Lưu trữ cho từ khóa: làm quen

Nghệ thuật bắt chuyện với phái đẹp

Hầu hết cánh nam giới cho rằng có một từ ngữ kỳ diệu nào đó có thể giúp họ bắt chuyện được với phái đẹp.

Nhưng trong thực tế, chẳng có bất cứ từ ngữ nào như thế cả, vấn đề nằm ở những quy tắc quan trọng giúp bạn giao tiếp thành công với phái đẹp mà thôi.

Bước 1: Quan sát hành động của nàng

Giả sử tình huống bạn và nàng cùng đang xếp hàng chờ thanh toán tại siêu thị, nàng đang xếp đồ lên băng chuyền, bạn thấy nàng mua những gì? Hay nếu trong một quán ăn nhanh thì nàng đang ăn gì?

Đa số các chàng trai thường chỉ buột miệng nói một điều gì đó ngẫu nhiên nghĩ ra trong những tình huống như vậy và rõ ràng sẽ khiến các nàng chẳng hiểu gì cả, như vậy cuộc giao tiếp đã hỏng ngay từ khi khai mào.

nghe-thuat-bat-chuyen-voi-phai-dep

Bước hai: Hành động dựa trên những quan sát

Để có thể hành động sao cho phù hợp dựa trên những quan sát của mình, bạn cần biết cách gợi chuyện để cô ấy nói ra và “đánh” mạnh vào khía cạnh tình cảm. Chẳng hạn, nếu cô ấy gọi một cốc cà phê thứ hai thì hẳn đó đã có thể là chuyện để bạn bắt đầu.

Trong tình huống này, với một gã trai bình thường sẽ bắt chuyện bằng một câu hỏi giản đơn “Bạn thích cà phê hả?” và câu trả lời bạn nhận được sẽ là “có” hoặc “không”. Tuy nhiên, một người “lão luyện” hơn không hỏi thế, thay vì vậy, họ nhìn vào cô ấy và hỏi “Tối qua cô làm việc khuya quá hả?” hoặc “Hôm nay cô bận lắm sao?”.

Mục đích hướng tới của bạn là có thể hiểu thấu được suy nghĩ của cô ấy cũng như những dòng tâm trạng tại thời điểm đang nói chuyện. Cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu dựa được vào những điều cô ấy vừa trải qua. Phụ nữ rất dễ chia sẻ những điều đang diễn ra trong óc họ.

Bước 3: Lắng nghe cô ấy nói

Để cuộc trò chuyện với nàng trở nên sinh động và tạo mối liên hệ gắn bó với một người phụ nữ, bạn cần phải lắng nghe xem cô ấy nói gì. Nếu bạn chịu khó nghe, bạn sẽ dễ dàng biết được nên nói gì tiếp theo. Đây được gọi là cuộc trò chuyện có lý do.

Rất nhiều người chỉ chăm chăm nghĩ tới những gì định nói tiếp hoặc có sẵn một kịch bản trong đầu về những câu dự kiến nói. Đó không phải là cuộc trò chuyện mà chỉ là một kịch bản phim tồi mà thôi.

Chúng ta cùng xem xét một tình huống sau. Ở góc phố có một thiếu nữ đang đứng cạnh một chiếc vali, nhìn dáng điệu của cô, hiển nhiên ai cũng đoán được cô đang chờ ai tới đón để đi nghỉ cuối tuần đâu đó. Có hai chàng trai đi tới, họ thấy cô gái và hỏi: “Cô định đi đâu thế?” Cô gái trả lời, “Tôi đi New Jersey”. Ngay lập tức, một trong hai chàng trai bảo “New Jersey? Còn tôi là người Tampa”.

Rõ ràng đó không phải là cuộc trò chuyện. Chàng trai đang tự ý thay đổi chủ đề câu chuyện để nói về bản thân anh ta và chẳng quan tâm gì tới chuyến đi của cô gái cả. Đáng lẽ một câu đưa đẩy khác phù hợp hơn trong tình huống này phải là: “Cô định tới chỗ nào ở New Jersey?” Có thể cô gái sẽ trả lời và câu chuyện lại tiếp tục một cách nhẹ nhàng, duyên dáng.
Có thể thấy là nếu hai chàng trai kia không tự ý chuyển chủ đề cho biết họ là người Tampa thì rất có thể họ đã có một cuộc trò chuyện thật vui với nhau rồi.

Đàn ông thường hay phức tạp hoá vấn đề đôi khi chẳng vì lý do gì cả. Không có bất cứ từ ngữ kỳ diệu nào giúp bạn giao tiếp hiệu quả với phái đẹp nhưng trong thực tế, nếu bạn nói với họ như với những người bạn thân của bạn thì cuộc nói chuyện sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng. Do đó, để đạt được mục đích, bạn cần giữ tâm thế thật thoải mái và lắng nghe thật kỹ những gì đối phương nói.

(Theo Danong)

Ứng dụng phương pháp Montessori vào giáo dục mầm non tại Việt Nam

Gần đây, “phương pháp Montessori” hay “trường Montessori” là chủ đề đang được các bậc phụ huynh, nhất là các mẹ của những bé trong độ tuổi mầm non quan tâm bàn luận.

Phải chăng đây là một phương pháp giáo dục mới dành cho trẻ nhỏ và đang được du nhập vào Việt Nam?

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ – nhà giáo dục người Ý cùng tên, Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori không phải nhằm lấp đầy những chỗ khuyết của bé mà là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé.

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác trực quan sinh động với 5 môn học gồm: kỹ năng sống; cảm nhận qua các giác quan, ngôn ngữ, toán học, khoa học thường thức và văn hóa nghệ thuật Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao dựa vào khả năng thực của từng bé, đồng thời tạo không gian hứng thú trong lớp học. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó, mối liên kết giữa giáo viên – các bé – gia đình cần được trú trọng.

Motessori tại Việt Nam

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra. Trong khi đó, số lượng “trường Montessori” thực thụ ở Việt Nam, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessori chính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho những trường như vậy là rất cao, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên ngoài việc có bằng cấp chuyên môn (đại học) còn phải trải qua chương trình đào tạo và đạt chứng chỉ Montessori của hai tổ chức kể trên. Điều này cũng khiến học phí tại một trường như vậy luôn ở mức ngất ngưởng.

Lựa chọn nào cho các bậc phụ huynh?

Với cơ sở vật chất hiện đại của một trường mầm non quốc tế cùng những bộ giáo cụ được nhập từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori và nhiều giáo viên được đào tạo và có chứng chỉ giáo viên Montessori (do cộng đồng Montessori Mỹ cấp), có thể nói trường mẫu giáo Việt Mỹ (thuộc hệ thống trường Việt Mỹ VASS) đã tạo ra một môi trường giáo dục mầm non sát nhất với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Chương trình đào tạo của bậc mầm non tại VASS giúp phát triển toàn diện 5 mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

- Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Cảm nhận qua các giác quan: Giúp bé nhận thức thế giới xung quanh qua xúc giác, vị giác, khướu giác, thính giác và thị giác từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Ngôn ngữ: bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Toán học: phát triển tư duy khoa học của bé bằng cách sử dụng những vật cụ thể để khuyến khích các bé, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số, biết so sánh lớn bé, nặng nhẹ..

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Khoa học thường thức: thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé với những điều đầu tiên học được như: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào?

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Văn hóa nghệ thuật: giúp bé thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

Ngoài ra với những trò chơi phát triển vận động, dã ngoại giúp các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, dạn dĩ và rèn luyện tính đồng đội. Đây là những kỹ năng bước đầu nhưng rất quan trọng để rèn luyện tính cách và cách ứng xử cho các bé. Thời gian còn lại, các bé được học và thực hành theo chương trình đào tạo tiếng Anh.

Hội thảo “Áp dụng phương pháp Montessori tại trường mẫu giáo Việt Mỹ”

Vào lúc: 8h30 sáng ngày 31/3/2013.

Tại: 143 Nguyễn Văn Trôi, P.11, Q. Phú Nhuận – TPHCM.

- Quà tặng cho tất cả các bé và phụ huynh tham dự.

- Giảm 30% học phí khi ghi danh tại Hội thảo (áp dụng cho bé ghi danh lần đầu).

Đặt chỗ tham dự Hội thảo, quý phụ huynh vui lòng gọi (08) 3845 9111 hoặc email [email protected]

Chọn đúng độ tuổi để phát triển khả năng ngoại ngữ của con trẻ

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả bất ngờ rằng, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp thu và phát triển ngoại ngữ của trẻ nhỏ càng cao. Đặc biệt, giai đoạn từ 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi chính là lứa tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu việc học ngoại ngữ với hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với tiếng Anh.

Thật vậy, trong khoảng 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này giúp trẻ nắm bắt và sử dụng tiếng Anh, vàngôn ngữ mới sẽ được bé tiếp thu tự nhiên hơn khi khả năng nghe – nói và nhận biết đã bắt đầu hoàn thiện

Một vấn đề khác trẻ có thể gặp phải khi học tiếng Anh, đó là có sự khác biệt khá xa về đặc điểm phát âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt thanh sắc, cùng với tính chất địa phương khá mạnh trong tiếng Việt. Khi khả năng tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ nhất định, việc nghe và phát âm tiếng Anh của trẻ thường bị ảnh hưởng từ cách nghe – nói tiếng Việt, từ đó dẫn đến tình trạng phát âm không chuẩn và nghe không tốt. Bởi sự khác biệt ấy, những trẻ bắt đầu học tiếng Anh càng sớm càng có lợi thế hơn trong học tập. Thực tế cho thấy hầu hết những trẻ được học bắt đầu học tiếng Anh ở giai đoạn 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi đều có khả năng nghe và nói tự nhiên, trôi chảy và lưu loát. Đặc biệt, rất nhiều trong số đó là trẻ có thể phát âm chuẩn xác như người nói tiếng Anh bản ngữ.

Có thế khẳng định việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm với giáo viên bản ngữ là lựa chọn đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để việc học của trẻ đạt được kết quả như mong đợi thì “sớm” thôi vẫn chưa đủ. Chị Đỗ Ngọc Hương Xuân, đang làm việc tại một công ty tài chính ở quận 3, TP.HCM, chia sẻ: “Cháu lớn của mình đi học tiếng Anh từ lúc 4 tuổi. Ban đầu chọn khoá học cho con cũng gian nan lắm. Mình muốn chọn cho con một trung tâm có uy tín, chất lượng và quan trọng nhất là chương trình học, môi trường và phương pháp học tập… Đến giờ cháu nhà mình đã học tiếng Anh được nửa năm, bi bô tiếng Anh cũng kha khá rồi và lại sắp hoàn thành một cấp độ trong chương trình Jumpstart của Trung tâm Anh ngữ ILA đấy.”

Bằng kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong đào tạo tiếng Anh, ILA luôn dựa trên đặc điểm của từng nhóm học viên riêng biệt mà thiết kế nên chương trình giảng dạy kết hợp với phương pháp và môi trường để đảm bảo việc học tập đạt kết quả cao nhất về mọi mặt. Điển hình là trong chương trình ILA Jumpstart, với đối tượng học viên là các bé từ 2,5 đến 6 tuổi, thì chương trình học tập được thiết kế với tiêu chí cắt giảm mọi áp lực học tập. Quá trình học tập của bé được thiết kế tích hợp qua nhiều hoạt động và bài thực hành đa dạng, sinh động như múa hát, đọc truyện, tham gia trò chơi vận động, học tiếng Anh qua các hoạt động nghệ thuật thủ công, như múa rối với kịch bản mang tính giáo dục… Với các hoạt động hào hứng ngay tại lớp học, các bé sẽ nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ mới với tinh thần tích cực và chủ động nhất.

Thêm vào đó, ILA hiểu rằng những khoá học như ILA Jumpstart chính là những bước đầu tiên vô cùng quan trọng của các “học viên nhí” trên con đường học Anh ngữ. Vì vậy, với đội ngũ giảng viên bản ngữ chuyên nghiệp, có bằng cấp chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ILA luôn đảm bảo các học viên của mình được học tập với sự chuẩn xác nhất về phát âm của từ vựng và làm quen với thầy cô giáo bản xứ mà mỗi học viên được tiếp nhận và tiếp xúc.

Chị Hương Xuân cũng cho biết: “Cháu nhỏ nhà mình tháng sau là tròn 2 tuổi rưỡi. Vừa may ILA có thêm chương trình ILA Jumpstart mới dành cho bé 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Thế là vợ chồng mình không phải đắn đo lựa chọn nữa, quyết định đăng ký luôn cho cháu. Lần này thì mình hoàn toàn yên tâm.”

Để quý phụ huynh có cơ hội thấy được con em mình trải nghiệm môi trường học tiếng Anh với lứa tuổi rất sớm này, ILA có tổ chức những buổi học thử tại một số trung tâm của mình.

Phụ huynh vui lòng tham khảo lịch học tại www.ilavietnam.com hoặc liên hệ (08) 3521 8788 hoặc trung tâm ILA nào gần nhất.

Đặc biệt, đối với các bé từ 2,5 – 4 tuổi đăng ký tham gia khoá học mới trước ngày 31/03/2013 sẽ được nhận 20% học phí cùng với quà tặng balô và áo thun xinh xắn.

4 Yếu tố giúp bạn trò chuyện với người lạ

Sự tự tin, thái độ niềm nở, quan sát và lắng nghe là 4 yếu tố giúp bạn có một cuộc trò chuyện thành công.

Bắt đầu cuộc trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp đôi khi là điều rất khó khăn bởi trong phút giây ấy, bạn chẳng thể biết chắc chắn điều sắp nói ra có làm vừa lòng đối phương hay không. Trong trường hợp này, việc cần làm đầu tiên là xốc lại tinh thần, hài lòng với chính bạn để cảm thấy tự tin hơn.

Tự nhủ rằng những điều bạn sẽ nói không khiến người đối diện khó xử và lựa chọn một đề tài thích hợp. Bạn nên bắt đầu bằng một lời nhận xét nhẹ nhàng về ngoại hình của người ấy hoặc nói chuyện liên quan đến thời tiết đẹp. Luôn luôn cố gắng để bắt đầu một cuộc trò chuyện theo hướng tích cực sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn.

hen-ho

Ngoài ra, trước khi nói bất cứ điều gì, bạn nên mỉm cười để bản thân cảm thấy đỡ căng thẳng và người đối diện cũng dễ dàng mở lòng hơn. Trong khi nói, bạn có thể giúp đỡ người ấy hoàn thành công việc họ đang làm hoặc chủ động đề nghị họ giúp đỡ. Khi cùng làm một việc gì đó, tay chân sẽ không trở nên “thừa thãi” và khiến bạn lúng túng.

Bạn cũng cần chú ý tới độ tuổi và nghề nghiệp của người đối diện trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Nếu đó là một người trẻ tuổi, đừng nói về chính trị hay các vấn đề liên quan đến “nhân tình thế thái”. Thay vào đó, hãy đề cập đến một bộ phim đang hot, chuyện hẹn hò hay mối quan hệ với người lớn tuổi…

Lắng nghe là việc rất quan trọng trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào, cho dù bạn đang nói chuyện với người hoàn toàn xa lạ hay một người quen. Bạn cần tập trung lắng nghe những gì họ nói trước khi đưa ra nhận xét của riêng bạn. Nếu bạn không lắng nghe hoặc nghe một cách bập bõm, có thể khiến người khác nhàm chán và bỏ đi vì cho rằng bạn thiếu tôn trọng họ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chỉ biết nghe và chẳng nói gì cả. Trò chuyện là hoạt động tương tác hai chiều, do vậy, hãy tích cực bày tỏ quan điểm nếu trong tầm hiểu biết của bạn.

(Theo Ngoisao)

Bé nhà bạn nên xem ti vi như thế nào và trong bao lâu là đủ?

Những chương trình nào trẻ nên xem và xem thời gian trong bao lâu là hợp lý? Điều này phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi của trẻ đấy.

Trẻ có thể xem TV mà không có người lớn?

Không có gì là khủng khiếp nếu các phụ huynh vẫn đang ngủ và con bạn thì đang xem một đĩa phim hoạt hình hoặc các chương trình dành riêng cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên để mặc trẻ xem ti vi cả ngày mà nên thay thế bằng mọi hoạt động cần thiết khác trong ngày cho trẻ.

Bạn nên trực tiếp lựa chọn cho trẻ một vài chương trình ti vi phù hợp để cho trẻ xem. Điều này sẽ giúp trẻ lớn lên và tự học, nhận biết thế giới xung quanh bằng chính những chương trình TV phù hợp trẻ đang xem đấy.

Cha mẹ bé không nên để mặc trẻ xem ti vi cả ngày mà nên thay thế bằng mọi hoạt động cần thiết khác trong ngày cho trẻ

Những chương trình TV trẻ nên lựa chọn?

Trẻ em chỉ nên xem các chương trình truyền hình chất lượng cao, những chương trình được thực hiện chuyên nghiệp và phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho một đứa trẻ khi xem một bộ phim lành mạnh với cha mẹ hoặc ông bà. Vì khi xem cùng người lớn, người lớn có thể hướng dẫn trẻ cách tiếp thu và giúp nhận thức rõ hơn những bài học của trẻ từ phim ảnh.

Sẽ tốt hơn cho một đứa trẻ khi xem một bộ phim lành mạnh với cha mẹ hoặc ông bà. Vì khi xem cùng người lớn, người lớn có thể hướng dẫn trẻ cách tiếp thu và giúp nhận thức rõ hơn những bài học của trẻ từ phim ảnh.

Thay đổi các chương trình TV cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ trẻ nên sắp xếp thời gian trẻ sẽ được xem TV bao lâu trong một ngày hoặc tuần. Hãy giúp trẻ chọn một chương trình phù hợp cũng như một đĩa CD có nội dung phù hợp với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác trẻ là một người tham gia trực tiếp chứ không phải là một khán giả thụ động.

Hãy thay đổi, sắp xếp cho trẻ làm quen với các chương trình khác nhau trong mỗi 2-3 tuần. Bạn cũng nên tham gia thảo luận các chương trình cùng trẻ. Khi trẻ đã lớn hơn, trẻ có thể biết lựa chọn chương trình của mình và thảo luận về chương trình trẻ đang xem.

Hãy giúp trẻ chọn một chương trình phù hợp cũng như một đĩa CD có nội dung phù hợp với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác trẻ là một người tham gia trực tiếp chứ không phải là một khán giả thụ động.

Có nên giới hạn thời gian xem cố định cho trẻ?

Bạn không thể cứ xem ti vi cùng trẻ trong tất cả các thời gian vì bạn là người lớn còn phải làm nhiều việc khác nhau. Vì thế, hãy giới hạn một thời gian xem ti vi cố định cho trẻ là cách khôn ngoan nhất. Nếu trẻ vi phạm, bạn hãy sẵn sàng trừng phạt thẳng tay 1,2 lần để trẻ vào khuôn phép.

Phụ huynh có quyền cấm một số chương trình TV với trẻ?

Cha mẹ hoàn toàn có quyền cấm một số chương trình ti vi cho trẻ. Song có những chương trình TV hoặc có những điều người lớn có thể cho là hoàn toàn ngu ngốc, nhưng lại không ngốc nghếch tí nào với một đứa trẻ cả.

Cha mẹ hoàn toàn có quyền cấm một số chương trình ti vi cho trẻ. Song có những chương trình TV hoặc có những điều người lớn có thể cho là hoàn toàn ngu ngốc, nhưng lại không ngốc nghếch tí nào với một đứa trẻ cả

Cách tốt nhất là trước đó cha mẹ trẻ hãy dành thời gian xem chương trình này cùng với con và giải thích một cách chính xác những gì bạn thích và không thích trong chương trình này. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra một lý do thuyết phục hơn để cấm đoán một chương trình nào đó với trẻ.

Bên cạnh đó, sự tranh luận của bạn cũng sẽ giúp trẻ học được cách giải thích. Bằng cách này bạn sẽ giúp trẻ hình thành quan điểm riêng và khả năng duy tranh luận với nó.

Trẻ xem quảng cáo có lợi gì?

Hầu như tất cả trẻ em đều thích xem quảng cáo vì quảng cáo có nhiều nhịp điệu, âm nhạc, hình ảnh sống động.

Từ 3-4 tuổi, trẻ có thể dễ dàng nhận ra giai điệu của clip và biểu tượng một mặt hàng kinh doanh. Từ 7-8 tuổi, trẻ có thể hiểu được nhiệm vụ và cơ chế đặc biệt của quảng cáo. Điều quan trọng là các phụ huynh giải thích những gì con chưa hiểu trong quảng cáo đó.

Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh, quảng cáo là một nguyên nhân tốt để dạy một đứa trẻ những kiến thức đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế trong một cách thức và hình thức đơn giản dễ hiểu.

Trẻ em dưới 7-8 tuổi không nên xem các chương trình thông tin, đặc biệt là những sự kiện khủng khiếp, bi thảm và đau khổ.

Trẻ có nên xem các chương trình thông tin?

Tin tức trong ngày là một chương trình dành cho người lớn, cả về hình thức và chất lượng. Do đó, trẻ em dưới 7-8 tuổi không nên xem các chương trình thông tin, đặc biệt là những sự kiện khủng khiếp, bi thảm và đau khổ.

Hay khi cho trẻ xem các chương trình này phải cố gắng tạo ra một cảm giác an toàn cho trẻ như: ngồi gần trẻ, ôm trẻ vào lòng. Trong khi TV nói về những điều ấy, bạn có thể giải thích những gì đã xảy ra trên màn hình và những nỗ lực người ta đang làm để cứu nạn nhân.

Với những trẻ trong độ tuổi từ 4-10 tuổi, chỉ nên xem TV trung bình 2,5 giờ/ngày; Từ 11-14 tuổi, có thể cho trẻ xem 3h/ ngày.

Trẻ nên xem TV trong thời gian bao lâu là hợp lý?

Với những trẻ trong độ tuổi từ 4-10 tuổi, chỉ nên xem TV trung bình 2,5 giờ/ngày; Từ 11-14 tuổi, có thể cho trẻ xem 3h/ ngày.

Trên 15 tuổi, cho trẻ xem 4h/ngày. Các bé gái có thể cho phép xem thêm trung bình 0,5h so với các bé trai cùng tuổi.

Trẻ có nên xem những cảnh yêu đương, khiêu dâm và tình dục?

Phim ảnh khiêu dâm đòi hỏi sự trưởng thành về tình cảm và tình dục của trẻ. Do vậy lý tưởng nhất, trẻ em dưới 16 tuổi không nên xem các chương trình này.

Phim ảnh khiêu dâm đòi hỏi sự trưởng thành về tình cảm và tình dục của trẻ. Do vậy lý tưởng nhất, trẻ em dưới 16 tuổi không nên xem các chương trình này

Nếu một đứa trẻ bắt đầu đặt những câu hỏi hoặc nhầm lẫn một số cảnh tình yêu khi xem một bộ phim thì đây là một lý do chính đáng để bạn phải thảo luận về tình dục với trẻ…


Meo.vn (Theo phunutoday)

Những điểm bất lợi của ‘ti giả’

Các chuyên gia cho rằng, dùng núm vú cao su (ti giả) trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.

Lý do là vì:

- Lực hút sẽ khiến vi khuẩn từ miệng của bé vào các kênh hẹp giữa hai tai và cổ họng (ống eustachian) gây nhiễm trùng tai.

- Nếu em bé mút ti giả nhiều, nó có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của miệng. Điều này khiến các chất nhầy không thoát ra khỏi ống eustachian, dễ gây nhiễm trùng tai.

Nhưng nếu bạn phải nhờ đến “trợ thủ đắc lực” là “ti giả” thì bé mới ngủ ngon thì bạn nên hạn chế thời gian cho bé mút ti giả (chỉ cho phép lúc đi ngủ).

Ngoài ra, ti giả còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé theo những cách khác. Bé mút ti giả thường dễ bị nhiễm trùng ngực và rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân chính xác chưa được các chuyên gia làm sáng tỏ nhưng sử dụng ti giả có liên quan tới sự gia tăng: nôn mửa, sốt, tiêu chảy, đau bụng.

Ảnh minh họa

Những bé nghiện ti giả cũng ảnh hưởng tới phát triển răng. Điều này khiến các răng ở hàm trên và hàm dưới không khớp, đặc biệt nếu bé dùng ti giả cho đến khi 3 tuổi hoặc lâu hơn. Ti giả còn ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi những bé nghiện mút ti sẽ lười nói hoặc ngại tạo ra âm thanh.

Mút ti giả cũng ảnh hưởng tới mút ‘ti thật’

Không nên cho bé mút ti giả trước 6-8 tuần tuổi. Bởi vì, nếu cho bé làm quen với ti giả quá sớm thì bé sẽ quen với núm vú cao su của ti giả mà “e ngại” với ti mẹ thật. Bé sẽ khó khăn để chuyển đổi “chất liệu” từ ti giả sang ti mẹ. Đó là lý do khiến bé lười mút ti mẹ hơn.

Bạn cũng không biết khi nào bé khóc do đói hoặc khóc do đòi ti giả. Vì thế, bạn có thể bỏ lỡ các cữ bú cho bé vì tưởng bé muốn ngậm ti giả.

Ngực mẹ có thể không nhận đủ kích thích (do bé lười mút). Điều này khiến người mẹ tin là mình không đủ sữa nên không cho con bú đủ trong 6 tháng đầu đời.

Lưu ý nếu bé đang mút ti giả: Chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi muốn dỗ bé ngủ. Bằng cách này, bé sẽ không bỏ lỡ thời gian và cơ hội để mút ti thật.

Khoảng 6-12 tháng là thời điểm để bạn cai ti giả cho con. Càng cai sớm thì càng dễ.

Cần giữ ti giả luôn sạch sẽ (có thể khử trùng như cách bạn khử trùng bình sữa cho con). Kiểm tra ti giả thường xuyên để phát hiện những vết lõm, rách, hỏng có thể chứa vi trùng. Không nhúng ti giả vào đồ ăn ngọt như mật ong hay nước quả vì nó có thể làm bé sâu răng.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Giúp con bú bình

Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. NHưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Chọn bình sữa cho con

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Tập bú vào giờ nhất định

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức - kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Tội lỗi từ những cuộc săn tìm cảm xúc

Tôi yêu chồng. Nhưng tôi đang làm gì thế này? Để duy trì cuộc hôn nhân này, tôi đã phản bội anh không chỉ một lần.

19 tuổi tôi kết hôn, chồng tôi hơn tôi 20 tuổi. Yêu chồng bằng sự non dại của cái tuổi chưa trưởng thành hết, tôi còn nhiều mơ mộng và mong muốn. Anh đáp ứng đầy đủ mọi điều cho cuộc sống của tôi nhưng lại thiếu sự lãng mạn. Điều đó khiến cho tôi nhiều lúc cảm thấy buồn khổ vô hạn.

Tôi vẫn khóc thầm nhiều đêm chỉ vì làm chuyện ấy xong là anh lăn ra ngủ. Công việc của anh không bao giờ anh chia sẻ với tôi. Anh chu cấp cho tôi tiền bạc đủ để tôi không cần phải đi làm mà vẫn thừa tiền sắm đồ hiệu. Tưởng chừng như về vật chất tôi không bao giờ thiếu thốn. Chồng tôi nào có biết rằng, mỗi lúc cảm thấy nhàm chán cuộc sống, tôi lại đốt tiền cho những món đồ hiệu. Nhưng mua bao nhiêu cũng không đủ khiến tôi thoát khỏi cơn trầm cảm của cuộc sống gia đình.

Và rồi tôi tìm thấy giải pháp cho bản thân sau một lần say nắng với một cậu bạn cũ. Hôm ấy, tôi đang rất buồn vì sinh nhật tôi, chồng tôi lại đi công tác nước ngoài. Anh ấy bù đắp bằng việc rót vào tài khoản của tôi gần 30.000 USD để khỏa lấp việc không có anh ấy.

Tôi đi mua đủ thứ rồi về nhà đổ đống ra giường mà khóc. Cái tôi cần không phải những thứ này. Tôi khóc một trận đã đời rồi lên bar. Ở đó, tôi gặp lại cậu bạn cũ. Chính xác thì cậu ta từng là bạn trai của bạn thân tôi. Bây giờ họ đã bỏ nhau rồi.

Vừa thấy tôi, cậu ta gọi ngay. Tôi vào ngồi cùng và cũng quậy với mấy cô tiếp viên ở bàn cậu ấy. Tôi uống rất nhiều rượu và say khướt. Cậu ta đưa tôi về. Nhưng thay vì về nhà tôi, cậu ấy đưa tôi thẳng vào nhà nghỉ. Đêm đó, tôi và cậu ta làm những chuyện mà người ta hay làm khi vào nhà nghỉ với nhau. Mặc dù biết thừa cậu ta chỉ muốn lên giường với tôi thôi, song khi cậu ta vuốt tóc tôi và nói: “Anh yêu em từ hồi anh còn đang yêu bạn thân của em kìa!”. Tự nhiên tôi cảm động. Chính xác là thấy mình… có giá một chút. Chứ không phải là thứ đồ vứt đi của chồng.

Khi biết tôi sinh nhật hôm ấy, cậu ta đã gọi điện khuân về gà quay, pizza, rượu, nến, bánh sinh nhật. Tôi đã có một sinh nhật khá tuyệt vời trong nhà nghỉ. Cơn say nắng ấy khiến tôi như tiếp thêm năng lượng vậy. Tôi trở về nhà mà hân hoan. Cứ cười mỉm suốt. Nhưng tôi cũng không tiếp tục với cậu ta. Chỉ một đêm ấy thôi là đủ, tôi nghĩ vậy.

Chồng tôi về và nhận ra sự thay đổi của tôi. Anh ấy rất vui vì nghĩ rằng tôi đã tự biết thu xếp cuộc sống của mình. Nếu biết tôi đã ngủ cùng gã trai khác, chắc anh sẽ giết tôi mất. Cơn say nắng quả là có ích khi tôi được tiếp thêm sức sống mới. Tôi vẫn nghĩ rằng chỉ một lần như vậy thôi. Ấy thế mà tôi lại có lần thứ hai…

Đó là một lần tôi cãi nhau với chồng. Tôi quay trở lại quán bar định tìm cậu bạn trai cũ nhưng tôi đã không gặp. Tôi định gọi điện cho cậu ấy thì có một anh chàng khá bảnh chọe ra bắt chuyện làm quen với tôi. Tôi bỗng nảy ra một ý tưởng, tôi xưng một cái tên khác, địa chỉ khác, nhập vai một cô nàng đang làm ở một công ty nước ngoài, tôi diễn đạt đến nỗi cậu ta tin.

Và tất nhiên, đêm ấy rất thú vị. Cậu ta yêu tôi thực sự. Tôi biết điều ấy qua cách cậu nâng niu cơ thể tôi, mong muốn được đi cùng tôi sang Thái Lan công tác (tôi bốc phét cậu ấy là hôm sau tôi sẽ phải sang Thái Lan). Thú vị ở chỗ cậu ta yêu tôi, còn tôi chỉ có cảm giác đủ để vui vẻ. Sau lần đó, tôi biến mất. Tôi cũng đổi số điện thoại. Chồng tôi vẫn không hề hay biết.

Lần thứ 3, lại vẫn là cãi nhau với chồng. Lần này tôi trang điểm khác, ăn mặc cũng khác. Tôi mua một cái sim điện thoại mới. Chuẩn bị sẵn một lý lịch mới. Tất nhiên, không khó để kiếm một anh chàng đẹp trai lồng lộng để qua đêm. Cũng từ lúc đó, tôi bắt đầu chơi trò đánh số cho mỗi chàng trai của mình. Tôi lấy một thứ trên người anh ta, dán vào một cuốn sổ, ghi rõ tên, tuổi, số điện thoại giả cũng như lý lịch giả về tôi.

Cho đến lần thứ 6, phải, là lần thứ 6. Chỉ cách lần thứ 5 chưa đầy 2 tuần. Vẫn là lý do cãi nhau với chồng, tôi đến với anh chàng thứ 6. Hôm ấy, khi bước vào nhà nghỉ với anh chàng thứ 6 thì tôi gặp anh chàng thứ 2, cái anh chàng mà tôi nghĩ là yêu tôi thực sự. Anh ta đi cùng một cô gái bốc lửa. Cái cách anh ta chăm sóc cô nàng giống hệt cách anh ấy đã chăm sóc tôi. Điều ấy khiến tôi nghẹn lại. Tôi nhận ra anh ta chỉ là một gã tồi, chuyên đi lừa các cô gái để lên giường.

Và tôi bỗng nhận ra mình cũng không khác gì anh ta, tôi cũng đang đi dụ dỗ những chàng trai trẻ lên giường đấy thôi. Để lấp đầy những cảm xúc trống trải, để ăn chút cảm xúc mượn, để lừa mị bản thân mình. Sáu lần với sáu người đàn ông, tôi khác gì anh chàng kia?

Tôi bỏ chạy ra khỏi nhà nghỉ đó trước sự chưng hửng của cậu trai số 6. Tôi cứ thế chạy và khóc. Tôi không biết tôi nên làm gì nữa. Cuộc đi săn tìm cảm giác này rốt cục là sẽ đến bao giờ? Liệu có ai giúp tôi không? Hãy chỉ cho tôi cách vượt qua những cơn nhàm chán của hôn nhân mà không phải đi tìm cảm giác mới bên ngoài.

Meo.vn (Theo 2!Đẹp)

Nên cho trẻ sơ sinh đi dạo khi nào?

Trong vòng 3 đến 4 ngày đầu khi mới ở bệnh viện về, cha mẹ chú ý không nên cho trẻ đi dạo ngay mà phải để cho trẻ có thời gian làm quen dần với khung cảnh trong nhà.

Ảnh minh họa.

Sau đó, hàng ngày có thể đưa trẻ đi dạo khoảng 15-20 phút nếu trời ấm, rồi tăng dần lên 45-60 phút. Nếu ngoài đường trời lạnh, gió mạnh không nên cho trẻ đi dạo mà nên mở cửa sổ nhỏ trong vòng 10-15 phút để trẻ ngủ trong phòng.

Trẻ đang bú mẹ trước 6 tháng tuổi không nên cho ra bãi tắm tránh gió biển mạnh. Từ 6-12 tháng tuổi nếu có cho ra bãi biển cũng chỉ giới hạn trong khoảng 30-60 phút/ngày vào các giờ buổi sáng và buổi chiều. Đồng thời, cần phải có các điều kiện chống nắng cho trẻ khỏi bị tác động của ánh nắng mặt trời.

Trẻ từ 12-24 tháng có thể ra ngoài bãi tắm từ 1-2 giờ, trước 11 giờ sáng và sau 16 giờ chiều. Nếu da trẻ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên hạn chế cho trẻ ra ngoài nắng.

Không nên cho trẻ đang bú mẹ đi du lịch và ngủ cùng trong các lán, lều bạt du lịch. Đợi đến khi trẻ trên 5 tuổi có thể đi du lịch cùng người lớn vì lúc này chúng có thể ăn chung, thích nghi với sự thay đổi về mặt nhiệt độ môi trường tốt hơn.

Meo.vn (Theo Laodong)

Độ tuổi lý tưởng trẻ nên học ngoại ngữ?

Nhiều bậc phụ huynh muốn trang bị ngoại ngữ cho con, nhưng còn băn khoăn không biết nên cho con học ngoại ngữ từ lứa tuổi nào.....

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giỏi ngoại ngữ là một lợi thế. Nhiều phụ huynh muốn trang bị cho con vốn ngoại ngữ vững chắc, nhưng còn băn khoăn không biết nên cho con học ngoại ngữ từ lứa tuổi nào... hoặc chần chừ vì có thông tin rằng, trẻ học song ngữ sớm thường gặp khó khăn trong giao tiếp...

Độ tuổi lý tưởng để trẻ học ngôn ngữ thứ 2?

Ngôn ngữ thấm dần vào trẻ khi chúng nghe người khác nói chuyện và được nói chuyện với những người xung quanh.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ càng nhỏ tuổi thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ càng tốt. Giai đoạn học tập tốt nhất là từ 3 - 10 tuổi vì não phát triển tốt nhất trong 10 năm đầu tiên của cuộc đời, do đó việc dạy nhạc, ngôn ngữ và những kỹ năng cuộc sống khác sẽ dễ dàng hơn trong những năm tháng đầu đời này.

Nếu phụ huynh bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ một cách dễ dàng của trẻ ở lứa tuổi thiếu nhi thì quả là một sự lãng phí lớn.

Tuy nhiên với những năm tháng đầu đời của trẻ (dưới 3 tuổi), ưu tiên số 1 vẫn là việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo các chuyên gia giáo dục, khi trẻ từ 3 - 5 tuổi, các bậc phụ huynh đã có thể nghĩ tới việc dạy ngoại ngữ cho con, nhưng không nên gò ép chúng vào những giờ học cứng nhắc. Trong việc học ngoại ngữ ở giai đoạn này thì việc nuôi dưỡng hứng thú cho trẻ là điều quan trọng nhất.

Nếu phụ huynh quyết định cho con đi học ngoại ngữ ngay từ lứa tuổi này, thì cần phải tìm nơi hội tụ các điều kiện thích hợp như: chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, thời gian học đều đặn, trình độ ngoại ngữ và sư phạm của giáo viên tốt...


Thời gian để trẻ học ngôn ngữ thứ 2?

Khả năng vận dụng ngôn ngữ thứ 2 một cách trôi chảy phụ thuộc và môi trường, nhận thức và tiếp thu của mỗi trẻ.

Vì vậy, nếu trẻ không đạt được như mong đợi của bạn từ những ngày đầu tiên thì bạn cũng không nên quá thất vọng mà ép trẻ học cật lực. Trẻ cần thời gian làm quen và bắt nhịp với ngôn ngữ mới trong một vài tuần, thậm chí hơn nữa mới có thể nắm bắt được.

Trẻ học song ngữ có khả năng giao tiếp hơn những trẻ khác?

Một số trẻ có khả năng giao tiếp tốt trước khi học ngôn ngữ thứ 2, một số khác thì sau đó. Điều này hoàn toàn không liên quan đến việc trẻ học ngôn ngữ thứ 2. Khả năng đó là vốn có trong mỗi đứa trẻ cũng như màu tóc hay màu mắt…

Trẻ học song ngữ biết ít từ vựng hơn trẻ khác?

Trẻ em song ngữ hoàn toàn có thể có vốn từ vựng tốt ở cả 2 ngôn ngữ (mặc dù thường là nhiều hơn ở ngôn ngữ được kiểm soát tốt hơn). Trẻ tiếp cận cả 2 ngôn ngữ và bỏ qua việc ưu tiên thứ hạng, chính vì vậy, trẻ sẽ học được vốn từ vựng phong phú nếu chúng có đam mê với ngôn ngữ mới.

Trẻ học song ngữ dễ bị nói lắp, mắc chứng khó đọc và gặp thất bại nhiều hơn ở trường học?

Điều này là hoàn toàn vô lý. Trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ mới, trẻ sẽ trải qua giai đoạn pha trộn ngôn ngữ nên có thể trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt. nhưng đây không phải là dấu hiệu của chứng khó diễn đạt hay khó đọc. Theo thời gian và sự hiểu biết rõ hơn về ngôn ngữ, những sai sót đó sẽ bị xóa bỏ.

Meo.vn (Theo Eva)