Lưu trữ cho từ khóa: lao phổi

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi

Lao phổi là bệnh mãn tính, gây tiêu hao sức khỏe lớn. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống.

Tin liên quan:

  • Lời khuyên dinh dưỡng cho người mắc bệnh lao màng phổi
  • Coi chừng bị lao sơ nhiễm từ sữa bò bẩn
  • Cách phòng bệnh phổi ở người cao tuổi

Dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp cho người mắc bệnh lao phổi nhanh chóng phục hồi thể trạng để tránh được một số tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.

Trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi, có những món ăn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo bo bo – táo đỏ:

Nếp vừa đủ, 30g bo bo (ý dĩ), 8 quả táo đỏ, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Hồng khô trộn trứng gà

: 20g quả hồng khô, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Canh cá chép táo đỏ. (Ảnh khai thác)

Canh cá chép nấu táo đỏ:

Cá chép 1 con, cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; 10 quả táo đỏ bỏ hột, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Râu bắp nấu mật ong:

60g râu bắp (râu ngô), 30g mật ong, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê – củ sen – tỏi:

50ml nước vắt quả lê, 30ml nước vắt củ sen, 5ml nước vắt tỏi, tất cả cùng trộn đều trong ly uống ngày 1 lần.

che-do-an-danh-cho-benh-nhan-lao-phoi

Nước cà chua – dầu cá:

Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào 15g dầu cá, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

Phổi heo hầm hoa lựu

: 30g hoa lựu trắng, rửa sạch; 30g phổi lợn, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần.

Ngoài ra có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc như phổi lợn xào rau mã lan, thịt hến nấu hẹ… Tất cả các món ăn trên đều rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân lao phổi.

BACSI.com

(Theo VTV)

Món ăn bài thuốc cho người lao phổi

Dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp cho người mắc bệnh lao phổi nhanh chóng phục hồi thể trạng để tránh được một số tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.

Lao phổi là bệnh mãn tính, gây tiêu hao sức khỏe lớn. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống. Dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng để tránh được một số tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.

Trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi, có những món ăn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo bo bo – táo đỏ: Nếp vừa đủ, 30g bo bo (ý dĩ), 8 quả táo đỏ, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Hồng khô trộn trứng gà: 20g quả hồng khô, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Canh cá chép táo đỏ. (Ảnh khai thác)

Canh cá chép nấu táo đỏ: Cá chép 1 con, cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; 10 quả táo đỏ bỏ hột, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Râu bắp nấu mật ong: 60g râu bắp (râu ngô), 30g mật ong, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê – củ sen – tỏi: 50ml nước vắt quả lê, 30ml nước vắt củ sen, 5ml nước vắt tỏi, tất cả cùng trộn đều trong ly uống ngày 1 lần.

Nước cà chua – dầu cá: Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào 15g dầu cá, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

Phổi heo hầm hoa lựu: 30g hoa lựu trắng, rửa sạch; 30g phổi lợn, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần.

Ngoài ra có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc như phổi lợn xào rau mã lan, thịt hến nấu hẹ… Tất cả các món ăn trên đều rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân lao phổi.

(Theo VTV)

Ho ra máu có thể là biểu hiện của lao phổi

Tôi 27 tuổi, khoảng 3 tháng gần đây, tôi ho nhiều vào ban đêm, thỉnh thoảng có ra máu và thường hay bị đau ở vùng ngực. Tôi đã đi khám, bác sĩ nghi ngờ tôi bị bệnh lao, cho thuốc uống gần 1 tháng nay nhưng vẫn không khá hơn.

Mong bác sĩ cho hỏi, bệnh lao có khả năng bị ung thư phổi không? Tôi cần phải làm gì để xác định bệnh của mình và nên khám ở đâu để có kết quả tốt nhất. Cám ơn bác sĩ?(thanhphuong)

Trả lời:

Chào bạn.

Ho, ho ra máu và đau ngực là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý tại phổi. Ở những người trẻ tuổi như bạn nói riêng và ở nước ta nói chung, đó thường là nguyên nhân của lao phổi. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần gặp thầy thuốc chuyên khoa lao, các phòng khám chuyên khoa lao quận, huyện hay bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (nếu bạn ở gần) mới có hướng chẩn đoán đúng và điều trị tốt. Thời gian điều trị lao theo chương trình quốc gia là 8 tháng.

Người mắc bệnh lao nặng điều trị xong còn để lại nhiều vết sẹo xơ, vôi hóa  nhiều, có nguy cơ ung thư phát triển trên vết sẹo cũ nhưng tỉ lệ rất thấp. Người ta chỉ xếp bệnh lao phổi là yếu tố nguy cơ bị ung thư phổi chứ không phải là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Bác sĩ CK2 TRẦN ĐÌNH THANH
Trưởng Khoa Ung bướu và bệnh phổi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM

(Theo Phunuonline)

Phát hiện lao phổi qua hơi thở

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ cho biết họ đã tiến gần hơn đến việc chế tạo một chiếc mũi điện tử có thể phát hiện bệnh lao phổi qua hơi thở, cung cấp sự chẩn đoán nhanh chóng giúp bảo vệ hàng ngàn sinh mạng.

Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, E-Nose là sản phẩm cầm tay vận hành bằng pin, tương tự thiết bị thử nồng độ rượu qua hơi thở mà cảnh sát hay dùng để “bắt giò” tài xế say xỉn.

Một bệnh nhân thổi vào thiết bị và các cảm biến ghi nhận các dấu hiệu bệnh lao trong những "giọt" hơi thở, dẫn đến việc phát hiện bệnh ngay lập tức với độ chính xác cao.

E-Nose là dự án hợp tác giữa Trung tâm kỹ thuật di truyền và Công nghệ sinh học quốc tế ở New Delhi (Ấn Độ) và Công ty Next Dimension Technologies ở bang Californina (Mỹ).

“Chúng tôi hy vọng có một nguyên mẫu sẵn sàng cho thử nghiệm lâm sàng vào tháng 10.2013”, ông Ranjan Nanda, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Bệnh lao phổi cướp đi sinh mạng của gần 1,7 triệu người trên thế giới mỗi năm, và các nhà nghiên cứu ước tính E-Nose có thể bảo vệ khoảng 400.000 sinh mạng mỗi năm ở các nước đang phát triển thông qua chẩn đoán sớm, chữa trị và giảm truyền bệnh.

Bệnh lao phổi hiện được phát hiện thông qua các cuộc thử nghiệm đờm dãi vốn tốn kém và mất nhiều ngày.

Dự án nhận được khoản tài trợ 950.000 USD của Quỹ Bill & Melinda Gates và Grand Challenges Canada, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các vấn đề y tế tại các nước đang phát triển.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể sử dụng công nghệ này để phát hiện sớm các bệnh khác như ung thư phổi và viêm phổi”, ông Nanda nhấn mạnh.

Mỗi E-Nose sẽ có giá khoảng 20-30 USD và với kích cỡ nhỏ gọn, vận hành bằng pin, thiết bị này sẽ rất hữu dụng ở những khu vực nông thôn tại các nước đang phát triển vốn thường thiếu hoặc không có điện sinh hoạt.

“Mục tiêu của chúng tôi là làm cho sản phẩm E-Nose trở nên sẵn dùng ở những vùng sâu, vùng xa, nghèo khổ, nơi bệnh lao phát sinh và lây lan, tàn phá cuộc sống của nhiều người”, ông Nanda nói.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây lan qua không khí. Nếu không được chữa trị, mỗi người bị lao đang tiến triển có thể lây nhiễm bình quân 10-15 người mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Meo.vn (Theo TNO)

Xét nghiệm tìm bệnh lao

* Tôi đi khám tổng quát, phát hiện mình bị bệnh lao. Xin hỏi, trong trường hợp muốn kiểm tra kỹ hơn để xác định chính xác bệnh, tôi nên làm những xét nghiệm gì? [email protected]

Ảnh minh họa: Gettyimages

BS PHAN THANH HẢI - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA MEDIC TP.HCM TRẢ LỜI:

- Chẩn đoán lao bao gồm chụp X quang phổi, tìm vi trùng BK (Mycobacterium tuberculosis) trong đàm, xét nghiệm PCR lao trong dịch. Để xác định có bị lao phổi hay không, việc tìm ra vi trùng BK là chính xác nhất.

Meo.vn (Theo PNO)

Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị

Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người mắc bệnh viêm xoang.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.

Vì vậy khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Sau đây sẽ là một số thông tin về căn bệnh này và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh.       

Viêm xoang được chia làm 3 loại.

- Viêm xoang cấp tính là viêm xoang xảy ra trong vòng 1 tháng.

- Viêm xoang bán cấp là viêm xoang kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài trên 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh ban đầu thường do virus, sau đó có sự bội nhiễm của vi trùng. Khi bị viêm xoang cấp, bệnh nhân thường có các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, sổ mũi xanh hoặc vàng, ghẹt mũi, ho có đờm, người uể oải, mệt mỏi.

Việc điều trị viêm xoang cấp bằng kháng sinh phù hợp trong trường hợp có nhiễm trùng. Kháng sinh giúp tan đờm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Tùy theo từng trường hợp nặng - nhẹ mà việc điều trị có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày. Không quá kiêng cữ trong ăn uống khi điều trị viêm xoang cấp. Cần bổ sung thật nhiều chất bổ dưỡng để hệ miễn dịch có thể hoạt động mạnh chống lại vi trùng. Nếu phải dùng kháng sinh lâu ngày, nên bổ sung thêm men tiêu hóa.

Lưu ý: bạn nên tránh các tất cả món ăn đã từng gây dị ứng, tránh các sản phẩm bơ sữa, tránh nước uống quá lạnh và cần cách ly với môi trường ô nhiễm.

Meo.vn (Theo VTV)

Khí công trị bệnh lao phổi

Lao là một thể bệnh rất nặng, dễ lây, khó điều trị, đặc biệt vi khuẩn lao còn có thể gây hại cho các cơ quan khác như màng não, xương khớp, hạch, thận, ruột, da. Vì vậy, ngoài dùng thuốc, tập luyện để thải trọc khí rất có ý nghĩa trong bệnh lao phổi.

Ảnh minh họa: IE.

Thải độc: Người tập đứng thẳng, 2 chân bằng vai, 2 tay bắt chéo trước ngực. Khi hít vào, hai bàn tay đẩy lên như đẩy trời để mở rộng lồng ngực, làm như vậy sẽ hít được nhiều khí. Khi thở ra thì 2 tay, toàn thân thả lỏng, 2 tay thu về giữa ngực. Hít tiếp hơi thở thứ 2, hai bàn tay đẩy sang 2 bên vai như đẩy 2 trái núi ra xa. Hơi thở này sẽ mở rộng đáy phổi và hệ thống phế nang để khí vào sâu hơn và lan tỏa khắp hệ thống phổi. Khi thở ra, gập người vuông góc với chân để thải hết trọc khí ra. Thực hiện 2 hơi thở 6 lần.

Kéo cung tăng cường cho tâm và phế: Người đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay bắt chéo trước ngực. Hít vào, đồng thời xoay eo và kéo cung về bên trái, lên trên 45o (tay trái trên, tay phải dưới). Khi thở ra, 2 tay thu về tư thế chuẩn bị như ban đầu. Tiếp tục kéo cung bên phải (động tác như bên trái), nhưng tay phải bên trên, tay trái dưới. Thực hiện 6 lần.

Chim bay thông khí phổi: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai và lỏng gối, 2 bàn tay chắp trước ngực. Khi hít vào, người nổi lên, 2 tay mở rộng qua vai như cánh chim. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và trở về tư thế chuẩn bị. Sau đó lại hít vào và xoay eo về bên trái, 2 cánh tay mở rộng nhưng tay trái dưới, tay phải trên (như cánh chim bay liệng). Tiếp tục hít thở và bay liệng sang bên phải. Nhưng đổi ngược lại tay phải ở dưới, tay trái trên. Thực hiện 6 lần.

Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện: Uống nước trà xanh buổi sáng 1 cốc sau khi ăn sáng; Trong ngày uống nước gạo rang thay nước uống; Chọn 1 con cá chép 3 - 5 lạng, làm sạch. Rải 1 nắm trà xanh dưới đáy xoong. Đặt cá lên và rải lên một ít muối. Lấy nước tương ăn rải lên trên vừa đủ. Kho nhỏ lửa trên bếp như cá kho thường. Trước khi ăn thì tưới vào 1 thìa dầu mè hoặc dầu lạc. Ăn 1 tuần 2 lần vào buổi chiều, ăn liền trong 3 tuần (ăn vào mùa thu thì càng tốt). Có thể ăn thêm hạt sen, mía, táo bưởi, lê. Tránh buồn phiền, lo lắng.

BS.VS Nguyễn Văn Thẳng
(Chưởng môn phái Thăng long Võ đạo)

Meo.vn (Theo Bee)

Triệu chứng bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Người lao phổi có các triệu chứng như sau:

1. Triệu chứng lâm sàng

a. Triệu chứng về hô hấp:

- Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu.

- Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...

Ho là triệu chứng phổ biến của mọi bệnh phổi cấp hoặc mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi v.v...

Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thế do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chẩn đoán lao phổi.

Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản v.v...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những ng­ời ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

b. Triệu chứng toàn thân:

Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.

Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v...

Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như­ trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu.v.v.... phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm ởtrẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... phải chú ý có thể đó là do lao phổi.

Mức độ quan trọng khác nhau của các triệu chứng lâm sàng của lao phổi được sắp xếp theo bảng dưới đây (bảng 3).

Các triệu chứng lâm sàng của lao phổi

Triệu chứng hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Các triệu chứng quan trọng

Ho+++ Khạc đờm+++ Ho ra máu++

Gầy sút cân++ Sốt về chiều++ Ra mồ hôi trộm++

Các triệu chứng khác

Đau ngực+ Khó thở+ Các tiếng rên khu trú ở một vùng phổi+

Chán ăn+ Mệt mỏi+

Những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như trên cần được cho làm xét nghiệm đờm, thử nghiệm tuberculin, chụp X-quang phổi.

2. Triệu chứng thực thể

- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.

- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết hạch, chụp cắt lớp ...

Meo.vn (Theo Cimsi)

Những điều cần biết về bệnh lao

Bạn Minh Nhật, 32 tuổi (Quận 8, TP.HCM) mới lập gia đình khoảng 1 năm nên rất mong có con. Thế nhưng, bạn lo lắng “bác sĩ cho biết tôi đang nghi ngờ bị bệnh lao. Trong thời điểm này, tôi có nên có con không? Nếu tôi bị bệnh lao thì nên có những phương pháp nào để phòng ngừa cho các con tôi về sau?”.


Ảnh: Internet

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, khoa Khám bệnh, Viện Pasteur TP.HCM, bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacteria gây ra. Có rất nhiều thể bệnh lao, nhưng lao phổi dễ lây nhất. Khi một người bị bệnh lao, ho hay khạc nhổ thì vi khuẩn Mycobacteria được phát tán ra ngoài không khí. Những người khác hít vi khuẩn lao vào thì có thể bị nhiễm bệnh. Như vậy, trong trường hợp nói trên, nếu người chồng bị lao thì đối tượng có nguy cơ bị lây nhiều nhất là người vợ.

Không phải tất cả mọi người hít phải vi khuẩn lao đều bị bệnh lao, nhưng hầu hết mọi người sẽ bị nhiễm trùng lao. Nhiễm trùng lao nghĩa là khi vi khuẩn lao đang ở thể tiềm tàng trong cơ thể, người nhiễm không bị bệnh vì vi khuẩn không hoạt động. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, lao sẽ bùng phát.

Vì vậy, hãy phòng ngừa lây nhiễm lao bằng cách không tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc một thời gian dài với người bị bệnh lao. Với người có nguy cơ nhiễm lao cao cần làm thử nghiệm để xác định và được điều trị sớm nếu mắc bệnh. Trẻ mới sinh ra được tiêm phòng lao bằng vaccine BCG. Việc chích vaccine BCG phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng lao nguy hiểm như lao màng não. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cần phải thực hiện cẩn thận và có quá trình theo dõi về sau.

Đối với trường hợp của bạn Minh Nhật, bạn cần đi khám và xác định chắc chắn có bị nhiễm lao không. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh.

Meo.vn (Theo PNO)

Những điều cần biết trước khi “yêu”

Không nên “yêu” trong những trường hợp dưới đây, nếu không sẽ nhận được kết quả “ngược”:

Khi bị bệnh đặc biệt

Những người bị mắc bệnh nghiêm trọng ở các bộ phận trong cơ thể và đã được bác sỹ dặn dò là không được có “chuyện ấy” thì phải đặc biệt tuân thủ. Người bị các bệnh truyền nhiễm như lao phổi cũng nên tránh “chuyện ấy”. Người bị bệnh đường sinh dục càng không được “yêu”.

Khi mệt mỏi

“Chuyện ấy” cần tiêu hao thể lực và trí lực nhất định vì khi “yêu” trong tinh thần và cơ thể mệt mỏi thì thường không đạt được “cao trào”, ảnh hưởng đến tình cảm của cả hai bên, đặc biệt là sau khi lao động mệt mỏi mà xảy ra “chuyện ấy” thì sẽ tổn hại đến sức khỏe.

 

Khi mệt mỏi tốt nhất bạn không nên “yêu”

 

Tâm trạng không thoải mái

Có nhiều cặp vợ chồng miễn cưỡng “yêu” khi một bên vợ hoặc chồng có tâm trạng không thoải mái, như thế không những không đạt được hòa hợp trong “chuyện ấy” mà còn làm cho bên có tâm trạng không thoải mái sinh ra phản cảm. Nếu thường xuyên như thế thì sẽ gây ra trầm cảm ở nữ giới và liệt dương ở nam giới.

Khi “đèn đỏ”

Khi nữ giới đang có kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ nở to, lúc này “yêu” dễ gây ra lây nhiễm, làm cho tử cung hoặc các bộ phận xung quanh bị viêm.

Sau khi uống rượu

Một số người có thói quen “yêu” sau khi uống rượu,  có người thậm chí còn cho rằng sau khi uống rượu làm “chuyên ấy” sẽ nâng cao chất lượng của chuyện ấy. Thực tế, sau khi uống rượu, đặc biệt là sau khi uống rượu mạnh ngược lại sẽ làm cho “chú nhỏ” của nam giới không được “kiên cường”, dễ gây ra xuất binh sớm, làm ảnh hưởng đến sự hòa hợp của vợ chồng trong khi “yêu”.

Ngoài ra, nếu sau khi uống rượu “yêu” và có thai thì sẽ có nguy hại đến thai nhi.

Hãy yêu thì bạn thấy thật sự hứng thú và thoải mái

Khi quá no hoặc quá đói

Do quá no làm cho  đường ruột, dạ dày xung huyết, lượng máu cung cấp cho  não bộ và các bộ phận khác không đủ, vì vậy không nên “yêu” khi vừa ăn no xong. Ngược lại,  khi đói, thể lực cơ thể hạ thấp, sức lực không đầy đủ, lúc này “yêu” thường sẽ có kết quả là “không hài lòng”.

Sau khi sinh

Nếu sau khi sinh  xảy ra “chuyện ấy” quá sớm sẽ làm cho sự phục hồi của tử cung chậm lại hoặc sẽ gây ra chảy máu tử cung.

Cần cẩn trọng với “yêu” sau khi sinh

 

“Yêu” vào canh năm

Canh năm là quang thời gian trước bình minh. Nếu “yêu” vào lúc này hai bên sẽ không được nghỉ ngơi, và sẽ làm cho cơ thể mất đi cân băng, giảm thấp sức đề kháng. Ngoài ra, do cơ thể quá mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và học tập.

Sau khi tắm

Sau khi vừa tắm xong lập tức “yêu” sẽ làm cho tuần hoàn máu lưu thông bình thường mất đi cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn không nên “yêu” ngay sau khi tắm

Meo.vn (Theo Dantri)