Lưu trữ cho từ khóa: kinh nghiệm dân gian

Bài thuốc dân gian chữa nấc

Trong y học cổ truyền, nấc thuộc phạm vi chứng “ách nghịch”, được chữa trị bằng nhiều biện pháp khác nhau như châm cứu, bấm huyệt, dược thiện, dùng thuốc theo biện chứng luận trị…, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Các bài thuốc dưới đây đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rẻ tiền, có thể dùng để chữa chứng nấc cơ năng và hỗ trợ điều trị chứng nấc do nguyên nhân thực thể.

Một số bài thuốc đơn giản chữa nấc:

- Lấy 7 quả vải để cả vỏ, sấy khô rồi đốt thành than, tán nhỏ, pha với nước sôi để uống, có công dụng sinh tân chỉ ách, có thể làm nấc ngừng ngay lập tức.

bai-thuoc-dan-gian-chua-nac

bai-thuoc-dan-gian-chua-nac

Quả vải khô, trần bì chữa nấc rất tốt.

- Trần bì 30g, ngâm nước, cạo bỏ phần bì trắng, sao khô, tán nhỏ, sắc với 1 bát nước cô còn nửa bát uống khi còn nóng, có tác dụng hành khí chỉ ách.

-  Xuyên tiêu bỏ hạt sao chín 120g (khi sao phải bịt miệng), tán nhỏ, chế thành viên to bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống 6 – 10 viên, sau bữa ăn 2 giờ, uống với nước pha với một chút giấm ăn.

- Bồ kết khô 1 quả, bỏ hạt, sấy khô, tán thành bột, lấy một ít hít vào lỗ mũi, chờ đến khi hắt hơi là khỏi, công hiệu rất kỳ lạ.

- Vỏ hạt dẻ đen và cám gạo lượng bằng nhau, đem vỏ hạt dẻ đốt thành than, nghiền nhỏ rồi trộn với cám gạo, mật ong làm thành viên to bằng hạt đậu đen, uống hàng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi lần 20 – 30 viên.

- Trần niên thạch (vôi tôi lâu năm) lượng vừa đủ, sao khô, tán nhỏ trộn với giấm ăn, vê thành viên to bằng hạt đỗ đen, mỗi ngày uống 7 viên với nước gừng, chừng 3 lần là khỏi, chuyên dùng để chữa chứng nấc kéo dài.

- Tai quả hồng (thị đế) lượng vừa đủ, đốt tồn tính, nghiền thành bột, uống với rượu nhạt.

- Gừng tươi ép lấy nước, đường trắng lượng bằng nhau, trộn đều nấu chín rồi uống, chuyên dùng chữa nấc kéo dài.

- Núm quả thị, đinh hương, mỗi thứ 30g, gừng tươi 5 lát, đem hai vị tán nhỏ, mỗi lần hòa 12g với nước sức gừng tươi để uống bất cứ lúc nào, chuyên dùng chữa chứng nấc kéo dài.

- Hương phụ 150g, sa nhân 240g, cam thảo 120g, hương phụ sao cháy hết long rồi nghiền tán nhỏ cùng các vị thuốc khác, mỗi lần uống 3g với nước muối, mỗi ngày 2 lần.

- Mật lợn 1 cái, xích tiểu đậu 21 hạt, bỏ xích tiểu đậu vào trong túi mật đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2g, chia 2 lần sáng chiều.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian với cây trạch tả

Cây trạch tả hay còn gọi là cây vợi, mã đề nước, cây hẹ nước. Tên khoa học là Alisma plantago Aqualica L. họ Trạch Tả (Alismatalaceae).

Là loại cây cỏ thủy sinh, thường mọc thành đám ở ruộng, các ao hồ nước nông, kênh rạch, bờ suối, ruộng trũng có nước quanh năm. Nhân dân nhiều nơi thường lấy cây này dùng làm rau ăn (thân và lá rửa sạch, luộc qua rồi xào hoặc nấu canh ăn).

Gốc và rễ ngập trong bùn, lá mềm hình bầu dục, mọc thành cụm ở gốc. Hoa lưỡng tính mọc trên cuống dài, màu trắng, tím nhạt hoặc trắng đục. Quả hình cầu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân rễ (thường gọi là củ) bỏ hết rễ, rửa sạch rồi phơi sấy khô.

Thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây trạch tả (Alisma Plantago-aquatica L var orientalis Samuels), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản kinh”. Củ to tròn chắc, trong trắng hoặc hơi vàng, hơi xốp; không thối, mốc, mọt là tốt.

Đông y cho rằng, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, độc, giúp lợi tiểu, trị thủy thũng, lâm lậu, đi lỵ, đi tả…, vào các kinh thận, bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi niệu, long đờm dùng chữa các bệnh như phù thũng do thận, ho do viêm họng, giúp mát gan, lợi tiểu…Liều dùng mỗi ngày 8 – 16g

bai-thuoc-theo-kinh-nghiem-dan-gian-voi-cay-trach-ta

Dưới đây là một số phương thuốc theo kinh nghiệm dân gian

* Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu: Trạch tả 12g, sinh địa 15g; long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, sài hồ, mẫu đơn bì, tri mẫu, cúc hoa, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc trạch tả 15g, bạch truật 6g, cúc hoa 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.

* Chữa ho do viêm họng: Lá trạch tả 30g, lá húng chanh 30g, gừng tươi 5g. Sắc khoảng 300ml nước còn 50ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 5 ngày.

* Làm mát gan: Trạch tả, bạch phục linh, mẫu đơn bì, sơn thù du, mỗi vị 10g; thục địa và hoài sơn, mỗi vị 12g. Tất cả sao vàng, tán bột chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 8- 10 viên. Uống trong 10 ngày.

* Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận. Chọn 1 trong các bài sau:

– Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông 6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống.

– Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống. Trị viêm cầu thận cấp.

– Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận mạn, váng đầu.

* Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính. Chọn 1 trong các bài sau:

– Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng gia giảm.

– Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.

* Hỗ trợ điều trị phù thũng do thận: Lá trạch tả 30g, thân cây sậy 100g, râu ngô 100g. Sắc với 700ml nước, còn 150ml chia uống hai lần trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày. Hoặc trạch tả, bạch phục linh, trư linh, hạt mã đề mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Hạ sốt do cảm nóng: Lá trạch tả 20g, cỏ mần trầu 25g, lá tre 30g. Các vị thuốc trên đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Dùng trong 2 ngày.

* Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng Hải, Báo Y học Trung hoa 1976,11:693).

* Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương Phúc Thành dùng trạch tả thang gồm trạch tả 30 – 60g, Bạch truật 10 – 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. Theo dõi 55 ca, uống từ 1 – 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi (Tạp chí Trung Y Hồ Bắc 1988, 6:14).

Kiêng kỵ: Can  Thận  hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.

BS. Hoàng Xuân Đại

Theo Nongnghiep.vn

Dùng diếp cá chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian

Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam.

Độc giả Huỳnh Công Hùng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) thắc mắc: “Dân gian ta có bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cây lá diếp cá. Xin hỏi cây này trị trĩ nội hay trĩ ngoại, thời gian dùng và liều dùng ra sao?“.

dung-dap-ca-chua-benh-tri-theo-kinh-nghiem-dan-gian

Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam. Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng: thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoit). Cây diếp cá thường dùng chữa táo bón, trĩ, lòi đom, viêm ruột, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, dị ứng ngoài da, đắp chữa đau mắt đỏ…

Liều dùng để chữa bệnh thường là 20-40g tươi/ngày, 6-12g khô/ngày. Dùng tươi, thì giã vắt lấy nước hoặc xay như sinh tố uống. Dùng khô thì sắc uống, cách nào cũng kết quả tốt. Dùng liên tục 10-20 ngày, nghỉ 7-10 ngày rồi lại tiếp tục, nên kết hợp thêm một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả như hoa hòe, quả dành dành, lá trắc bá diệp, cỏ mực sao đen…

Theo kinh nghiệm chúng tôi, lá diếp cá có tác dụng chữa trĩ nội xuất huyết (đi ngoài xuất huyết ra từng giọt, đau, táo bón) và trĩ ngoại bội nhiễm (hậu môn sưng đỏ đau, múi trĩ sưng to ngồi đứng không yên). Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, bệnh nhân nên đến khám tại các phòng mạch hoặc khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa

(Phó Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Theo Kienthuc.net.vn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng kinh nghiệm dân gian

Hoa ngũ sắc tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi…

Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”… Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” của y học cổ truyền.

Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau.

Phương pháp dùng thuốc

Bài 1: Hoa ngũ sắc (cứt lợn tím) tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.

Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300 ml nước lấy 50 ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.

Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Hoa ngũ sắc trị viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả

Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục ba liệu trình.

Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trắng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.

Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.

Phương pháp không dùng thuốc

Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 – 7 lần. Mỗi ngày làm 3 – 7 lần.

Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt dũng tuyền : lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể dùng kết hợp các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc.

ThS Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Điều trị viêm mũi theo kinh nghiệm dân gian

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, cộng với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi dễ khiến chúng ta bị viêm mũi.

Dưới đây là một số cách cổ truyền, dân gian theo hướng dẫn của lương y Như Tá dùng trị viêm mũi do thời tiết.

- Nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng.

dieu-tri-viem-mui-theo-kinh-nghiem-dan-gian

Hành ta / Thảo quyết minh / Bạch chỉ – Ảnh: H.Mai

- Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.

- Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.

- Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.

- Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.

- Một số trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.

- Khi bị viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường, có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày.

- Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.

Theo Thanhnien

Chữa chảy máu cam theo kinh nghiệm dân gian

Khi bị chảy máu cam nhẹ, nên cho người bệnh nằm ngửa, dùng khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, dùng ngón tay chắn nhẹ phía lỗ mũi bị chảy máu.

Ðắp tỏi: tỏi tươi 3-5 tép, vải màn 2 miếng (10x10cm). Tỏi bỏ vỏ the giã nhỏ. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì chia tỏi làm 2 phần gói vào vải màn, buộc vào hai gan bàn chân (chỗ lõm nhất khi để ngửa bàn chân lên).

Trường hợp máu cam chỉ chảy ở một lỗ mũi thì buộc tỏi vào gan bàn chân phía bên lỗ mũi không chảy máu (chảy máu ở lỗ mũi phải thì chỉ buộc tỏi ở gan bàn chân bên trái và ngược lại). Ngày thay tỏi 1 lần, cần buộc 2 ngày.

chua-chay-mau-cam-theo-kinh-nghiem-dan-gian

Chườm nước lạnh: trường hợp chảy máu cam nhẹ, cho người bệnh nằm ngửa, dùng khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, dùng ngón tay chắn nhẹ phía lỗ mũi bị chảy máu.

Buộc ngón giữa: khi có bệnh nhân chảy máu cam, để cấp cứu nhanh, ta dùng một sợi chun (dây cao su cũng được) quấn nhẹ vào ngón tay giữa phần sát bàn tay, nếu chảy máu ở lỗ mũi phải thì quấn ở ngón giữa bàn tay trái và ngược lại. Khi máu không chảy nữa thì cởi bỏ.

Xoa bóp: Kết hợp ăn uống với xoa bóp các huyệt hậu khê, thiếu xung, nghinh hương, tam âm giao mỗi huyệt khoảng 1 phút. Ngày xoa bóp 2-3 lần

(Theo BS Chuyên Khoa của AloBacsi)

Rau muống có công dụng hay bổ dưỡng gì không

Bữa ăn của gia đình tôi thường có rau muống. Tôi muốn biết rau muống có công dụng hay bổ dưỡng gì không. Xin cảm ơn. (auduonghuong@…)

 

cay rau muong

 

Ảnh minh họa

Rau muống có tác dụng chống táo bón. Khi bị sốt cao, khó thở, có thể dùng thân rau muống với khổ qua và lá xoan đem giã nát đắp lên ngực hoặc lên trán để hạ nhiệt. Khi bị giời leo, có thể dùng đọt rau muống, lá vòi voi, mỗi thứ 5-10 đọt, giã nát rồi đắp lên chỗ viêm loét. Đặc biệt, trong ngọn rau muống còn có một chất giống như insulin, vì vậy những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Rau muống còn giải nhiệt nên được nhiều người thích.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

BS Trang Xuân Chi

(Theo TNO)

Trẻ nhanh biết đi hơn với mẹo dân gian

(Webtretho) Thời gian chờ đợi những bước chân chập chững đầu đời của con quả là dài, nhất là với những mẹ có con chậm biết đi. Tuy không có cơ sở khoa học nhưng có những mẹo dân gian giúp bé nhanh biết đi hơn đã được các mẹ truyền tai nhau, mang lại khá nhiều hi vọng và niềm vui bất ngờ.

Ảnh: Getty images

"Cún nhà mình hơn 13 tháng mà chưa biết đi, đứng cũng run run, mà cô nàng còn lười tập nữa chứ. Mới đứng được khoảng một phút là ngồi phịch xuống, còn lúc nào cần đến chỗ nào đó là bò chứ chưa bao giờ cố tập đi cả. Cả nhà mình, ai cũng sốt ruột. Cũng biết là trước sau gì nó cũng biết đi thôi nhưng lâu quá thì cũng lo lo. Bà nội bảo hôm nào sẽ dùng mẹo dân gian là mua con cá chuối, lấy đuôi đập đập vào chân Cún để cho Cún chóng biết đi. Em chẳng tin vì không thấy... 'cơ sở khoa học kỹ thuật; gì cả. Tuy nhiên, em cũng không phản đối vì thấy nó cũng chẳng hại gì. Bà thích thì cứ để bà làm thôi.

Hôm Chủ Nhật, bà mua một con cá chuối về để 'làm phép' cho Cún. (Hôm đó bố mẹ cháu được 'ăn sái' bữa canh chua.) Sau đó thì mình cũng chẳng để ý nữa nhưng hôm qua đi làm về, các mẹ có được tin không? Cún 'khật khưỡng' đi ra đón mẹ. Mình sợ hết hồn cứ sợ con ngã nhưng nó cứ từ từ đi từng bước một đến chỗ mẹ. Mừng quá! Mình lại có cảm giác khi nó lẫy lần đầu tiên. Khi nào con làm được thêm gì là mình mừng lắm lắm," ID Little Monkey kể lại.

Có rất nhiều kinh nghiệm dân gian như vậy đang được truyền tai nhau và thử nghiệm, bạn hãy tham khảo và chia sẻ nhé!

Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu.

Nếu diễn tiến bệnh tiêu chảy không quá trầm trọng, không bị mất nước, không bội nhiễm một số bệnh khác cùng lúc thì có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Khi bị tiêu chảy có thể dùng:

- Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

- Nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống.

- Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.

- Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-tieu-chay

Tiêu chảy do hàn thấp: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng: dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt

Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng: lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.

Tiêu chảy do thấp nhiệt: Người mắc bệnh này khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu. Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.

Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn: dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần.

Theo Baodatviet.com.vn

Tắm bé bằng nước chè xanh có tốt?

(Webtretho) Theo kinh nghiệm dân gian, tắm cho con bằng nước chè xanh sẽ giúp bé bớt bị hăm và rôm sảy vào mùa nóng. Kinh nghiệm này thực sự có hiệu quả và là liệu pháp thiên nhiên lành tính được các bà mẹ rất tin dùng, tuy nhiên, tắm bé thường xuyên bằng nước chè xanh có tốt hay không?