Lưu trữ cho từ khóa: kích thích tiêu hóa

Chữa cảm cúm, viêm đường hô hấp bằng “thảo dược tiên”

Cây xuyên tâm liên ( XTL)... có tên khoa học là: Andrographis Paniculata, có một thời gắn bó với tủ thuốc gia đình, trạm xá và cả một số bệnh viện ở nước ta. XTL được dùng thay thế kháng sinh cho nhiều bệnh kèm theo sốt do cả vi khuẩn và virut.

Ngày nay do thuốc kháng sinh tổng hợp dễ kiếm, XTL dần dần bị lãng quên. Trái lại, ở châu Âu, Bắc Mỹ: nhiều bác sĩ, các nhà nghiên cứu và một số hãng dược phẩm đã nghiên cứu XTL với mơ ước có được một thứ thuốc chữa bệnh tương tự dược thảo “tiên” này.
Bộ phận dùng để chữa bệnh của XTL là tất cả phần cây ở trên mặt đất, chủ yếu là lá. Theo các tác giả phương Tây, liều dùng của XTL để chữa bệnh là từ 4-10g lá khô mỗi ngày. Ở Trung Quốc, Việt Nam, liều dùng toàn cây từ 10g-20g thuốc sắc hay 2-4g bột, 2-3 lần/ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng. Kiêng kỵ: Mặc dù không độc, theo y học cổ truyền phương Đông XTL là vị thuốc có tính hàn, do vậy người có biểu hiện hư hàn không nên dùng với liều quá cao.

XTL là vị thuốc bổ cho những người bị yếu toàn thân, một “thần dược” cho các bệnh kèm theo sốt, các bệnh của gan và mắt. Các thầy thuốc Ấn Độ dùng XTL trong đơn thuốc trị bệnh bạch biến, các rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, dùng để kích thích tiêu hóa và trị các bệnh giun sán thông thường.

Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh đến tác dụng thanh nhiệt, thải độc của XTL, đặc biệt cho các bệnh kèm theo sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu,viêm ruột và dạ dày, lỵ cấp tính, bệnh viêm da, viêm họng, thanh quản và mụn nhọt...

Chua cam cum viem duong ho hap bang thao duoc tien
Hoa xuyên tâm liên.

Các thử nghiệm lâm sàng

Kinh nghiệm dùng XTL của các bác sĩ và thầy thuốc y học cổ truyền trên khắp thế giới đã cho thấy: XTL là vị thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virut ở tất cả các bộ phận của cơ thể, cả mạn tính và cấp tính. Bốn tác dụng tiêu biểu của XTL được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng cũng như theo kinh nghiệm của y học cổ truyền của nhiều dân tộc trên thế giới: Kháng viêm, thải độc, nâng cao sức đề kháng, kháng vi khuẩn, virut.

Những nghiên cứu của các bác sĩ Thụy Điển cũng chứng minh tác dụng rất khả quan của XTL đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và virut. Hai thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 46 và 179 bệnh nhân đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng, cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh rất đáng kể của XTL so với thuốc giả hay các trường hợp được điều trị bằng các thuốc men thông thường. Từ các kết quả lâm sàng trên, XTL có thể dùng cho các bệnh đường hô hấp như các bệnh cảm, cúm, bệnh cúm gà, bệnh sốt xuất huyết hay bệnh viêm màng não do virut.

Tổng kết kinh nghiệm lâm sàng của các thầy thuốc dùng XTL ở châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy XTL có tác dụng chữa bệnh sau:

- Tác dụng giảm đau cho đau khớp và đau do các viêm nhiễm khác.

- Tác dụng chống đông máu, phá các cục máu đông (có thể dùng để phòng và chữa các bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu).

- Tác dụng chống virut HIV (các bệnh nhân bị AIDS hay nhiễm HIV dùng XTL đều đặn có sự tiến bộ rất rõ ràng về sức khỏe cũng như các dấu hiệu về vi sinh, sinh hóa của bệnh nhân).

- Tác dụng chống virut viêm gan C và herpes.

- XTL làm nhuận tràng và có tác dụng long đờm ( có thể dùng để chữa bệnh táo bón và viêm phế quản mạn).

- XTL có tác dụng với các bệnh viêm da, các vết thương và cho một số trường hợp phong (Leprosy).

- Dùng dưới dạng thuốc bôi, mỡ XTL có tác dụng cho bệnh viêm quanh chân răng trong khi các thuốc kháng sinh mạnh không có hiệu quả.


Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Lợi ích tuyệt vời của nghệ với sức khỏe

Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người.

Bốn công dụng nổi bật của củ nghệ

+ Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu

+ Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa

+ Giúp chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng

+ Giúp khử trùng, mau lành vết thương

Khi sử dụng cần lưu ý phải đúng cách để nghệ phát huy hết tác dụng.

Công dụng đặc biệt của nghệ với sức khỏe, Y tế - thiết bị, Suc khoe, y hoc co truyen, bai thuoc dan gian, cu nghe, tieu hoa, ung thu


Đề phòng nguy cơ ung thư ruột

Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

Chữa bệnh viêm khớp

Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống ba lần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khi gặp rắc rối với tiêu hóa

Công dụng đặc biệt của nghệ với sức khỏe, Y tế - thiết bị, Suc khoe, y hoc co truyen, bai thuoc dan gian, cu nghe, tieu hoa, ung thu

Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các emzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo.

Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.


Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

Đề phòng bệnh tim

Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

Giảm nguy cơ với người hút thuốc

Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.

Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.

Meo.vn (Theo VietNam+)

Cây táo ta làm thuốc

Táo là loại cây trồng phổ biến trong cả nước. Quả táo có thể ăn tươi, rất giòn và thơm ngon, hoặc chế thành mứt kẹo, nước uống… Các bộ phận của cây táo là nguồn thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.Trong quả táo chứa carbon hydrad, protein, chất béo. Ngoài ra còn chứa rất nhiều các vitamin A, C và các chất nguyên tố vi lượng Ca, P… đặc biệt thịt quả táo ta còn có anthranoid, làm nhu nhuận đại tràng.

Lá táo, chọn các lá bánh tẻ, khoảng 200 – 300g, sao vàng sắc uống, ngày hai lần trước bữa ăn một giờ, chữa các bệnh ho hen suyễn. Có thể uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Chữa ho gà hoặc ho lâu ngày: lá táo, lá chanh, lá dâu tằm mỗi vị 200g-300g, sắc uống 2-3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nước sắc lá táo cũng có thể dùng cho những trường hợp bị chứng tăng huyết áp.  Cao lá táo dán nhọt, để trừ mủ các nhọt độc, nhọt bọc, đặc biệt các nhọt có nhiều mủ, quánh đặc, khó nặn ra,  hoặc lá táo sắc lấy nước để rửa các vết thương nhiễm khuẩn có mủ…

Quả táo, giúp nhuận tràng rất tốt với những người cao tuổi. Thịt quả táo, sau khi đập bỏ hạt, đồ chín, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc bổ thận âm hoặc kích thích tiêu hóa, thường  phối hơp với hoài sơn, bạch linh, mẫu đơn bì, trạch tả, thục địa.

Nhân hạt táo: Lấy hạch quả táo, rửa sạch phần thịt sót lại, phơi khô giòn, xay, sàng sẩy bỏ vỏ gỗ để lấy nhân, phơi khô, gọi là táo nhân, hay toan táo nhân. Vị thuốc này chỉ dùng dưới dạng sao đen. YHCT gọi tên vị thuốc này là “Hắc táo nhân”. Theo YHCT, hắc táo nhân, có vị chua, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đởm và tỳ, có  tác dụng tĩnh tâm, an thần, trị tâm huyết  bất túc, tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt. Hắc táo nhân có tác dụng an thần, gây ngủ,  giảm đau, chống co giật, hạ huyết áp. Liều dùng chung từ 4 – 12 g.

Mất ngủ, suy nhược thần kinh: hắc táo nhân, ngải tượng (củ bình vôi), mỗi thứ 8g, liên tâm 6g, phục linh 5g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày một thang, uống 3 lần, sau bữa ăn, nên uống nước đầu vào bữa tối để dễ ngủ. Có thể uống liền 2-3 tuần.

Bổ can thận: táo nhân 8g, phối hợp với hà thủ ô đỏ (chế), thục địa, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang. Uống 2-3 tuần lễ.

Tâm thần bất an, hay hoảng hốt, bồn chồn: hắc táo nhân 6g, thảo quyết minh (sao đen), long nhãn, thục địa, liên nhục, mạch môn, mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần,  uống ấm, uống liền 2-3 tuần.

Chữa mồ hôi trộm: hắc táo nhân, nhân sâm, phục linh (đồng lượng), tán thành bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước cháo, ngày một lần. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nếu người khó ngủ, nên uống buổi sáng.

Chú ý: Khi dùng táo nhân, nhất thiết phải sao đen, nếu dùng sống sẽ có tác dụng ngược lại, là gây mất ngủ. Không nên dùng táo nhân cho những trường hợp đang bị sốt, hoặc cảm nặng. Khi dùng táo nhân cho phụ nữ có thai, phải hết sức thận trọng,  vì vị thuốc này có tác dụng co bóp mạnh cơ tử cung.

Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, cũng cần phân biệt với một số cây thuốc:

Táo rừng: cây mọc hoang trong các rừng, núi phía Bắc nước ta… Về hình dáng, giống táo ta, song lá và quả nhỏ hơn. Quả ăn chua nhớt và chát. Vỏ rễ, thái lát, ngâm với rượu 40% để chữa đau răng, lá nấu nước tắm, chữa ngứa lở ngoài da.

Đại táo, còn gọi là táo tàu: chỉ mọc ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, quả to, dài, khi chín ăn ngọt, để chế đại táo thường được dùng trong các thang thuốc Đông y. Hạt của đại táo có hình dài và nhân hầu như lép, không dùng được để  làm vị thuốc táo nhân, như trên.

Táo mèo còn có tên là cây sơn tra. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở một số tỉnh phía Bắc nước ta: Lào Cai, Yên Bái… Quả táo mèo, chủ yếu dùng kích thích tiêu hóa và trị tăng huyết áp. Quả và lá táo ta.

Nhân hạt táo (toan táo nhân) sao đen cho vị thuốc hắc táo nhân.

Theo suckhoedoisong

Ăn để… giảm cân

Các nhà nghiên cứu vừa đưa ra hàng loạt những bằng chứng tuyệt vời cũng như những tin sốt dẻo về việc giảm cân. Không những vậy, họ còn chững minh rằng chính những thức ăn mà đa số phụ nữ chúng ta ngần ngại nay hoá ra lại có lợi cho việc giảm cân...

1- Khoai tây nghiền

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Khoai tây nhanh làm đầy bao tử và cắt giảm đói tức thì. Các nhà nghiên cứu người Úc nhắc nhở bạn rằng, không nên bỏ qua món ăn này nếu bạn muốn giảm đi vài cân thừa... Khi khoai tây được luộc chín, chúng trở thành món ăn nhanh làm no hơn gấp 3 lần so với bánh mì. Hơn nữa, cảm giác no cũng kéo dài hơn so các loại thức ăn khác vì vậy bạn bớt ăn vặt và hấp thụ ít thức ăn hơn.

2- Tôm

Hải sản là món ăn ưa dùng của hầu hết các siêu mẫu, diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong việc giữ gìn vóc dáng. Điều này cũng không quá khó hiểu. Chỉ cần 4 con tôm lớn cũng cung cấp đủ một lượng protein cần dùng trong ngày. Nó giúp bạn kiểm soát cơn đói, bớt ăn vặt và no lâu. Ngoài ra, hải sản thường không quá béo, chế biến cũng ít mỡ, thường chỉ cần luộc chín hay nướng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn hải sản cắt giảm được 66 calories/ngày và 1g chất béo. Tuy nhiên, với món tôm, bạn nên để ý đến nước xốt hay dầu giấm ăn kèm, thường chúng chứa nhiều chất béo.

3- Bánh cookies yến mạch

Bánh cookies thường là món ăn mà chị em phụ nữ rất thèm nhưng luôn tránh né vì sợ mập. Tuy nhiên, bạn có thể chọn ăn bánh cookies làm từ yến mạch. Các nhà nghiên cứu cho biết, yến mạch là 'bạn thân' của những người ăn kiêng. Cũng như ngũ cốc nguyên hạt, nó giúp điều hòa và cân bằng các hormone ảnh hưởng đến cơn đói.

4- Mật ong:

Mật ong làm thon thả vóc dáng. Các nhà nghiên cứu người New Zealand đã làm cuộc thí nghiệm với 3 nhóm người: nhóm 1 ăn nhiều đường, nhóm 2 ăn với mật ong và nhóm 3 không ăn với bất kỳ chất ngọt nào. Kết quả cho thấy nhóm 2 không tăng cân như nhóm 3 mà lại giảm cân tốt hơn. Lý do là mật ong giúp kiểm soát đường trong máu, kiểm soát insuline, kiểm soát cơn đói và cân nặng.

5- Đậu phộng hay các loại đậu:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đậu phộng được biết đến như loại thức ăn kích thích tiêu hóa. Một nắm đậu phộng cung cấp 160 calories và 14g chất béo. Vậy tại sao những người ăn nhiều đậu phộng lại giảm cân tốt hơn so với những người khác? Theo kết quả nghiên cứu của trường ĐH Purdue, nhấm nháp đậu phộng trước bữa ăn mang lại cảm giác no đầy và thoả mãn. Kết quả là bạn ăn giảm đi và tổng số calories bạn hấp thụ vào cơ thể cũng giảm đáng kể. Hơn nữa, chất béo không hòa tan trong đậu phộng giúp kích thích tiêu hóa và mang lại cảm giác no lâu.

6- Sữa

Theo nhóm nghiên cứu trường ĐH Tenessee, sữa chứa nhiều kem, chất béo, thơm, ngon miệng và dĩ nhiên cũng giúp thon thả. Chúng cung cấp nhiều calories, khoáng chất quan trọng trong việc tiêu hủy các tế bào mỡ. Và khi món sữa được pha chế cùng trái chứa nhiều vitamine C như: kiwi, cam, xoài... chúng giúp giảm cân hiệu quả.

7- Bia:

Bia làm hạ chỉ số BMI. Theo nghiên cứu của Nurses' Healthy, những phụ nữ uống 2 ly bia mỗi ngày hoặc rượu sẽ giảm chỉ số BMI (Body Mass Index) xuống 15% so với những người khác. Chất cồn giúp làm điều hòa lượng insuline giúp điều hòa cân nặng. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều. Uống hơn 2 ly mỗi ngày sẽ làm tăng cân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

8- Thịt bò:

Ăn thịt bò đều đặn giúp săn chắc các cơ bắp và giảm cân. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, trong thịt bò có chứa nhiều amino axit giúp duy trì cơ bắp, chống chảy sệ hay sồ người. Cơ bắp trong cơ thể càng săn chắc, các mô mỡ càng khó tích tụ.

9- Ớt

http://www.tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/4/2008/05/ngay25/ot.jpg

Ớt là một 'ngân hàng'' cung cấp nhiều capsaicin cần thiết chi tiêu hoá, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Nó giúp cắt giảm 200 calories/ngày. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp khá nhiều các chất chống oxy hoá, có lợi cho sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa béo phì.

10- Súp:

Một chén xúp đầy trước bữa ăn nhanh chóng mang lại cho bạn cảm giác no. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận, không chọn những loại xúp kem quá béo. Dùng xúp đều đặn trong các bữa ăn giúp cắt giảm calories hấp thụ hàng ngày tới 20%.

Theo Tin Tức Online

Quả mận chữa viêm họng

Quả mận là vị thuốc hay chữa ho, viêm họng rất hiệu quả. Ngoài ra, mận cũng giúp giải nhiệt, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và làm đẹp da.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trong y học cổ truyền, quả mận có tên là úc lý, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng. Ăn nhiều mận chua dễ sinh nóng ruột, cồn cào, hại răng; nhưng nhấm nháp ít mận trước mỗi bữa ăn sẽ thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Dịch ép quả mận pha với nước đường hoặc trộn với nước quả nho là thứ giải khát có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng. Dùng dịch ép này bôi lên mặt hằng ngày làm mịn da.

Để chữa ho, viêm họng, háo khát, có thể chế biến quả mận theo cách sau: Quả mận vừa chín tới rửa sạch, để ráo nước, ngâm với muối (cứ một lớp mận, lại một lớp muối), thêm ít nước đun sôi để nguội, rồi nén hơi nặng. Sau vài ngày đến một tuần, đảo đều. Có thể châm kim vào quả trước khi muối cho chóng ngấu. Lấy ra, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô rồi ngâm mận muối vào nước ấm cho bớt mặn. Để ráo, ướp mận với nước đường với tỷ lệ 20 g đường cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều đến khi cạn nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và bột cam thảo. Ngày ngậm nhiều lần.

Nhân hạt mận (lấy từ quả chín phơi khô) có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, chữa táo bón, phù thũng, vết thương bầm tím do ứ máu. Liều dùng hằng ngày: 12 g dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Phụ nữ có thai không được dùng nhân hạt mận.

Để dưỡng da, làm mịn bóng và bớt vết đen trên mặt, lấy nhân hạt mận sao khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với vài giọt nước chanh và lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn, đắp lên mặt trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau rửa sạch và lặp lại trong vài ngày tiếp theo.

Hoa mận giã nát, trộn với sữa, bôi hằng ngày lên mặt cũng làm da dẻ mịn màng, bớt tàn nhang, vết nám đen.

Theo DS. Đức Huy - Khoa học

Các bài thuốc Nam chữa hôi miệng

Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm ở khoang miệng, răng, lợi, đường hô hấp trên, do hở tâm vị của dạ dày của dạ dày hoặc mảng bám thức ăn trên răng bị vi khuẩn làm thối rữa sinh ra mùi hôi...

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Để giúp khử mùi hôi răng miệng, xin giới thiệu một vài phương cách chữa trị đơn giản, rẻ tiền từ những vị thuốc Nam dễ kiếm.

Hương nhu

Hương nhu là tên chữ Hán (còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng, mật phong thảo). Có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.

Theo Đông y, hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; Chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng.

Bài thuốc

Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.

Húng chanh

Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô v.v...

Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà...; Chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.

Bài thuốc

Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.

Lá ngò gai

Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu..., tên chữ Hán là Dã nguyên tuy...

Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v...

Bài thuốc

Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

Phương thuốc 'Trầm hương đánh răng tán'

Đây là phương thuốc dùng bột hỗn hợp của một số vị thuốc đánh răng hàng ngày để khử trừ mùi hôi miệng, làm chắc răng, cung cấp dinh dưỡng cho râu tóc.

Dược liệu

Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (quả lựu) chua, vỏ kha tử, thanh diêm, thanh đại, mỗi vị đều 9g; Đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ tử mỗi vị 18g; Mẫu đinh hương 6g, tro hà diệp 3g, nam nhũ hương 3g, long não và xạ hương mỗi vị 2g.

Cách bào chế

Các vị thanh diêm, thanh đại, nam nhũ hương, long não nghiền nhỏ. Còn vị xuyên khổ luyện thái thành 4 miếng, sấy khô. Tế tân bỏ đọt. Tất cả các vị trên nghiền nhỏ, trộn đều thành bột hỗn hợp cất vào lọ dùng dần.

Cách dùng

Dùng thuốc bột này đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau đó dùng nước ấm súc miệng. Mỗi lần đánh răng chỉ cần dùng 2g bột.

Công dụng của từng vị

Phương thuốc này bao gồm các vị thuốc thơm, có tác dụng làm chắc răng.

Các vị trầm hương, bạch đàn hương, hương phụ tử, mẫu đinh hương, nhũ hương, long não, xạ hương đều là loại dược liệu tân hương mà Trung y cho rằng, các dược liệu có vị cay đều có tác dụng phát tán, hành khí, hành huyết nên giúp thúc đẩy sự vận hành của máu, làm lượng máu đến nuôi dưỡng răng lợi được nhiều hơn.

Còn vị đương quy có tác dụng giảm đau, dưỡng huyết, chữa được cả chứng chảy máu cam.

Các vị xuyên khổ luyện, vỏ thạch lựu đều có tính sát khuẩn, nhưng vỏ thạch lựu cùng kha tử đều có vị chua nên cầm được máu.

Vị hà diệp làm tan máu ứ, tiêu thũng, ung sưng, chữa được nôn ói ra máu, chảy máu cam.

Hà diệp đốt thành tro làm tăng tác dụng cầm máu nhờ đặc điểm thu liễm. Tế tân có tác dụng khu phong, tán hàn, giảm đau.

Thanh diêm giúp răng chắc và chữa được nhiều bệnh về răng miệng. Thanh đại có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng.

Như vậy, tổng thể của toàn phương thuốc này là thanh nhiệt giảm sưng, cầm máu, khu phong, tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng, khử mùi hôi, tư nhuận râu tóc...

Hy vọng các bài thuốc Nam đơn giản trên sẽ giúp điều trị một cách hiệu quả căn bệnh này.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Vào bếp tìm thuốc kém tiêu hóa

Nếu bị trướng bụng đầy hơi, bạn nên ăn rau mùi, nó sẽ giúp trung tiện dễ dàng và khiến bạn thấy nhẹ nhõm. Còn nếu bị tiêu chảy, hạt mùi lại rất có ích: mỗi ngày lấy 8 g sao lên cho thơm, rồi uống với nước.

Thuốc kích thích tiêu hóa là các loại rau thơm, gia vị có sẵn trong bếp. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, các loại cây thuốc này có thể giúp lấy lại được cảm giác dễ chịu, lại không tốn kém hay gây hại cho cơ thể.

Vỏ quýt khô (trần bì): Trần bì càng để lâu càng tốt, thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy; trừ đờm, cầm ho. Cách sử dụng rất đơn giản: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15-20 phút, uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.

Riềng: Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy bụng, đau bụng lạnh bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, trúng hàn nôn mửa, có khi nhai để chữa đau răng.

Đau thượng vị, đau do loét dạ dày - tá tràng: Riềng và củ gấu mỗi thứ 60 g, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi ngày dùng 9 g, chia 3 lần.

Đau bụng nôn mửa: Gừng 8 g; đại táo 1 quả. Sắc với 300 ml nước, còn 100 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Quả cam quýt khô (chỉ thực - chỉ xác): Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Chúng có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa trướng bụng, lợi tiểu, chữa chứng ra mồ hôi.

Trẻ đi lỵ, ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô, tán nhỏ, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 3 g.

Tía tô: Là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, còn có tác dụng giải độc khi ăn cua, cá bị ngộ độc. Khi thu hái tía tô, nên lưu ý phơi ở chỗ mát hoặc chỉ sấy nhẹ cho khô để tránh làm tinh dầu bay hơi.

Trúng độc, đau bụng do ăn cua cá: Lá tía tô 10 g; gừng 8 g; cam thảo 4 g; nước 600 ml. Tất cả đem sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn đang nóng.

Rau mùi: Để chữa ho, ít sữa, giúp tiêu hóa, mỗi ngày dùng 4-10 g quả mùi hoặc 10-20 g lá cây tươi sắc lấy nước uống hay ngâm rượu.

Dân gian hay dùng rau mùi chữa sởi chậm mọc. Lấy một nắm lá mùi tươi khoảng 50 g sắc với 500 ml nước cho sôi, để nguội bớt rồi dùng khăn thấm ướt, lau toàn thân cho trẻ. Có thể dùng thêm 10-12 g hạt mùi sắc cho trẻ uống hoặc giã nhỏ một nắm hạt mùi khô, thêm ít rượu đun nóng, rồi gói vào vải thưa, xát lên người cho trẻ.

BS. Thanh Quý, Sức Khỏe & Đời Sống

Món ăn… nhẹ lòng

“Không ăn thì đói, ăn vào thì no, người mệt mỏi, nặng bụng, khó tiêu…”. Đây là lời than vãn của nhiều người cao tuổi về vấn đề ăn uống của mình. Người trẻ thường không bị cảm giác này, bởi hệ tiêu hóa của họ còn sung sức. Nhưng bước qua tuổi 30, cần chú ý ăn uống những món “trợ lực”, giúp hệ tiêu hóa dễ dàng “làm việc”.

Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM cho biết: “Thứ đầu tiên cần chú ý là các gia vị đi kèm với món ăn. Các loại tiêu, hành, gừng, sả, ớt đều có công dụng làm ấm nóng hệ tiêu hóa. Nhờ sự “kích thích” này mà hệ tiêu hóa khởi động tốt”. Các món nên ăn gồm: cá chép kho riềng (món này kho rất cầu kỳ, đun nhỏ lửa đến khi xương cá mềm rục mới ngon), gà kho gừng, cá chẽm hấp hành gừng (trong nguyên liệu còn có đông cô, cải mầm là những món rất dễ tiêu và bổ dưỡng), cua xào hành gừng. Món ăn có thêm sả như ốc bươu xào sả ớt, bò xào sả ớt, đậu hủ chiên sả ớt, mì căn xào sả ớt… vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu. Món giúp ấm nóng cơ thể còn có bắp bò nấu tiêu xanh.

Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy khó tiêu, nên ăn những món như canh cải cá thát lát cho thêm vài lát gừng, vừa khử mùi tanh của cá, vừa kích thích vị giác; canh cải đắng nấu thịt nạc với gừng; nước luộc bắp cải dầm cà chua, gừng; canh đậu hủ trắng nấu với thịt nạc, hẹ vừa mát vừa bổ phổi. Riêng canh chua là món vừa dễ tiêu vừa giúp tỉnh táo sảng khoái, nhất là những lúc đi đường xa, mỏi mệt…

Món cháo thường được dùng khi cơ thể mệt nhọc là giải pháp các cụ dùng từ xa xưa và có giá trị đến ngày nay. Có rất nhiều loại cháo, vùng Củ Chi, TP.HCM có cháo dựng bê nấu với đậu xanh, khoai mì. Món này, tất cả đều nấu nhừ lại ít mỡ nên rất dễ tiêu. Món cháo bồ câu nấu với đậu xanh cũng rất tốt cho những ai luôn cảm thấy nặng… lòng. Cháo cá lóc, cháo hến, cháo bò, cháo gà… luôn kèm thêm các gia vị tốt cho hệ tiêu hóa như hành, gừng, răm… Ngoài ra, còn có cháo nấu với ngũ cốc như: cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ…

Cũng là cháo, nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ là món cháo lòng, những người cao huyết áp, rối loạn mỡ máu nên thận trọng vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bởi, các món đồ lòng như phèo non, gan, tim chấm nước mắm mặn là… thủ phạm làm tăng huyết áp, cholesterol. Tương tự, cháo gà và cháo vịt nên ăn vừa phải, tức là một bát cháo gà và khoảng hai - ba miếng gà, vịt đã bỏ da, mỡ, xương.

Theo lương y Đinh Công Bảy, các loại rau thơm cũng có khả năng trợ lực cho việc tiêu hóa đạm động vật. Cụ thể, tía tô giúp “xay nhừ” tôm, cua, ốc; lá lốt, ngò gai “làm mềm” thịt bò…

Cuối cùng là món tráng miệng, nên lưu ý dùng thơm (dứa). Thịt nấu với thơm sẽ bị nhũn đi nhờ công dụng phân hủy thịt của thơm. Điều này có thể khiến món ăn không ngon, nhưng lại có lợi cho hệ tiêu hóa vì giúp “thanh toán” nhanh món đạm vốn dễ gây khó tiêu, nặng bụng. Đu đủ cũng có khả năng tiêu thực nhưng chỉ nên dùng một ít, dùng nhiều, lượng đường trong đu đủ khiến gan phải tăng năng suất lao động. Một kinh nghiệm dân gian hữu ích và có thể xem như biện pháp dưỡng sinh là ăn một - hai lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm thơm miệng. Các cụ xưa còn dùng cơm rượu làm món ăn trợ tiêu hóa, làm ấm lòng khi lạnh bụng. Do đó, cơm rượu dùng làm món tráng miệng rất tốt.

Điều cần lưu ý là món ăn dù “nhẹ” đến đâu cũng trở thành “nặng” nếu ngon miệng mà “chén tì tì”. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng các món tốt cho cơ thể, cần lưu ý cách ăn: ăn chậm, nhai kỹ, nên buông đũa khi chưa thấy no.

Quất hồng bì chữa bệnh

Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5m, thường mọc hoang hoặc được trồng. Quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm thuốc.

Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh.

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Uploaded/thanduong/Nam%202009/Thang%207/Ngay%2020/02.JPG

Đơn thuốc sử dụng quất hồng bì:

Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa ho cho trẻ: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Đặc biệt, quất hồng bì còn chữa bệnh ho gà rất tốt: Quả hồng bì phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 - 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.

Chữa nấc: Dùng 15-20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả hồng chín, dầm nát pha nước uống.

Cầm nôn mửa: Quả hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

Bác sĩ Nguyễn Huy (Sức khoẻ và đời sống)

3 lợi ích của củ gừng

 

Bạn có thể dùng lá gừng để kho cá, lấy củ gừng làm gia vị cho các món ăn nhưng bạn có biết củ gừng còn giúp điều trị viêm khớp?

Có lợi cho sức khỏe tổng thể

Gừng luôn được coi là một thực phẩm linh hoạt có lợi cho sức khỏe tổng thể. Theo những nghiên cứu về các loại cây, gừng có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể dễ dàng giảm tình trạng đau đớn, viêm sưng cho cơ thể vì gừng có đặc tính kháng sinh cao có thể giúp chữa lành các vết loét và vết thương.

Có lợi cho hệ thống tiêu hóa

Gừng với vị thơm đắng nên có thể được sử dụng để giảm bớt các vấn đề về đường tiêu hóa. Chúng giúp kích thích tiêu hóa và các cơ đường ruột.

Đặc biệt củ gừng và phần nối giữa củ và thân gừng còn giúp chữa bệnh đại tràng, giảm bớt tình trạng chuột rút và giảm những cơn buồn nôn. Để nhận được những lợi ích của củ gừng trong việc điều trị đường tiêu hóa, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn mứt gừng tươi.

Điều trị viêm khớp

Củ gừng giúp ức chế việc sản xuất ra các hóa chất có thể gây ra nguy cơ bị viêm trong cơ thể.

Được biết, hóa chất có trong gừng là cytokine có thể kích thích lưu thông máu, làm giảm sưng và đau liên quan đến những rối loạn viêm nhiễm, bao gồm viêm khớp.