Lưu trữ cho từ khóa: lá dâu tằm

Bài thuốc chống lão hóa từ lá dâu tằm

Nam dược thần hiệu đại danh Y Tuệ Tĩnh có bài thuốc từ lá dâu tằm - "Phù tang chi bảo" chống lão hóa cho người già rất tốt.

http://www.dalathotel.vn/DalatHotelImages/NewsImages/25052010-trai-dau-tam.jpg

Ảnh minh họa

Cành dâu (tang chi) vị đắng, tính bình vào kinh cang, tác dụng khu phong, tán tà, lợi quan quan tiết (xương khớp) dùng chữa phong thấp, thủy khí, cước khí, chân tay co quắp... đặc biệt là để bồi bổ, chống lão hóa.

Bài thuốc: Lá dâu (bánh tẻ không quá già, quá non), rửa sạch, phơi khô sao vàng tán bột (lá dâu hái lúc mặt trời chưa mọc càng tốt). Vừng đen: xát sạch vỏ 9 lần đồ, 9 lần phơi; Khô giòn tán bột. Lượng lá dâu và vừng đen bằng nhau cho vào mật ong luyện thành viên to hơn hạt đậu đen.

Mỗi ngày uống 100 viên, chia hai lần vào lúc đói, chiêu bằng nước cơm hoặc nước sôi; Uống 3 tháng có thể da nổi mụn mẩn đỏ. Nếu có hiện tượng trên vẫn không ngại, uống tiếp đến 6 tháng có thể nghỉ nửa tháng hoặc một tháng rồi lại uống tiếp như trên. Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, sinh lực dồi dào, tai mắt tinh thông. Chống lão hóa phù hợp với tuổi già; Thuốc hòa hoãn không độc, phù hợp với nhiều thể trạng, độ tuổi khác nhau.

Meo.vn (Theo Bee)

Bảo vệ da mùa mưa

Tháng 7, tháng 8 âm lịch thường là mùa mưa, và đây cũng là mùa thường gặp của một số bệnh ngoài da phổ biến. Chúng ta cần phải bảo vệ làn da càng sớm càng tốt.

Trong mùa mưa, chúng ta cần phải bảo vệ làn da từ việc giữ ẩm cho da đến tránh các bệnh nhiễm trùng...

Hai trong số những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về da trong mùa mưa là do chế độ ăn uống và lối sống không hợp lý của mỗi cá nhân dù là do vô tình hay cố ý. Nói một cách đơn giản, chế độ ăn uống không đúng cộng với thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh có thể gây ra sự mất cân bằng năng lượng trong cơ thể, gây nhiễm các mô cơ thể, dẫn đến các bệnh ngoài da.

Nhiễm nấm ảnh hưởng đến bàn chân của bạn, đặc biệt là nếu bạn đi giày đi tất trong tất cả các ngày. Giữ chân khô là cách tốt nhất để tránh nấm chân. Dưới đây là một số lời khuyên để bảo vệ làn da của bạn khỏi những vấn đề về da khác nhau trong mùa mưa.

- Không sử dụng xà phòng để rửa mặt vì xà phòng có thể làm khô da của bạn. Cũng không được sử dụng chất tẩy rửa tự chế để làm sạch lỗ chân lông hay để rửa đi các tạp chất.

Phụ nữ nên bảo vệ da cẩn thận mỗi khi có việc phải ra ngoài trời. (Ảnh minh họa)

- Dùng dầu lô hội để làm sạch mặt vì cây lô hội có lợi ích chống lại các bệnh ngoài da trong mùa mưa vì nó giúp thanh lọc máu. Mỗi ngày bạn cũng có thể uống một vài thìa gel lô hội lúc đói để giảm thiểu những rắc rối có thể gặp liên quan đến làn da của bạn.

- Bôi hỗn hợp hạnh nhân, mật ong, dầu ô liu và nước cam để có làn da tỏa sáng và khỏe mạnh, trẻ trung.

- Cho mật ong với nước, dầu ô liu và lá dâu tằm lẫn với nhau để lấy nước rửa mặt hoặc tắm cho mát da. Hoặc bạn cũng có thể lấy nước hoa hồng và sữa để rửa mặt hàng ngày.

- Bảo vệ da cẩn thận mỗi khi có việc phải ra ngoài trời. Cách làm này không những giúp bạn khỏi bị sạm da mà còn giúp da tránh được các tia UVA & UVB khắc nghiệt trong ánh mặt trời sau mưa. Bạn cũng nên tắm sạch lại sau mỗi lần bị mưa ướt.

- Làm việc lâu trong văn phòng và đi giày liên tục sẽ khiến không khí khó lưu thông ở chân. Vì vậy, nên đi dép thoáng khí để chân không bị ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng nấm. Luôn rửa chân thật kỹ sau khi lội qua nước tù đọng và để cho chân được khô hoàn toàn trước khi tiếp tục đi giày tất.

Meo.vn (Theo aFamily )

Công – tội của thuốc nhuộm tóc

Nhuộm tóc là xu hướng thời trang đang thịnh hành và hầu hết những người đã đổi màu cho tóc khó lòng quay về với màu tóc nguyên bản. Lệ thuộc vào thuốc nhuộm cũng kéo theo nhiều mối nguy!

Cùng với quần áo và cách trang điểm, tóc nhuộm khiến nhiều người đẹp hơn. Với người luống tuổi, tóc nhuộm còn che giấu tuổi tác, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp. Đó là lý do khiến thị trường tràn ngập thuốc nhuộm tóc. Tùy vào xuất xứ Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc… mà giá cả thuốc nhuộm khác nhau, từ vài chục đến vài trăm ngàn một hộp. Tuy nhiên, do chứa nhiều hóa chất nên thuốc nhuộm cũng có nhiều “tội”. Đã có trường hợp, vừa quét thuốc nhuộm lên đầu, khổ chủ đã bị ngứa, da đầu tấy đỏ, phải gội đầu ngay. Cũng có người sau khi nhuộm “tình hình” yên tĩnh, đến sáng hôm sau, mặt mới sưng và ngứa. Cũng có trường hợp sau nhiều năm nhuộm tóc, thuốc mới “trở mặt” khiến da đầu bị tróc lở, tóc rụng.

ẢNH: SS

Bên cạnh tác động trực tiếp vào tóc và da đầu, thuốc nhuộm còn có thể gây hại cho cơ thể thông qua hệ hô hấp và ngấm vào máu. Vì thế, khi chọn thuốc nhuộm tóc, cần thử kỹ càng: quệt một ít thuốc nhuộm vào vùng da bên trong cánh tay, để khoảng một tiếng, nếu không có cảm giác sưng tấy, ngứa, đỏ thì hãy nhuộm. Khi nhuộm, cần tuân thủ theo hướng dẫn và thời gian, tránh để thuốc quá lâu trên tóc cho mục đích bền màu. Thuốc nhuộm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nếu có ý định nhuộm tóc trong thời gian dài, hãy chọn mua thuốc nhuộm của các hãng uy tín.

Bất kỳ ai nhuộm tóc cũng đều thích nhuộm sát chân tóc cho đẹp và không thấy sự cách biệt giữa hai màu tóc, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì không nên để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu vì dễ gây dị ứng, viêm da. Người cao tuổi cần cân nhắc kỹ trước khi nhuộm tóc, vì hệ miễn dịch không còn khỏe và cơ thể thường có bệnh mãn tính nguy hiểm. Phụ nữ có thai nếu muốn nhuộm tóc cần có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Để tóc bền màu, không phải nhuộm liên tục, cần sử dụng dầu gội đầu, dầu xả dành riêng cho tóc nhuộm.

Kinh nghiệm

CHANH VÀ LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ LÀM MỀM MƯỢT TÓC - SAI

Chanh chỉ làm xơ tóc, còn lòng đỏ trứng gà giúp dưỡng tóc, nhưng sẽ khiến  tóc cứng chứ không mượt.

DẦU MÈ VÀ LÁ DÂU KÍCH THÍCH MỌC TÓC - ĐÚNG

Lá dâu tằm phơi hơi héo và còn màu xanh. Nấu sôi dầu mè, sau đó thả lá dâu vào, khi lá dâu chuyển sang màu xám vàng, dầu mè có màu xanh thì vớt lá dâu tằm bỏ đi, để nguội. Xức dầu này lên tóc trước khi đi ngủ, sáng dậy gội đầu bình thường. Cách này có công dụng kích thích mọc tóc trong trường hợp tóc yếu, hay gãy rụng, tuy nhiên  không thể giúp mọc tóc trong trường hợp da đầu đã hóa sẹo. 

Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)

Chữa ra mồ hôi bằng lá dâu tằm

Nhà tôi ở Lâm Đồng, trong vườn nhà có trồng cây dâu tằm. Nghe người ta nói loại cây dâu này có thể dùng chữa chứng ra mồ hôi. Tôi bị tình trạng ra nhiều mồ hôi đã lâu, vậy xin hướng dẫn giúp tôi cách làm bài thuốc cụ thể ra sao. Xin cám ơn. (nguyentrungs@...)
Đúng là cây dâu tằm có dùng làm bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau: Dùng một ít (khoảng 200g) tim heo, 30g lá dâu tằm non, 20g hạt sen, cùng dầu ăn, gia vị. Chế biến và dùng: tim heo rửa sạch thái nhỏ và mỏng, ướp gia vị, dùng dầu ăn xào qua cho chín, lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, hạt sen giã nhỏ, cả ba thứ trộn lại cho đều cùng gia vị rồi đem hấp cách thủy đến chín. Ngày dùng một lần vào buổi chiều, một đợt dùng khoảng 5 ngày như vậy.

Hoặc có thể lấy lá dâu tằm và rau má đem phơi khô để dành dùng dần. Mỗi lần dùng 10g lá dâu tằm khô và 5g rau má khô cho vào ấm cùng 200 ml nước nấu sôi để lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt dùng khoảng 5-7 ngày liền.

Lương y Vũ Quốc Trung

Cây táo ta làm thuốc

Táo là loại cây trồng phổ biến trong cả nước. Quả táo có thể ăn tươi, rất giòn và thơm ngon, hoặc chế thành mứt kẹo, nước uống… Các bộ phận của cây táo là nguồn thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.Trong quả táo chứa carbon hydrad, protein, chất béo. Ngoài ra còn chứa rất nhiều các vitamin A, C và các chất nguyên tố vi lượng Ca, P… đặc biệt thịt quả táo ta còn có anthranoid, làm nhu nhuận đại tràng.

Lá táo, chọn các lá bánh tẻ, khoảng 200 – 300g, sao vàng sắc uống, ngày hai lần trước bữa ăn một giờ, chữa các bệnh ho hen suyễn. Có thể uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Chữa ho gà hoặc ho lâu ngày: lá táo, lá chanh, lá dâu tằm mỗi vị 200g-300g, sắc uống 2-3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nước sắc lá táo cũng có thể dùng cho những trường hợp bị chứng tăng huyết áp.  Cao lá táo dán nhọt, để trừ mủ các nhọt độc, nhọt bọc, đặc biệt các nhọt có nhiều mủ, quánh đặc, khó nặn ra,  hoặc lá táo sắc lấy nước để rửa các vết thương nhiễm khuẩn có mủ…

Quả táo, giúp nhuận tràng rất tốt với những người cao tuổi. Thịt quả táo, sau khi đập bỏ hạt, đồ chín, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc bổ thận âm hoặc kích thích tiêu hóa, thường  phối hơp với hoài sơn, bạch linh, mẫu đơn bì, trạch tả, thục địa.

Nhân hạt táo: Lấy hạch quả táo, rửa sạch phần thịt sót lại, phơi khô giòn, xay, sàng sẩy bỏ vỏ gỗ để lấy nhân, phơi khô, gọi là táo nhân, hay toan táo nhân. Vị thuốc này chỉ dùng dưới dạng sao đen. YHCT gọi tên vị thuốc này là “Hắc táo nhân”. Theo YHCT, hắc táo nhân, có vị chua, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đởm và tỳ, có  tác dụng tĩnh tâm, an thần, trị tâm huyết  bất túc, tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt. Hắc táo nhân có tác dụng an thần, gây ngủ,  giảm đau, chống co giật, hạ huyết áp. Liều dùng chung từ 4 – 12 g.

Mất ngủ, suy nhược thần kinh: hắc táo nhân, ngải tượng (củ bình vôi), mỗi thứ 8g, liên tâm 6g, phục linh 5g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày một thang, uống 3 lần, sau bữa ăn, nên uống nước đầu vào bữa tối để dễ ngủ. Có thể uống liền 2-3 tuần.

Bổ can thận: táo nhân 8g, phối hợp với hà thủ ô đỏ (chế), thục địa, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang. Uống 2-3 tuần lễ.

Tâm thần bất an, hay hoảng hốt, bồn chồn: hắc táo nhân 6g, thảo quyết minh (sao đen), long nhãn, thục địa, liên nhục, mạch môn, mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần,  uống ấm, uống liền 2-3 tuần.

Chữa mồ hôi trộm: hắc táo nhân, nhân sâm, phục linh (đồng lượng), tán thành bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước cháo, ngày một lần. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nếu người khó ngủ, nên uống buổi sáng.

Chú ý: Khi dùng táo nhân, nhất thiết phải sao đen, nếu dùng sống sẽ có tác dụng ngược lại, là gây mất ngủ. Không nên dùng táo nhân cho những trường hợp đang bị sốt, hoặc cảm nặng. Khi dùng táo nhân cho phụ nữ có thai, phải hết sức thận trọng,  vì vị thuốc này có tác dụng co bóp mạnh cơ tử cung.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, cũng cần phân biệt với một số cây thuốc:

Táo rừng: cây mọc hoang trong các rừng, núi phía Bắc nước ta… Về hình dáng, giống táo ta, song lá và quả nhỏ hơn. Quả ăn chua nhớt và chát. Vỏ rễ, thái lát, ngâm với rượu 40% để chữa đau răng, lá nấu nước tắm, chữa ngứa lở ngoài da.

Đại táo, còn gọi là táo tàu: chỉ mọc ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, quả to, dài, khi chín ăn ngọt, để chế đại táo thường được dùng trong các thang thuốc Đông y. Hạt của đại táo có hình dài và nhân hầu như lép, không dùng được để  làm vị thuốc táo nhân, như trên.

Táo mèo còn có tên là cây sơn tra. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở một số tỉnh phía Bắc nước ta: Lào Cai, Yên Bái… Quả táo mèo, chủ yếu dùng kích thích tiêu hóa và trị tăng huyết áp. Quả và lá táo ta.

Nhân hạt táo (toan táo nhân) sao đen cho vị thuốc hắc táo nhân.

Theo suckhoedoisong

Căng thẳng thần kinh cũng gây hen suyễn

Những tác nhân gây hen suyễn thường gặp nhất là phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, các nha bào nấm, các loại vi khuẩn; các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt gà...

Thời tiết của những ngày qua trên cả nước đang kéo theo tình trạng người bệnh đến khám vì hen suyễn gia tăng ở các cơ sở y tế. Bạn đọc cần biết một số thông tin cơ bản về loại bệnh này để chủ động có cách phòng ngừa hợp lý.

Chế độ rèn luyện thân thể vừa sức hằng ngày rất có ích cho việc phòng ngừa hen suyễn. Ảnh: Xuân Thảo

Thường phát khi thời tiết thay đổi

Hen suyễn là một loại bệnh dị ứng đường hô hấp. Khi bị dị ứng, lớp niêm mạc phế quản sưng phồng lên, thu hẹp đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở. Các cơ bao quanh đường hô hấp cũng có thể bị co thắt làm cho việc hô hấp càng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân cảm thấy ngực như bị lấp lại, thở ra rất khó kèm theo có tiếng khò khè, ho. Bệnh nhân không nằm ngửa được mà phải ngồi há miệng để thở. Nếu bệnh nặng thì mồ hôi vã ra đầm đìa, môi, lưỡi tím, người bứt rứt, vật vã...

Cơn hen thường phát vào ban đêm, lúc trời trở lạnh, thời tiết thay đổi hoặc phát theo chu kỳ. Mỗi cơn thường kéo dài 10-15 phút hoặc dài hơn, sau đó giảm dần. Những tác nhân gây dị ứng thường là phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, các nha bào nấm, các loại vi khuẩn; các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, trứng, thịt bò, thịt gà...; các loại khói gây ô nhiễm không khí, một số dược phẩm... Một số yếu tố khác như thần kinh căng thẳng, nội tiết tố thay đổi, khí hậu, thời tiết thay đổi... cũng đều có thể gây hen suyễn.

Nhận diện

Hen suyễn được chia làm 3 thể với 3 cách chữa trị khác nhau. Cụ thể:

- Hen suyễn thể phong nhiệt: Ở thể này, người bệnh bị ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, tức ngực, đàm vàng, dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Bài thuốc để chữa: Hạt tía tô 8-10 g, bán hạ 8-10 g, sài đất hoặc lá dâu tằm 10-12 g, hạt ý dĩ 10-12 g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn lại 200 ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn, uống khi nguội.

- Hen suyễn thể phong hàn: Ở thể này, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đàm màu trắng, cơn suyễn phát nặng hơn vào lúc trời trở lạnh hoặc đêm khuya. Người bệnh đau đầu, sợ lạnh, toàn thân mát lạnh, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Bài thuốc để chữa: Hạt tía tô 8-10 g, bán hạ 8-10 g, nhục quế 8-10 g, hạt ý dĩ 10-12 g. Sắc với 750 ml nước, còn 200 ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn, uống ấm.

- Hen suyễn thể phong đàm: Ở thể này, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đàm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn.

Bài thuốc để chữa: Hạt tía tô 8-10 g, bán hạ 8-10 g, hạt ý dĩ 10-12 g (hoặc bèo cái 10-12 g), hạt cải củ 8-10 g, vỏ quýt khô 6-10 g. Sắc với 750 ml nước, còn lại 200 ml, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn, uống ấm.

Các vị thuốc nêu trên đều có món dễ tìm để thay thế. Cụ thể: Hạt tía tô có thể thay bằng vỏ quýt khô, vỏ chanh, lá tràm; bán hạ có thể thay bằng lá táo, bồ kết, rễ cây rẻ quạt; ý dĩ có thể thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván.

Tránh thức ăn gây dị ứng

Những người bị hen suyễn nên tránh những thức ăn đã từng gây dị ứng. Nên ăn thêm hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, các loại ngũ cốc, các loại rau thơm để tăng cường sức đề kháng, tiêu đàm, thông lợi đường hô hấp. Một chế độ tập luyện vừa sức, xoa bóp cơ thể hằng ngày cũng rất có ích cho việc phòng ngừa hen suyễn. Đồng thời, nên giữ cho mình một tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu, căng thẳng quá mức.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY (Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Cây lạc tiên – Vị thuốc chữa mất ngủ

http://www.tchdkh.org.vn/data/tintucvn/200903/10162628/cay.jpgLạc tiên có tên gọi khác là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái) tây phiên liên. Lạc tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng, có nhiều lông thưa. Lá mọc so le, 3 thùy, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuốn cuộn tròn. Hoa màu trắng ở giữa tím nhạt, phần phụ hình sợi. Quả mọng màu vàng, ăn được.

Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Nhiều loài khác cũng được dùng như lạc tiên Nam Bộ, lạc tiên tây, lạc tiên trứng.

Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng dùng thông thường là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:

Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 - 4 thìa to, trẻ em 1 - 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn.

Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống trước khi đi ngủ.

Chữa viêm da, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa.

Ngoài ra quả lạc tiên được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.

Theo HNM

Tác dụng trị bệnh của cây đào

Đào nhân

Chữa ho, hen suyễn: 4,5 - 9g. Sắc uống trong ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh: Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, nghệ vàng, mần tưới, mỗi vị 6 - 8g. Sắc nước uống.

Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng (Đào nhân hồng hoa thang): Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi thứ 3g. Thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g sắc uống.

Nhiều bộ phận của cây đào đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chữa huyết bế sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái sắc uống.

Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh: Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g sắc uống, chia nhiều lần trong ngày.

Lá đào

Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ. Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân. Lá đào + lá dâu tằm giã nát, đắp tại chỗ vết thương, vết nứt. Lá đào + lá cà tím + lá cỏ roi ngựa, lượng bằng nhau, giã đắp chữa sưng tấy.

Chữa ho: Nước cất từ lá đào tươi.

Chữa đại tiện không thông: Lá đào tươi một nắm rửa sạch, giã nát, vắt nước uống.

Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc uống ngày một lần, dùng liên tục 5 ngày.

Chữa mề đay: Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào trong 500ml cồn từ 24 - 48 giờ, lọc bỏ bã. Dùng bôi ngoài da ngày 2 - 3 lần.

Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi, mỗi thứ 30g, vỏ rễ lựu tươi 50g, lá khuynh diệp tươi 25g, hạt tiêu 20 hạt. Đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến. Dùng nước xông rửa, ngâm bên ngoài. Không được uống.

Tuy nhiên, lá đào có axit cyanhydric, có thể gây ngộ độc. Thận trọng khi sử dụng. Dùng liều vừa đủ, kể cả khi uống lẫn khi bôi, đắp, ngâm, rửa... bên ngoài.

(Theo bee.net.vn)

Hoa cúc làm thuốc

Cúc có khoảng 13.000 loài, trong đó hai vị thường dùng nhất là bạch cúc (cúc trắng) và kim cúc (cúc vàng). Theo Tây y, cúc hoa chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen - một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả. Cúc trắng vị ngọt nhiều hơn đắng, tính hơi hàn, thiên về khí phế. Cúc vàng vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc tiêu biểu  có dùng cúc hoa:

Thuốc trường xuân, bất lão

Đan trường thọ: mầm cúc tháng 3 âm lịch, lá tháng 6, hoa tháng 9, gốc rễ tháng 12, lượng bằng nhau. Phơi âm can, tán bột hoàn bằng hạt đậu xanh. Uống bột thì mỗi  lần 5g với nước ấm, uống hoàn 10 – 15g, ngày 2 lần lúc đói.

Cúc hoa tiên tửu: dùng hoa tháng 8, 9, nấu lấy nước cốt để thổi cơm nếp làm rượu. Cất rượu vào bình kín dùng dần. Muốn tốt hơn thì trong nước thổi cơm nên gia thêm nước cốt củ sinh địa, đương quy, câu kỷ tử và một số vị thuốc bổ khác thì công hiệu càng cao. Chữa được chứng đầu phong quay quắt, đau nhức, chóng mặt tối sầm. ngoài ra còn có thể làm cho đầu óc sáng suốt, mắt tinh, tai tỏ, chữa các chứng tê bại và các chứng bệnh của tuổi già: thân thể gầy còm ốm yếu, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt kèo màng mộng, làm cho sức lực dồi dào, ăn ngon ngủ dễ, người khỏe mạnh ít bị mắc bệnh, sống lâu.

Thuốc thanh đầu mục

(nhẹ đầu, sáng mắt):

- Chữa chứng đau đầu kèm mắt đỏ do thời tiết nắng gắt gây cảm mạo do hoả bốc.

- Hoa cúc 30g, kim ngân hoa 20g, lá dâu tằm 15g, hãm nước thật sôi, uống nóng, cách nhau 2 - 3 giờ.

- Cúc hoa tươi mới hái về, sắc nước cô lại thành cao với mật ong, mỗi lần 15g, hoà nước ấm để uống.

- Gối hoa cúc: Hoa cúc 2kg phơi khô, cho vào ruột gối thay bông gối đầu để nhẹ đầu, sáng mắt.

Chữa bệnh tim mạch:

- Chữa tăng huyết áp: hoa cúc 10g, hoa hoè 6g, thảo quyết minh 10g. Cho vào 500ml sắc kỹ chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc bạch cúc 10g, hoa hoè 8g, lạc nhân (đậu phộng) 3g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày liền.

- Suy tim: Sắc 300g hoa cúc, lấy nước sắc kỹ thành cao. Mỗi lần uống khoảng 20 - 25ml ngày 2 lần.

- Mỡ máu cao, béo phì: hoa cúc, sơn tra phiến, thảo quyết minh, mỗi vị 15g, sắc kỹ với 500ml chia uống 3 lần trong ngày.

- Hoa mắt chóng mặt: bạch cúc, hoa thiên lý mỗi vị 10g, ngải cứu 12g, rau má, lá đinh lăng mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.

- Đau đầu: bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 3 - 5 ngày.

Kiêng kỵ: Người bị tỳ vị hư hàn, đau dạ dày, biếng ăn, đi lỏng, không dùng, nếu buộc phải dùng thì dùng ít.  Nước hoa cúc.

Lương y: Hoài Vũ

Chữa ho gà băng đông y

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, có thể gây dịch do vi khuẩn Bordetella pertissus, đôi khi do Bordetella parapertissis gây nên. Ho gà rất hay lây. Nguồn bệnh là người bị ho gà lây truyền, nhất là ở thời kỳ viêm long, bắt đầu có cơn ho, sau đó mức độ giảm dần.

Bệnh lây trực tiếp do các bụi nước bắn ra trong cơn ho. Sau khi mắc bệnh ho gà thì có khả năng miễn dịch bền vững, nên rất ít khi mắc bệnh lần thứ hai.

Theo Đông y, nguyên nhân ho gà là do tạng phủ trẻ non yếu, bì phu cơ nhục không kín đáo, ngoài thì bị ngộ độc tà thời khí xâm phạm, trong lại có đờm hỏa ẩn nấp, phế kinh bị bế tắc nên phế khí không thông sướng, nhân đó phát ho từng cơn kịch liệt. Không chữa bệnh kịp thời thì bệnh dễ kiêm phát các chứng khác.

Các triệu chứng ho gà thường thấy: trẻ ho ngày nhẹ, đêm nặng; ho không kịp thở, không khóc được. Hoặc ho sặc từ bụng dưới xốc lên, ho liên tiếp vài chục tiếng, nghỉ một tí lại ho; nặng nữa thì khi ho lại nôn mửa, căng tức 2 bên sườn, nước mắt nước mũi chảy, lâu ngày không khỏi.

Thời gian nung bệnh từ 1-3 tuần. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ, tùy từng thời kỳ mà dùng các bài thuốc thích hợp.

Thời kỳ đầu, cảm nhiễm phế hàn:

Triệu chứng: chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày  nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn. Phép chữa: khu phong tán hàn chỉ khái.

Bài thuốc: Tử tô 12g, bách bộ 12g, lá dâu tằm 16g, trần bì 8g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Hoặc bài 'Tiểu thanh long thang': Ma hoàng 4g, chích thảo 4g, bạch thược 6g, bán hạ chế 12g, quế chi 4g, ngũ vị tử 4g, tế tân 4g, can khương 4g. Nước 150ml, sắc còn 50ml chia uống 3 lần trong ngày.

- Nếu thiên về phế nhiệt: ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng. Mạch sác. Phép chữa: sơ biểu thanh nhiệt.

Bài thuốc: Kinh giới 6g, lá xương sông 10g, bạc hà 6g, lá chanh 8g, lá hẹ tươi 6g, bối mẫu 6g, rau má 12g, nghệ vàng nướng 3 lát. Nước 300ml, sắc còn 100ml, ngày uống 3 lần.

Thời kỳ ho cơn: Vào cuối tuần thứ 2 sau khi phát bệnh: thời gian dài hay ngắn tùy bệnh nặng hay nhẹ. Nói chung từ 3-6 tuần, nặng có thể kéo dài vài tháng hoặc hơn. Lúc này ho sặc sụa, nhẹ thì một ngày ho 10 cơn, nặng thì 20 cơn. Lúc ho mặt đỏ bừng, thè lưỡi, còng lưng, gân cổ kéo lên, mắt đỏ, nước mắt nước mũi trào ra, mu mắt sưng húp, ho liên tiếp không nghỉ; cuối cùng thở sâu vào 1 cái thì đỡ ho. Trong khi thở vào nghe kêu như tiếng sáo hoặc như gà gáy, đến khi ngừng tiếng kêu thì ho lại như trước. Về đêm cơn ho này càng nhiều hơn; ho chấn động gây chảy máu mũi đờm có dây máu, chảy máu mắt, kết thành ban đỏ. Nếu ho kéo dài mãi, thân thể càng suy nhược, dễ phát sưng phổi, ho suyễn.

Đây là thể đàm nhiệt bế phế. Phép chữa: thanh nhiệt hóa đàm.

Bài thuốc:

Bài 1: Lá chanh 300g, địa liền 400g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 1.000g, rau sam 1.000g, tía tô 300g. Nước 6 lít, sắc còn 2 lít, cho ít đường đủ ngọt. Cách dùng: trẻ từ 1-3 tuổi mỗi lần uống 15-20ml (1 thìa canh). Trẻ từ 3-5 tuổi mỗi lần uống 2 thìa canh, ngày uống 3 lần.

Bài 2: 'Ma hạnh gia vị': Ma hoàng 6g, tiền hồ 12g, hạnh nhân 6g, cát cánh 12g, thạch cao 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

- Ho nặng không ngủ được, gia: Viễn chí 4g, câu đằng 8g.

- Đờm nhiều, gia: La bặc tử 8g, tô tử 8g.

- Nôn nhiều, gia: Trúc nhự 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 2 lát.

- Ho ra máu, chảy máu mũi, gia: chi tử sao 8g, a giao 8g (sắc thuốc xong mới cho a giao).

Bài 3: 'Tả bạch tán gia giảm': Tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, cát cánh 8g, tri mẫu 8g, trúc nhự 8g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống và gia giảm như bài trên.

Bài 4: 'Lô tử hoàn': Bắc hạnh nhân, sơn chi tử (sao đen), thạch cao, cáp phấn, thiên hoa phấn, mỗi vị 2 lạng (80g). Ngưu bàng tử 120g, cam thảo 16g, ma hoàng 32g, thanh đại 40g. Tán bột hòa mật ong quyết nhuyễn làm viên bằng hạt nhãn. Ngày uống 1-2 viên theo lứa tuổi. Dùng đăng tâm thảo (bấc đèn) và lá tre nấu nước để uống thuốc.

Bài 5: Dùng khi ho ra máu: Tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, địa cốt bì 12g, chi tử (sao đen) 4g, trắc bá diệp (sao đen) 4g, bồ hoàng (sao đen) 4g, a giao 4g (cho vào sau khi sắc xong thuốc). Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống ngày 3-4 lần.

Bài 6: Dung dịch tỏi: 50% nước cốt tỏi, 50% nước sôi hòa chung dùng. Trẻ trên 5 tuổi mỗi lần uống 10-20ml. Ngày 4 lần sau bữa ăn 45 phút. Trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa.

Bài 7: Mật gà sấy khô, tán mịn trộn một ít đường. Cách dùng: trẻ dưới 1 tuổi dùng 1 cái, chia 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trẻ 1-2 tuổi dùng 1 cái, chia 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trẻ 3-5 tuổi dùng 1 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần. Trẻ 5-10 tuổi, dùng 2 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần.

Thời kỳ hồi phục: Phế khí hư hoặc phế âm hư.

Triệu chứng: Cơn ho giảm dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phép chữa: tư dưỡng phế ấm, phế khí, kiện tỳ.

Bài thuốc: 'Sa sâm mạch đông thang' gia giảm. Sa sâm 12g, thiên hoa phấn 12g, liên nhục 8g, mạch môn 12g, bạch biển đậu 12g, trần bì 6g, tang bạch bì 12g, ý dĩ 12g, cam thảo 4g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày. Nếu sốt nhiều, mồm khô. Mạch tế sác, gia: địa cốt bì 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 12g. Mồ hôi trộm gia: mẫu lệ 12g, lá dâu 12g; ăn kém, đầy bụng, gia: hậu phác, mạch nha đều 8g.

Cháo thuốc dân gian chữa bệnh ho gà

- Hạt dẻ, bí đao 50g, râu ngô 10g. Đun sôi lấy nước hòa đường phèn uống.

- Lấy 1 củ tỏi to, bóc vỏ, giã nát ngâm nước sôi 20 phút, rồi đun sôi 30 phút, pha mật ong, uống.

- Lấy 100g hồ đào, sao vàng uống với mật ong.

- Lấy 1 bộ gan gà ép lấy nước hòa với 15ml, nước đường. Trẻ dưới 1 tuổi uống mỗi lần 5ml. Trẻ 2-3 tuổi uống 8ml. 4 tuổi trở lên uống 15ml. Uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối, liên tục trong 3-5 ngày.

- Cháo nhị bì cam thảo: Vỏ rễ dâu 9g, địa cốt bì 9g, cam thảo bột 3g, gạo lứt 50g. Trước hết đun 3 vị trên với nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã lấy nước rồi cho gạo lứt vào nấu cháo ăn.

- Cháo đậu cô ve, táo đỏ: Đậu cô ve 16g, táo đỏ 10 quả, gạo lứt 30g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo loãng rồi cho đường phèn, ăn nóng.

- Nước cơm hòa xuyên bối, đường phèn: Khi nấu cơm sôi, múc lấy nước cơm đựng vào bát, cho xuyên bối mẫu 9g và đường phèn 15g, hấp cách thủy (hoặc hấp trên cơm đang cạn). Uống ngày 2 lần sáng và tối.

- Nước cà rốt, táo tàu: Cà rốt 200g, rửa sạch thái lát cùng với 25g táo tàu, nước 1.200ml, đun cạn còn 400ml, cho đường phèn vừa đủ, khuấy tan là được, uống 2 lần trong ngày. Day bấm mạch 2 huyệt ngư tế để thanh nhiệt tả phế, giảm ho và 2 huyệt xích trạch để điều hòa và sơ thông phế khí khỏi ho, dễ thở.

Bài thuốc kinh nghiêm của lương y Thái Vạn...

Theo Lương y Minh Chánh/Sức Khỏe&Đời Sống