Lưu trữ cho từ khóa: kim loại

Cách đơn giản giữ hoa tươi lâu

Theo nhiều nghiên cứu, cắm hoa tươi trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và cũng sẽ làm giảm mức độ căng thẳng cho bạn. Nếu bạn thích hoa tươi, hãy mua một chiếc bình thật đẹp và trang trí cho ngôi nhà của bạn.

Xét ở một khía cạnh khác, việc cắm hoa tươi trong chiếc bình có vẻ như sự lãng phí tiền vì tuổi thọ của những bông hoa này rất ngắn. Vì vậy, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng hoa giả để trang trí cho ngôi nhà của họ.

Trang Boldsky đã tập hợp một số biện pháp khắc phục tốt nhất để hoa đã cắt tươi lâu hơn khi được cắm trong bình.

1-1811-1380178938.jpg
Ảnh minh họa: Boldsky.

Cho thuốc aspirin vào nước cắm hoa

Nếu bạn nghiền nát một vài viên thuốc aspirin và cho vào bình cắm hoa tươi, nồng độ axit trong nước sẽ tăng lên, và nó sẽ được ngấm lên thân cây. Điều này sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn.

Cho đồng xu vào bình hoa

Một đồng xu để trong bình cắm sẽ làm cho hoa tươi và kéo dài. Lý do là kim loại hoạt động như chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cuống hoa lâu bị thối.

Đổ Listerine vào nước

Nếu bạn muốn bình hoa giữ được lâu trong nhà, một trong những lời khuyên bạn có thể làm theo là hãy nhỏ vài giọt Listerine vào trong bình. Chúng sẽ giúp diệt vi khuẩn, các mảng bám và mùi hôi trong bình hoa.

Dùng thuốc tẩy

Một muỗng canh thuốc tẩy đổ vào nước cắm hoa sẽ làm điều kỳ diệu để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Thuốc tẩy có tác dụng ngăn chặn nấm mốc.

Cho giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa

Một trong những cách tốt nhất để giữ hoa tươi lâu là hãy thêm giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm. Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.

Thêm đường vào bình hoa

Thêm một muỗng canh đường vào bình hoa sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử giữ hoa tươi lâu bằng cách này.

Lan Lan (theo Boldsky)

Tác dụng bất ngờ của “vàng bạc châu báu”

Không chỉ là kim loại quý, chúng còn có tác dụng trong y khoa như chữa bệnh ung thư, viêm khớp...

1. Sapphire

Sapphire là một loại đá quý nổi tiếng trong ngành chế tác đồ trang sức. Ẩn sau màu sắc tuyệt đẹp và sống động của nó tiềm tàng một công dụng đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành: quang phổ hồng ngoại của ánh sáng.

Sapphire được sử dụng để tạo ra một số máy laser hồng ngoại hiệu quả nhất. Để thể hiện sự thống trị hoàn toàn của mình, sapphire còn có khả năng hấp thụ hồng ngoại.

Nếu sapphire được sử dụng một cách thích hợp, nó hoàn toàn có thể vô hình với ánh sáng hồng ngoại. Vì vậy, phủ một chiếc xe (hoặc thậm chí quần áo) với hợp chất sapphire đặc biệt có thể khiến cho nó hoàn toàn vô hình dưới kính hồng ngoại và máy ảnh.

2. Kim cương

Không phải tất cả các viên kim cương đều sáng bóng như chúng ta thấy tại các cửa hàng đồ trang sức. Phần lớn trong số chúng là những khối đen không hấp dẫn, tuy nhiên kim cương vẫn là loại đá quý có giá trị.

Nhiều ngành công nghiệp đã nghiền chúng thành bụi, sau đó sử dụng như là vật liệu phủ cho lưỡi cưa, mũi khoan, mũi mài để tạo ra các công cụ siêu sắc bén có thể cắt được hầu hết bất kỳ kim loại nào.

Kim cương còn có thể được sử dụng để làm tấm tản nhiệt, cửa sổ siêu bền và thậm chí cả loa chất lượng cao. Nó cũng là người bạn tốt nhất của nhà khoa học - họ sử dụng chúng để tạo ra một số công cụ thú vị như laser và các vật dụng đặc biệt để mô phỏng lực hút giữa các hành tinh lạ.

tac-dung-bat-ngo-cua-vang-bac-chau-bau

3. Vàng

Vàng tuy không phải có giá trị nhất, hiếm nhất, nhưng chắc chắn là phổ biến nhất. Trong thực tế, vàng là một trong những vật liệu linh hoạt nhất trên hành tinh.

Ngoài việc sử dụng đóng vai trò như tiền, đồ trang sức và giúp ích trong ngành nha khoa, vàng còn được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ, vàng là một thành phần quan trọng trong nhiếp ảnh, in ấn, chế tạo tàu vũ trụ, nấu ăn, động cơ phản lực, công nghệ nano, sơn và y học…

Riêng đối với y học, người ta bắt đầu khai thác tiềm năng của vàng như tiêm vàng có thể chữa viêm khớp. Lý do là bởi muội vàng có thể giảm sưng, giảm đau khớp, làm cứng khớp.

4. Bạc

Liệu bạn có biết rằng trong chiếc tất kháng khuẩn chống mùi hôi bạn đang sử dụng có thể có chứa bạc? Bên cạnh nhiều công dụng trong nha khoa, chế tác đồ trang sức, quang học và nhiếp ảnh, bạc cũng có một số đặc tính kháng khuẩn đặc biệt.

Nó có thể ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong vải, giúp khử mùi hiệu quả. Do vậy, ngành công nghiệp quần áo cao cấp sử dụng khá nhiều bạc - dưới hình thức bạc nano để giúp khử mùi quần áo.

Khả năng kháng khuẩn của bạc cũng khiến kim loại này trở nên phổ biến hơn trong thế giới y học như chất khử trùng và sát trùng hiệu quả.

5. Bạch kim

Bạch kim là một trong những kim loại quý trên Trái đất, thậm chí vượt qua cả vàng. Kim loại này còn có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh ung thư.

Một hợp chất có sự tham gia của bạch kim với tên gọi cisplatin là một trong những loại thuốc ung thư hàng đầu thế giới. Một số bệnh ung thư (như ung thư tinh hoàn) rất “dị ứng” với cisplatin và phương pháp chữa trị này có hiệu quả 5-8%; tỷ lệ chữa khỏi thông thường là 10%.

6. Palladium

Palladium là anh em họ với bạch kim, được sử dụng trong chế tác đồ trang sức và đóng vai trò như một thành phần của vàng trắng.

Kim loại này có khả năng lưu giữ hydro tồn tại bên trong nó, chính điều này khiến Palladium trở thành một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu tế bào nhiên liệu.

Trong thực tế, Palladium được coi là chìa khóa để tạo ra các loại tế bào nhiên liệu tốt, rẻ hơn. Nó giúp sản xuất được nhiều máy móc thân thiện với môi trường - thành tích ấn tượng khi các nguồn nhiên liệu của chúng ta đang trở nên khan hiếm.

7. Iridium

Iridium là một trong những vật liệu hiếm và đắt nhất, chỉ sản xuất 3 tấn mỗi năm. Bên cạnh tác dụng chế tác làm đồ trang sức, iridium còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Iridium là một trong những vật liệu có độ cứng cao, gần như miễn nhiễm với ăn mòn và nhiệt. Trong thực tế, nó chỉ có thể tan chảy ở nhiệt độ trên 2.000° C.

Điều này đã khiến cho kim loại này trở nên hữu ích đối với những dụng cụ cần xử lý nhiều áp lực. Kết hợp với các hợp kim khác, iridium được sử dụng để tạo ra các vật dụng cơ bản như bugi, nồi nấu kim loại, góc phương vị la bàn và đồng hồ đeo tay.

(Theo Kenh14)

Ăn gì để khỏe, đẹp và an toàn?

(Webtretho) "Mình có một nỗi lo chung như các mẹ, canh cánh suốt cả ngày, có khi cả khi ngủ, đó là ăn gì để sống được, con cái phát triển mà an toàn. Gần đây đọc báo, nghe đài, xem TV, hóng hớt đều thấy thực trạng thực phẩm ở Việt Nam chứa đựng quá nhiều mối nguy hiểm: rau nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại nặng, thịt cá, rau, trái cây được tẩm hóa chất bảo quản độc hại, quy trình nuôi gà, bò, lợn, cá... ô nhiễm, chứa các loại chất cấm trong ăn uống. Một loạt các nguy cơ được kể ra, nhẹ thì tiêu chảy, dị ứng, nặng thì ngộ độc, ung thư, thậm chí ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Bức xúc và lo lắng, mình mở topic này để cùng các mẹ cập nhật các tin tức liên quan đến đồ ăn, thức uống, điểm mặt những thứ nguy hiểm cần tránh, hướng dẫn cho nhau cách lựa chọn khôn ngoan hơn để ăn uống đủ chất, khỏe đẹp nhưng an toàn nhé.

Ai có cao kiến xin mời chỉ giáo để mọi người cùng biết." - ID mecunkin

webtretho_ăn gì khỏe, đẹp, an toàn

Ăn gì để khỏe, đẹp, an toàn? (Ảnh: Inmagine)

Rau củ dễ nhiễm thuốc sâu, kim loại nặng

Những phân tích của chuyên gia rau quả cho thấy, quan niệm ăn rau dạng củ an toàn với hóa chất bảo vệ thực vật hơn rau dạng lá là không chính xác. Thậm chí, tùy vào loại thuốc và vùng đất, củ còn có nguy cơ nhiễm hóa chất và kim loại nặng cao hơn.

Nhan nhản thuốc trừ sâu cho củ

Cô Nguyễn Thị Vân, ngõ 281 Trương Định, Hà Nội lâu nay đã thay dần nhiều món rau bằng các loại củ. Bởi theo cô cũng như nhiều bà nội trợ khác, các loại củ như su hào, cà rốt, củ đậu… sạch và an toàn hơn rau ăn lá. Đặc biệt, củ chỉ cần gọt vỏ là sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cũng cho rằng, bất cứ loại thuốc trừ sâu phun để bảo vệ cho bộ phận nào thì đều có tác dụng trên bộ phận đó. Ví dụ, thuốc bảo vệ lá sẽ phòng sâu bệnh trên lá. Thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Do vậy, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở củ hay ở lá là như nhau, chứ không phải như một số người cho rằng rau ăn lá dễ bị nhiễm thuốc hơn rau củ và như vậy ăn rau củ sẽ an toàn hơn. “Có thể lá rau có mặt tiếp xúc thuốc nhiều hơn nên nguy cơ nhiễm thuốc sẽ cao hơn, nhưng củ thì không phải là không nhiễm thuốc”, TS Khắc Phi nhấn mạnh.

TS Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phân tích: Thuốc trừ sâu hại cho rau quả có thể được phân ra 2 loại là nhóm thuốc tiếp xúc và nhóm thuốc nội hấp. Nhóm thuốc tiếp xúc được sử dụng để phun trực tiếp vào chỗ có sâu bệnh, còn nhóm thuốc nội hấp là nhóm thuốc để phun ở lá nhưng có tác dụng bảo vệ củ. Tuy nhiên, khi phun thuốc bảo vệ củ vào lá cây thì những con sâu nếu ăn lá đã được phun thuốc cũng sẽ bị tiêu diệt. Các loại thuốc này bán khá nhiều trên thị trường.


Rất dễ nhìn thấy những vỏ thuốc trừ sâu vứt trên ruộng rau. Ảnh: Trần Hải

Nhiễm cả kim loại nặng

Tuyệt đối không ăn các loại củ có mùi lạ hoặc nghi có mùi thuốc trừ sâu vì nếu biết có mùi mà vẫn ăn vào sẽ gây ngộ độc cấp tính.

Ngoài nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, các loại củ còn có nguy cơ nhiễm kim loại nặng tùy vào chất lượng đất và phân bón. Vùng đất ô nhiễm như làng nghề công nghiệp, vùng đất đặc trưng có yếu tố kim loại cao. Phân bón như kali, phân lân… cũng chứa hàm lượng kim loại. Kim loại nặng nhiễm vào cây thông qua đường rễ. Rau dạng củ gần rễ đồng thời chiếm diện tích phần lớn của cây nên khả năng nhiễm kim loại cao hơn lá. “Kim loại nặng còn có trong nước tưới tiêu nếu không sạch. Vì thế, củ bị nhiễm kim loại nhiều, nhanh hơn lá”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế, bất kỳ nhóm thuốc trừ sâu bệnh trên rau quả nào khi đem ra sử dụng cũng phải được phép đăng ký sử dụng hoặc hạn chế sử dụng và đã có hướng dẫn cụ thể. Để cấp phép cho những loại thuốc này, cơ quan hữu trách đã phải tính đến ngưỡng an toàn. Và tất cả các loại thuốc sử dụng cho sâu bệnh trên lá được qui định phải có thời gian cách li ít nhất là 7 ngày trước khi đến tay người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, khi sơ chế rau củ, mọi người không thể phát hiện thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong nước luộc. Còn lớp vỏ là màng bảo vệ cũng như màng hấp thu hóa chất trước khi chúng ngâm vào phần thịt củ. Vì thế, trước khi dùng các loại củ, mọi người cần rửa sạch sau đó gọt kỹ vỏ.

BACSI.com (Theo bee)