Lưu trữ cho từ khóa: liệt mặt

Liệt mặt Bell là gì?

Bệnh thường thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng, lúc thức dậy bệnh nhân cảm giác tê tê, cứng 1/2 bên mặt, có thể đau (tiên lượng không tốt nếu có đau).

Tự nhiên sáng ngủ dậy tôi thấy mình bị liệt một bên mặt, mắt nhắm khó, đi khám được kết luận liệt mặt Bell. Xin hỏi, đó là loại liệt mặt gì? Cách chữa và có khỏi được không?Nguyễn Thị Thắm (Đống Đa, Hà Nội).

liet-mat-bell-la-gi

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư:

Liệt mặt Bell là một chứng bệnh liệt mặt phổ biến mà không rõ nguyên nhân. Bệnh thường thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng, lúc thức dậy bệnh nhân cảm giác tê tê, cứng 1/2 bên mặt, có thể đau (tiên lượng không tốt nếu có đau).

Biểu hiện như người bệnh không thể nhăn trán, rướn lông mày, chúm môi, thổi sáo, không thể nhắm mắt bên liệt (nhằm không kín, khi cố nhắm thì mi trên không đậy được xuống mà ngược lại nhãn cầu ngược lên trên), lòng đen chui vào mí mắt trên… đó là dấu hiệu Cherles Bell (+).

Ở thể nhẹ bệnh nhân có thể nhắm mắt bên liệt nhưng nhắm không chặt và kín hẳn, lông mi bên liệt có vẻ dài hơn. Khi ăn, thức ăn rơi vào rãnh lợi má bên bệnh (do mất trương lực cơ má) làm bệnh nhân nhai khó khăn. Người bệnh bị rối loạn cảm giác như tăng cảm giác vùng da ống tai, cửa tai. Rối loạn vị giác ở 2/3 trước lưỡi. Rối loạn giao cảm như sung huyết màng tiếp hợp mắt, giảm tiết nước mắt và các tuyến nước bọt. Rối loạn phản xạ như mất phản xạ chớp mắt và phản xạ cơ bàn đạp (sợ tiếng động mạnh làm đau tai)…

75% liệt mặt Bell bệnh nhân sẽ hồi phục tự nhiên sau 3 tuần nếu không có thoái hóa thần kinh. 50% bệnh nhân có thoái hóa thì sự thoái hóa sẽ không toàn diện và sẽ có những di chứng đồng vận cơ cứng. Trường hợp không hồi phục thì phải phẫu thuật để giảm áp + châm cứu.

Theo Kienthuc.net.vn

Phòng tránh liệt mặt mùa lạnh thế nào?

Sau một đêm ngủ dậy, mẹ tôi bị sụp mi mắt bên trái và miệng bị méo. Gia đình tôi đã nhanh chóng đưa mẹ đi khám bệnh và bác sĩ chẩn đoán là bị liệt mặt.

Đầu mùa lạnh, sau một đêm ngủ dậy, mẹ tôi bị sụp mi mắt bên trái và miệng cũng méo sang một bên. Gia đình tôi đã nhanh chóng đưa mẹ đi khám bệnh và bác sĩ chẩn đoán là bị liệt mặt. Sau một thời gian uống thuốc và châm cứu, nay mẹ tôi đã hết liệt mặt. Xin hỏi bác sĩ cách phòng tránh liệt mặt mùa lạnh? – Cao Thị Thơm

phong-tranh-liet-mat-mua-lanh-the-nao

Các dây thần kinh vận động cơ mặt từ trong não đi ra phải chui qua một khe xương hẹp. Liệt mặt còn gọi là bệnh Bell’s Palsy, xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Do đó, khi bị nhiễm siêu vi, các dây thần kinh này sưng lên, bị kẹt trong hốc xương, bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt.

Trời lạnh, cơ thể giảm sức đề kháng, nhất là ở người già dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng và các dây thần kinh mặt, có thể gây liệt mặt. Các đối tượng: phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch… dễ mắc bệnh.

Phòng tránh liệt mặt mùa lạnh bằng cách: mặc ấm, đêm ngủ đắp chăn ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Phòng nhiễm siêu vi bằng cách: nâng cao sức đề kháng của cơ thể như tập thể dục thường xuyên; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Mọi người khi ra đường hay đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm các bệnh do siêu vi khuẩn. Tránh gió lùa nơi ở, làm việc và phòng ngủ.

BS. Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoedoisong.vn

Tập thể dục quá sớm có nguy cơ bị liệt mặt

Chị Nguyễn Thị Vân (Ba Đình, Hà Nội) có thói quen dậy từ 4h30 sáng đi bộ hơn 1km để ra hồ tập aerobic lúc 5h sáng.

Mùa hè, trời hửng sáng, không khí mát mẻ thật dễ chịu nhưng hiện nay thời tiết đã chuyển sang thu và chớm đông nên thời gian đó trời còn tối và se lạnh. Một hôm, đi tập về chị thấy cứng cổ, đau mặt. Nghĩ là bị gió, chị lấy dầu xoa bóp nhưng càng xoa càng đau và cả tuần vẫn không khỏi, đi khám chị mới biết mình bị liệt dây thần kinh số 7 trên mặt mà nguyên nhân là do chị dậy sớm tập thể dục.

Ảnh minh họa

Lời bàn: Thời tiết thu đông rất nhiều người bị liệt mặt như chị Vân. Nguyên nhân là do sang thu, nhiệt độ giữa lúc ngủ và lúc thể dục thường có độ chênh lệch lớn. Thể dục quá sớm có thể khiến gặp lạnh đột ngột làm mạch máu co lại và tăng trương lực quá mức. Sự co mạch máu quá mức làm liệt dây thần kinh số 7 khiến liệt một bên mặt.

Vì vậy, tốt nhất không nên tập thể dục khi trời còn đang dầy sương. Nên tập khi bắt đầu có ánh nắng mặt trời hoặc tốt nhất là chuyển sang buổi chiều.

BS Nguyễn Hồng Hà

(Theo Kiến thức)

Phòng bệnh hiệu quả cho dân văn phòng

Nhiều công việc văn phòng có thể là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác nhau, cứ âm thầm xuất hiện và đôi khi những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh mà không hiểu tại sao.


Tư thế ngồi rất quan trọng cho sức khỏe -

Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Tư thế ngồi

Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.

Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.

Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...

Thư giãn mắt

Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.

Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng

Chọn ghế

Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.

Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.

Tránh gió

Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...

Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...

Biết nghỉ ngơi

Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.

Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.

Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.

BS LÊ HÙNG (nguyên phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM)

Meo.vn (Theo TTO)

Nhiều công việc văn phòng có thể là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác nhau, cứ âm thầm xuất hiện và đôi khi những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh mà không hiểu tại sao.

Tư thế ngồi rất quan trọng cho sức khỏe - Ảnh: T.T.D.

Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Thư giãn mắt

Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.

Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng.

Tư thế ngồi

Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.

Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.

Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...

Chọn ghế

Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.

Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.

Tránh gió

Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...

Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...

Biết nghỉ ngơi

Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.

Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.

Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.

BS LÊ HÙNG (nguyên phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM)

Meo.vn (Theo TTO)

5 loại phẫu thuật thẩm mỹ ít đau đớn

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiThay vì cắt da, bác sĩ chỉ cần chuyển đám da chùng ở mặt bạn lên trên và giấu vào chân tóc. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được tình trạng sưng nề, bầm tím sau mổ.

Xu hướng của phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay là giảm tối đa các can thiệp gây sang chấn, giúp hồi phục nhanh, giảm nguy cơ biến chứng và tạo vẻ đẹp tự nhiên. Sau đây là các kỹ thuật tiêu biểu:

Tạo mí kiểu Hàn Quốc

Thay vì phải rạch da, bác sĩ chỉ chích ở một điểm ở mí mắt nên không để lại sẹo. Sau thủ thuật kéo dài 15 phút, bạn có cặp mắt 2 mí đều đặn, tự nhiên mà hầu như không có vết bầm tím. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh nếu mí mắt hai bên không đều nhau, mí mắt chùng do tuổi tác.

Điều đặc biệt là nếu thấy tiếc cặp mắt một mí, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho trở về hình dạng ban đầu.

Làm mũi cao mà không bị bóng đỏ

Với kỹ thuật nâng mũi thông thường, đầu mũi thường bị bóng đỏ khi trời rét. Phương pháp nâng mũi Hàn Quốc sẽ khắc phục được tình trạng này nhờ sử dụng một lớp cân tự nhiên bọc lấy sụn đầu mũi, khiến vùng này được cung cấp máu tốt hơn. Kiểu nâng mũi Hàn Quốc cũng đem lại cho gương mặt vẻ hài hòa tự nhiên, chất độn gắn kết chặt chẽ với mô xung quanh.

Trẻ hóa cơ thể bằng nội soi

Để làm căng các vùng da nhăn, thay vì cắt phần thừa, các bác sĩ dùng dụng cụ nội soi để đưa một loại chỉ đặc biệt vào lớp cân dưới da để làm căng lớp này. Vùng da nhăn sẽ được dịch chuyển để giấu ở một nơi kín đáo. Một thời gian sau, vùng đó sẽ tự điều chỉnh để bằng phẳng lại.

Ưu điểm là rất ít gây tổn thương, chỉ có vài nốt chích nhỏ, nhanh liền và ít để lại dấu vết, thay vì phải chấp nhận vết sẹo dài nếu cắt da. Kỹ thuật nội soi còn giúp giảm các biến chứng như tổn thương dây thần kinh, sưng nề, bầm tím...

Phương pháp này được áp dụng để trẻ hóa nhiều vùng cơ thể:

- Xóa nếp nhăn ở cổ và mặt: Loại trừ nguy cơ liệt mặt do tổn thương thần kinh.

- Nâng cao chân mày, mí mắt, xóa bỏ nếp nhăn đuôi mắt. Gương mặt bạn sẽ không còn vẻ buồn thảm và mệt mỏi của tuổi tác nữa.

- Làm đầy má: Nếu cải thiện đôi má hóp bằng các chất độn như bơm mỡ tự thân, bơm collagen, acid hyaluronic, sau một thời gian bạn sẽ phải điều chỉnh lại. Với kỹ thuật căng má bằng nội soi, hiệu quả sẽ giữ được lâu, ổn định. Má bị sưng nhẹ nhưng sẽ hết sau vài ngày.

- Nâng ngực chảy sệ: Thông thường, bác sĩ phải cắt bỏ da thừa rồi chuyển dịch núm vú lên cao, để lại vết sẹo khá lộ liễu. Với kỹ thuật nội soi, điều này sẽ được khắc phục.

- Căng da bụng: Vùng da bụng chùng, rúm ró sẽ được làm căng trở lại mà không gây tổn thương cho thần kinh, mạch máu.

- Nâng mông bị chảy sệ: Giúp làm cho mông gọn, cao lên đáng kể. Nếu muốn vòng 3 cao hơn rõ rệt, cần làm phẫu thuật đặt túi độn mông.

Làm gọn mũi mà ít gây tổn thương

Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ rạch hai đường nhỏ ở chân cánh mũi, sau đó làm mỏng cánh mũi và cuộn lại. Sau vài chục phút, bạn có thể về nhà và uống thuốc theo đơn.

Xóa nếp nhăn, vết lõm trên mặt

Các nếp nhăn, vết lõm trên mặt làm lộ tuổi tác và làm đọng phấn khi trang điểm. Điều này sẽ được khắc phục nhờ chất độn sinh học Alloderm, được đưa vào bằng kỹ thuật nội soi.

Kỹ thuật nội soi sử dụng chất độn sẽ giúp bạn cải thiện. Phương pháp này còn giúp làm đôi môi mỏng trở nên đầy đặn hơn.

Theo VNExpress

Cách trị chứng liệt mặt do lạnh

Liệt mặt chính là liệt dây thần kinh số VII, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do lạnh. Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, song dễ để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra đột ngột khi đi tàu xe hoặc tối ngủ nằm cạnh cửa sổ, bị gió tạt vào mặt. Người bệnh cười nói khó, đánh răng súc miệng nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành. Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi nhe răng mồm méo lệch sang bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.

70-80% trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1-3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).

Phòng ngừa và điều trị:

- Cần tránh bị lạnh khi đi tàu xe và nên đóng cửa sổ khi ngủ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài đi tiểu. Vào mùa nóng, không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ.

- Khi bị liệt mặt, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não... Ngoài ra, cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm.

- Trong 7-10 ngày đầu, nên dùng thuốc chống viêm corticoid prednisolon, kháng sinh, tiêm bắp vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Đồng thời, cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.

- Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 0,4%. Có thể dùng băng dính cắt theo hình chữ Y dán đảo ngược, một đầu vào trán, hai đầu kia vào môi dưới và môi trên để nâng cơ mặt khỏi bị sệ.

- Khi điều trị nội khoa có kết quả, cần giảm dần liều thuốc. Người bệnh nên đứng trước gương tự tập luyện phục hồi chức năng. Liêu pháp điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không có kết quả.

Bác sĩ Nguyễn Thế Anh, Sức Khỏe & Đời Sống