Lưu trữ cho từ khóa: liên cầu khuẩn

Suy tim – “điểm hẹn” của nhiều bệnh tim mạch

Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.

Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)

Hậu quả nặng nề do suy tim

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”

Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐT tư vấn: 04. 3775 9865 – 08.3977.8085

Website: http://www.dongtay.net.vn/

Viêm họng gây thấp khớp cấp ở trẻ em

Đây còn được gọi là bệnh thấp tim, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta nhóm A.

Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp.

Trẻ có biểu hiện ban đầu như viêm họng, sốt cao. Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp. Viêm khớp có tính chất xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ.

Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim... trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như giật, liệt, hôn mê, đau bụng, tiểu ra máu...

ThS Trần Trung Dũng
(Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

Meo.vn (Theo Bee)

Biến chứng nguy hiểm của viêm họng

Viêm họng cấp là một bệnh hay gặp ở nước ta. Bệnh tuy thông thường, nhưng có thể gây ra các biến chứng phức tạp, nhất là ở trẻ em.

Những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp có nhiều, trong đó có liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Liên cầu khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng gây viêm họng. Phần kháng nguyên của vi khuẩn lưu hành trong máu, đến lắng đọng ở cầu thận, van tim, màng khớp và gây biến chứng ở các cơ quan này. Ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5-15 tuổi, viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng cần lưu ý như: viêm cầu thận cấp - là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ ở tất cả các cầu thận của hai thận. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện: phù, tăng huyết áp, đái máu và protein niệu.


Ảnh minh họa.

Các triệu chứng này diễn ra điển hình, rầm rộ. Biến chứng này có thể khắc phục hoàn toàn sau 6 tuần nếu được điều trị; thứ hai là biến chứng thấp khớp cấp - là tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Thường hay bị ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. Các khớp bị viêm có hiện tượng di chuyển, khớp này bị sau đó khớp kia bị. Sau khi di chuyển thì khớp cũ không còn biểu hiện viêm. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này.


Viêm họng có thể dẫn đến biến chứng thấp tim và để lại những hậu quả nặng nề. - Ảnh minh họa.

Tiếp theo là biến chứng thấp tim - là tình trạng viêm tim do nhiễm liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Viêm tim có thể xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Đây là biến chứng để lại hậu quả nặng nề nhất vì nó gây tổn thương van tim, màng ngoài tim. Nó là “tiền đề” cho hàng loạt các bệnh tim mạch về sau như: hẹp van tim, hở van tim, viêm màng trong tim...

Phòng các biến chứng

Cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ, nhất là những đợt thời tiết chuyển mùa. Việc giữ ấm cổ trẻ em là cần nhất, mặc dù đây không phải là biện pháp có thể loại bỏ tuyệt đối viêm họng, nhưng nó làm giảm phần lớn nguy cơ bị viêm họng cấp ở trẻ em; khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải được đi khám, không được tự ý điều trị theo người bán thuốc. Đi khám để bác sĩ biết được cụ thể mức độ bệnh và có hướng điều trị, và để xác định xem viêm họng cấp đã có biến chứng hay chưa; điều trị triệt để viêm họng cấp ở trẻ em - khi trẻ bị viêm họng cấp, không điều trị giữa quãng, điều trị một vài ngày rồi bỏ. Cần điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của người có chuyên môn là để khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

BS Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y)

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Phương thuốc trị bệnh phụ nữ từ rau diếp cá

Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều bệnh. Đối với phụ nữ, đây là vị thuốc quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng với một số loại thảo dược khác. Chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều trục trặc về sức khoẻ. Một cách đơn giản để ứng phó với các căn bệnh này là sử dụng rau diếp cá - một loại rau ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày.

Diếp cá là loại cỏ nhỏ ưa chỗ ẩm ướt, thân rễ, lá mọc cách hình tim, đầu lá hơi nhọn. Diếp cá vò nát có vị hơi chua và tanh như cá, do đó Đông y còn gọi loại cây này là “ngư tinh thảo”. Diếp cá có tính hàn, tác dụng tiêu độc mát máu, kháng viêm.

Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Đối với phụ nữ, đây là một vị thuốc cực quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng nó với một số loại thảo dược khác.


1. Chữa kinh nguyệt không đều

Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi).

Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Cần phải uống liền 5 ngày và uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.

2. Chữa viêm âm đạo

Diếp cá có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn…Đồng thời diếp cá còn có khả năng ức chế đối với vi-rut Herpes Simplex (HSV) gây viêm loát sinh dục và cả HIV do diếp cá tác động trực tiếp vào vỏ bọc protein của virus.

Ngoài ra, diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Chính bởi công năng đặc biệt trên mà diếp cá đã được sử dụng hữu hiệu trong việc chữa trị các viêm nhiễm vùng kín của phụ nữ.

Bài thuốc: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào vùng kín, tập trung vào vị trí bị đau, loét hoặc viêm đỏ. Sau đó, tiếp tục sử dụng nước diếp cá, bồ kết để ngâm và rửa.

Lưu ý là phải rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày làm một lần và cần phải thực hiện liên tục trong 7 ngày sẽ đỡ dần và khỏi.

3. Chữa bạch đới, loét cổ tử cung

Dùng lá diếp cá tươi với lượng từ 50-100g, sắc nước ngâm rửa. Mỗi ngày thực hiện một lần khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ cải thiện dần tình trạng bạch đới do viêm loét cổ tử cung.

4. Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu

Nhiều phụ nữ sau khi đẻ thường hay bị bí tiểu, tiểu dắt không thành bãi, tiểu buốt do niệu đạo bị chèn ép trong quá trình em bé đi qua đường sinh.

Giải quyết tình trạng này có thể dùng bài thuốc gồm 30g diếp cá tươi, 15g mã đề, 15g kim tiền thảo sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Có thể bổ sung thêm vào nồi thuốc một ít rau má và râu ngô, hiệu quả đạt được nhanh hơn.

5. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa

Phụ nữ sinh con lần đầu thường hay gặp triệu chứng tắc tia sữa gây khó khăn trong việc cho em bé bú. Nhiều trường hợp tắc tia sữa thời gian dài làm mất dần sữa, thậm chí là viêm nhiễm tuyến vú, áp-xe vú.

Để đối phó với tình trạng này, nên sử dụng 30g diếp cá tươi, 20g lá cải trời rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó dùng nước sôi để nguội vào lọc qua, lấy một bát nước uống.

Cần uống 2 lần mỗi ngày và trong 5 ngày liên tiếp. Bên ngoài vú có thể dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, thêm một thìa dấm ăn vào tạo thành hỗn hợp bột sệt mịn, dùng để bôi lên ngực, tập trung vào khu vực bị sưng đỏ. Cần bôi mỗi ngày 3 lần và bôi liên tục trong 5 ngày liền.

Ngoài ra, có thể dùng lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ hiệu quả với diếp cá tươi. Trong quá trình sử dụng cần phải rửa thật sạch diếp cá trước khi cho vào sắc uống hoặc ngâm rửa bởi diếp cá là cây thân bò dưới đất, rất dễ dính các loại khuẩn có hại cho sức khoẻ.

Meo.vn (Theo Phapluatxahoi)

Lúc nào cần dùng kháng sinh khi bị viêm họng?

Viêm họng là một bệnh thông thường. Phần lớn viêm họng là do siêu vi và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là liên cầu khuẩn (streptococcus) tán huyết bêta nhóm A.

Rất khó phân biệt viêm họng do siêu vi hay do liên cầu khuẩn bằng khám thông thường vì triệu chứng giữa 2 loại viêm họng gần như giống nhau. Để phân biệt người ta làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm streptoccocus (sau 15 phút có kết quả).

Thông thường, viêm họng do siêu vi thường sẽ tự khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5 – 7 ngày, còn ho và sổ mũi có thể kéo dài 2 – 3 tuần. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng thêm một số thuốc hỗ trợ như thuốc giảm đau, hạ sốt, nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng.

Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong viêm họng do siêu vi vì không những không có tác dụng điều trị bệnh, mà còn có thể có một số tác dụng phụ khi dùng kháng sinh như dị ứng thuốc, tiêu chảy và quan trọng nhất là có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này.

Khi xét nghiệm nhanh phết họng tìm liên cầu khuẩn (streptococcus) tán huyết beta nhóm A dương tính thì bác sĩ sẽ có chỉ định dùng kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng hậu nhiễm liên cầu khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp.

Theo bee.net.vn

Viêm amidan có ảnh hưởng đến tim không?

Bác sĩ ơi,

Bé nhà em bị amidan, thỉnh thoảng cháu bảo khó thở và thường xuyên nôn oẹ, phía dưới mắt cháu thâm, da xanh xao. Những triệu chứng đó có phải do amidan không ạ?

Em nghe nói amidan có ảnh hưởng đến tim nên rất lo. Cháu đã 5 tuổi rưỡi nhưng chỉ có 17kg. Hiện giờ gia đình em ở Quảng Ngãi nếu muốn cắt amidan cho cháu thì nên tới BV nào? (Tinh Nguyen - bint…@gmail.com)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/20/kham-hong.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tinh Nguyen thân mến,

Qua thư của em có nói “bé nhà em bị amidan”, vậy đây là chẩn đoán của BS trước đây lúc em đưa con đi khám bệnh, hay là em nghĩ con em bị amidan?

Với những triệu chứng mà em cung cấp cho BS như khó thở, thường xuyên nôn ọe, mắt thâm, da xanh xao… đây là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý em ạ, không riêng gì amidan.

Để chẩn đoán bé có amidan hay không, BS phải khám trực tiếp cho bé mới có chẩn đoán được em nhé. Em có thể tham khảo thêm triệu chứng của viêm amidan sau:

- Viêm Amidan cấp tính: Đột ngột sốt cao (39 - 40°C), đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có amidan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi, amiđan sưng to và đỏ.

- Viêm Amiđan mạn tính (có hai thể quá phát và xơ teo): Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. amidan có thể (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan nhỏ lại thường gặp ở người lớn tuổi.

Triệu chứng thường nghèo nàn, có cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai, hơi thở thường xuyên hôi, thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em thở khò khè, ngủ ngáy to.

Khám thấy amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng hoặc xơ teo tùy theo thể quá phát hoặc xơ teo.

Quay lại các triệu chứng em mô tả qua thư, con em thường xuyên nôn ọe nhưng BS không rõ triệu chứng này kéo dài bao lâu rồi, mỗi ngày bé nôn mấy lần, bé ăn uống sinh hoạt như thế nào…?

Có phải do bé thường xuyên nôn nên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé chăng, nên dẫn đến da xanh, mắt thâm quầng, thiếu cân. Tuy BS không rõ bé là trai hay gái nhưng với cân nặng này thì dù là bé nào cũng thiếu hơn 1kg.

Đúng là viêm amidan có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, thận… nhưng không phải vi trùng nào cũng ảnh hưởng đến các bệnh lý trên em ạ. Khi bé bị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A mới ảnh hưởng đến tim, thận, khớp…

Qua đây, BS có lời khuyên đến các bậc cha mẹ, khi bé bị bệnh viêm mũi họng hoặc viêm amidan, không nên xem nhẹ bệnh lý này, cần tích cực điều trị cho đúng liều, đúng ngày theo đúng chỉ định của BS, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của BS.

Tóm lại, BS khuyên em nên đưa bé đi BV Nhi của tỉnh để tìm nguyên nhân gây nôn kéo dài (trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày…), điều trị sớm để bé phục hồi lại cân nặng mà không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé, kết hợp khám tai mũi họng để xem bé có đủ chỉ định cắt amidan hay chưa.

Meo.vn (Theo alobacsi)

3 bệnh khớp hay gặp trong mùa đông

Mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông.

Thời tiết lạnh và ẩm khiến bệnh viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút tiến triển nhanh hơn. Bệnh nhân gút thường bị những đợt cấp tính vào mùa lạnh, mặc dù thời tiết lạnh và ẩm không phải là nguyên nhân chính gây nên những đợt viêm cấp này mà chủ yếu do tình trạng ăn nhậu thường xuyên của người bệnh. “Trời lạnh là yếu tố kích thích mọi người ăn nhậu, vì thế mà bệnh gút trở nên nặng hơn” – GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam cho biết.

Thấp tim (thấp khớp cấp biến chứng vào tim): Là bệnh hay gặp ở trẻ em trên 5 tuổi và người trẻ tuổi. Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Loại liên cầu khuẩn này kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim. Biểu hiện của bệnh: trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Khi trẻ có những dấu hiệu trên, phải đưa trẻ đến viện ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Bệnh thấp tim có thể phòng được bằng phương pháp tiêm chậm peniciline. Phương pháp này có tác dụng làm cho bệnh không tái phát được và không biến chứng vào tim. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng, cần có sự thăm khám của bác sĩ để xác định nhiều yếu tố liên quan. Tất cả những trẻ dù chỉ bị thấp khớp cấp một lần cũng phải tiêm phòng chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này chiếm 0,3% – 0,5% dân số, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (khớp cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hằng giờ. Viêm khớp dạng thấp diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

Bệnh gút: Gút là bệnh chủ yếu ở nam giới trên 30 tuổi, sống tại thành thị. Biểu hiện: Khớp bị sưng, đặc biệt là sưng đau ngón chân cái. Giai đoạn đầu thường bị viêm một cách đột ngột, khớp bị sưng vù, nóng đỏ, bị đau dữ dội, đến mức không đi lại được. Có thể chỉ sau 1 đêm, các khớp từ bình thường đã bị sưng tấy, nóng đỏ. Những cơn gút đầu tiên có thể tự hết, sau đó 1 năm có thể  tái phát một, hai lần. Bệnh càng biểu hiện nặng hơn khi uống rượu nhiều và ăn quá nhiều chất béo… Khi trời lạnh, kèm theo mưa phùn thì người bị thấp tim, viêm khớp dạng thấp không nên ra ngoài, phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Người bị gút hãy tránh xa rượu và các đồ nhắm giàu chất béo nếu không muốn bị lên những đợt viêm khớp cấp tính.

Theo DT

Cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiMột công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy:  hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấp khớp và thấp tim mới; Lứa tuổi học sinh mắc bệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 - 1,6 %o, tỷ lệ này ở sinh viên lên tới  6 - 9 %o. Theo các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì  tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%o; Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 - 15 tuổi.

Bệnh thấp khớp và thấp tim có đặc điểm là xuất hiện sớm chủ yếu ở lứa tuổi học sinh. Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da... trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất.

Biểu hiện bệnh như thế nào?

Bệnh khởi phát là viêm họng cấp tính do liên cầu bê ta nhóm A, với các triệu chứng: niêm mạc thành sau họng và amidan sung huyết, đỏ rực, có thể có những chấm mủ trắng; Toàn thân sốt cao, dao động, da xanh, suy kiệt, nổi hạch góc hàm; Biểu hiện ở khớp: có khoảng  80% số trẻ em mắc bệnh thấp có tổn thương ở khớp, trong đó có khoảng 30% thấp khớp đơn thuần, còn lại tổn thương cả ở khớp và tim. Đau khớp đơn thuần chỉ chiếm khoảng 35%; đau và sưng khớp 48%; đau sưng và nóng 18%; các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau rất hiếm gặp. Tổn thương xuất hiện ở hầu hết các khớp, kể cả khớp háng. Tổn thương các khớp chi dưới gặp nhiều hơn các khớp chi trên;  số khớp lớn tổn thương nhiều hơn các khớp nhỏ; đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) là bệnh ở khớp gối. Có khoảng 60-70% số trường hợp đau từ hai khớp trở lên, trong đó 20% đau 3 khớp, 8% đau 4 khớp, di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia trong cùng một đợt. Sau 5 - 7 ngày sẽ hết triệu chứng dù điều trị hay không. Tuy ít gặp nhưng vẫn có tổn thương khớp cột sống, trong khi các khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân rất hiếm và đây là một đặc điểm phân biệt với bệnh viêm khớp mạn tính;  Bệnh nhân thường sốt 38 - 38,5oC, trong khoảng một tuần. Nếu đã được điều trị nhưng bệnh nhân vẫn sốt cao hơn hoặc kéo dài hơn thì khả năng biến chứng vào tim là khá cao. Tổn thương khớp hay tái phát, có khoảng 60% số ca tái phát nhiều đợt. Từ đợt thấp khớp tái phát lần thứ hai trở đi có gần 70% số trường hợp kèm thấp tim. Người ta thấy rằng chủ yếu trong 2 năm đầu có khoảng 75%  số trường hợp tái phát. Vì vậy, nếu quản lý tốt bệnh nhân thấp khớp trong vòng 2-3 năm đầu sẽ hạn chế được đa số các biến chứng vào tim. Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2 - 4 tuần nhiễm liên cầu. Trong đợt đầu của bệnh thấp khớp, khoảng 30-40% số ca đồng thời bị thấp tim. Nguy hiểm hơn là 10% số ca thấp tim trước khi có triệu chứng ở khớp. Tổn thương cơ tim và màng trong tim là chủ yếu. Viêm cơ tim thường đồng thời với tổn thương màng trong tim và màng ngoài tim.  Tổn thương phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Bệnh cảnh nhiều khi rất nguy kịch gồm sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp, nguy cơ tử vong cao... Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộn của thấp tim, xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm liên cầu; đó là các vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ. Biểu hiện ở da hiếm gặp, có thể có các hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính từ 0,5 - 2cm dưới da, không dính vào da mà dính vào nền xương, vị trí thường gặp ở đầu gối, ấn không đau; Hoặc có các ban màu hồng hay vàng nhạt, đường kính 1 - 3cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da, vị trí thường ở thân mình, gốc chi, không bao giờ ở mặt. Các hạt Meynet và ban vòng đỏ tồn tại một vài ngày đến một vài tuần rồi biến mất, không để lại di chứng.

Làm gì để phòng tránh bệnh thấp tim?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiCác biện pháp chắc chắn phòng ngừa bệnh thấp tim là: dùng liệu pháp kháng sinh để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Thuốc có thể dùng là penicillin. Cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên. Phải điều trị khỏi triệt để các bệnh viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn là điểm quyết định để phòng ngừa bệnh thấp tim.

Tiêm hoặc cho uống thuốc dự phòng đối với  trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu, nhưng chưa bị thấp khớp, với liều duy nhất benzathin penicillin hay erythromycin.  Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao tái phát thấp tim thì nên sử dụng thuốc tiêm để phòng chống bệnh thấp tim. Thời gian cần thiết tiêm penicillin để dự phòng tái phát thấp tim là trong 2-3 năm tính từ đợt thấp khớp gần nhất hoặc dùng thuốc phòng cho đến năm 21 tuổi. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng cần tiêm dự phòng tới tuổi 40, hoặc thậm chí suốt cả đời cho những bệnh nhân thấp khớp có nguy cơ cao bị thấp tim. Cho đến nay chưa có sẵn vaccin chống liên cầu. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh thấp tim.

Theo SK&DS

Chữa chốc đầu cho trẻ em

Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu.

Chốc đầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi. Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở thiếu sạch sẽ. Biểu hiện là da đầu mọc nhiều mụn lở, thường có mủ và viêm loét kéo dài làm cho trẻ bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, chậm lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng viêm cầu thận.

Có thể chữa trị chốc đầu bằng những bài thuốc đơn giản sau:

Bồ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng lá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bồ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi.

Rau má 20 g, bồ công anh 16 g, kim ngân hoa 16 g, hạ khô thảo 12 g, hoa kinh giới 12 g. Sắc kỹ, uống thay nước hằng ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

Chân gà tươi đốt tồn tính 4 cái, phèn 8 g, hoàng cầm 10 g, hoàng bá 10 g, đại hoàng 10 g. Cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ lở. Mỗi ngày 1 lần.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Nỗi lo lây bệnh từ heo tai xanh

Đối với heo bị bệnh cúm kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Nhưng khi bệnh heo tai xanh nhiễm với liên cầu khuẩn thì rất nguy hiểm đối với tính mạng con người.

Đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã lan đến 8 huyện thị thuộc tỉnh Quảng Nam với tổng số gần 20.000 con heo mắc bệnh, trong đó có gần 1.000 con heo đã chết do bệnh này.

Đây là loại bệnh ít có biểu hiện bên ngoài cho nên rất khó phát hiện heo bệnh. Bệnh dịch đang bùng phát ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc và tại các địa phương này đang có tình trạng bán tháo, cho nên nguồn heo bệnh này dễ dàng xâm nhập vào TPHCM.

Heo tai xanh kết hợp với các bệnh khác: Nguy hiểm cho người

Được biết, bệnh tai xanh ở heo được phát hiện cách nay cả chục năm do nguồn heo nhập từ Mỹ (số lượng 10/51 con). Đây là virus Lelystad thuộc họ Togaviridae. Trước đây, chủng virus này chỉ gây bệnh ở heo nái gây sẩy thai hoặc trên heo nọc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI, cho biết gần đây bệnh heo tai xanh biến chủng với động lực cao hơn và gây bệnh cho cả heo con, heo lớn. Heo mắc bệnh tai xanh thường có biểu hiện là da bị xuất huyết (đỏ), mạch máu bị phù và vùng ngực, hậu môn, vùng da non, tai heo cũng xuất huyết và lâu ngày thành tím xanh (cho nên gọi là bệnh tai xanh). Ngoài ra, còn có triệu chứng viêm phổi, ho, chảy nước mũi, sốt cao, mắt bị sưng, đổ ghèn, xù lông, nằm ủ rũ.

Heo trong giai đoạn ủ bệnh nếu được giết mổ thì trên quầy thịt không thể hiện rõ bệnh tích. Trường hợp heo mắc bệnh nặng thì các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ. Phổi hiện rõ các rãnh, thận bị xuất huyết. Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm lợn kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn có thể lây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người.

Dễ tử vong do mắc bệnh liên cầu khuẩn

Mới đây còn có tình trạng heo bị nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) và khi bệnh heo tai xanh nhiễm với liên cầu khuẩn thì nguy hiểm rất lớn đến tính mạng con người.

Theo Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, từ đầu năm đến nay viện đã tiếp nhận và điều trị cho 21 ca mắc bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn (trong đó có 2 ca tử vong). Riêng tại TPHCM hiện chưa ghi nhận ca nào nhập viện do mắc bệnh liên cầu khuẩn. Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết Streptococcus suis là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp heo và có thể gây bệnh cho loài vật này. Bệnh lây từ heo sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với heo mang bệnh. Nguy hiểm nhất là khi trên da người tiếp xúc bị trầy xước, có vết thương hoặc ăn thịt heo bị nhiễm trùng nhưng chưa được nấu chín. Người bị nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn từ heo thường có biểu hiện sốt cao, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, đau nhức bắp thịt, đau bụng nhiễm trùng và có thể hôn mê. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn từ heo còn có thể bị viêm màng não, rối loạn tri giác, ù tai, điếc hoặc liệt tay chân. Trường hợp bệnh nhẹ, nếu phát hiện và điều trị kịp thời bằng kháng sinh sẽ khỏi.

Đối với thể nặng như trường hợp 2 bệnh nhân đã tử vong, bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng huyết cấp như sốt, xuất hiện ban trên da toàn thân, suy hô hấp, sốc và suy đa phủ tạng nhanh chóng và không thể phục hồi, rối loạn đông máu trầm trọng.

Theo người lao động