Lưu trữ cho từ khóa: Lá lốt

Bài thuốc trị các bệnh về khớp từ cây cỏ trong vườn nhà

Từ lâu, các loại cây cỏ được đông y xem là thảo dược trong điều trị nhiều căn bệnh, tuy nhiên ít người biết xung quanh vườn nhà mình lại có nhiều loại “cây nhà lá vườn” lại có công dụng làm giảm các cơn đau, kháng viêm do bệnh khớp gây ra.

Dưới đây là những nhóm cây cỏ trong vườn nhà có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh xương khớp mà bạn không biết.

- Lá lốt, phòng phong, quế chi, tế tân, độc hoạt, bạch chỉ, ngã gia bì, xuyên khung..là các loại thảo dược có chứa tinh dầu, có tác dụng giảm các cơn đau do xương khớp.

- Các loại thảo dược trong vườn nhà có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy hiệu quả có thể kể tới như ngưu tất, cốt toái bổ, tang ký sinh, cỏ xước. Bên trong các loại thảo dược này có chứa saponosid, thành phần kháng viêm tương tự như corticoid

- Sài đất, kin ngâm nổi bật với thành phần flavonoid bên trong cho tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy. Các loại rau củ quả nho, việt quất, dâu tằm..lại chứa nhiều các chống chống oxy hóa tiêu diệt các gốc tự do, hỗ trợ điều trị và giảm đau các cơn đau do viêm khớp, thoái hóa và thấp khớp.

- Vừa bổ sung canxi cho cơ thể lại có tác dụng giảm viêm, tăng sức đề kháng, các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, beta carotene và vitamin C dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà mỗi người như đu đủ, cam, cà rốt, cà chua, khoai lang..

Bài thuốc trị các bệnh liên quan tới xương khớp

Các bài thuốc dưới đây, giúp điều trị các căn bệnh liên quan tới xương khớp hiệu quả xuất phát từ các loại cây cỏ có trong vườn nhà. Cũng có thể tìm thấy các loại thảo dược này tại các nhà thuốc đông y, y học cổ truyền.

Bài thuốc chữa thấp khớp

Lấy mỗi thứ 300gr, cà gai leo, thiên niên kiện, thổ phục linh, cỏ xước. Kết hợp với 800gr lá lốt, 100gr quế chi.

Đem tất cả các loại thảo dược này phơi khô vài nắng, sau đó thái nhỏ hoặc ngâm từ 7-10 ngày trong bình chứa sẵn 5 lít rượu.

Dung dịch sau khi ngâm có tác dụng tốt trong điều trị căn bệnh thấp khớp kinh niên ở người lớn tuổi, 2 lần/ngày mỗi lần uống 30ml.

bai-thuoc-tri-cac-benh-ve-khop-tu-cay-co-trong-vuon-nha

Cỏ xước

Nam ngưu tất là tên gọi khác của cỏ xước, loại cỏ hoang mọc nhiều tại các vùng đồi núi, không chỉ được đồng bào dân tộc dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh mà tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, đau nhức khớp còn được đông y biết đến từ lâu đời.

Cả cây và rể của cỏ xước đều sử dụng được trong các bệnh xương khớp, sắc thành thuốc, người bệnh mỗi ngày chỉ cần sử dụng 10-16ml nước cỏ xước đã sắc sẽ cho tác dụng kháng viêm, giảm đau gối, đau lưng rõ rệt.

Lá lốt

Lá lốt được biết đến là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon, dễ tìm thấy ở vườn nhà tại vùng nông thôn.

Lá lốt còn là một loại thảo dược trong điều trị tê nhức chân tay, đau lưng, thấp khớp hiệu quả. Lấy hỗn hợp lá lốt, rễ cỏ xước, cốt khí củ và dây đau xương sắc thành thuốc, cho người bệnh uống ngày 8-12ml rất tốt cho bệnh nhân mắc các căn bệnh như trên.

Ngoài ra ngâm chân trong nước lá lốt nấu cũng là một giải pháp hoàn hảo hỗ trợ điều trị bệnh và tốt cho người đổ nhiều mồ hôi tay chân.

Giảm sưng tấy với thổ phục linh

Thổ phục linh chữa được nhiều bệnh như thấp khớp, tay chân phù nề do viêm khớp hành hạ, co quắp chân tay..

Bài thuốc áp dụng hiệu quả khi kết hợp 20gr phục linh với các loại thảo dược như 8gr thiên niên kiện, đương quy đều, 10gr cốt toái bổ, 6gr bạch chỉ. Sắc thành nước uống hoặc ngâm với rượu bóp tay chân đều tốt.

bai-thuoc-tri-cac-benh-ve-khop-tu-cay-co-trong-vuon-nha

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là loại cây cỏ hoang mọc khắp nơi nhưng lại có tác dụng tuyệt vời như một loại thảo dược trị phong thấp, kháng viêm hiệu quả. Sắc thành thuốc, uống khoảng 6-2ml thuốc mỗi ngày, kiêng trì áp dụng cho đến khi giảm hẳn các cơn đau.

Ngũ gia bì

Ngũ gia bì dùng trong đông y điều trị các bệnh về khớp rất hiệu quả, toàn bộ các bộ phận của cây đều sử dụng được, ngâm rượu hoặc sắc thành dạng nước cho người bệnh sử dụng giảm đau nhức xương khớp đều tốt.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

Hến xào lá lốt lạ miệng

Thịt hến ngọt, vị đậm đà thơm mùi lá lốt và hành tây, dùng kèm với bánh đa hay với cơm đều ngon.

Nguyên liệu:

- 300g thịt hến, bạn có thể mua sẵn hay mua hến tươi về tự đãi

- 4-5 lá lốt

- Nửa củ hành tây

- Muối, hạt nêm, nước mắm, hành khô, hạt tiêu

- 1 thìa nhỏ tương ớt

- Bánh đa ăn kèm.

hen-xao-la-lot-la-mieng

Cách làm:

Bước 1:

- Hến mua về nhặt bỏ những  vỏ hến còn sót, rửa lại cho thật sạch, để ráo.

Bước 2:

- Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.

- Hành tây bóc bỏ vỏ  khô, rửa sạch, thái sợi.

Bước 3:

- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, cho hành tây vào xào chín.

Bước 4:

- Tiếp tục cho hến, tương ớt, nửa thìa nhỏ muối, một ít nước mắm, hạt tiêu, một ít hạt nêm vào xào.

Bước 5:

- Xào từ 5 đến 8 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, vì hến đã được chần sơ khi tách vỏ nên xào rất nhanh chín, không nên xào lâu, hến khô ăn không ngon.

- Cuối cùng cho lá lốt vào đảo đều, đến khi lá lốt dậy mùi thơm thì tắt bếp. Múc ra đĩa dùng nóng với bánh đa hay với cơm.

Theo Ngoisao.net

Canh mít non nấu lá lốt

Bát canh mít non có vị ngọt tự nhiên của tôm cùng hương thơm thoang thoảng của lá lốt.

Đầu tiên, bạn phải lựa những trái gai mịn đều, da nhẵn thì mít vừa có thịt lại không quá nhiều xơ. Bổ ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để ra bớt mủ và không bị thâm vì gió.Thông thường, mít non bán ở chợ đã được thái sẵn, chỉ cần mua về nhặt rửa lại là được. Nguyên liệu còn lại của món canh này là tôm tươi và lá lốt. Chỉ nên mua những con tôm bé bằng ngón tay út, nếu có tôm đất là ngon nhất vì tôm chắc và ngọt thịt. Tôm mua về cắt bỏ đầu, bóc vỏ, giã hơi dập, ướp với một ít gia vị.

canh-mit-non-nau-la-lot

Canh mít non là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền Trung. Ảnh: C.K

Chọn những chiếc lá lốt còn non, có màu xanh tươi, không nên chọn loại lá dày, màu xanh thẫm vì khi nấu có vị đắng làm món canh không ngon. Lá lốt rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Đặt nồi lên bếp, phi thơm đầu hành, cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Sau đó cho nước vào đun sôi, cho mít vào nấu chín, nêm lại gia vị, một ít ruốc Huế cho vừa ăn. Tắt bếp, cho lá lốt vào, múc ra bát và thưởng thức.

Trong những trưa hè nóng bức, bát canh với hương thơm thoang thoảng của lá lốt, cái bùi của mít non cùng vị ngọt tự nhiên trong nước dùng đem đến cho bạn cảm giác thơm ngon lạ miệng rất thú vị.

BACSI.com (Theo VnExpress)

Nhộng tằm xào lá lốt – Món ngon dân dã

Hương vị bùi, béo của nhộng tằm hòa trong cái hương thơm thanh mát của lá lốt mang đến cho bạn món ăn ngon miệng trong ngày nắng nóng.

Để làm món ngon dân dã, đậm chất quê này, trước hết cần chọn mua những con nhộng tằm tươi, không bị dập, lớp vỏ bên ngoài có màu vàng bóng. Không mua những con nhộng đã bị thâm, khi cầm trên tay có cảm giác cứng, vì đó là nhộng để lâu ngày, có ướp hóa chất có hại cho sức khỏe.

nhong-tam-xao-la-lot-mon-ngon-dan-da

Nhộng tằm là nguyên liệu chính chế biến nên nhiều món xào ngon miệng. Ảnh: D.H.

Nhộng tằm mua về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước. Sau đó cho nhộng vào ướp thố, ướp với một tí gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, đường trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Lá lốt chọn lá tươi, non, rửa sạch, thái nhỏ.

Phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại. Cho tiếp lá lốt vào đảo đều trong khoảng hai phút để món ăn dậy mùi thơm. Cần đảo nhẹ tay để không làm nhộng bị dập. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, rắc lên ít tiêu bột rồi tắt bếp.

Nhộng xào lá lốt có vị béo, bùi của nhộng quyện cùng vị tươi non và hương thơm thoang thoảng của lá lốt, ăn kèm cơm nóng rất ngon và lạ miệng. Ngoài ra, đây còn lá món lai rai rất lý tưởng khi kèm thêm vài cái bánh tráng nướng.

(Theo VnExpress)

Vị thuốc lá lốt

Lá lốt dễ trồng trong vườn nhà, và thường được dân gian dùng như một loài rau gia vị. Dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc.

la-lot

Theo lương y Phạm Như Tá, y học cổ truyền cho rằng, lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, trị chứng ra mồ hôi...). Lá lốt thường được dân gian dùng nhiều nhất là cuốn thịt bò (được băm nhuyễn cùng các gia vị) rồi đem nướng. Đặc điểm của món này là thơm lựng, nhờ hương của lá lốt. Để trị đau nhức cơ thể khi trở trời, hoặc để giúp bổ máu cho cơ thể thì dùng 100 gr thịt bò, 50-70 gr lá lốt. Thịt bò (có vị ngọt, bổ máu) rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ mấy lần là dùng được. Món này dùng 2-3 lần trong tuần, dùng với cơm để có công dụng như trên.

Còn theo lương y Quốc Trung, có thể dùng lá lốt để chữa chứng thường bị ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Trong trường hợp nhẹ, dùng cách như sau: 100 gr (cả rễ, thân cây và lá lốt, chọn cây hơi già), rửa sạch, cắt đoạn ngắn 5-10 cm, rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước, nấu sôi khoảng 15 phút. Nhấc nồi xuống và mở nắp ra để xông hơi nóng, lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm cả chân tay vào nồi nước ấm đó, mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần như vậy sẽ giảm chứng ra mồ hôi

(Theo Thanhnien)

Lươn cuốn lá lốt nướng

Những buổi chiều lộng gió nếu được thưởng thức món lươn cuốn nghệ nướng lá lốt nồng ấm vị cay, mùi thơm đặc trưng từ lá lốt này sẽ thật khó quên.

Nguyên liệu:

400g lươn
100g lá lốt
Ớt sừng, nghệ tươi
Muối, đường, hạt nêm, tương ớt, nước tương
Hành lá, đậu phộng rang vàng giã giập
Dầu ăn

Các bước thực hiện:

1. Lá lốt bỏ cuống, rửa sạch. Nghệ tươi gọt vỏ, xắt lát. Ớt sừng rửa sạch, xắt nhỏ.

Lươn làm sạch, bỏ xương, lấy phần thịt phi-lê, xắt khúc rồi ướp với khoảng ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê ớt tươi, ít tương ớt, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê nước tương và ít hạt nêm. Nghệ tươi xắt lát để khoảng 10 phút cho thấm.

2. Hành lá xắt nhỏ cho vào chảo dầu xào sơ. Trải miếng lá lốt ra đĩa, cho miếng lươn và nghệ vào giữa, từ từ cuốn lại đến hết.

Bắc bếp than, thoa một lớp dầu trên vỉ, nướng cuốn lá lốt chín. Rắc đậu phộng rang và mỡ hành. Chấm kèm với nước tương pha, ớt xắt lát.

Mách nhỏ:

Lươn chọn con loại vừa để có thịt mềm và ngon. Nếu làm lươn tại nhà nên chà xát bằng vỏ trấu để sạch nhớt lươn.

(Theo MNVN)

Trị mỏi gối, mỏi lưng sau khi sinh

Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động di chuyển nhiều sẽ gây mỏi gối, triệu chứng này làm cho người mẹ càng vất vả hơn.

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi để phù hợp cho sự mang thai và tăng trưởng của thai nhi. Sau khi sinh, người mẹ có những vấn đề gây khó chịu như giãn các khớp ở vùng thắt lưng gây ra tình trạng mỏi lưng…

Những biện pháp giúp cho không mỏi lưng và không mỏi gối bao gồm: chế độ dinh dưỡng và luyện tập.


Chế độ dinh dưỡng

Các loại thức ăn hàng ngày ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết còn có tác dụng trị chứng mỏi lưng và mỏi gối.

Thịt bò lá lốt: thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5 - 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm gạo trắng, thơm, dẻo và vừa chín tới (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể... Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp, trị đau nhức khớp xương, cột sống.

Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 lần (dùng cách nhật) thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100g) và hai vị thuốc Bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50g) và đỗ trọng (50g). Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

Cá trê nấu đậu đen: cá trê 2 con nhỏ khoảng 400g, đậu đen xanh lòng 120g. Cá rửa sạch, bỏ ruột, chặt khúc. Thả vào nồi 400ml nước đun nhỏ lửa. Khi sôi cho đậu đen vào, nấu nhừ. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày. Bên cạnh những món ăn có tác dụng tốt, cần thiết bổ sung những thức ăn giàu chất canxi như tôm, cua, trứng…

Chế độ luyện tập

Áp dụng một số động tác giúp trị được chứng mỏi lưng và mỏi gối.

- Một là, động tác giãn lưng, động tác này có tác dụng giúp cho vùng cốt sống lưng được thư giãn.

Cách làm: nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.

- Hai là, động tác điểm tựa, động tác tác giúp cho vùng đùi và đầu gối được thư giãn.

Cách làm: đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

- Ba là, động tác giãn lưng gối, động tác giúp cho vùng tay, thân và chân được thư giãn toàn thân.

Cách làm: đứng cách tường vài bước chân , tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường. Sau khi giữ ở vị trí thấp vài giây, đẩy người về trạng thái cũ. Thực hiện động tác 30 lần.

- Động tác cuối cùng là giãn vùng chậu, động tác này có tác dụng thư giãn toàn thân và củng cố vùng lưng hết mỏi lưng.

Cách làm: nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.
Ngoài ra một số phương pháp vật trị trị liệu vùng lưng và vùng gối như chườm nóng, massage, ấn huyệt hay dùng thuốc băng dán có thuốc giảm đau và thuốc dãn cơ cũng có tác dụng tốt.

Một số lưu ý

Chế độ ăn uống không nên nêm muối mặn, ăn nhiều thức ăn khô, thức ăn cay, nóng. Tránh ngồi lâu một chỗ vì làm căng giãn quá mức vùng chậu gây đau và tích tụ mỡ nhiều vùng bụng dưới. Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau sinh vì làm tăng thêm sự mỏi lưng và mỏi gối.

Theo BS-CK2 Nguyễn Hữu Thuận

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Đậu phụ xào lá lốt

Với đậu phụ xào lá lốt, bạn sẽ cảm thấy đậu phụ ngon hơn, đậm đà hơn. Món này cũng rất hợp với những ngày mưa gió như hôm nay đấy!

Nguyên liệu:

- 5 bìa đậu phụ
- 1 bó lá lốt (chừng 10 lá)
- 1 củ nhỏ hành tây
- Dầu ăn, gia vị.

http://images.timnhanh.com/sanhdieu/20100823/550x346/0_1282537634.jpg
Ảnh minh họa

Cách làm:

Đậu tráng qua nước cho sạch rồi cắt miếng vuông vừa ăn - cỡ 3cm.

Hành tây bổ múi cau. Nếu củ hành tây lớn bạn có thể cắt đôi cho miếng hành tây được đẹp.

Lá lốt nhặt qua, rửa sạch rồi xắt khúc chừng 1cm.

Đậu rán vàng hai mặt rồi gắp ra để riêng.

Vẫn trong chảo đã rán đậu, bạn bỏ bớt mỡ đi rồi cho hành tây vào xào.

Khi hành tây gần chín thì bạn trút đậu vào đảo cùng, nêm gia vị cho vừa miệng.

Cuối cùng cho lá lốt vào đảo thêm chừng 1phút nữa là được.

Đậu phụ vốn được coi là "Phomai của Châu Á", nó là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc đối với mỗi người trong chúng ta. Tuy nhiên cách thưởng thức đậu phụ thường thấy nhất là đậu chiên hoặc đậu luộc - khiến đôi khi bạn cảm thấy nó thật nhàm chán. Giờ đây bạn đã có thêm một cách đơn giản nữa để cùng cả nhà thưởng thức món đậu phụ thật ngon rồi!

Chúc các bạn một bữa tối ngon miệng nhé!

Meo.vn (Theo MaskOnline)

Món ăn bài thuốc từ lá lốt

Cây lá lốt còn gọi là lá lốp, thuộc họ hồ tiêu.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ngoài cây mọc hoang, có thể trồng cây lá lốt bằng mấu thân: cắt cành thành từng khúc 20-25 m, cắm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái thân và lá quanh năm để làm rau gia vị và làm thuốc. Lá lốt rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô để dùng dần.

Lá lốt dùng làm rau ăn sống như các loại rau thơm khác, hoặc làm gia vị để nấu canh cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến…tạo hương vị thơm ngon, khử bớt khí hàn (lạnh) của thực phẩm, giúp giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Ngoài ra, lá lốt còn dùng gói thịt bò, sườn bò, thịt heo, thịt vịt, thịt cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên hoặc xào với thịt bò, heo, cá, lòng gà… tạo nên hương vị hấp dẫn, ngon miệng và bổ dưỡng.

Theo đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm.Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị). Tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Lá lốt thường được dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, các khớp đau nhức, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi.....

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc bạn có thể tham khảo:

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đau xương khớp: Liều dùng: 10g-20g lá khô, hoặc 30-50g lá tươi mỗi ngày. Có thể dùng thân, hoa và rễ nấu lấy nước uống và ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.

Chân tay ra nhiều mồ hôi: Lá lốt tươi 30-50g, lá ngải cứu tươi 30-50g, giã nát, cho thêm ít muối, nấu vừa sôi, ngâm chân tay đến khi nước nguội (có thể thêm ít nước sôi vừa đủ ấm để ngâm tiếp). Sau đó lau tay chân thật khô.

Phong tê thấp (phong hàn thấp gây đau lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân): Lá lốt 12-16g, rễ cây cỏ  xước 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 12g, kinh giới 8g, tầm gửi, cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

Hoặc dùng lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi giã nát, thêm giấm, đem chưng nóng rồi chườm, đắp vào chỗ đau.

Chữa đau bụng lạnh, đi cầu lỏng, buồn nôn, nấc cụt: Dùng lá lốt tươi 30-50g, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát để nuốt nước.

Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Lá lốt đã rửa sạch, vò nát, nhét vào lỗ mũi.

Giải độc say nấm: Dùng lá lốt tươi, lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, rửa thật sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu bị rắn độc cắn, cũng nên cho nạn nhân uống nước thuốc này trong khi đưa đi cấp cứu.

Trong lá lốt có tinh dầu, nên lúc đầu không quen, thấy có mùi hơi khó chịu, nhưng khi nướng qua hoặc khi nấu vừa chín thì có mùi thơm dịu (nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi). Lá lốt còn được dùng để nấu canh, nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Thịt bò nướng lá lốt: Thịt bò bằm nhỏ, lá lốt lớn rửa sạch, đậu phụng rang giã dập. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, củ sả bằm, bột cà ri. Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, dứa, chuối chát, khế chua. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn. Ướp thịt bò với gia vị, củ sả bằm. Để thịt thấm đều trong 20 phút. Cuộn thịt bò  trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều. Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Khi ăn cuốn bánh tráng với các loại rau quả và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Canh lá lốt: Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nước, nấu sôi, cho các thực phẩm chính vào (thịt, mọc, giò sống, cá, nghêu…) nấu như nấu canh, cho thêm ít gừng tươi giã dập. Nhấc nồi xuống (không cho hành ngò), cho lá rau húng quế hoặc lá ngải cứu xắt nhỏ. Ngon nhất là nấu canh lá lốt với các loại cá làm chả  viên.

Canh lá lốt rất thích hợp ăn vào mùa đông, sau đợt mưa kéo dài, giúp cơ thể  ấm, chống tình trạng ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động, đau nhức gân xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra. Thường thì một người có thể ăn từ 50- 80g lá lốt mỗi ngày.

Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến... hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa… làm chả viên, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, có ích cho việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.

Ở vùng đồng bằng Nam bộ, lá lốt được dùng chế  biến nhiều món ngon như:

Gỏi lá lốt: Lá lốt rửa thật sạch, xắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống.

Lá lốt luộc: Lá  lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng.

Theo Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)

Rau mùi làm thuốc

Nhiều loại rau mùi là dược liệu tốt cho sức khỏe nếu chúng ta biết kết hợp với một số cây lá khác trong vườn nhà.

Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường sử dụng nhiều loại rau mùi khác nhau, mùa nào thức ấy giúp cho ngon miệng.

Bạc hà: Là loại rau được sử dụng trong nhiều món ăn. Bạc hà có vị cay mát, thường dùng để chữa cảm mạo, phong nhiệt, nhức đầu, viêm họng, đầy bụng do tích thực, đau mắt đỏ, mẩn ngứa, viêm loét miệng... Để chữa đau mắt đỏ thì dùng lá bạc hà và lá dâu, mỗi thứ 12 g, nấu nước xông mắt ngày 2 – 3 lần. Để chữa cảm mạo phát sốt,  dùng 12 g lá bạc hà; lá tía tô, kinh giới, củ tóc tiên (thiên môn), mỗi loại 10 g; cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ở các chợ thôn quê cũng như thành thị đều có bán rất nhiều loại rau mùi - Ảnh: Hồng Thúy

Dấp cá: Là loại rau không thể thiếu khi ăn thủy hải sản, còn gọi là ngư tinh thảo. Dấp cá có vị cay, chua, hơi tanh, tính mát, có tác dụng tán nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng (phù). Để chữa viêm phế quản dùng lá dấp cá, cam thảo đất, mỗi thứ 20 g. Sắc đặc uống ngày 1 thang. Để chữa ho gà, lấy lá dấp cá tươi 50 g, nấu đặc uống hằng ngày.

Húng quế: Còn có tên là húng chó, húng dổi. Đây là thứ rau không thể thiếu khi ăn lòng heo, thịt chó, thịt vịt... Húng quế có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay, tính ôn; có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn. Thường được đông y dùng để phòng ngừa và trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Để chữa viêm họng, dùng 20 g húng quế, 6 g rẻ quạt, 5 lát gừng tươi, sắc uống ngày 1 thang. Để chữa đầy bụng khó tiêu  dùng 20 g húng quế, gừng nướng 5 lát, sắc uống nóng ngày 1 thang.

Lá lốt: Là loại rau không thể thiếu trong các món ốc, lươn, ếch, rắn… Lá lốt có tác dụng làm tan hơi lạnh, trừ thấp, dễ thở, tốt cho tiêu hóa. Để chữa phong thấp, dùng lá lốt, chìa vôi, cỏ xước, gối hạc, bưởi bung, rễ quýt, mỗi thứ 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Để chữa đau nhức tay chân, dùng lá lốt, ngải cứu, mỗi thứ 50 g, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp chườm vào chỗ đau.

Hành hoa: Rất nhiều món ăn có dùng đến hành. Hành hoa có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông dương, hoạt huyết, lợi thủy, giải độc, kích thích tiêu hóa. Đông y dùng hành hoa để chữa cảm mạo phong hàn, đau răng, giun sán, đại tiểu tiện không lợi, nhọt lở, ăn uống khó tiêu. Để chữa cảm mạo phong hàn, dùng hành hoa và tía tô, mỗi thứ 10 g, xắt nhỏ; lòng đỏ trứng gà 2 quả. Nấu cháo loãng, sau đó cho hành hoa, tía tô, lòng đỏ trứng vào đánh đều rồi ăn. Ăn xong, trùm mền cho ra mồ hôi.

Meo.vn (Theo TNO)