Lưu trữ cho từ khóa: les

Sự thật về vỏ của một số loại củ quả

1. Hạnh nhân

07D-Recipe-Almond-Hummous-1377750301.jpg

Khi ăn hạnh nhân, bạn không nên vứt bỏ vỏ vì chúng kích thích sự hoạt động của vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu còn khẳng định vỏ hạnh nhân chứa chất flavonoid và vitamin E có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

2. Cam

Orange-Frucht-fruit-Cyprus-PICT8063-1377

Trái cây họ cam quýt có thể được băm nhỏ và trộn vào món tráng miệng. Vỏ cam sẽ thêm hương vị dễ chịu. Nghiên cứu đã chứng minh rằng vỏ cam có các hợp chất tự nhiên chống ung thư. Ngoài ra, vỏ của các loại trái này có chứa nhiều chất xơ gấp 4 lần so với thịt. 

3. Táo

apple-skin-chips-1377750194.jpg

Táo cũng là loại có thể ăn cả vỏ. Nhiều nghiên cứu cho rằng vỏ táo có tác dụng mạnh trong việc giảm cholesterol, mỡ máu, giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và bệnh béo phì. Vỏ táo còn tăng cường cơ bắp và rất tốt cho việc giảm cân.

4. Hành tây

red-onion-16x9-1377750456.jpg

Điều này khá bất ngờ, bởi vì rất ít người biết rằng hành tây có thể ăn cả vỏ. Vỏ củ hành tây chứa chất kháng viêm flavonoid và một số chất chống ôxy hóa cao. Vì vậy khi sử dụng hành tây để nấu ăn, không nên loại bỏ vỏ.

Hằng Nguyễn (theo Care 2)

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

Thông tin cần biết về đồng tính

Đồng tính là một khuynh hướng tự nhiên của tình cảm con người, do cả các yếu tố sinh học lẫn xã hội tạo ra.

Các nghiên cứu khoa học uy tín đều có chung một kết luận rằng đồng tính là một khuynh hướng tự nhiên của tình cảm con người, do cả các yếu tố sinh học lẫn xã hội tạo ra. Và quan trọng là điều gì làm một người thích người khác giới thì cũng là nguyên do làm một người thích người cùng giới.

Sau đây là những câu hỏi nhanh đáp gọn về đồng tính được trích từ tài liệu của buổi Tọa đàm “Cặp đôi đồng giới: quyền được kết hôn và Luật hôn nhân” diễn ra tối 21/5, tại Trung tâm văn hóa Pháp do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường phối hợp với Trung tâm ICS tổ chức:

Đồng tính là gì?

Người đồng tính là người có tình cảm với người cùng giới. Ngược lại với đồng tính là dị tính, nghĩa là có tình cảm với người khác giới. Người đồng tính khác với người chuyển giới.

thong-tin-can-biet-ve-dong-tinh

Đồng tính có phải là bệnh không?

Không. Đồng tính không phải là bệnh. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ năm 1990. Đồng tính cũng không phải là lệch lạc hay rối loạn tâm lý.

Đồng tính có chữa được không?

Không. Do không phải là bệnh nên đồng tính không cần chữa, và không được phép chữa. Nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận việc cố gắng làm thay đổi cảm xúc của người đồng tính là vô ích và sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý của họ.

Tiếp xúc nhiều với người đồng tính thì có lây không?

Không. Tiếp xúc nhiều với người đồng tính không thể làm bạn trở thành người đồng tính. Cũng như việc người đồng tính tiếp xúc nhiều với người khác giới không có nghĩa là họ có thể thích ngườ khác giới.

Có “đồng tính giả” không? Làm sao biết được đồng tính thật sự?

“Đồng tính giả” là khái niệm không được khoa học công nhận. Bạn không thể ép mình có tình cảm với người cùng giới nếu bạn không phải là người đồng tính. Để xác định là người đồng tính hay không, cần biết người đó có cảm thấy thích người cùng giới hay không.

Có phải quan hệ tình dục cùng giới thì sẽ nhiễm HIV?

Không. Việc nhiễm HIV hay không phụ thuộc vào việc bạn có sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn hay không. Mọi hành vi tình dục không bảo vệ đều có nguy cơ như nhau, không phân biệt là cùng giới hay khác giới.

Hình như gần đây có nhiều người đồng tính hơn?

Không. Sự thật là ngày càng có nhiều người công khai mình là người đồng tính hơn, nên xã hội thấy dường như số người đồng tính tăng lên. Lý do là người đồng tính cảm thấy tự tin hơn, có kiến thức hơn và xã hội dần cởi mở hơn.

BACSI.com (Theo Người đưa tin)

Teen giả đồng tính để chứng tỏ sành điệu

 

Một số bạn trẻ thích bắt chước lẫn nhau để được ‘khác người’.

Bắt chước nhau… đồng tính

Có hai xu hướng mà những người trẻ bắt chước đó là giả đồng tính nam (gay) và giả đồng tính nữ (lesbian). Theo một số nhà tâm lý học, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giả đồng tính là bắt chước lẫn nhau để được “khác người”.

Nhiều người trẻ đang có xu hướng bị lôi kéo, rủ rê, bắt chước, từ người thường thành giả đồng tính. Có trường hợp thử nhập vai đồng tính cho vui, để tìm hiểu thế giới đồng tính khác với thế giới thực họ đang sống ra sao? Đây được đánh giá là bắt chước để khám phá. Thế nhưng, trường hợp này không nhiều, nếu không nói rằng, quá ít.


Nhiều bạn giả đồng tính gây “sốc”. Ảnh minh họa.

Những trường hợp bắt chước nhau đồng tính, giả đồng tính đều có nguyên nhân như bị hụt hẫng tâm lý hoặc bế tắc trong cuộc sống gia đình, công việc… Nhiều người trẻ, cuộc sống quá nhạt nhòa, muốn khẳng định mình (không có trình độ, thiếu hiểu biết, kỹ năng sống) đã bắt chước đồng tính để được người khác chú ý đến mình.

Bạn Nguyễn Thị Hồng H. (giả đồng tính), khẳng định: “Vỏ bọc này cho tôi sự nổi bật giữa đám đông. Thế là đủ, tôi không cần gì hơn”. Theo H. và nhiều bạn trẻ khác, thì giới tính của họ vẫn bình thường nhưng muốn theo trào lưu và khẳng định sự sành điệu của mình nên “bắt” mình phải giả đồng tính. Việc này đã kéo theo nhiều hệ lụy mà nhiều người trẻ không lường trước được.

Nhiều bạn giả đồng tính gây “sốc”

Nguyễn Văn Th. – một bạn nam được đánh giá là đẹp trai, giả “gay” thú thật: “Ngoài cái mã đẹp trai ra, mình chẳng có gì nổi bật. Đi đâu cũng “chìm ngỉm” giữa đám bạn hình thức bình thường. Thế là giả “gay” để nổi tiếng.”

Hồng Trang (trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội) cho biết: “Trong một lần đi picnic, nhóm mình làm quen với bạn học lớp 12, trường PTTH Việt – Đức (Hà Nội). Thời gian đầu, bạn ấy bình thường, nhưng sau khi cha mẹ ly hôn, bạn ấy chơi thân “búa xua xèng” các đối tượng khác nhau. Rồi, bạn ấy thể hiện rõ quan điểm, muốn thành người đồng tính. Bạn ấy không có vấn đề về giới tính nên chỉ giả đồng tính. Hành động và lời nói rất ẻo lả…”.

Một lần vào rạp chiếu phim, tôi chứng kiến nhóm bạn trai quần là, áo lượt, mặt mũi “láng bóng”… nhưng thấy con côn trùng chạy qua, các “chàng” hét ầm lên, rất sợ hãi. Đi vào trong rạp thì phát hiện họ mang son ra đánh và lôi trong túi đồ ra con gấu teddy ngắm nghía… Tóm lại, hành động rất quái gở, chẳng của nam, cũng không của nữ.

Cô bạn đi cùng tôi nói: “Họ bắt chước làm gay để nổi bật chỗ đông người đấy. Tuần nào, họ cũng đến đây chụp ảnh, show hình rồi đưa lên facebook. Nhìn thấy cái gì, họ cũng nói “eo ơi”, “thế này là sao?”, “ừ, để đấy cho mình…”.

Đại đa số những chàng trai mới lớn bắt chước đồng tính, bản chất là những boy (chàng trai) rất manly (nam tính) và hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều boy còn là cầu thủ xuất sắc của lớp, trường. Tuy nhiên do bị rủ rê và muốn bắt chước để xem “dân gay nó thế nào” mà họ đã thay đổi từ kiểu tóc, trang phục, lời nói đến cử chỉ.

Nhiều bạn nam đang khỏe mạnh, bỗng chốc biến thành người ẻo lả, điệu đà, yếu ớt… và bị các bạn trong lớp trêu là “gay”. Có bạn còn để tóc dài, uốn tóc xoăn, sơn móng tay, vào lớp thì xịt nước hoa đến “nức” mũi; làm gì cũng sợ bẩn; mở miệng ra là “eo ôi, thế là sao, mình đây mà, mình đâu biết, thật tội nghiệp” … Điều dễ nhận thấy các chàng trai trẻ bắt chước “gay” là thường đi chung một nhóm, điệu đà giống nhau.

Nữ cũng giả… “gay”

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, hiện tượng này chỉ mới nổi lên hơn một năm do một bộ phận nam sinh và du học sinh đua đòi rồi lan truyền cho nhau. Họ coi như một thú chơi, ai muốn được coi là “play rân” (dân chơi) thì đều phải có cái thú này. Điều đáng nói là những người này là những chàng trai ở độ tuổi còn rất trẻ, chỉ 16,17,18; 9X và 10X cũng bắt đầu tham gia.

Trên mạng xã hội, nhiều người trẻ còn khẳng định mình đã chứng kiến hàng loạt bức ảnh “nóng” của một số chàng trai chụp chung với các bạn “gay” giả. Và, những bức ảnh đó, được các bạn “gay” giả mang đi khoe như một “chiến tích”.

Lý giải về hiện tượng này, một thành viên tên Sơn ở diễn đàn www.thegioi… com cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bắt chước đồng tính là do cám dỗ bởi những điều mới lạ nhưng không ý thức được hậu quả khôn lường. Những điều mà giới trẻ bắt chước nằm ngoài sự kiểm soát của các bậc phụ huynh.

Không chỉ những người trẻ nam mà, nhiều bạn nữ cũng giả vờ đồng tính. Đa số những bạn trẻ này là những người có cá tính, họ biến mình thành những cô nàng tomboy (mạnh mẽ) với áo phông, “quần hộp”, dáng đi mạnh mẽ, ăn to, nói lớn… Thậm chí còn đứng ra bảo vệ những bạn nữ yếu đuối và có những nụ hôn với người đồng giới. Vì giả vờ “gay” nên họ không yêu người đồng giới, mà chỉ giả vờ để cảm nhận cảm giác “mạnh mẽ” nó thế nào…

Đại đa số các thành viên trên các diễn đàn đều có chung quan điểm, hiện tượng “gay” giả là một sự bắt chước lẫn nhau chứ không hoàn toàn thuộc về bản chất. Những hành động này bản thân người trong cuộc đều ý thức rõ nhưng họ vẫn làm theo. Tuy nhiên, chính điều này càng làm cho người cùng giới bình thường bối rối vì không biết phải đối xử với “gay” giả như thế nào cho đúng mực.

Nguy hiểm hơn, từ thói quen giả “gay”, nhiều bạn tuổi teen ngộ nhận mình là “gay” thật, biến mình thành một con người khác hoàn toàn. Theo H., L., Đ. (sinh viên trường đại học Xây dựng, Hà Nội) thì, ở một số trường đại học đã từng xảy ra hiện tượng nhiều bạn nam giả “gay” để làm trai bao, kiếm tiền. Một số nam giới muốn trốn chạy tình yêu nên giả “gay” để người yêu xa lánh mình; nhiều bạn nữ bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, gạ gẫm tình dục nên giả đồng tính để không bị làm phiền…

Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận “đồng tính không phải là bệnh” nhưng lại có sự “lây lan” đáng sợ. Nguy cơ này rất cao ở trẻ có dung mạo đẹp, dễ thương, dậy thì sớm, hoặc trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình không êm ấm, trẻ vào đời sớm…

Nhiều người đều có chung quan điểm, hiện tượng “gay” (đồng tính nam), lesbian (đồng tính nữ) giả là một sự bắt chước lẫn nhau chứ không phải là bản chất thực của người đó. Những hành động này, bản thân người trong cuộc đều ý thức rõ nhưng họ vẫn “nhắm mắt đưa chân”. Về mặt bệnh lý học tâm thần, họ được xếp vào nhóm bệnh lệch chuẩn hành vi tình dục.

Những nghiên cứu về bắt chước đồng tính tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu hết thanh thiếu niên có xu hướng tình dục đồng giới, đều tiềm ẩn nguyên nhân từ nhỏ. Sự bất ổn về đời sống tình cảm gia đình như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, sự áp đặt giới tính từ bố mẹ… là những mầm mống dẫn đến rối loạn định dạng giới tính của người trẻ.

Giả đồng tính đang là cái thú của nhiều người trẻ, tuy nhiên “trò chơi” mới này bị dư luận phản đối bởi sự lệch lạc về lối sống. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, người trẻ nên sốáng đúng với con người thật của mình thì mới có thể xây dựng, tích lũy cho bản thân một nền tảng đạo đức chuẩn mực. Người trẻ không nên a dua, học đòi, bắt chước những trò mới “ngoài quy chuẩn” (tức những hành vi ứng xử, nói năng không thuộc giới của mình), khiến nhiều người phải “sốc”.

(Theo Đời sống và Pháp luật)

 

Trở thành les vì bị lạm dụng tình dục lúc nhỏ?

 

Va vấp trong cuộc sống và mất niềm tin vào con trai, cô bạn 21 tuổi đã ám ảnh rằng mình là les.

Năm nay cháu 21 tuổi. Khi còn nhỏ vô tình một lần cháu bắt gặp mấy anh hàng xóm mở phim sex, những hình ảnh đó đập vào mắt cháu khiến cháu bị ám ảnh rất nhiều. Một thời gian sau, một lần mượn điện thoại của anh trai trong đó có phim sex cháu tò mò mở ra xem…Những hình ảnh đó làm tim cháu đập mạnh, người nóng ran… Cháu vừa thấy ghê, vừa hồi hộp. Và từ lần đó cháu gần như nghiện mấy thứ đó. Cháu hay lên mạng xem sex và cả đọc truyện sex, hay nằm mơ thấy mình làm “chuyện đó”.

Cháu đã từng bị lạm dụng vì tin tưởng vào một người thầy giáo của cháu. Thầy ấy đã nhồi nhét vào đầu cháu những chuyện người lớn. Thầy nói yêu cháu và cháu tin điều đó. Nhiều lần thầy rủ cháu đi chơi ôm hôn cháu và rủ rê cháu quan hệ nhưng cháu đều từ chối. Mỗi lần bị thấy hôn cháu đều thấy sợ và không có cảm giác gì hết.

Khi cháu vào học cấp 3 cũng có vài người con trai theo đuổi nhưng cứ ai đến gần cháu chạm vào người cháu đều thấy sợ. Cũng có một người con trai cháu thích và cậu ấy cũng thích cháu. Chúng cháu yêu nhau rất trong sáng chỉ dừng lại ở cái nắm tay và hôn. Mỗi lần cậu ấy ôm hay hôn cháu cháu cảm giác tim cậu ấy đập loạn nhịp, người run lên… Còn cháu thì không hề có chút cảm giác gì. Sau khi chia tay mối tình đó cháu chả còn thích ai nữa.

Lên học Đại học, cháu ở chung ký túc xá với các bạn nữ khác. Một lần cả nhóm nằm ngủ chung, bất ngờ bạn nằm cạnh quay sang hôn cháu và cháu cảm thấy tim mình như ngừng đập. Đó là lần đầu tiên cháu cảm thấy thích thú với 1 nụ hôn.

Trước kia cháu cũng từng nghĩ mình là người đồng tính  vì vẻ bề ngoài cá tính và thích chơi với con gái nhưng không dám thừa nhận vì rất sợ bị bạn bè xa lánh, sợ mọi người nhìn mình không tốt. Nhưng sau này tiếp xúc nhiều với những người đồng tính thì cháu nghĩ khác hơn.

Sau nụ hôn với bạn gái đó cháu “say nắng” bạn ấy luôn. Cháu chăm sóc chiều chuộng bạn ấy như một người con trai vậy. Cháu ghen khi thấy bạn ấy đi với người con trai khác. Ngồi gần bạn ấy cháu muốn ôm hôn rồi muốn làm “chuyện ấy”. Về sau khi bạn ấy biết cháu yêu bạn ấy thì tránh mặt cháu và tạo dần khoảng cách khiến cháu đau khổ một thời gian dài.

Hiện tại bây giờ thì cháu chắc chắn mình là người đồng tính. Cháu đang yêu một chị lớn hơn cháu nhiều tuổi. Chị ấy đã có chồng và con nhưng không có cảm giác với chồng.  Cháu đến với chị ấy và yêu lúc nào cũng không hay. Yêu rất nhanh và cuồng nhiệt. Cháu cũng biết yêu, cũng biết nhớ nhưng khi gần gũi lại không hề có cảm xúc. Có phải cháu bị lãnh cảm rồi không?

(N.M, m…nguyen…@gmail.com)


Ảnh minh họa

Trả Lời:

Đọc thư của bạn bác sĩ thấy thương bạn quá, năm nay bạn mới 21 tuổi thôi, lứa tuổi rất đẹp của cuộc đời vậy mà bạn lại luôn ở trọng trạng thái lo lắng, băn khoăn về bản thân mình, tinh thần không thoải mái. Không biết gia đình bạn thế nào đã có ai biết về thực trạng của bạn không, thái độ của họ sao nữa?

Có lẽ cú sốc do thầy giáo của bạn gây ra làm cho bạn bị lãnh cảm, sợ đàn ông, không tin tưởng và nghi ngờ đàn ông, chính vì thế bạn không thể tìm được tình yêu hay cảm giác thật với người khác giới. Và khi bạn đang nghi ngờ về giới tính của mình thì lại không có ai quan tâm, chia sẻ.

Bác sĩ nghĩ rằng bạn không phải là người đồng tính. Mọi việc (kể cả việc có quan hệ tình dục) với người đồng giới mà bạn đã và đang làm cũng là do bạn nghĩ mọi sự “đã rồi”, không còn gì để mất và suy nghĩ luôn áp đặt mình là người đồng tính. Thật sự, bạn cũng biết khi tiếp xúc với những người đồng giới bản thân bạn đâu có cảm xúc gì đúng không?

Nếu muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, bạn cần phải mạnh dạn thay đổi mọi thứ, từ môi trường sống đến thói quen hàng ngày. Tùy xem tình hình học tập của bạn thế nào để quyết định lựa chọn nhé.

Trong thời gian này cố gắng làm chủ cảm xúc của mình, hạn chế dần và thoát ra khỏi “sự quen” của giới  tính. Mở các mối quan hệ sang các đối tác khác. Đừng cố gắng “gồng mình” yêu một người khác giới khi mình không thấy thích người ta nhé. Dồn thời gian rỗi vào học đi, học thêm cái gì mới, khó, hóc búa càng tốt. Thăm người thân, có điều kiện đi thăm quan, du lịch…

Bác sĩ cũng rất muốn em tìm đến Trung tâm tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn, định hướng cho bạn, giúp cho bạn thay đổi từng bước một. Việc này cũng không thể ngày một ngày hai, có kết quả ngay lập tức được đâu nhé. Kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao, bạn sẽ thành công và nhận ra con người thật của mình.

(Theo Tiin)