Lưu trữ cho từ khóa: không có tinh trùng

Nguyên nhân khiến nam giới không có tinh trùng

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều không ngờ tới là không có tinh trùng.

Cao to, khỏe mạnh vẫn không có tinh trùng

Anh T. T, 30 tuổi một kỹ sư xây dựng, ủ rũ bước ra khỏi bệnh viện với kết quả khám bệnh trên tay. Có đi kiểm tra anh mới biết nguyên nhân hai vợ chồng cưới hơn 3 năm mà vẫn chưa có con là anh không có tình trùng trong tinh dịch. Sau khi kết hôn, do công việc hay phải đi công trình xa nên “chuyện chăn gối” cũng không được thường xuyên. Vợ chồng anh chủ quan cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến khó có con. Tuy nhiên sau gần 2 năm vợ chồng “gần nhau” liên tục, chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ nhưng mãi vẫn không thấy gì, anh chị mới cùng nhau đi khám. Kết quả là anh bị vô sinh do không có tinh trùng.

Hay trường hợp anh Trần Hảo một kỹ sư công nghệ thông tin lấy vợ được 2 năm mà chưa có gì. Anh nghĩ mình cao to, khỏe mạnh, không thuốc lá rượu chè thì chuyện khó có con là do vợ chứ không thể là mình được nên anh chần chừ không đi khám. Chỉ tới khi bố mẹ giục giã, vợ động viên nhiều, anh mới đi khám biết nguyên nhân dẫn đến không có con là xuất phát từ phía anh, do anh không có tinh trùng.

Theo kết quả của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã nghiên cứu ở 2.150 cặp hiếm muộn được khám và điều trị tại bệnh viện này trong những năm qua thì có tới 415 trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng trong tinh dịch.

Theo ThS.Bs Lê Thị Phương Huệ bệnh viện Thanh Nhàn tình trạng không có tinh trùng ở nam giới được phát hiện ở một cặp vợ chồng quan hệ bình thường mà không thấy có thai. Khi đi khám và làm xét nghiệm tinh dịch đồ không thấy có tinh trùng trong tinh dịch, nhưng phải kiểm tra ít nhất 3 lần mới có thể kết luận được. Đồng thời cũng có rất nhiều người đàn ông nhìn khỏe mạnh, cao to những vẫn bị vô sinh. Triệu chứng của không có tinh trùng rất khó chẩn đoán, nếu không xét nghiệm, phân tích tinh dịch.

nguyen-nhan-khien-nam-gioi-khong-co-tinh-trung

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều không ngờ tới là không có tinh trùng. Ảnh minh họa

Nhiều nguyên nhân dẫn đến không có tinh trùng

Theo Bs Huệ  nguyên nhân không tinh trùng vô cùng phức tạp, trong thực hành lâm sàng người ta chia làm hai loại: Không tinh trùng do bít tắc đường dẫn tinh (mào tinh hoặc ống dẫn tinh) và không tinh trùng do vấn đề của sinh tinh.

Tắc ống dẫn tinh là một hiện tượng ống dẫn tinh trùng từ mào tinh đến ống niệu đạo sau trong quá trình xuất tinh bị tắc. Chính vì vậy, tắc ống dẫn tinh là một trong số các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tắc ống dẫn tinh có thể do dị tật bẩm sinh ở ống dẫn tinh, hậu quả của một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh xã hội lậu, giang mai, tạp khuẩn, kí sinh trùng… Một số chấn thương vùng bẹn, bìu hay vùng chậu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân tắc ống dẫn tinh.

Trường hợp  bệnh nhân không có ống dẫn tinh là một bệnh lý bẩm sinh làm cho ống dẫn tin nối từ tinh hoàn ra đến dương vật không phát triển. Trong những trường hợp này hai bên tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng nhưng không có đường dẫn ra ngoài. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh của nam giới do tinh trùng không được vận chuyển từ tinh hoàn ra ngoài mỗi khi xuất tinh.

Hay tình trạng suy tinh hoàn đây là tình trạng các ống sinh tinh trong tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng. Do ở các ống sinh tinh không có loại tế bào để tạo tinh trùng hay quá trình sinh tinh bị gián đoạn nửa chừng, không sản xuất được tinh trùng trưởng thành. Trong đa số trường hợp, cả hai tinh hoàn teo nhỏ và không hoạt động. Các nguyên nhân này có thể có liên quan đế di truyền hoặc teo tinh hoàn mắc phải…

Theo một số chuyên gia về hiếm muốn phương pháp điều trị vô sinh cho các trường hợp không có tinh trùng hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng lấy được từ mào tinh hoặc tinh hoàn. Một số ít trường hợp có thể điều trị bằng nội tiết nếu do thiếu nội tiết tuyến yên…

Để điều trị với tinh trùng tìm thấy trong mào tinh hoặc tinh hoàn, cần phải thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Người vợ sẽ được kích thích buồng trứng, chọc hút lấy noãn ra bên ngoài cơ thể. Sau đó, tìm tinh trùng, chọn lọc tinh trùng và tiêm từng tinh trùng vào các noãn có được. Sau đó phôi hình thành sẽ được nuôi cấy và chọn lọc để chuyển vào buồng tử cung.

Theo Afamily.vn

Không có tinh trùng thì có khả năng có con không?

Vợ chồng tôi lấy nhau đã được 2 năm. Mới đây tôi đi xét nghiệm tinh dịch mới biết là không có tinh trùng. Vậy xin hỏi bác sĩ là tôi có khả năng có con không?

khong-co-tinh-trung-thi-co-kha-nang-co-con-khong

Ảnh minh họa – Internet

Trả lời:

Không có tinh trùng, hay còn gọi vô tinh là thuật ngữ chuyên môn để mô tả các trường hợp không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch sau ít nhất 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ, cách nhau ít nhất 2 tuần. Không có tinh trùng có thể do cơ thể không sản xuất tinh trùng hay tinh trùng vẫn sinh ra nhưng không đi ra được bên ngoài. Vấn đề ở đây là cần xác định cơ thể có sản xuất được tinh trùng không?

Đa số các trường hợp vô tinh đều có thể có con của chính mình nếu tìm được tinh trùng trong tinh hoàn, cho dù rất ít. Các thăm khám và xét nghiệm chủ yếu nhằm xác định khả năng sinh tinh trùng của tinh hoàn. Nếu hai tinh hoàn vẫn sinh tinh nhưng tinh trùng không ra được tinh dịch, bác sĩ phải làm tiểu phẫu để lấy tinh trùng và thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong một số ít trường hợp, có thể phẫu thuật phục hồi đường dẫn tinh hay phục hồi khả năng sinh tinh. Sau khi thăm khám, chẩn đoán bác sĩ có thể biết các trường hợp không có tinh trùng thuộc nhóm nào trong 3 nhóm sau:

- Tinh trùng sinh ra bình thường nhưng không ra được bên ngoài;

- Tinh trùng sản xuất quá ít, không đủ tìm thấy trong tinh dịch;

- Tinh hoàn không sản xuất tinh trùng.

Trong các nhóm nguyên nhân đã nêu trên, chỉ có những trường hợp suy tinh hoàn hoàn toàn là không thể có con của chính mình. Những trường hợp này nếu muốn có con cần phải xin tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng. Đa số các trường hợp vô tinh còn lại đều có thể có con của chính mình nếu tìm được tinh trùng trong tinh hoàn, cho dù rất ít.

Teo Anninhthudo.vn

Vì sao khỏe mạnh lại không có tinh trùng?

Tôi cưới vợ được gần 2 năm nhưng mãi không có con. Cảm thấy bất an nên tôi đi làm tinh dịch đồ thì kết quả là tôi không có tinh trùng.

Chào bác sĩ,
 
Tôi năm nay 34 tuổi, cưới vợ được gần 2 năm nhưng mãi không có con. Cảm thấy bất an nên tôi đi làm tinh dịch đồ thì thật bàng hoàng trước kết quả: Color trắng lyse <30′ pH 8.0 VOL 3.5 không có tinh trùng RBC: 1-3/QT40 WBC: 01/QT40. Xin Bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân tôi không có tinh trùng và tôi cần điều trị ở đâu? – (Mạnh Hùng)

vi-sao-khoe-manh-lai-khong-co-tinh-trung

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Mạnh Hùng,

Không có tinh trùng trong tinh dịch thường do 2 nhóm nguyên nhân chính:

1. Không tinh trùng do tắc nghẽn: tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng như bình thường nhưng đường dẫn tinh trùng ra ngoài bị tắc do các bệnh lý viêm nhiễm hay hoàn toàn không có ống dẫn tinh bẩm sinh, gọi là bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.

2. Không tinh trùng do không tắc nghẽn: trường hợp này tinh hoàn bị suy gây hiện tượng giảm sản xuất tinh trùng rất nặng hoặc hoàn toàn không còn sản xuất tinh trùng nữa.

Để biết không có tinh trùng do nhóm nguyên nhân nào, người đàn ông phải khám nam khoa, xét nghiệm nội tiết, siêu âm ngã trực tràng, nếu cần sẽ được thám sát bìu và sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán.

Vợ chồng bạn không nên quá bi quan mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bây giờ khoa học đã tiến bộ, nếu do nguyên nhân tắc nghẽn, các bạn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được chọc hút từ mào tinh hay tinh hoàn.

Nếu do suy tinh hoàn và sinh thiết chẩn đoán có tinh trùng, vợ chồng bạn cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng từ tinh hoàn.

Trong trường hợp không có tinh trùng qua sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán, bạn cần xin tinh trùng từ Ngân hàng tinh trùng cho người vợ có thai.

Bạn có thể đi khám ở bệnh viện Bình Dân hay các cơ sở có khám và điều trị hiếm muộn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé!

Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi