Lưu trữ cho từ khóa: làm việc nhà

Phụ nữ dễ béo phì nếu lười làm việc nhà

Ngày càng có nhiều phụ nữ béo phì vì họ ít dành thời gian làm việc nhà so với phụ nữ những năm 1960.

Đó là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Edward Archer từ Trường Sức khỏe công cộng Arnold thuộc Trường đại học South Carolina (Mỹ).

phu-nu-de-beo-phi-neu-luoi-lam-viec-nha

Ông cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu nhật ký sử dụng thời gian của hàng ngàn phụ nữ Mỹ từ năm 1965.

Họ nhận thấy phụ nữ những năm 1960 dùng khoảng 25,7 giờ/tuần để giặt giũ, lau chùi và nấu nướng.

Trong khi đó, phụ nữ năm 2010 chỉ “đầu tư” 13,3 giờ/tuần để làm việc tương tự.

Họ cũng ước tính, năng lượng tiêu tốn cho công việc nhà mỗi ngày của phụ nữ ngày nay là khoảng 360 calorie, ít hơn so với năng lượng tiêu tốn hằng ngày của phụ nữ những năm 1960.

Phụ nữ ngày nay lại dành thời gian để ngồi và xem TV. Đó là nguyên nhân khiến phụ nữ ngày nay béo phì nhiều hơn trước, Daily Mail dẫn lời Tiến sĩ Archer.

(Theo Thanh niên)

Những công việc bé có thể làm theo từng độ tuổi

Nếu người lớn cứ mãi làm hết tất cả công việc thay bé, lớn lên trẻ sẽ quen thói ỷ lại. Khi vắng bố mẹ, bé không biết làm cách nào để chăm sóc cho bản thân mình.

Các ông bố bà mẹ hiện đại thường làm tranh phần việc của con, một phần vì muốn con được sung sướng, một phần sợ bé lóng ngóng không biết làm gì dẫn đến hỏng hóc đồ đạc trong nhà và gây nguy hiểm cho bản thân; phần khác do thiếu kiên nhẫn và kỹ năng hướng dẫn bé làm việc.

Thay vì lo sợ bé làm hỏng, tốt nhất bạn hãy dạy cho bé kỹ năng để không thể làm hỏng. Thay vì sợ bé cầm dao có thể cắt vào tay, tại sao bạn không dạy bé cách cầm dao sao cho không thể cắt vào tay. Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng bé sẽ không sử dụng dao khi bạn vắng mặt.

Thực ra một đứa trẻ 2-3 tuổi đã có thể làm một số việc, trong đó có cả việc dỡ bát đĩa từ máy rửa bát – công việc tưởng như rất phức tạp đối với một đứa trẻ vụng về. Bạn hãy chú ý mà xem, bé rất chính xác và cẩn thận khi chơi Playmobil hay các trò xếp hình Lego, và chắc chắn bé có thể áp dụng những kỹ năng đó khi làm việc nhà.

Tôi đã từng thử với cậu con trai 3 tuổi của mình. Tôi bảo bé đi dọn giường. Sau vài phút ngạc nhiên ban đầu, bé đi thẳng về phòng mình và bắt đầu làm công việc mẹ yêu cầu. Bé sao chép lại những hành động mà tôi làm mỗi sáng. Tất nhiên, bé xếp chăn gối không được gọn gàng lắm, nhìn hơi khó chịu. Tôi đã phải tự chiến đấu với bản thân để không sửa lại những gì bé đã làm. Bé rất vui khi chạy đi khoe với bố công việc vừa làm của mình với một kết quả mà không bị mẹ phàn nàn. Các buổi sáng sau đó, bé đều rất hào hứng với việc thu dọn giường của mình.

Tôi cho rằng, trẻ em ngày nay không được bố mẹ giao trách nhiệm đầy đủ về công việc nhà và cuối cùng điều này không có lợi cho cả bố mẹ lẫn con cái. Giáo sư tâm lý Jean Twenge và W. Keith Campbell đã từng nói trên tờ New Yorker rằng: “Cha mẹ muốn được con cái chấp nhận. Đó là một sự đảo ngược của lý tưởng thời quá khứ khi trẻ em phải phấn đấu để được cha mẹ thừa nhận. Nếu bé được miễn làm việc hoàn toàn để tránh rủi ro, chúng ta có thể chờ đợi gì ở bé khi tham gia vào thế giới thực”.

nhung-cong-viec-be-co-the-lam-theo-tung-do-tuoi

Sau 4 tuổi, bé đã có thể rửa bát đĩa. Ảnh: Sheknows

Dưới đây là danh sách công việc các bé có thể làm. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên với khả năng của các bé.

Bé 2-3 tuổi:

- Thu dọn đồ chơi.

- Dỡ bát đĩa từ máy rửa chén bát (với các loại bát đĩa là đồ bằng kim loại, nhựa).

- Lau bụi bẩn bằng giẻ lau hoặc loại chổi sợi lông nhỏ.

- Quét sàn nhà.

- Giúp mang quần áo từ máy giặt ra chỗ phơi hoặc máy sấy khô.

- Thu dọn giường.

Từ 4-5 tuổi:

- Tất cả các công việc trên.

- Đổ rác.

- Lau hoặc xếp dọn bàn ăn.

- Rửa bát dưới sự giám sát của bố mẹ.

- Đi vớ (tất).

- Nhổ cỏ.

- Cho thú nuôi (chó, mèo, chim, cá) ăn.

Từ 6-8 tuổi:

- Tất cả các việc trên.

- Cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn (rửa rau quả, nêm gia vị, thái rau củ).

- Phơi và cất quần áo vào tủ.

- Gửi thư, kiểm tra thư trong hộp thư gia đình.

- Tỉa lá cây.

Từ 9-11 tuổi:

- Tất cả những việc trên.

- Làm những món ăn đơn giản (luộc trứng, luộc rau, nấu cơm, nướng bánh mì…).

- Lau sàn nhà.

Trẻ từ 12-14 tuổi:

- Tất cả các việc trên.

- Chuẩn bị và chế biến một bữa ăn hoàn chỉnh.

- Lau chùi tủ lạnh.

(Theo VNE)

Bí quyết dạy bé làm việc nhà

Việc nhà không chỉ giúp bé ham vận động mà còn dạy bé về kỹ năng xã hội. Khi giúp mẹ làm việc, bé có cảm giác mình là người quan trọng, là một thành viên hữu ích khiến cha mẹ vui lòng.

1. Không đánh giá thấp bé

Cha mẹ thường ít coi trọng những hành động bé phải nỗ lực mới hoàn thành. Càng lớn, bé càng muốn chứng tỏ khả năng làm việc của bản thân, cho dù chỉ là khi bé nhặt một tờ báo rơi hay đặt chiếc cốc ngay ngắn.

2. Duy trì vệ sinh cá nhân

Đánh răng, ngồi bô, rửa tay và cùng mẹ mặc quần áo là những phần việc đầu tiên mà các bé phải làm. Nhiều bậc phụ huynh không xếp việc vệ sinh cá nhân vào lịch việc nhà cho bé. Nên nhớ, công việc nhà cần được đa dạng, bao gồm cả việc có trách nhiệm với bản thân bé.

bi-quyet-day-be-lam-viec-nha

3. Tuổi nào, việc ấy

Nếu công việc quá sức, bé sẽ trở nên mệt mỏi và không hứng thú. Ở độ tuổi 2-4, nên loại bỏ những phần việc liên quan đến đồ vật nguy hiểm (như rửa một con dao sắc) hoặc dễ vỡ (như rửa cốc, chén).

Phần việc phù hợp cho bé lên 2 là:

- Xếp từng chiếc bát bẩn vào mâm (khay).

- Đặt chiếc quần bẩn của bé vào trong chậu (giỏ).

- Thu dọn đồ chơi sau khi bé chơi xong.

- Đặt khăn ăn lên bàn ăn.

Phần việc phù hợp cho bé lên 3 là:

- Tự sắp xếp những đôi tất sao cho chúng cùng màu và hợp nhau.

- Tưới nước cho cây cảnh.

- Cho thú nuôi ăn.

- Tự lau sàn nhà nếu bé làm đổ nước.

- Tự lấy đồ ăn nhẹ.

- Bê từng chiếc đĩa bẩn trên bàn ăn xuống chậu rửa bát.

Phần việc nhà phù hợp với bé 4 tuổi:

- Xếp bát, đũa lên bàn ăn.

- Gập quần áo.

- Đổ rác cùng mẹ.

- Lau sàn nhà.

- Cùng mẹ dọn phòng riêng / chuẩn bị giường ngủ.

- Rót sữa vào cốc.

- Cùng mẹ chế biến thức ăn.

Không kỳ vọng nhiều

Để bé thông thạo và làm việc nhà có hiệu quả, bạn cần “đào tạo” bé trong thời gian dài. Công việc nhà đòi hỏi sự tập trung trong khi các bé thường xuyên lơ đãng. Không nên chờ mong bé sẽ hoàn thành tốt chỉ qua vài lời nhắc nhở; thay vào đó, bạn nên hành động trước và hướng dẫn bé làm theo.

4. Tránh định kiến giới

Không nên chỉ huấn luyện bé gái làm việc trong bếp còn bé trai thì được miễn.

5. Chỉ dẫn thật rõ ràng

“Dọn phòng của con đi” là câu mệnh lệnh mơ hồ với các bé. Nên để cho bé biết chính xác yêu cầu từ mẹ, như “bỏ quần áo bẩn của con vào cái giỏ này”.

6. Không yêu cầu nhiều thứ cùng một lúc

Liệt kê 3-4 việc một lúc sẽ khiến bé quá tải. Bé không thể nhớ được nhiều nhiệm vụ mẹ giao. Vì thế, hãy để bé làm một việc trong một thời điểm.

7. Không làm lại việc cho bé

Nếu quần áo gấp chưa được phẳng, sàn nhà lau chưa sạch lắm, bạn nên biểu dương và chấp nhận thành quả của bé. Hãy để cho bé thấy rằng, bé có thể tự mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu mẹ cứ theo sau làm lại việc cho bé, bé sẽ tự ti và không hứng thú.

8. Động viên đúng lúc

Nên tránh chỉ trích, nhất là khi bé đang làm việc. Nếu bé mắc lỗi, bạn nên khuyến khích và hướng bé làm đúng: “Con đặt bát ăn cơm vào chỗ này trông sẽ đẹp mắt hơn”.

9. Không trả tiền khi bé làm việc

Giai đoạn 2-4 tuổi, bé còn quá nhỏ để hiểu giá trị của đồng tiền. Với bé lớn hơn, thưởng tiền cũng chỉ nhằm mục đích hướng bé đến tiết kiệm và sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dùng cách thưởng tiền khi bé làm việc nhà vì điều này sẽ làm giảm ý nghĩa của việc nhà – hoạt động mà bé cần phải thực hiện như một trách nhiệm.

(Theo Eva)

Những biện pháp đơn giản giúp ngừa dị ứng

 

Chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, uể oải… Những cơn dị ứng có thể khiến bạn trở nên thiếu sức sống, nhưng có thể tránh được nếu biết thựChảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, uể oải… Những cơn dị ứng có thể khiến bạn trở nên thiếu sức sống, nhưng có thể tránh được nếu biết thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tránh nơi gió mạnh và ẩm thấp. Mọi người thường dễ bị dị ứng khi có gió mạnh và độ ẩm thấp. Điều này giúp phát tán phấn hoa với tốc độ nhanh hơn. Vì thế, bạn được khuyên tránh những nơi này, đặc biệt trong khoảng tầm từ 5-10 giờ sáng. Hoặc bạn có thể dùng một liều thuốc chống dị ứng nếu buộc phải ở trong những môi trường đó.

Đeo khẩu trang. Che mũi là cách tốt nhất để lọc phấn hoa, nếu bạn đang làm vườn, hoặc bụi bặm nếu bạn lục lọi những đồ đạc cũ. Cũng có thể dùng khăn tay bịt kín mũi và miệng. Mũi của bạn giống như kiếng chắn gió của xe hơi và phấn hoa hay bụi bặm có thể bám vào đó. Hãy thử dùng một bộ rửa mũi dành cho người lớn, có bán tại bất kỳ hiệu thuốc nào.

Rửa tay và sớm giặt quần áo. Rửa tay và giữ chúng cách xa mặt bạn có thể làm giảm nguy cơ hít phải vi trùng, bụi và bào tử. Giặt ngay quần áo vừa dơ sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng so với “ngâm” chúng lâu ngày.

Gội đầu. Là một cách giúp giũ sạch bụi bặm, phấn hoa bám vào tóc, đặc biệt ở những người hay dùng gel hay mousse. Những sản phẩm này có thể “bắt dính” bụi rất nhanh, khiến bạn bị sụt sịt.

Giữ bình tĩnh. Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị dị ứng theo mùa có phản ứng quá khích hơn trong ngày sau khi phải thực hiện một nhiệm vụ căng thẳng, chẳng hạn như đọc bài phát biểu. Vì thế, một vài phút ngồi thiền hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ có tác dụng rất tốt.

Trừ mốc. Mốc phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Đừng nghĩ rằng chúng không hiện diện chỉ vì bạn không nhìn thấy chúng. Mốc có thể có dưới thảm sàn, trên tường hay bất kỳ nơi đâu trong nhà. Dùng thuốc tẩy và giẻ lau hoặc bọt biển để trừ khử những “nhân khẩu” không được chào đón này.

Thay thảm sàn. Hãy xem xét thay thảm sàn bằng sàn gỗ, gạch bông hoặc vải sơn lót sàn vì chúng không “bắt dính” vảy mốc từ những con vật nuôi, vốn có thể gây dị ứng. Nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên tắm rửa cho vật cưng và áp dụng những hạn chế đi lại trong nhà đối với chúng.

Giữ khô ráo. Gắn quạt hút ẩm trong phòng tắm là một cách hạn chế nguồn gốc phát sinh những tác nhân gây dị ứng.

Chích ngừa dị ứng. Liệu pháp miễn dịch có tỷ lệ hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn chặn những triệu chứng dị ứng, kể cả những triệu chứng do động vật gây ra.

(Theo Thanhnien)

 

Yêu sách khi ‘yêu’

Đưa chồng “lên đỉnh” để vòi vĩnh

Cho tới giờ, không biết bao lần Hoa được dịp hãnh diện với bạn bè, đồng nghiệp vì những món đồ hàng hiệu đắt tiền mà cô được chồng mua tặng. Mọi người ai cũng xuýt xoa, khen Hoa tốt số lấy được anh chồng chiều vợ hết mực. Còn Hoa, cô lúc nào cũng đắc thắc vì nghĩ rằng mình nắm được chiêu “tuyệt mật” để sai khiến chồng. Hoa thường tìm mọi cách để khiến chồng “lên đỉnh” và sau đó vòi vĩnh chồng. Nhưng có lẽ cô không biết được rằng mình đang đẩy chồng xa dần khỏi sự yêu thương vì những “chiêu trò” trong phòng ngủ.

Kinh tế của vợ chồng Hoa chỉ được coi là tạm ổn. Lương hàng tháng của hai vợ chồng nếu biết ăn tiêu, chắt bóp cũng dư giả một chút. Nhưng vốn bản tính thích sành điệu, thích được hãnh hãnh diện với bạn bè nên Hoa luôn muốn được sở hữu những món đồ đắt tiền, để thể hiện đẳng cấp. Tất nhiên sẽ không phải là đơn giản để Hoa mua được chúng nếu không có sự “hỗ trợ” từ phía chồng. Và đó là lí do Hoa biến những cuộc “yêu” của hai vợ chồng thành các cuộc “ngã giá” có lợi cho mình.

Biết chồng là người không bao giờ thất hứa, bởi vậy, Hoa thường lợi dụng mỗi khi “yêu” để tranh thủ vòi vĩnh chồng mua cho những món đồ cô thích. Bình thường, chắc hẳn Hoa không dễ gì khiến chồng gật đầu đồng ý mua những chiếc túi xách, những bộ váy hàng hiệu đắt đỏ bằng gần cả tháng lương của anh. Nhưng Hoa biết, mỗi khi trên giường, chồng cô thường rất chiều chuộng cô. Lợi dụng điều này, Hoa học đủ mọi cách, tham khảo mọi nghệ thuật phòng the để làm cho chồng thỏa mãn và sung sướng nhất có thể. Nhưng mục đích cô làm như vậy không phải là để mang tới cho chồng những phút giây hạnh phúc, thăng hoa, để tình cảm vợ chồng thêm gắn bó mà là để khi chồng ngất ngây trong cảm xúc Hoa tranh thủ xin xỏ.

 

 Chồng méo mặt vì trót hứa mua đồ hàng hiệu cho vợ trong lúc “yêu” (Ảnh minh họa)

Hoa cứ nhằm lúc chồng vừa lên đỉnh xong, cảm giác sung sướng còn chưa kịp dứt để gạ gẫm. Khi thì là chiếc túi đắt tiền, lúc lại là đôi giày hàng hiệu. Mà một khi đàn ông đang ở tột cùng sung sướng, lẽ nào còn đủ minh mẫn, để phân định xem nên hay không trước một yêu cầu “cỏn con” đó của vợ – người vừa cho mình những cảm giác thăng hoa. Nhưng sau mỗi cái gật đầu không kiểm soát đó, chồng Hoa đều phải ngậm ngùi chi một khoản tiền không nhỏ để thực hiện lời hứa với vợ.

Lấy chuyện “yêu” bắt chồng làm việc nhà

Cũng là một câu chuyện về việc chị em ra “yêu sách” với chồng khi “yêu” nhưng Nhàn lại vì một mục đích hoàn toàn khác. Vốn là một cô tiểu thư con nhà giàu nên Nhàn rất lười làm việc nhà. Bởi thế khi lấy chồng, không còn được chiều chuộng như hồi ở nhà nên Nhàn thấy rất mệt mỏi. Cuối cùng, cô nghĩ ra một tuyệt chiêu: dùng “chuyện ấy” để đổi lấy sự an nhàn.

Mỗi tối, khi đã xong xuôi mọi công việc, Nhàn thường lựa bồ đồ gợi cảm nhất để “dụ” chồng. Nhìn thấy sự quyến rũ của vợ, chồng Nhàn ôm lấy vợ thì thầm gợi ý chuyện “yêu”. Chỉ đợi có vậy, Nhàn bắt đầu “diễn xuấ”t: “Thôi, em mệt lắm, cả ngày làm bao nhiêu là việc, còn sức đâu mà yêu với đương gì nữa. vả lại mai còn một đống công việc chờ em nữa kìa. Em chịu thôi”. Nhàn biết, khi chồng đang hưng phấn, tất nhiên điều mà anh nói sẽ là: “Thôi được rồi, vợ cứ “chiều” chồng đi, mai có việc gì, chồng làm cho hết”.

Thế là coi như kế hoạch của Nhàn đã thành công. Ngày hôm sau, dù rất bận rộn với công việc nhưng tan làm, chồng Nhàn phải vội vã về để làm tất cả mọi việc mà hôm qua trong phút giây “không hiểu nổi mình” anh đã trót hứa. Trong khi chồng tất bật để làm mọi việc sau một ngày bận rộn ở cơ quan thì Nhàn nằm trên ghế sofa để buôn chuyện với cô bạn gái về chiến tích đáng tự hào của mình.

 

Ra yêu sách chồng làm việc nhà mới cho “yêu” (Ảnh minh họa) 

“Gậy ông lại đập lưng ông”

Sau một vài lần thành công “trót lọt” với kế hoạch của mình, có lẽ Hoa và Nhàn không bao giờ nghĩ tới việc có ngày lại bị chính những “yêu sách” đó hại lại.

Trở lại với câu chuyện của Hoa: Những lần đầu tiên áp dung “yêu sách” đó, chồng Hoa không đoán ra được ẩn ý của cô. Anh chỉ đơn giản nghĩ rằng vợ là phụ nữ, thích những món đồ đó là bình thường nên thi thoảng chiều vợ một chút. Nhưng rồi, khi cái quy luật ấy cứ lặp đi lặp lại, hễ lần nào muốn mua một món đồ gì đó là y như rằng Hoa tung hết mọi bí quyết có thể ra để “chiều” chồng còn nếu không cô chỉ qua loa đại khái cho xong đã khiến chồng Hoa nhận ra tất cả.

Gần một tháng nay hầu như chồng cô không thèm ngó ngàng gì tới vợ. Hoa càng cố chờ đợi thậm chí là mời gọi thì cô vẫn chỉ nhận về sự lạnh lùng của chồng. Cho tới khi anh nói suy nghĩ của mình, Hoa mới biết được sai lầm của mình: “Anh sợ không có tiền để chi trả cho những cuộc “yêu” với vợ. Anh biết, là phụ nữ em cũng có thể thích những món đồ đó. Nhưng đừng vì thế mà biến việc gần gũi giữa hai vợ chồng thành một cuộc trao đổi, mua bán như vậy. Em có thể đề nghị với anh vào một thời điểm khác, chứ không phải là khoảng không gian dành cho hai vợ chồng. Dường như trong khi “yêu” điều em nghĩ tới không phải là phú giây hạnh phúc của hai vợ chồng mà thứ chiếm lĩnh suy nghĩ em là làm thế nào để khiến anh đồng ý với điều mà em thích. Điều đó làm anh có cảm giác, tình yêu và “chuyện ấy” với em chẳng có ý nghĩa gì cả. Nó làm anh không còn hứng thú để yêu đương”.

Nghe những lời chồng nói, Hoa vừa cảm thấy có lỗi, vừa thấy xấu hổ cho những hành động của mình. Cô chợt hiểu ra rằng, tình dục là nơi thăng hoa của cảm xúc và đừng đưa bất cứ một động cơ hay sự tính toán nào vào khoảnh khắc đó bởi vì nó có thể làm tan vỡ tình cảm vợ chồng.

Còn với Nhàn, cô cũng phải hứng chịu một điều tương tự. Khi chồng Nhàn mệt lử với những công việc nhà do hứa với cô tạo ra, anh cũng chẳng còn hơi sức đâu để “yêu” cùng vợ nữa. Báo hại, khi Nhàn có ham muốn, chồng cô lại liên tục khước từ vì quá mệt mỏi khiến cô chẳng thể nào được thỏa ước nguyện. Cuối cùng để có được đời sống tình dục trọn vẹn, Nhàn lại phải quay trở về với vị trí của mình, san sẻ cùng chồng những công việc trong gia đình thay vì đùn đẩy hết cho chồng: “Công việc gia đình không quá vất vả nhưng vì muốn đùn đẩy cho chồng nên mình đã nghĩ ra kế đó để rồi sau này gậy ông đập lưng ông. Giờ thì mình đã hiểu ra mọi chuyện vì thế hai vợ chồng lại có những phút giây hạnh phúc thật sự bên nhau” – Nhàn thẹn thùng chia sẻ.

Trong cuộc sống, nhiều khi chị em ngây thơ cho rằng khoảnh khắc chồng đam mê nhất là cơ hội tuyệt vời cho những cuộc thương thảo có lợi cho mình. Nhưng đừng bao giờ mắc phải sai lầm đó. Tình dục là một sự gắn kết tình cảm tuyệt vời giữa hai vợ chồng, vì vậy đừng để những tính toán thiệt hơn xen vào quãng thời gian hạnh phúc đó nếu không muốn giữa hai vợ chồng có một khoảng cách.

 (Theo Eva)

Suy giảm tình dục – Đừng đổ lỗi cho thuốc và mệt mỏi

Trong đời sống tình dục, không ai có thể tránh những giai đoạn đồ thị đi xuống. Vậy làm cách nào để kéo nó lên?

Rất nhiều người tâm sự khi bước chân vào phòng ngủ là chỉ muốn ôm gối và ngủ một giấc thật say. Bạn tình dù hấp dẫn đến mấy cũng phải chào thua sự mệt mỏi luôn thường trực.

Tình trạng mệt mỏi khiến cảm xúc suy giảm gặp ở cả hai giới, nhưng nữ nhiều hơn nam. Nguyên do là ngoài công việc ở cơ quan, chị em còn phải làm việc nhà, chăm sóc con cái… Sự mệt mỏi đeo đẳng từ ngày này sang ngày khác khiến cuộc sống tình dục của nhiều cặp vợ chồng chỉ còn là nghĩa vụ.

Ngoài mệt mỏi, thủ phạm giấu mặt thứ hai chính là một số thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp… Các loại thuốc này cứ từ từ làm mất dần cảm giác ham muốn hoặc khiến các quý ông không thể biểu hiện sức mạnh khi gặp đối tác.

 
 

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nghi ngờ, oán giận giữa hai người; trầm cảm, cũng như các rối loạn lo âu khác ở người “có bệnh”… khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng xuống dốc không phanh. Nhiều cặp chia tay cũng là vì lý do lãng nhách này.

Đọc đến đây, nếu bạn gật gù vì thấy có bóng dáng mình trong đó, xin hãy tìm cách thay đổi. Đừng đổ lỗi cho chúng, vì nếu thế, một lúc nào đó ngọn lửa trong bạn sẽ lụi tàn thực sự.

Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, sau một thời gian ngắn bạn bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong chuyện yêu, hãy gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm về việc dùng thuốc. Dựa vào kinh nghiệm cũng như vấn đề bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ giảm liều hoặc thay thuốc khác để bạn vẫn kiểm soát được bệnh mà không cảm thấy “bất lực” khi yêu.

Còn mệt mỏi ư? Không khó để đánh bại chúng.

Trước tiên, bạn hãy lên danh sách thủ phạm khiến bạn thấy rã rời thân thể, căng thẳng đầu óc, chán ngán mọi thứ để sau đó lên kế hoạch triệt tiêu chúng.

Nếu sự căng thẳng bắt nguồn từ công việc ở cơ quan, hãy sắp xếp lại cho khoa học. Bạn có thể chia sẻ với đồng nghiệp, với bạn bè cùng làm chung để tìm ra giải pháp hữu ích nhất. Nhưng quan trọng nhất, dù công việc có bận rộn đến đâu thì khi bước chân ra khỏi cơ quan, bạn hãy quên chúng ngay lập tức. Có như thế bạn mới thấy cuộc sống dễ chịu.

Những vất vả lo toan cho con cái, việc nhà, bạn cũng cần sắp xếp lại. Cả hai vợ chồng cùng chung tay chăm sóc con cái, nhà cửa, không những mệt mỏi tan biến mà còn thấy tình cảm thêm bền chặt.

Và cuối cùng, hãy đi gặp chuyên gia tâm lý để chia sẻ và được tư vấn thêm.

 (Theo Webphunu)