Lưu trữ cho từ khóa: lá trầu không

Bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc.

Trầu không còn được gọi là trầu, thược tương, bà con Buôn Mê Thuột gọi là hrùe êhang. Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 – 13cm, rộng 4,5 – 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.

bai-thuoc-chua-benh-tu-la-trau-khong

Lá trầu không có tác dụng chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Lương y Hữu Đức

Theo Suckhoedoisong.vn

Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không

Mọi người chỉ biết đến lá trầu không để cho các bà ăn trầu chứ ít ai biết đến tác dụng chữa bệnh của nó.

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tính chất dược học. Cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu trong lá trầu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

Cùng tìm hiểu tác dụng của lá trầu không:

Trị nấm vùng kín

Rửa sạch lá trầu không còn tươi, rồi vò ra cho vào một cái bát có nắp đậy hoặc ấm hãm trà cũng được, cho thêm một ít muối vào cùng. Tiếp đó cho nước sôi vào, càng nóng càng tốt. Để chừng 15-30 phút rót ra chậu sạch sẽ chuyên dùng để vệ sinh. Nếu nước trầu không mà nguội rồi thì cho thêm ít nước nóng vào cho ấm. Lấy nước đó để vệ sinh vùng kín.

Có thể dùng nước trầu không vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày khi đang bị nấm ngứa.

tac-dung-chua-benh-cua-la-trau-khong

Hỗ trợ điều trị bệnh về phổi

Khi bị bệnh phổi ngoài điều trị thuốc nếu thấy ho và khó thở thì lấy lá trầu tẩm dầu mù tạt hơ ấm đặt lên ngực day nhẹ sẽ dễ chịu, đỡ ho.

Chống viêm nhiễm, rửa vết thương

Vắt nước cốt lá trầu rửa vết thương rồi dùng lá trầu sạch phủ lên, băng lại sau 2 ngày vết thương sẽ kín miệng.

Trị bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ lửa nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu sau đó đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Đánh gió trị cảm cúm

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.

Xông mắt

Khi bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc), lẹo hãy lấy 3 lá trầu không, 5-10 lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần. Chú ý điều chỉnh độ nóng của nước xông nếu không sẽ bị bỏng hơi.

(Theo TTVN)

Quan niệm sai lầm về ăn trầu

Trong dân gian xưa nay vẫn còn nhiều người cho rằng ăn trầu thường xuyên sẽ làm chắc răng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị huyết áp, tim mạch... những quan niệm này liệu có đúng?

Những người ăn hơn 20 miếng trầu mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư yết hầu và thanh quản cao hơn. Ảnh: MickRo

Tập tục ăn trầu có từ thời vua Hùng dựng nước, bắt nguồn từ sự tích rất đỗi cảm động về tình nghĩa anh em Tân và Lang. Do một hiểu lầm nhỏ mà người em bỏ nhà ra đi rồi biến thành tảng đá vôi, người anh thương nhớ đi tìm đến kiệt sức biến thành cây cau che mát tảng đá vôi. Đến lượt người vợ đi tìm chồng, kiệt sức đã ngã xuống biến thành dây trầu quấn quýt gốc cau. Cho đến nay, trầu cau vẫn là thành phần không thể thiếu trong lễ nghi cưới hỏi của người Việt nam và “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Trong miếng trầu có gì?

Tuỳ địa phương, thành phần miếng trầu có thể thay đổi ít nhiều, nhưng thường là một miếng cau chẻ nhỏ, gói trong lá trầu không tươi xanh có quết một chút vôi. Khi nhai, ba loại nguyên liệu này quyện lẫn vào nhau, tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng pha trộn giữa trầu với cau và vôi, làm người nhai thấy say say, lâng lâng. Có lẽ vì thế mà vừa nhai trầu vừa nói chuyện, giúp người ta cảm thấy tự tin, giao tiếp trôi chảy hơn. Theo đông y:

Lá trầu không: danh pháp khoa học là Piper betle, có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ đờm, trừ phong thấp. Dùng nước sắc lá trầu để điều trị các chứng đau nhức khớp, rối loạn tiêu hoá, vết thương ngoài da, viêm răng, viêm lợi,… Dùng lá trầu xông hơi cũng có hiệu quả tốt với chứng đau đầu, nghẹt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp. Thành phần chủ yếu của lá trầu là tinh dầu (1,7 – 2%), chứa các hợp chất phenol kháng khuẩn mạnh. Trong đó, hydroxychavicol có khả năng giảm nguy cơ ung thư miệng, eugenol có hiệu quả với chứng đau răng, viêm lợi.

Cau: danh pháp khoa học là Arecae catechu, dùng ăn trầu có thể là cau non (dùng cả hạt và vỏ) hoặc cau già (chỉ dùng hạt). Hạt cau có tên gọi là binh lang, tân lang... vị đắng chát, tính ấm, dùng kháng khuẩn, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Nước sắc hạt cau có tác dụng tẩy giun sán, chữa kiết lỵ, viêm ruột, khó tiêu, đầy trướng. Thành phần chủ yếu của hạt cau non là tannin (70%), tỷ lệ này giảm còn khoảng 15 – 20% ở hạt già, alkaloid chiếm khoảng 0,4%, chủ yếu là arecolin và arecaodine có thể gây ra những biến đổi trên DNA, gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào lympho của máu ngoại biên cũng như các tế bào có nhân nhỏ trong số các tế bào sừng bong ra khỏi niêm mạc miệng. Người ăn cau khô có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao hơn người ăn cau tươi năm lần.

Vôi: vôi dùng ăn trầu là loại đã tôi với nước (Ca(OH)2, canxi hydroxid), dạng bột nhão, có tác dụng kháng khuẩn để điều trị sâu răng. Vai trò kháng khuẩn liên quan đến tính kiềm mạnh của ion hydroxid, dẫn đến thay đổi pH khoang miệng, yếu tố bất lợi cho sự tồn tại của vi khuẩn. Dùng quá liều canxi hydroxid có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm: khó thở, chảy máu trong, hạ huyết áp, liệt cơ xương, tăng pH máu,… Ăn trầu với lượng vôi cao có thể đưa đến bỏng rộp niêm mạc miệng.

Coi chừng vướng ung thư!

Nhiều người có quan niệm rằng nhai trầu giúp răng miệng thơm, sạch, là một biện pháp vệ sinh răng miệng thay thế cho chải răng, đồng thời còn giúp phòng trị một số bệnh. Đây là những suy nghĩ sai lầm. Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Báo cáo của cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer – IARC) cho thấy ăn trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần, nếu ăn kèm với thuốc lào tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa (9,9 lần). Những người ăn hơn 20 miếng trầu mỗi ngày hoặc có thói quen nuốt nước trầu sẽ có nguy cơ mắc ung thư yết hầu và thanh quản cao hơn. Chưa kể, lâu ngày vôi răng tích tụ nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virút phát triển.

Các chứng cứ khoa học thu được từ những nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy ăn trầu nhiều không có lợi cho sức khoẻ, có nguy cơ gây ung thư miệng cao nếu sử dụng thường xuyên. Vì thế, mặc dù đây là một tập tục có ý nghĩa nhân văn và lịch sử dân tộc nhưng để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, không nên duy trì thói quen này.

TS.DS Nguyễn Phương Dung
Trưởng bộ môn bào chế,khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM

Meo.vn (Theo SGTT)

Cách chữa trị nước ‘ăn’ chân?

Bạn đọc địa chỉ mail hoangviet…@hotmail.com hỏi: Quê tôi mấy ngày qua chìm trong lũ. Cả làng, thậm chí cả huyện đều bị nước “ăn” chân ở các mức độ khác nhau. Nước đã rút nhưng vẫn còn di chứng. Xin hỏi, làm thế nào để chữa trị?

Trả lời:

Mùa lũ, nước ăn chân là căn bệnh phổ biến. Hiện tượng là các kẽ ngón chân ngứa ghê gớm, nước vàng chảy ra có mùi hôi. Hiện tượng gọi là nước “ăn” chân ấy về thực chất là bệnh nấm kẽ chân, gây ra do tiếp xúc với nguồn nước bẩn chứa phân người và gia súc, lá cây mục nát, xác súc vật chết… Khi không phải mùa lũ lụt, bệnh này vẫn có thể gặp ở người mồ hôi chân nhiều, rối loạn hệ thần kinh thực vật, giày dép chật làm xước da, mang giày kín thường xuyên…

 

Bệnh nước ăn chân thường xuyên xuất hiện ở những vùng lũ. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Quan sát bệnh nước “ăn” chân, ta thấy các kẽ ngón chân có các vết nứt (nhất là kẽ ngón 3 và 4), da trắng bợt, rất ngứa. Ngoài biểu hiện ở kẽ ngón chân, còn có ở những nơi khác: bong vẩy ở từng đám nhỏ, phát triển ở đầu ngón chân hay lòng bàn chân những mụn nước nhỏ, liên kết với nhau thành bọc lớn, ngứa và đau, gây lở loét, có thể bội nhiễm sinh mủ, kèm cả viêm móng.

Để tránh nước “ăn” chân, trước hết phải có nguồn nước sạch để rửa sau mỗi lần lội nước. Đặc biệt buổi tối phải rửa kỹ và lau khô các kẽ chân. Nếu cẩn thận, có thể ngâm chân chừng 10 phút trong nước lá chè (lá già, không dùng để uống), nước lá ổi, vỏ cây ổi, vỏ câybạch đàn, tràm…

Trong dân gian, để trị nước “ăn” chân, mỗi ngày nên ngâm chân 2 lần, mỗi lần 20 phút với một trong các thứ nước sau:

- các loại nước sắc nói trên, nhưng sắc đậm hơn, có pha 5% muối ăn.

- nước phèn chua bão hoà (một cục phèn chua bằng quả trứng trong 1lít nước sôi).

- lấy lá cỏ mực (nhọ nồi), muồng trâu, muồng ngủ giã nát, thêm một chén nước vắt lấy nước cốt bôi vào kẽ chân mỗi ngày vài lần.

- lấy lá trầu không hoặc búp ổi vò nát, sát nhẹ vào các ngón chân.

Còn theo Tây y, bôi các thuốc trị nấm như:

- Trosyd (Thioconazol) cream 1%, bôi 1-2lần/ngày trong 4 đến 6 tuần cho khỏi hẳn.

- Sporiline 1lần/ngày trong 6 tháng.

Có thể dùng thêm những loại thuốc uống để hỗ trợ, nhưng việc uống thuốc phải thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Meo.vn (Theo VNN)

công dụng của lá trầu không

Lá trầu không “đủ sức” để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa… bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường,  điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bệnh đái dắt

Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Suy nhược thần kinh

Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau đầu

Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.

Các bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.

Táo bón

Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Đau họng

Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Chống viêm nhiễm

Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.

Làm lành vết thương

Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Giảm đau lưng

Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.

Bị tắc sữa

Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.

Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi…

Các công dụng khác

Trầu không có tác dụng tăng sinh lực, làm sạch răng và làm ngọt miệng.

Theo Dân Trí

Chữa nấm da chân

Với đôi chân thì căn bệnh nấm da chân luôn đe doạ mỗi mùa mưa. Làm sao để phòng tránh và chữa trị hiệu quả nhất căn bệnh này?

1. Nấm da chân là gì?

Cũng có nơi gọi nấm da chân là nước ăn chân. Dù được gọi là gì thì biểu hiện của bệnh thường là: Da chân nứt, đặc biệt ở các kẽ ngón chân có thể có vảy, đôi khi còn có những nốt phồng chứa dịch. Da chân đỏ, ngứa ngáy và lở loét.

2. Nguyên nhân:

Thực ra đây là căn bệnh có thể xuất hiện quanh năm với những người đôi chân thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc những người đi tất giày lâu ngày.

Còn nguy hiểm hơn khi nấm da chân là căn bệnh có thể truyền trực tiếp giữa các vùng da do tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh hoặc do tiếp xúc gián tiếp trên sàn  nhà, chiếu chăn…

3. Phòng ngừa:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, không đi giầy tất nhiều ngày đặc biệt không đi giầy tất khi ẩm ướt. Sau khi phải lội nước, cần rửa chân thật sạch và kì kĩ rồi lau khô bằng khăn sạch.

Khi có dấu hiệu ngứa đỏ, không được gãi, không dùng móng tay sắc và bẩn để gãi sẽ gây xây xước và nhiễm khuẩn.

4. Chữa trị

Đây là căn bệnh dễ chữa. Trong dân gian đã có nhiều bài học thuốc đơn giản, dễ làm và rất hiệu quả để chữa nấm da chân như sau:

Khi mới nhiễm bệnh:

Có thể dùng một trong những loại thuốc rửa chân sau đây:

1. Lấy lá trầu không, vò mát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân.

2. Nấu nước lá lốt xông chân, rồi ngâm rửa chân.

3. Nấu nước kim ngân đặc rửa chân.

4. Lấy búp ổi (hoặc lá muớp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Khi bệnh nặng hơn: có thể dùng các bài thuốc.

1. Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

2. Lấy 20g phèn chua, 100g hoàng đằng, để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chảy ra cho đến khi thấy phèn trắng khô, đem ra tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột.

3. Một nắm thân và lá cây nghể răm (răm nước, thuỷ liễu), nước vừa đủ, đun sôi, lấy nước ngâm chân, bã xát vào tổn thương.

4. Lá trầu không 8g (thái nhỏ), lá ráy 50g (thái nhỏ) đổ nước ngập đủ thuốc, đun sôi, bắc ra để nguội. Rửa sạch chân, lau khô rồi ngâm vào thuốc.

Nếu có mụn nước thì lấy kim sạch chọc vỡ mụn nước ra. Có thể dùng miconazale (dạng bột, kem) 2%; ketoconazol dạng kem 1% để bôi ngoài.

Theo Mỹ phẩm

Chữa chốc đầu cho trẻ em

Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu.

Chốc đầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi. Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở thiếu sạch sẽ. Biểu hiện là da đầu mọc nhiều mụn lở, thường có mủ và viêm loét kéo dài làm cho trẻ bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, chậm lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng viêm cầu thận.

Có thể chữa trị chốc đầu bằng những bài thuốc đơn giản sau:

Bồ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng lá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bồ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi.

Rau má 20 g, bồ công anh 16 g, kim ngân hoa 16 g, hạ khô thảo 12 g, hoa kinh giới 12 g. Sắc kỹ, uống thay nước hằng ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

Chân gà tươi đốt tồn tính 4 cái, phèn 8 g, hoàng cầm 10 g, hoàng bá 10 g, đại hoàng 10 g. Cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ lở. Mỗi ngày 1 lần.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Phương thuốc chữa trị các chứng bỏng

Có thể dùng các loại củ quả, lá cây rất thông dụng để chữa bỏng, như dưa chuột, lá trầu không, cây khoai nước. Dưới đây là cách chữa trị.

Gạo tẻ:

Nếu bị bỏng lấy cơm nguội phơi khô, sao lên, tán thành bột nhỏ mịn, hoà lẫn vào nước cơm xoa lên vết bỏng (phỏng) thấy khô lại xoa tiếp. Thấy da bị lột lấy bột cơm khô rắc lên rất mau lành.

Lá rau diếp:

Khi bị bỏng - hoặc sưng tấy, lấy dầu mè (vừng) nấu chín vài lá rau diếp - bỏ ra cho bớt nóng rồi đắp lên chỗ sưng, để nguội hẳn, đắp lên chỗ bị bỏng rất công dụng.

Lá trầu không:

Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch giã nát hoà với rượu - hoặc mỡ nước (mỡ lợn) nhẹ nhàng đắp lên chỗ bị bỏng rất mau lành.

+ Hoặc lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, nhai kỹ, ngậm nước phun vào vết bỏng hết đau rát mà không phỏng da, rất công dụng. Nếu trẻ nhỏ không tự làm được thì cha mẹ nhai và đắp cho trẻ.

Lá trắc bách diệp:

Lấy một nắm lá trắc bách diệp rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bỏng, rịt nhẹ lại - Khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

Lá mướp:

Lấy 1 nắm lá mướp rửa sạch, giã nhuyễn -Đắp vào chỗ bỏng, rất công dụng.

Cây khoai nước:

Củ và lá khoai nước rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào vết bỏng.

Quả dưa chuột:

Hái dưa chuột vào ngày Tết Đoan Ngọ (5-5) để vào trong bình, trát kín miệng để ở nơi thoáng mát - dùng dần.

Khi bị bỏng giã nát dưa hoà với nước - hoặc dầu mè (vừng) xoa vào chỗ bỏng.

Theo Nhân Dân

Chắp và lẹo

Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Chắp là tình trạng viêm mạn tính của tuyến Meibomius. Triệu chứng: bệnh nhân thấy xuất hiện một cục nhỏ như hạt đỗ rắn và không di động theo da, sờ nắn rõ. Tổn thương nằm xa bờ mi, không sưng, không đỏ, không đau, không lên mủ. Nếu bị bội nhiễm, cục viêm sẽ hóa mủ.

Lẹo là tổn thương viêm cấp của tuyến Zeiss bị áp xe hóa nằm ngay ở chân lông mi, với những tính chất khác hẳn chắp.

- Triệu chứng điển hình của viêm cấp tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau và tiến triển nhanh. Có khi sưng ít, nhưng thường sưng to cả mi mắt.

- Lẹo ở sát ngay bờ mi và dính chặt vào da mi. Sau 3-4 ngày lẹo làm mủ rồi vỡ. Tổn thương hay tái phát hết mi này sang mi kia.

Xử trí: Do tổn thương bệnh lý khác nhau nên phương pháp xử trí hai bệnh này cũng khác nhau.

Chắp: - Nếu tổn thương bé thì không cần can thiệp.

- Nếu tổn thương lớn quá hoặc đã bội nhiễm hóa mủ thì cần rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm. Do tổn thương mạn tính nên thường tổ chức xơ phát triển, cần chú ý nạo kỹ cả vỏ xơ của tổn thương để tránh tái phát.

Lẹo: - Khi mới xuất hiện (chưa tạo mủ) thì điều trị bảo tồn: dùng thuốc khác sinh (uống hoặc viêm).

- Khi đã tạo mủ cần rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm. Sau thủ thuật cần băng bất động mi mắt 1-2 ngày.

- Để phòng ngừa bệnh này cần chú ý giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm, rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch natri clorit 0,9%. Có thể bôi một lượt mỏng mỡ kháng sinh (mỡ tetracilin 1%) hàng ngày vào bờ mi.

Đông y điều trị chắp, lẹo thường dùng một số phương pháp sau:

- Xông mắt bằng cách lấy lá trầu không giã nát, cho vào một cốc nước nóng và đưa miệng cốc đến gần mắt bị tổn thương, cách khoảng 10 cm.

- Châm: Châm và nặn máu ở huyệt Phế du.

Chú ý không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Bác sĩ Kiều Minh, Sức khoẻ và Đời sống

Những tin tức liên quan

Hỏng “lá nho” vì vệ sinh “lệch chuẩn”

Lấy chồng được 2 năm nhưng Hà (28 tuổi, Thái Bình) vẫn chưa có con. Đi khám, bác sĩ cho biết cô bị tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh. Nguyên nhân chỉ vì cô thường xuyên dùng vòi nước xịt rửa âm đạo.

Sau mỗi lần quan hệ, đi vệ sinh Hà đều dùng vòi xịt nước xối thẳng vào vùng âm đạo để rửa trôi hết vi khuẩn. Vì cô nghĩ như thế là sạch nhất, bằng chứng là cô chưa từng thấy ngứa ngáy hay viêm nhiễm ở bên ngoài.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (18/178 Thái Hà, Hà Nội), dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại. "Vi khuẩn vô tình đã bị đẩy ngược lên trên vào tử cung. Trường hợp của Hà, bên ngoài rất sạch sẽ, không hề bị viêm nhiễm nhưng tử cung lại bị viêm loét, tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh", bác sĩ Dung cho biết.

Hỏng "lá nho" vì vệ sinh "lệch chuẩn", Y tế - thiết bị,

(Ảnh minh họa)

Có chị em lại có thói quen dùng khăn ướt lau sau khi đi vệ sinh mà không biết rằng đây cũng là một nguyên nhân gây nấm. Nga (20 tuổi, Hà Nội) cho biết cô hay bị nấm, mặc dù đã đi chữa rất nhiều nơi. Cứ đi khám, bôi thuốc chữa khỏi được một thời gian lại bị.

"Mỗi lần bị như thế ngứa ngáy khó chịu, nhiều khi chỗ đấy đỏ lên, đau rát. Mà có phải tại lười vệ sinh đâu, sau mỗi lần đi ngoài, tôi đều lấy khăn ướt lau thật sạch", cô nói.

Theo bác sĩ Dung, nhiều chị em cũng có cách nghĩ như Nga, cho rằng dành riêng một chiếc khăn sạch để lau vùng âm đạo là sạch nhất. Nhưng khăn lại không được giặt thường xuyên, nhiều khi một tuần mới giặt một lần, không phơi ra ngoài nắng, mà lúc nào cũng để trong nhà vệ sinh. Chính điều kiện ẩm ướt như vậy là môi trường vi khuẩn dễ sống nhất, là nguồn lây lan nấm.

"Vì thế nhiều chị em hay bị nấm mà không hiểu vì sao. Đặc biệt là trẻ em 6,7 tuổi dễ bị nấm tái phát vì da vẫn còn mỏng. Nếu thích dùng khăn ướt để lau, chị em nên thường xuyên giặt khăn sạch, phơi ra nắng để diệt vi khuẩn", bác sĩ Dung nói.

Cũng theo bác sĩ, việc vệ sinh vùng kín tưởng là đơn giản, ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều khi cách chị em áp dụng nghĩ là sạch nhất nhưng thực tế lại là nguồn gây viêm nhiễm. Đơn giản như việc dùng nước rửa vùng âm đạo, nhiều người pha nước muối loãng hoặc ngâm nước lá trầu không để rửa vốn rất khoa học, nhưng lại biến nó thành phản khoa học chính vì cách vệ sinh này.

Thay vì lấy nước ra rửa từ từ vùng kín, chị em lại ngâm cả cửa mình vào trong chậu để rửa. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn rất sẵn ở hậu môn có thể lan vào nước và tấn công lại vùng kín.

Ngoài ra, một số chị em hay dùng xà bông để rửa, tuy nhiên không nên dùng quá thường xuyên. Vì xà bông có tính chất rửa mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển.

Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, để phòng tránh bệnh phụ khoa chị em nên vệ sinh âm đạo đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần, và đặc biệt hình thành thói quen rửa âm đạo sau mỗi khi đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi chùi giấy vệ sinh bạn phải chùi từ đằng trước ra sau, tránh chùi ngược lại.

Theo 24h.com.vn