơn rối loạn nhịp nhanh thất nguy hiểm và sẽ xóa các cơn nhịp nhanh thất nguy hiểm này trước khi bệnh nhân ngưng tim.

Trong trường hợp của vợ bạn, theo tôi, bạn nên đưa vợ đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa Tim mạch đáng tin cậy như Khoa Tim mạch can thiệp BV Chợ Rẫy,… để xác định có bị hội chứng Brugada không và có biện pháp điều trị cần thiết. Trong trường hợp cấp cứu, bạn chỉ nên gọi ngay Cấp cứu Y tế 115 hoặc đưa ngay vào cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

ThS – BS Nguyễn Thượng Nghĩa
(Phó Khoa Tim mạch can thiệp, BV Chợ Rẫy TP.HCM)
(PNO)

Bệnh mạch vành – Uống thuốc thế nào?

Tôi bị hồi hộp đánh trống ngực và đau như bị bóp nghẹt ngực trái. Tôi đã đi khám bệnh và được các bác sĩ chẩn đoán bị thiểu năng động mạch vành và cho tôi uống thuốc betaloc 50mg ngày/1 viên, vastarel 20mg ngày/2 viên. Sau khi uống thuốc được vài ngày, tôi thấy hết hồi hộp và đau ngực. Tưởng bệnh đã khỏi, tôi uống thuốc thêm 2 tuần nữa và dừng lại, tuy nhiên, sau khi dừng thuốc, tôi lại bị đau ngực như cũ. Xin cho biết, vì sao tôi bị đau ngực trở lại và cần uống thuốc như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trần Văn Thông
(Nam Định)
Xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu cơ tim.

Thiểu năng động mạch vành hay thiếu máu cơ tim có biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng đau thắt ngực, dấu hiệu đau ngực như đè ép tim hoặc bóp nghẹt tim, thường đau lan lên cằm trái, vai hay cánh tay trái. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài chục giây đến vài phút, nếu đau kéo dài thì phải cẩn thận vì có thể bị nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân của thiếu máu cơ tim là do động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim bị hẹp lại do vữa xơ động mạch. Do bị hẹp nên động mạch vành không cung cấp đủ máu cho cơ tim khi cơ tim cần nhiều oxy hơn (ví dụ lúc gắng sức làm cho nhịp tim nhanh lên, hoặc khi bị rối loạn nhịp tim làm cho tim đập nhanh), lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng đau thắt ngực, nếu không được điều trị tốt, có thể sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột tử. Để điều trị thiếu máu cơ tim, có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó là điều trị nội khoa. Betaloc là một trong những loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim, gây giãn động mạch vành. Do vậy, đây là nhóm thuốc rất tốt để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, thuốc này cũng có nhiều chống chỉ định như bị co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính...), tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất cấp 2 trở lên, suy tim, nhịp tim quá chậm. Khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, khi dừng thuốc đột ngột sẽ có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn và thậm chí có thể gây nên đột tử. Trong những trường hợp phải ngừng thuốc thì cần giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn. Vì bác dừng thuốc đột ngột nên đã bị tái phát các dấu hiệu đau thắt ngực và nặng hơn trước đó. Khi đã sử dụng thuốc, bác nên dùng kéo dài và không bao giờ được dừng thuốc đột ngột.

TS. Nguyễn Hải Anh

(suckhoe-doisong)