Lưu trữ cho từ khóa: khớp

Khớp hay bị cứng và đau vào buổi sáng có phải viêm khớp?

Em 17 tuổi, khoảng ba tháng nay các khớp em hay bị cứng và đau vào mỗi sáng lúc mới thức dậy. Em không bị sốt và không nóng khớp. Uống thuốc vào thì chỉ giảm đau, đến sáng hôm sau đau lại. Xin hỏi có phải em đã bị viêm khớp không? – NGUYỄN QUỐC ANH (QUOCANH.LOVE@…)

khop-hay-bi-cung-va-dau-vao-buoi-sang-co-phai-viem-khop

Ảnh minh họa – Internet

ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa cơ xương khớp, bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM:

Những triệu chứng em mô tả cho thấy có tình trạng viêm khớp, nhưng em chưa nói rõ những khớp nào bị ảnh hưởng cũng như chưa có các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, nên chưa thể xác định em bị bệnh gì. Tuy nhiên, ở tuổi của em các bệnh lý khớp viêm thường gặp là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng hoặc viêm khớp thiếu niên. Để có chẩn đoán xác định rõ, em có thể đến một đơn vị y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và tư vấn.

Theo SGTT.vn

Dấu hiệu thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.  Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay (THKBT) là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THKBT chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Bàn tay bình thường và bàn tay viêm khớp.

Thoái hóa khớp thường đi kèm với tuổi tác

Tuổi trung bình của bệnh nhân THKBT là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THKBT. Tỷ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, có thể nói rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hóa sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, người già vẫn phải làm việc thêm để kiếm sống, chăm lo các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác, họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo điều kiện cho THK phát triển. Thứ hai, bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen, dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp. Thứ ba, những người béo phì cũng dễ bị THKBT. Có tới 1/3 bệnh nhân THKBT bị béo phì. Thứ tư là THKBT thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Dấu hiệu của THKBT thế nào?

Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất như khi cầm,  nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Hiện nay, người ta đã chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài Tkhuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Ở các giai đoạn muộn, 1/3 số người bệnh có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khoảng 50% số bệnh nhân THKBT gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hàng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu, bế cháu. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THKBT là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Có thể chụp thêm Xquang bàn tay để chẩn đoán xác định.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Làm gì để phòng THKBT?

Cần tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài.  Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết, vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp – BV Bạch Mai)

Theo Suckhoedoisong.vn

Có nên tự uống thuốc trị viêm khớp?

Tôi bị viêm khớp dạng thấp, đã điều trị ba tháng nay bằng các thuốc uống kháng viêm, giảm đau và có chích trực tiếp vào vai (nơi đau) nhưng đến nay không hết. Tôi tiếp tục mua thuốc uống có được không? Có phương pháp nào điều trị hết không? – Nguyễn Quốc Dương (ngquocduongvn@…)

co-nen-tu-uong-thuoc-tri-viem-khop

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, trưởng phân khoa xương khớp bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:

Hầu hết các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đều có nhiều độc tính và tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra ở người này nhưng lại không xảy ra ở người khác. Do đó người bệnh phải chấp nhận điều trị với sự theo dõi của bác sĩ, không tuỳ tiện dùng thuốc, nếu có tác dụng phụ nhiều hơn tác dụng điều trị thì phải ngưng thuốc. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM hiện có áp dụng điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các kháng thể đơn dòng. Để biết chi tiết, bạn vui lòng liên hệ phân khoa xương khớp của bệnh viện.

Theo SGTT.vn

Công dụng bất ngờ từ giấm

Dưới đây là những công dụng có thể bạn chưa biết từ giấm, theo Mnn.com:

Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

- Sau khi gội đầu, dội hỗn hợp gồm một thìa giấm và hai ly nước ấm lên tóc để loại bỏ hết xà phòng tích tụ trên da đầu. Cách này cũng giúp tóc bạn sạch và sáng bóng hơn nhưng có thể mang mùi hơi lạ cho tới khi tóc khô. 
 
- Giấm có thể làm giảm đau cơ và đau khớp. Nếu bị đau nhức sau khi tập thể thao, ngâm một miếng vải sạch vào nước pha vài giọt giấm táo và đắp trực tiếp lên cơ. Đối với người bị viêm khớp, các axit malic có trong giấm táo hòa tan các tinh thể axit uric hình thành quanh các khớp.
 
Các loại giấm hữu cơ chưa lọc là tốt nhất và có thể sử dụng như một loại thuốc bổ để điều trị viêm khớp bằng cách dùng một thìa cà phê giấm và nhấm nháp vài lần trong ngày. Hòa với nước và mật ong để dễ uống hơn. 
 
- Để làm giảm đau họng, viêm họng, hòa một thìa giấm táo, một cốc nước nóng và chút mật ong để thỉnh thoảng dùng. Hoặc bạn có thể súc miệng với chút giấm táo pha loãng để làm dịu cơn đau.
 
- Bạn cạo vỏ củ quả và những vết nhựa bẩn còn bám dai trên tay. Hãy thử xoa chút giấm lên tay để loại bỏ chúng.
giam-jpg[1030060264].jpg
Ảnh minh họa: Flickr.

Làm sạch và giặt giũ

Hãy giữ một chai giấm trắng trong phòng giặt, những mẹo dưới đây vô cùng đơn giản và tiện dụng, giúp quần áo của bạn thơm mát và sạch sẽ. 

- Thêm nửa cốc giấm thêm vào quá trình giặt sẽ giúp loại hết cặn xà phòng ở quần áo, tránh quần áo xù lông và phai màu.
 
- Đổ giấm pha loãng lên vết ố mồ hôi trên quần áo trước khi giặt để dễ làm sạch vết bẩn này.

Công dụng trong bếp

- Để diệt khuẩn và làm thịt mềm hơn, ướp thịt với giấm để qua đêm, sau đó không cần rửa lại, chỉ cần ướp thịt với gia vị và nấu như bình thường.
 
- Làm sạch các vết bẩn do cà phê hay trà bám trên các đồ như cốc, chén.
 
- Đổ chút giấm lên miếng giẻ mềm và lau các ngăn tủ lạnh để loại bỏ các vết bẩn và mùi từ thực phẩm lưu cữu lâu trong đó.
 
- Bồn inox, đồ thủy tinh... đều có thể được làm sạch bằng giấm. Với đồ đồng, đồ thiếc, hòa một cốc giấm và một thìa muối rồi sử dụng hỗn hợp này để làm sáng đồ. Đừng dùng giấm với các đồ có bề mặt bằng đá granite, đá vôi hay đá cẩm thạch.
 
- Nếu bạn lỡ cho quá nhiều gia vị vào món canh hay xào, có thể thêm một thìa nhỏ giấm táo hay giấm trắng để giảm bớt vị mặn. 
 
- Làm sạch thớt với giấm để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.
 
Vương Linh

Suy tim – “điểm hẹn” của nhiều bệnh tim mạch

Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.

Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)

Hậu quả nặng nề do suy tim

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”

Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐT tư vấn: 04. 3775 9865 – 08.3977.8085

Website: http://www.dongtay.net.vn/

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Thoái hóa khớp – “kẻ thù” của chất lượng cuộc sống

Không gây tử vong như các chứng bệnh nan y, nhưng thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi bệnh trở nặng. Với bệnh nhân mắc chứng bệnh này, những cử động hoặc di chuyển đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra nhiều trở ngại

Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp làm cho bệnh nhân bị đau, cứng khớp giữa các khớp xương. Triệu chứng này xuất hiện từng cơn, kéo dài âm ỉ, nhất là khi vận động, gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu và tù túng. Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Kết luận này được đưa ra tại Hội nghị khoa học Thập niên Xương khớp Quốc tế và Hội nghị Thường niên Hội Cột sống lần thứ 18 tổ chức vào tháng 11 vừa qua.

Thêm một thực trạng đáng lo ngại là thoái hóa khớp đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 30% người ở tuổi 35 bị thoái hóa khớp và các bệnh viêm khớp. Cũng theo ghi nhận của nhiều bác sĩ chuyên ngành khớp học, hiện có rất nhiều bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 20-30 đã bị nhức mỏi xương khớp thường xuyên và thoái hóa khớp chiếm đến 30% các yếu tố gây triệu chứng này.

Một số loại khớp dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp có thể xuất hiện bất kỳ ở vị trí khớp xương nào của cơ thể, tùy theo thể trạng và đặc điểm sinh hoạt của mỗi người. Nhưng tựu trung lại, các khớp dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp gót chân, khớp háng, cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Mỗi loại khớp bị thoái hóa sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Ví dụ, khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân bị đau ở khớp gối và sẽ vô cùng khó khăn khi ngồi xổm và đứng lên, thậm chí phải có người bên cạnh đỡ. Trong khi đó thoái hóa khớp gót chân lại có triệu chứng “nhẹ nhàng” hơn: mỗi buổi sáng thức dậy bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót chân, nhưng khi di chuyển vài bước lại trở lại bình thường. Vì triệu chứng thoáng qua này nên ít bệnh nhân nhận biết được mình đang bị thoái hóa khớp gót chân.

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày giúp xương khớp chắc khỏe và linh hoạt (Ảnh được cung cấp bởi Herbalife)

Kết hợp dinh dưỡng và luyện tập để phòng ngừa thoái hóa khớp

Nếu ở người già, thoái hóa khớp là do sự lão hóa của các khớp xương dưới tác động của tuổi tác thì người trẻ phần nhiều là do lối sống và tính chất công việc. Người làm việc tay chân quá sức hoặc người làm trí óc ít vận động đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao người bình thường. Thói quen sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhưng ít luyện tập thể dục dẫn đến thừa cân cũng là “thủ phạm” gián tiếp gây thoái hóa khớp. Khi béo phì, trọng lượng cơ thể phát triển mất cân đối so với khung xương, bắt hệ xương khớp phải “mang vác” một tải trọng quá khả năng và nhanh chóng dẫn đến thoái hóa. Với người bình thường, bữa ăn hàng ngày khiếm khuyết các dưỡng chất cần thiết cũng làm cho xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa hơn.

Phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp ở người lớn tuổi không quá phức tạp. Đó là duy trì thói quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa. Đối với những người có chế độ dinh dưỡng khiếm khuyết các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như ngũ cốc, sữa, hải sản có thể bổ sung bằng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng viên uống tiện lợi hơn. Thành phần chính của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thường chứa Glucosamine – một hợp chất tự nhiên hình thành trong cơ thể, có khả năng tăng tổng hợp sụn khớp, giảm viêm đau khớp – kết hợp cùng các yếu tố chống oxi hóa như mangan, selen, đồng và thảo dược sẽ duy trì sự khỏe mạnh của khớp và tạo sự thoải mái cho người có vấn đề về khớp.

Joint Support Advanced của Herbalife với thành phần chính là Glucosamine, giúp duy trì chức năng và sự thoải mái ở khớp, kết hợp với các yếu tố vi lượng như mangan, selen, đồng và thảo dược Scutellaria baicalensis có tác dụng chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa xương.

Sự khỏe khoắn của hệ xương khớp còn được hỗ trợ bởi viên bổ sung canxi Xtra Cal Advanced với hỗn hợp các dưỡng chất giúp tăng cường mật độ xương, cho hệ xương thêm chắc khỏe.

 

Tìm hiểu chứng “gối có gai”

Nhiều người ở độ tuổi ngũ tuần sáng dậy thấy gối cứng lại, đi lên xuống cầu thang càng đau nhiều hơn. Làm việc nhà một hồi thấy đỡ nhưng cứ lên giường ngủ một lúc là bị cái đau đánh thức dậy. Đến bệnh viện bác sĩ cho chụp đầu gối rồi bảo “gối có gai”.


Hình ảnh khớp khối khỏe mạnh và khớp gối có gai.

Gai khớp gối từ đâu ra?

Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể và chịu lực nén của toàn thân, giúp chuyển động nhịp nhàng khi ta đi lại và trụ vững khi ta đứng. Vậy tại sao khớp lại giở chứng khiến người ta đau? Bởi khoảng 30 tuổi trở đi sụn khớp (trong đó chứa chủ yếu là collagen type 2) bắt đầu bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa này ban đầu rất âm thầm nên không ai để ý.

Phụ nữ mang thai, nuôi con, người béo phì, tiểu đường, buồng trứng “lên lão”, hormone suy giảm… đều là yếu tố thúc đẩy sụn khớp thoái hóa nhanh hơn.

Sụn bị ăn mòn, bề mặt trở nên lởm chởm, khi cử động sẽ nghe tiếng lạo xạo. Cơ thể phản ứng lại bằng cách mang can-xi đến đắp vào. Nhưng can-xi làm sao “vá” sụn được nên chúng tụ lại thành những cái ụ nhỏ mà chụp X-quang bác sĩ gọi là “gai”.

Tại sao khớp gối bỗng sưng?

Có nhiều người bị sưng khớp gối đến không đi lại được. Đó là tình trạng thoái hóa đi kèm với viêm khớp, mà gốc rễ là do sụn khớp bị hư tổn nhiều. Sụn khớp như một lớp đệm, trắng, trong như pha lê, vừa giúp khớp vận động trơn tru, vừa bảo vệ đầu xương. Sụn khớp đặc biệt không có mạch máu nuôi mà nó nhận chất dinh dưỡng của dịch khớp nằm ở trong màng bao khớp, hay còn gọi là bao hoạt dịch.

Khi sụn khớp không còn thời kỳ “con gái mơn mởn” mà bắt đầu… “xuống sắc” mới có chuyện. Bề mặt sụn khớp lồi lõm, các gai xương xuất hiện làm màng hoạt dịch bị viêm, tiết ra nhiều dịch chứa đầy khớp khiến khớp gối sưng tướng lên và khổ chủ chỉ còn một cách là nằm trên giường mà… khóc.

Nếu không chữa trị thì sẽ ra sao?

Tất nhiên khớp sưng tướng lên thì ai chả sợ, phải tìm gặp bác sĩ xương khớp gấp. Nhưng cứ đau âm ỷ thì nhiều người ráng xoa dầu nóng, nhờ con cháu bóp, nắn rồi làm việc. Dần dần khớp gối thoái hóa nhiều hơn thường vẹo đi làm người lớn tuổi có dáng đi vòng kiềng.

Nghiên cứu của Trường ĐH Pittsburgh, Mỹ (công bố năm 2011), có đến 85% người có dáng vòng kiềng bị viêm khớp mãn tính do cơ thể không được hỗ trợ đầy đủ, đầu gối có xu hướng khuỳnh sang hai bên khiến cơ thể di động kém và những cơn đau nhức làm hạn chế khả năng lao động. Những bệnh nhân này nếu kèm theo bị viêm nhiễm thì chỉ còn cách đành xin hưu non về ôm… cái gối.

Vậy thì nên chữa trị như thế nào?

Lâu nay chúng ta có nhiều cách như: bên trong uống thuốc giảm đau, bên ngoài xoa bóp, chườm nóng, rồi còn chích vào khớp. Hiện đại hơn là nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… đều là những biện pháp tích cực. Ai bị nặng đến mức không đi được thì lên bàn mổ, đục khớp, thay bằng khớp nhân tạo.

Tuy nhiên, có một cách mà các bạn trẻ nên lưu tâm: khi bạn 30 tuổi cũng là lúc nên nghĩ đến việc chăm sóc sụn khớp để phòng ngừa thoái hóa. Có thể làm chậm quá trình thoái hóa này bằng việc bổ sung UC-II (collagen type 2 không biến tính) cho khớp. Còn các anh chị đã “lỡ” đau khớp gối cũng nên dùng UC-II bởi cái đau chỉ cho bạn là khớp đang bị mất collagen và thoái hóa từng ngày. Nếu bạn bị loãng xương thì dùng kèm can-xi, vitamin D. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.

(Theo Xaluan)