Lưu trữ cho từ khóa: Kiến thức Bệnh Trĩ

Điều trị trĩ bằng y học cổ truyền

“Tôi bị bệnh trĩ nội nhẹ, hậu môn thường sa xuống, nóng nhiệt, đã uống thuốc trị giun kim nhưng không khỏi. Xin bác sĩ cho biết Đông y có bài thuốc nào điều trị bệnh trĩ hiệu quả không?”.

Trả lời:

Nếu bạn bị trĩ mà lại uống thuốc trị giun kim thì không khỏi bệnh là kết quả tất nhiên.

Theo Đông y, táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ ra máu, lòi dom, sa trực tràng. Niêm mạc ở hậu môn và ở ranh giới hậu môn – trực tràng (nơi có nhiều mạch máu nhỏ) bị nứt rạn. Mạch máu giãn ra, sa xuống, bị nhiễm trùng, gây đau khi đại tiện (các lương y gọi là trùng trĩ – trĩ bị nhiễm trùng). Xin giới thiệu với bạn 2 bài thuốc:

- Bài thuốc trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh: Lấy hoa hòe, kinh giới, chỉ xác, lá ngải cứu, bột phèn chua, nấu lên để xông.

- Bài thuốc dân gian: Lá và cuống hà thủ ô 300 g, nấu sôi, để ấm, lấy khăn sạch nhúng nước đắp lên chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần sẽ có kết quả.

Hoặc: Trái sung già, chín rửa sạch, mỗi ngày ăn 5-10 trái, ăn liên tục nhiều ngày sẽ có hiệu quả. Có thể lấy lá sung nấu nước ngâm hậu môn ngày 1-2 lần.

BS Nguyễn Văn DươngSức Khoẻ & Đời Sống

Thuốc chữa táo bón

Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong nhiều trường hợp, nó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Việc điều trị cần tác động vào gốc bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, giúp bạn dễ chịu hơn.

Táo bón có 2 dạng: cấp tính (diễn ra trong thời gian ngắn) và kinh niên (diễn ra từ từ và kéo dài tháng này qua tháng khác).

Táo bón kinh niên là triệu chứng của các bệnh như suy giáp trạng, lượng canxi trong máu tăng cao, Parkinson… Người bị chứng ruột già co thắt yếu thường bị táo bón nặng, có khi phân nghẹt cứng phải mổ. Nếu không có bệnh gì thì nguyên nhân gây táo bón kinh niên thường là do ít hoạt động thể lực, ăn uống ít rau quả nên cơ thể nhận được ít chất xơ.

Táo bón cấp tính thường do chế độ ăn uống thay đổi đột ngột, thiếu chất xơ (ăn ít rau quả) hoặc bị bệnh phải nằm lâu ngày không hoạt động. Cũng có thể do nghẹt ruột vì một lý do nào đó, hoặc do chấn thương thần kinh hay tủy sống.

Dùng lâu dài một số loại thuốc uống cũng có thể là nguyên nhân sinh táo bón, chẳng hạn như thuốc bổ máu có chất sắt, thuốc điều trị bao tử chống acid có chứa nhôm…

Nếu táo bón là triệu chứng của một căn bệnh nào đó thì phải điều trị tận gốc. Còn nếu là táo bón thông thường, bác sĩ sẽ chỉ dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa và điều trị, chủ yếu là năng vận động thể lực, tăng cường rau quả trong chế độ ăn để cơ thể được cung cấp nhiều chất xơ, trường hợp thật cần thiết mới dùng thuốc. Thuốc trị táo bón (nhuận tràng) có nhiều loại:

Loại làm tăng thể tích phân:

Thể tích của chất bã trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột co bóp mạnh. Phân trương lên sẽ mềm hơn và đi xuôi theo ruột già một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây là loại thuốc có tác dụng từ từ, nhẹ nhàng và an toàn nhất, có thể dùng lâu ngày mà không gây hại gì. Điều cần lưu ý là phải uống nhiều nước, lúc đầu chỉ cần uống ít, sau đó tăng lên từ từ. Loại thuốc làm tăng thể tích bao gồm những thuốc như Metamucil, Perdiem Fiber, Unifiber…

Thuốc làm mềm phân:

Như những thuốc có docusate (thí dụ Colace). Về mặt vật lý, những thuốc này làm giảm sức căng mặt ngoài của phân, làm nước trong ruột ngấm vào dễ hơn, do đó phân mềm và trương lên (giống như loại trên) và dễ bài tiết hơn.

Dầu khoáng (mineral oil):

Cũng có tác dụng làm mềm phân, tuy nhiên nó làm những sinh tố thuộc nhóm hòa tan trong chất béo (như sinh tố A, D) khó hấp thu qua niêm mạc ruột vào cơ thể. Ngoài ra, dầu thường rỉ ra ở hậu môn, có thể gây khó chịu.

Loại thuốc tăng thẩm thấu:

Là thuốc trị táo bón mạnh, thường dùng làm thuốc xổ. Những thuốc này có tác dụng thẩm thấu (osmosis), hút nước từ cơ thể vào bên trong ruột làm phân lỏng ra. Nước tụ nhiều trong ruột cũng làm căng ruột già, kích thích sự co bóp của ruột. Những thuốc như Phospho Soda, Sorbitol cũng là những thuốc xổ có sulfat, magiê… thuộc nhóm này. Khi dùng những thuốc tăng thẩm thấu, nên cẩn thận. Thuốc chứa natri có thể ảnh hưởng xấu cho người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh thận, bệnh tim vì làm ứ nước trong cơ thể. Nếu thuốc có magiê hay phốt phát thì người bệnh thận phải đề phòng.

Thuốc kích thích trực tiếp vào thành ruột già:

Làm tăng sự co bóp và đẩy phân đi nhanh hơn. Đó là những thuốc như Semokot, dầu cascara, dầu castor, thuốc Dulco lax. Những thuốc này có thể làm bụng quặn đau, dùng lâu ngày sẽ gây hại cho ruột và dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khiến ruột “lười biếng” không chịu làm việc.

Theo SK&ĐS

Táo bón và trĩ ở phụ nữ – Nỗi niềm khó tỏ

Trĩ và táo bón là bệnh xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Không nguy hiểm nhưng do đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám, nhất là đối với phụ nữ.

Bởi vậy, họ thường âm thầm chịu đựng hàng chục năm, cứ ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai này, và kết quả là khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá nặng.

Hiện nay, ước tính cứ 20 người thì có 1 người mắc những căn bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ mang thai và những nữ nhân viên văn phòng phải ngồi lâu vì công việc. Đây là một trong những căn bệnh của thời đại công nghiệp, khi mà quỹ thời gian của phụ nữ chúng ta ngày càng eo hẹp, mọi người vội vã với những bữa ăn nhanh, giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ trong khi lại ít có cơ hội vận động hơn trước. Có rất nhiều cách để chữa bệnh này nhưng chị em thường chọn giải pháp uống thuốc và sử dụng các bài thuốc đông y thay vì vào bệnh viện để các bác sỹ tây y cắt búi trĩ cho mình.

Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn ấy theo nhiều bệnh nhân đó là tâm lý sợ phải vào bệnh viện để cắt trĩ, sợ đau và không hiệu quả. Phương pháp điều trị bằng đông y tuy cần có thời gian lâu hơn nhưng họ cho rằng nó tính an toàn cao.

Theo Tiến sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa y học cổ truyền BV Trung ương Quân đội 108, chị em có thể sử dụng các bài thuốc đông y như: Bài thuốc cổ phương Bổ trung ích khí thang… Những thang thuốc tập trung các vị thuốc quý gồm nhục thung dung, vừng đen, bá tử nhân có tác dụng hoạt trường, làm tăng khả năng co bóp của ruột giúp trơn ruột, có công năng thăng dương ích khí, tiêu tán những khí bị tích tụ, điều trị táo bón, trĩ nội và trĩ ngoại rất tốt.

Táo bón được coi là thông tin phản ánh sự thay đổi sinh lý và bệnh lý. Do đó, khi chữa trị táo bón, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh táo bón để chữa trị tận gốc. Khi có những triệu chứng của táo bón và trĩ, các chị em cần đi khám bệnh sớm để điều trị và phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư do trĩ và táo bón gây ra. Sử dụng các phương pháp đông y như uống, bôi thuốc chỉ có thể áp dụng cho người bị bệnh táo bón và trĩ nội độ 1 và 2. Trong trường hợp bạn bị nặng, hơn thì bắt buộc phải vào bệnh viện để có những biện pháp xử lý và chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.

Theo TCPN

Bệnh trĩ không khó ngừa

Người mắc bệnh trĩ nên điều chỉnh thói quen ăn uống theo hướng tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thức ăn nhiều gia vị, muối…

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh trĩ

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người vì ăn uống các chất cay, nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu, bia…), tăng áp lực ổ bụng bởi lao động, tư thế, sinh hoạt.

Không đứng, ngồi quá lâu

Với người táo bón lâu ngày, mỗi khi đại tiện thường rặn nhiều làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên nhiều lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to và khi lớn quá sẽ sa ra ngoài. Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày và mỗi lần phải rặn nhiều cũng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Đây là bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại ít như thư ký văn phòng, tài xế, nhân viên bán hàng, thợ may…

Để phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, chúng ta nên tập đi cầu đều đặn hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Nhiều rau quả, trái cây rất tốt

Trong ăn uống, cần điều chỉnh thói quen theo hướng tránh các chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá…); tránh thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng…); ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả.

Thực phẩm có ích cho người bị bệnh trĩ là các loại rau quả (diếp cá, lang, mồng tơi, đay, dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp…). Các loại rau quả này tốt nhất dùng dưới dạng hấp, luộc, nấu canh, không nên nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.

Các loại trái cây (bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi…) cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Hạn chế ăn muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, gây bệnh nặng hơn.

Thuốc nam trị bệnh trĩ

Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:

- Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.

- Mấu củ sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.

- Lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.

Ở phụ nữ đang mang thai, trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ tạo nên trĩ. Do đó, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (cứ mỗi 4 giờ nên nằm nghiêng khoảng 20 phút). Tư thế này làm giảm bớt sức ép của bào thai lên tĩnh mạch hậu môn.

Theo Người Lao Động

Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.

Rau má.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Dấp cá.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.

Lương y Trịnh Văn Sỹ-SKDS

Phát hiện và điều trị kịp thời bệnh trĩ

Cho em hỏi, cách đây khoảng 2 năm về trước em ít ăn rau nên khoảng 4-6 ngày mới đi đại tiện một lần, còn từ khoảng 2 năm trở lại đây thì thường là mỗi ngày hoặc là 2 ngày. Nhưng ở thành hậu môn của em sao có khoảng 1 múi nó to lên khoảng gần bằng hạt gạo, đụng mới đầu hơi đau sau thì không,xin cho em hỏi em bị bệnh gì vậy?(Mai Hồng Nữ)

Trả lời:

Theo như  em mô tả, có thể em đang bị bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài). Bệnh trĩ trong thường gây chảy máu sau khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Mệt mỏi và căng thẳng khi đi đại tiện gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng ruột và hậu môn

- Khó khăn trong việc đại tiện, bị táo bón thường xuyên

- Bị bệnh tiêu chảy

- Đang trong thời gian mang bầu

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón.

Một số cách giúp giảm bệnh trĩ (chỉ có tính chất tham khảo):

1. Thoa chất gel trong thân cây lô hội trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ giúp làm giảm đau và làm dịu cảm giác nóng rát.

2. Ngâm 3 – 4 quả sung trong cốc nước rồi để qua đêm và uống cốc nước này khi chưa ăn gì vào sáng hôm sau.

3. Nghiền nhỏ hỗn hợp 1 thìa hạt thìa là đen đã rang với 1 thìa hạt thìa là đen chưa rang. Cho 1/2 thìa hỗn hợp này vào 1 cốc nước uống 1 lần mỗi ngày, đây là cách trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

4. Hạt xoài phơi khô (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng) rồi nghiền nhỏ, trộn 1,5 – 2gr bột hạt xoài với mật ong hoặc ăn bột xoài không 2 lần/ngày.

5. Bột củ cải trắng cũng rất tốt cho những người bị trĩ. Trộn 100mg bột củ cải trắng với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần mỗi ngày.

Dùng từ 60 – 90mg nước ép củ cải trắng cho thêm chút muối để uống vào buổi sáng và tối cũng trị bệnh trĩ rất tốt.

6. Uống 1 cốc sữa nóng pha thêm bột chuối nhão; 3 lần/ngày.

7. Dùng hỗn hợp 1 thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà và 1 thìa mật ong; uống 3 lần/ngày

8. Uống 1 thìa nước ép lá cây rau mùi cho thêm ít đường, 3 lần/ngày.

9. Trộn bột hạt thìa là với nước thành hỗn hợp bột nhão và bôi lên vùng hậu môn giúp giảm đau trĩ hiệu quả.

Tuy nhiên đối với trường hợp của em, chúng tôi khuyên em nên đi khám ngay. Để khám và điều trị bệnh trĩ, em cần liên hệ với khoa ngoại của các bệnh viện đa khoa hoặc các Trung tâm Y tế quận, huyện. Thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, nhưng phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng mau khỏi.

Ngoài ra, đối với bệnh trĩ, phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống, có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh táo bón, tránh làm việc nặng và tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Chỉ khoảng 10-15% bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần được điều trị thật sự, trong đó 5-10% trường hợp cần phải phẫu thuật.

Theo VnMedia

Trĩ nội chảy máu, đau rát hậu môn?

Tôi 24 tuổi, bị đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tôi nội soi đại tràng cách nay 2 tháng, kết quả bị trĩ độ 1, tôi uống thuốc thì triệu chứng chảy máu hết, nhưng giờ mỗi lần đi tiêu xong là hậu môn bị nóng và đau rát, giống như có con gì trong đó vậy, kéo dài khoảng 1 giờ sau mới hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (trungtha@…)

Theo mô tả của bạn, giai đoạn đầu với triệu chứng đi cầu ra máu và đã đi nội soi để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác, đúng là do bệnh trĩ nội. Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4. Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó. Để điều trị dứt tình trạng này, ngoài việc uống thuốc tăng cường thành mạch và đặt thuốc vào hậu môn, bạn phải chú ý điều trị rối loạn đi cầu như tiêu chảy hay táo bón, tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hay thức ăn gây bón. Cần cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như không thức khuya, ăn uống điều độ về giờ giấc lẫn khối lượng…

Bác sĩ Dương Phước Hưng

“Bệnh Trĩ” sau phẫu thuật

Đa số bệnh nhân trĩ hy vọng rằng, sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ chưa tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc hoặc chưa biết cách phòng tránh tái phát bệnh.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự phồng lớn do suy hệ tĩnh mạch của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

- Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

- Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

- Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

- Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh trĩ – phẫu thuật và sau phẫu thuật

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ.

Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp uống An Trĩ Vương mà không nhất thiết phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát.

Ngoài ra, để phòng tránh tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật, nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đồng thời nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Ăn đủ chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng và chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,…

DS. Lê Phương

Khổ như mắc trĩ sau sinh

Kể từ khi sinh bé thứ hai, chị Thu Na (Lý Nhân, Hà Nam) thường xuyên bị táo bón nặng, nhiều lúc phải ngồi hàng giờ đến vã mồ hôi. Gần đây, chị còn thấy một vài giọt máu thấm qua giấy và một “cục thịt” rất đau. Đến khám, mới biết mình mắc bệnh trĩ sau sinh.

“Thủ phạm” không ngờ

Chị Na cho biết: “Tôi mang thai to, cháu đầu 3,5kg, cháu thứ hai 3,4kg và đều đẻ thường. Sau khi sinh đứa đầu tiên, tôi đã hay bị táo bón dù chế độ ăn đầy đủ chất, đặc biệt ăn nhiều rau. Tình trạng trở nên tệ hơn khi sinh cháu thứ hai.  Thấy cháu đi phân loãng, sữa tôi cũng loãng, cực chẳng đã tôi phải uống ít nước đi, ăn nhiều thịt cá. Kết quả là những ngày dài bị táo khiến mặt tôi lúc nào cũng như “héo”. Gần đây tôi thực sự lo lắng khi thấy đau, khó chịu ở hậu môn và xuất hiện vài giọt máu”.

Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt nam cho biết, tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ đang gia tăng đáng kể đặc biệt là trên phụ nữ đẻ thường, thai to. Nguyên nhân chủ yếu là do táo bón. Sau sinh chị em quá chú ý vào đứa con mà quên chăm lo cho chính bản thân, uống ít nước, ăn ít rau mong cho sữa đặc hơn.

Ngoài ra, ở phụ nữ đẻ thường, do trong lúc sinh phải rạch nên đau, ngại đi vệ sinh nên tình trạng táo bón rồi dẫn đến trĩ càng nặng nề hơn.

Phòng và trị thế nào?

Trước khi nghĩ đến bất kỳ phương pháp điều trị nào, phụ nữ sau sinh cần tự phòng bệnh bằng các cách đơn giản. Không chỉ dừng lại ở việc uống thêm nước, ăn thêm rau mà có thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trước khi đi ngủ 30-50 lần, tập đi đại tiện vào một giờ nhất định…  Các món ăn từ mộc nhĩ đen, táo đỏ không những giúp nhuận tràng mà còn bổ máu. Ngoài ra không ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Khi đã có dấu hiệu mắc trĩ (chảy máu, sa búi trĩ), chị em nên đi khám và cân nhắc giữa việc dùng thuốc uống và phẫu thuật. Phẫu thuật có thể nhanh chóng loại bỏ búi trĩ bị sa nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới việc chăm sóc con. Ở một số người, sau khi phẫu thuật trĩ có hiện tượng cứ muốn đại tiện là phải đi ngay nên đi làm hay đi đâu xa rất bất tiện.

Lựa chọn thứ hai là sử dụng thuốc uống. Giữa muôn vàn thuốc chữa trĩ hiện nay, thuốc nào thực sự an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ sau sinh. Thuốc nào vừa chữa trĩ lại không ảnh hưởng tới khả năng bài tiết sữa?   Tại hội thảo khoa học “Phương pháp mới điều trị bệnh trĩ” được tổ chức tại bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, PGS.TS Lê Lương Đống, Phó giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trong kho tàng thuốc YHCT, bài thuốc Bổ trung ích khí từ ngàn xưa đã giúp phòng chống bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe, ngay cả ở phụ nữ vừa sinh nở, khí huyết kém đều có thể sử dụng”.

Hiện tại, nhờ sự tiến bộ của ngành dược, bài thuốc đến tay người bệnh không còn ở dạng thuốc sắc truyền thống mà dưới dạng viên Thăng Trĩ Nam Dược.

Theo Dantri

Bệnh trĩ: Dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ.

Bệnh trĩ  là gì?

Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối  với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng  mức độ nặng của bệnh trĩ.

Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận  cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.

Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm – Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.

Chữa bệnh trĩ như thế nào?

Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,…; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo  trĩ… Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.

Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,… Ngoài ra có thể dùng đông dược có tác dụng tiêu trĩ.

Theo Dantri.com.vn