Lưu trữ cho từ khóa: liên nhục

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Trị huyết áp thấp bằng thảo dược

Huyết áp (HA) thấp được biểu hiện bằng trị số HA tâm thu dưới 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. HA thấp theo Đông y thuộc thể hư của chứng huyễn vựng.

Trên lâm sàng dù HA thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu là lúc đứng dậy đột ngột đều sinh hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mắt mờ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, thậm chí hôn mê, đột quỵ, HA tụt rõ rệt. Người bệnh có lúc đứng lâu tụt HA, ra mồ hôi, buồn nôn, tim đập chậm. Những người HA thấp nguyên phát tư thế đứng thẳng (phần nhiều người lớn tuổi) có thể kèm theo liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, sau một thời gian có thể phát sinh nói khó, sụp mi mắt, đi không vững, chân tay run, tê dại... Hội chứng HA thấp nặng phát sinh tụt HA đột ngột, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn, không ngồi đứng dậy được dẫn tới hôn mê, tay chân lạnh, mạch tế huyền sác. Đối với những người cao tuổi cần cảnh giác với hội chứng này.

Sa nhân là vị thuốc trong bài “Hương sa lục quân gia giảm”.

Điều trị chứng HA thấp phải tùy theo thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Sau đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

- Nếu do “tâm dương bất túc”: thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: Ôn bổ tâm dương. Dùng bài "Quế chi cam thảo thang gia giảm" gồm: nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà.

Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì dùng bài trên gia hồng sâm để bổ khí trợ dương. Trường hợp HA tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, dùng bài thuốc trên bỏ quế chi, gia hồng nhân sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

- Nếu do “trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị: bổ trung ích khí, kiện tỳ vị. Dùng bài "Hương sa lục quân gia giảm" gồm: hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu do “tỳ thận dương hư”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị: ôn bổ tỳ thận dương.Dùng bài "Chân vũ thang gia vị" gồm: đảng sâm 12g, chế phụ tử 6-8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.

- Nếu do khí âm lưỡng hư: biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, miệng khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.

Phép trị: ích khí dưỡng âm. Dùng bài "Sinh mạch tán gia giảm" gồm: tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Phụ tử chế là vị thuốc chữa huyết áp thấp do tỳ thận dương hư.

Những phương thuốc kinh nghiệm đã được nghiên cứu theo dõi:

- Trà quế cam (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở Nghiên cứu trung y tế Ninh) gồm: quế chi, cam thảo đều 8g; quế tâm 3g; ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

- Quế chi cam phụ thang:quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia hồng sâm 15 - 25g, phụ tử gia đến 30g, sắc trước 1 giờ.

- Thục địa hoàng kỳ thang: gồm thục địa 24g; sơn dược 24g; đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g; sơn thù 15g; hoàng kỳ 15g; nhân sâm 6g (đảng sâm 12g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Gia giảm:khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20-30g; khí âm lưỡng hư thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g; huyết hư gia đương quy; váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp; âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh; lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh gia phụ tử, nhục quế.

BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo SKĐS)

Đông y chữa viêm lợi

Viêm lợi là bệnh rất thường gặp trong các bệnh răng miệng, người bệnh thường có triệu chứng lợi bị sưng nề, lợi màu đỏ, dễ chảy máu, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi, răng đau lung lay. Triệu chứng toàn thân: ăn uống kém, cảm giác nóng trong bụng, phân thường bị táo, đau đầu ít ngủ… Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt.

-Nguyên tắc điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng.

Thuốc trị:

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2:-Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày

Bài 3: -Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Hoàng liên ngâm rượu chấm vào răng lợi bị viêm rất tốt.

Bài 5: -Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6:-Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: -Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Phòng bệnh:

-Thường xuyên vệ sinh răng lợi. Phương pháp dân gian rất có hiệu quả: ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như: mắm tôm, cá tanh, thịt chó, ớt, riềng… Nên uống thêm vitamin C, nước cam, nước chanh, nước ép quả dứa…

BACS.com I(Theo 123suckhoe)

Đông y trị chứng huyết áp thấp

Đông y cho rằng, chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào đều thuộc chứng hư. Cách trị liệu còn tùy thuộc vào thể bệnh.

Điều trị theo thể bệnh

Tâm dương bất túc

Thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: ôn bổ tâm dương.

Dùng phương “Quế chi cam thảo thang gia vị”, gồm nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà. Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì bổ khí, gia hồng sâm để bổ khí trợ dương.

Trường hợp huyết áp tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, đơn trên bỏ quế chi gia hồng sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

Trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị cần bổ trung ích khí, kiện tỳ vị.

Dùng phương “Hương sa lục quân gia giảm”, gồm hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ thận dương hư

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị là ôn bổ tỳ thận dương.

Dùng phương “Chân vũ thang gia vị”, gồm đảng sâm 12g, chế phụ tử 6 - 8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.


Khí âm lưỡng hư

Biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, mồm khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác. Phép trị là ích khí dưỡng âm. Dùng phương “Sinh mạch tán gia vị”, gồm tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Những phương thuốc kinh nghiệm

- Trà Quế cam(Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc): quế chi, cam thảo đều 8g, quế tâm 3g, ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

- Quế chi cam phụ thang(Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc): quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia thêm hồng sâm 15 - 25g, phụ tử gia đến 30g sắc trước 1 giờ.

- Thục địa hoàng kỳ thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc, Trung Quốc): thục địa 24g, sơn dược 24g, đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g, sơn thù 15g, hoàng kỳ 15g, nhân sâm 6g (đảng sâm 12g) sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Biện chứng gia giảm: khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20 - 30g, khí âm lưỡng hư: thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g, huyết hư gia đương quy, váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp, âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh, lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh: gia phụ tử, nhục quế.

- Trương thị thăng áp thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): đảng sâm 12g, hoàng tinh 12g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình: 15 ngày.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bài thuốc trị Bốc hỏa

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bài 3:

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g,nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, haygiật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Bài thuốc khắc phục tình trạng “bốc hỏa”

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bán hạ.

Bài 3:

 

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g, nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo SKĐS)

Trị sỏi thận bằng bài thuốc nam

Tôi xin hỏi về cách trị bệnh sỏi thận bằng các bài thuốc đông y?

Câu hỏi của bạn không cung cấp cho tôi những thông tin cụ thể về bệnh trạng. Đành cung cấp cho bạn những thông tin chung nhất.

Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là căn bệnh không hiếm gặp ở nước ta. Một trong những nguyên nhân là thói quen uống ít nước, hay nhịn tiểu, bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Sỏi nhỏ có thể tự bị đào thải theo nước tiểu.

Bệnh này khi biến chứng khá nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận mãn tính. Có nhiều loại sỏi thận phụ thuộc vào thành phần hóa học có hoặc không có can xi và sỏi thận nằm ở nhiều vụ trí khác nhau như đài thận, bể thận, niệu quản hay bàng quang.

Triệu chứng của bệnh này là đau, tức vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục…

Theo đông y, sỏi thận được chia làm các thể và chữa tùy theo từng thể bệnh.

Thể thấp nhiệt: biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, tiểu đục có cặn, đau nhiều, tức vùng thắt lưng.

Có hai bài thuốc là: 1. Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày.

Uống liên tục 2 - 3 tháng. 2. Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Cách dùng: cũng giống như bài 1.

Thể thận hư: ngoài các biểu hiện như thể thấp nhiệt thì người bệnh còn mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động. Người bệnh là nam giới có thể di tinh, mộng tinh. Còn là nữ thì hay rối loạn kinh nguyệt.

Người ta thường dùng bài thuốc Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g. Cách dùng: tương tự như hai bài thuốc trên.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh tái phát bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh các loại đồ ăn có thể gây đọng can xi. Nếu có biểu hiện bệnh thì cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.

Meo.vn (Theo Tienphong)

Phòng và trị chứng mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ nhiều liên hệ đến tạng tâm và thận. Cũng từ đó, việc điều trị thường liên quan đến hai tạng này. Về thuốc theo YHCT chia làm 4 thể: âm hư hỏa vượng, đàm thấp, tâm đởm khí hư và tâm tỳ lưỡng hư.

Các bài thuốc cổ phương

Thể âm hư hỏa vượng:

Triệu chứng: miệng khô khát, người bứt rứt khó ngủ hay quên, hồi hộp, tiểu đêm, ù tai, hoa mắt, đi cầu hay bón, tiểu vàng. Mạch tế sác, chất lưỡi đỏ.
Phép trị: tư âm, thanh hỏa.

Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm đơn: nhân sâm 12g, đơn sâm 10g, huyền sâm 10g, bá tử nhân 10g, phục linh 12g, đương quy 12g, kiết cánh 8g, mạch môn 12g, thiên môn 10g, ngũ vị 4g, sinh địa 20g, viễn chí 10g, táo nhân (sao đen) 10g.

Công dụng: bổ tâm, an thần, dưỡng tâm phế, thanh hư nhiệt.

Thể đàm thấp:

Triệu chứng: tâm phiền, miệng đắng, đầu cảm giác nặng, hoa mắt, người uể oải...

Phép trị: hóa đàm, trừ thấp.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ 8g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trúc nhự 10g, chỉ thực 8g, sinh khương 3 lát.

Công dụng: hòa vị tiêu tích, thanh nhiệt, an thần.

Thể tâm đởm khí hư:

Triệu chứng: ngủ ít, ngủ hay mơ màng, hồi hộp, có tiếng động nhẹ là giật mình. Mạch tế sác, rêu lưỡi trắng nhạt.

Phép trị: ích khí, sinh huyết.

Bài thuốc: Nhân thục tán: nhân sâm 12g, thục địa 20g, sơn thù 12g, phục thần 10g, nhục quế 6g, ngũ vị 4g, chỉ xác 10g, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, cúc hoa 10g.

Công dụng: dưỡng tâm, an thần, trị đởm hư, sợ hãi ngủ không yên.

Thể tâm tỳ lưỡng hư:

Triệu chứng: ngủ kém hay nằm mơ, ăn không biết ngon, hay quên, hồi hộp, dễ tỉnh giấc. Mạch trầm nhược, rêu lưỡi nhạt.

Phép trị: ích khí tâm tỳ.

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm: đảng sâm 14g, huỳnh kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 10g, chích thảo 8g, phục thần 10g, viễn chí 10g, nhãn nhục 12g, táo nhân 10g, mộc hương 8g, liên nhục 12g, ngọc trúc 12g.

Công dụng: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.

Các bài thuốc kinh nghiệm

Bài số 1: dùng cho người cơ thể suy nhược: đương quy 12g, hoài sơn (sao gạo hoặc tẩm sữa) 14g, bạch thược (sao rượu) 10g, thục địa 16g, mạch môn (bỏ tim) 10g, bắc táo nhân (sao đen) 10g, ngũ vị tử (sao mật) 4g, long nhãn nhục 14g, viễn chí (chế cam thảo) 10g.

Bài số 2: cho những người cơ thể ở trạng thái tốt mà vẫn bị mất ngủ, nhân sâm (hay cát lâm sâm) 12g, bá tử nhân (sao vàng) 10g, bạch phục linh 12g, trần bì (chế gừng) 5g, viễn chí (chế cam thảo) 10g, mạch môn (bỏ tim) 10g, thạch xương bồ 10g, trúc nhự (sao mật) 5g, toan táo nhân (sao đen) 10g. Cách chế và uống thuốc như trên.

Bài số 3: trà liên cúc: liên nhục (hạt sen) 500g, liên tu (nhụy sen) 500g, cúc hoa 500g.
Cách chế:

- 500g hạt sen ngâm nước nóng, bóc sạch vỏ ngoài và bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng tán thô như hạt đậu.

- 500g cúc hoa (bạch cúc, huỳnh cúc cũng được) phơi khô trong mát (hoặc sấy).

- 500g liên tu (nhụy sen) phơi hoặc sấy khô.

- Tất cả 3 vị đen sao vàng (bốc mùi thơm), để nguội cho vào lọ đậy kín để dùng như trà uống (muốn thơm nên ướp thêm hoa lài, hoa ngâu).

Loại trà này thường uống giúp cho ăn ngủ tốt.

Meo.vn (Theo Suckhoe)

8 bài thuốc trị cảm mạo

Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng.

Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp.

Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.

Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.

Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.

Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.

Cảm thử: Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.

Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.

Gia giảm: – Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.

- Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.

- Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.

Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Theo suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể

Đông y gọi bệnh suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có sự giảm sút về tinh thần, khí huyết, tân dịch, làm mất sự điều hòa công năng của các tạng phủ. Xin giới thiệu những bài thuốc sau, tùy từng bệnh nhân suy nhược ở tạng nào, ta lựa chọn bài thuốc cho thích hợp.

Khí hư: Chủ yếu thương tổn ở hai tạng phế và tỳ.

- Phế khí hư: Thường gặp ở những người bị suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang. Bệnh nhân thở yếu, ho nhỏ tiếng, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi. Nét mặt trắng bệch, gai rét sợ lạnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ phế khí, nâng cao thể trạng.

Bài thuốc:  Đẳng sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử mỗi thứ 10g. Thục địa, tử uyển, tang bạch bì mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Tỳ khí hư: hay gặp ở  những người mệt mỏi sau lao động nặng, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, mới ốm dậy. Người mệt mỏi ăn không thấy ngon, sôi bụng, ậm ạch khó tiêu, đi ngoài lỏng, sút cân, chân tay lạnh, cơ nhẽo, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch chậm.

Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, liên nhục mỗi thứ 12g, cát cánh, phục linh mỗi thứ 8g, trần bì, sa nhân mỗi thứ  6g. Ngày uống 20g, thuốc tán dạng bột.

Huyết hư: Chủ yếu thương tổn ở 2 tạng tâm và can

- Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, người bệnh có triệu chứng hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt vàng, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch yếu.

Bài thuốc: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng, mỗi thứ 12g, bá tử nhân, táo nhân, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng dưỡng huyết an thần.

- Can huyết hư: Hay gặp ở người già xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng ù tai đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo mỗi thứ 12g, bạch truật, đương quy, xuyên khung, viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ huyết dưỡng can.

Dương hư: Thường gặp ở hai tạng tỳ và thận

- Tỳ dương hư: Gặp ở những người hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, loét dạ dày và tiêu chảy mạn tính. Trời lạnh hay đau bụng, đầy bụng, sợ gió, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, ăn kém, mạch trầm.

Bài thuốc: Hoài sơn 16g, hạt sen 12g, sa nhân, vỏ quýt, mạch nha, bán hạ, cây vú bò, mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang để ôn trung kiện tỳ.

- Thận dương hư: Gặp ở người già, lão suy, thần kinh kém hưng phấn, hay đau lưng, đi tiểu đêm. Chân tay lạnh, răng lung lay hay rụng, rêu lưỡi trắng, đi ngoài lỏng, mạch trầm trì.

Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi thứ 8g, nhục quế 4g. Sắc uống nóng ngày một thang. Tác dụng ôn bổ thận dương.

Âm hư: Gồm phế, tâm, tỳ, can và thận âm hư.

- Phế âm hư: Những người bị viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược do lao. Người gầy, ho khan, ho ra máu, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc: Sa sâm 20g, hoài sơn 16g, mạch môn, thiên môn, thục địa mỗi thứ 12g, mạch nha, quy bản, tang bạch bì đều 10g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng tư âm dưỡng phế.

- Tâm âm hư: Thường gặp ở  những người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, mất máu nhiều, ngủ kém hay mơ màng, mộng mị, hồi hộp, hay quên, miệng khô, lưỡi đỏ, chân tay nóng, người nóng.

Bài thuốc: Kỷ tử, mạch môn, sa sâm, liên nhục mỗi thứ 12g. Long nhãn, tâm sen, táo nhân, đăng tâm mỗi thứ 8g, sắc uống ngày một thang. Tác dụng an thần định trí.

- Can âm hư: Hay gặp ở phụ nữ mãn kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở người già. Người bồn chồn khó chịu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, lưỡi khô, môi đỏ, mạch huyền.

Bài thuốc: Kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm mỗi thứ 12g. Tang thầm, long nhãn, cúc hoa, mạch môn mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Thận âm hư: Hay gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, bệnh rối loạn chất tạo keo, sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Người hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, tai ù, miệng khô, lưỡi đỏ, vã mồ hôi.

Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang, uống nguội.

Bài thuốc trên chữa bệnh suy nhược cơ thể, nếu thấy mình có bệnh cần đến khám tại các cơ sở chữa bệnh của bác sĩ đông y hay lương y gia truyền để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Sức khoẻ và Đời sống