Lưu trữ cho từ khóa: khoang miệng

Giải pháp mới cho sức khỏe răng miệng người Việt

Theo thống kê trong năm 2011 của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Việt Nam là một trong nhóm các nước có tỷ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao trên thế giới với trên 90% dân số có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đây chính là hệ quả từ thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Hậu quả từ những thói quen không đúng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam kém nhưng phổ biến nhất là từ 3 thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách sau đây:

Thứ nhất, chải răng không đúng cách. Chải răng là một hoạt động vệ sinh răng miệng phổ biến hàng ngày mà hầu hết ai cũng biết và thực hiện. Nhưng do thói quen chưa đúng từ nhỏ nên nhiều người vẫn đang chải răng sai cách. Rất nhiều người chỉ chải răng 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, hoặc chải răng qua loa không đủ thời gian 3 phút theo yêu cầu của nha sĩ, chải răng theo chiều ngang thay vì cần chải theo chiều dọc. Ít nguời biết rằng chải răng không đúng cách sau một thời gian dài sẽ dẫn đến mòn men răng, ngà răng, viêm nướu, tụt nướu và dễ mắc các bệnh nha chu. Hậu quả của những bệnh này có thể trầm trọng hơn, thậm chí có thể mất răng nếu để quá lâu.

Thứ hai, sử dụng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa. Việc dùng tăm hay các vật nhọn xỉa răng lâu ngày làm cho các răng bị hở, làm trầy nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng. Ngoài ra, dùng tăm xỉa răng cũng không bảo đảm an toàn về vệ sinh. Khái niệm về chỉ nha khoa không còn xa lạ với người Việt Nam, nhưng do không có thói quen dùng chỉ nha khoa và chi phí cho chỉ nha khoa khá cao nên đa số người dân ngại sử dụng.

Thứ ba, không dùng nước súc miệng. Việc không dùng nước súc miệng cũng hạn chế hiệu quả chăm sóc răng miệng, cụ thể là khoang miệng chưa sạch hoàn toàn, vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn và mảng bám. Việc chải răng thông thường là chưa đủ vì chỉ có thể chải sạch một số bề mặt răng (chủ yếu là mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai) vi khuẩn gây bệnh răng miệng vẫn còn tồn tại ở những nơi khác như kẽ răng, lưỡi và vòm miệng. Hiện tại, chỉ một bộ phận nhỏ người dân ở thành thị với điều kiện kinh tế khá và ý thức cao mới sử dụng nuớc súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Ngoài ra, do không có thói quen khám răng định kì 6 tháng một lần nên người Việt Nam khi tìm đến nha sĩ để chữa các bệnh lý răng miệng thì tình trạng sức khỏe răng miệng thường đã nghiêm trọng, khó chữa hoặc để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Giải pháp toàn diện “Sạch kẽ răng, ngăn vi khuẩn” cho sức khỏe răng miệng

Đứng trước thực trạng sức khỏe răng miệng của người Việt kém cùng mong muốn mang lại một phương pháp chăm sóc răng miệng mang tính hiệu quả cao và phù hợp với thói quen của người Việt, nhãn hàng P/S thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp mới mang tên P/S Chuyên Gia.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Đây là sản phẩm kem đánh răng cao cấp, lần đầu tiên lấy cảm hứng từ hiệu quả của chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp làm sạch kẽ răng và ngăn vi khuẩn hiệu quả.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

Các hạt siêu nhỏ trong P/S Chuyên Gia sẽ len lỏi vào kẽ răng giúp làm sạch mảng bám thức ăn trên răng hơn 94% so với kem đánh răng không có chứa các hạt này. Hợp chất Kẽm giúp ngăn vi khuẩn suốt 24 giờ, giúp nướu khỏe mạnh và mang lại hơi thở thơm mát. Hơn nữa, P/S Chuyên Gia giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, có thể nói, P/S Chuyên Gia sẽ là giải pháp mới cho những thói quen cũ của người tiêu dùng Việt; một giải pháp chăm sóc răng miệng khoa học, hiệu quả và kinh tế.

(Ảnh do nhãn hàng PS cung cấp)

 

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hãy tăng cường các thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Nước

Không chỉ biết đến như một dung môi quan trọng nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, nước còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng nhờ chức năng giữ ẩm và làm sạch.

Mỗi cốc nước ấm sau bữa ăn sẽ giúp làm sạch khoang miệng, tăng cường và kích thích hoạt động tuyến nước bọt. Nước ấm sẽ làm sạch các kẽ răng, loại bỏ bớt lượng thức ăn còn lại trong kẽ răng cũng như các vi khuẩn, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám răng cũng như các bệnh phổ biến về răng miệng như: viêm lợi, hôi miệng, sâu răng.

Chuối và ổi

2 loại quả này rất giàu vitamin C, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ nướu. Thiếu vitamin C sẽ rất dễ gây ra các bệnh về nướu như: sưng niếu, chảy máu..., từ đó chức năng bảo vệ răng sẽ trở nên yếu và răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Kẹo cao su không đường

Quá trình nhai kẹo giúp làm tăng quá trình tiết nước bọt cũng như tính axit trong khoang miệng có tác dụng làm sạch răng miệng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Nấm

Các loại Nấm chứa nhiều thành phần đường Polysaccharide, một loại carbohydrate, có tác dụng kỳ diệu trong việc trì hoãn việc hấp thụ chất glucose có trong thức ăn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm lợi và sâu răng.

Trà xanh

Nước trà xanh có tác dụng tốt trong việc ngừa bệnh sâu răng vì loại thực phẩm này rất giầu chất florua và thành phần apatit tự nhiên, giúp khử trùng, làm sạch răng miệng, phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn coliform trong khoang miệng.

Lá bạc hà

Lá bạc hà, đặc biệt là khi còn tươi, chứa rất nhiều thành phần chất sát trùng tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại răng miệng, giữ cho hơi thở luôn được thơm tho và tươi mát.

Cần tây

Thành phần chất xơ dồi dào trong loại thực phẩm này vừa có lợi cho hệ tiêu hóa, vừa kích thích hoạt động nhai của bạn, từ đó có thể kích thích tuyến nước bọt hoạt động, cân bằng độ pH tự nhiên trong khoang miệng giúp tăng khả năng khán khuẩn của răng miệng.

Hành tây

Thành phần lưu huỳnh trong hành tây có tính sát khuẩn rất mạnh, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mảng bám và mùi hôi khó chịu.

Pho mát

Pho mát chưa nhiều canxi và phosphate, 2 chất giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Ngoài ra, canxi giúp răng chắc khỏe và “củng cố” lại men răng, làm răng luôn sáng bóng.

Meo.vn (Theo Dantri)

Loét niêm mạc miệng – Trị cách gì?

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ. Bệnh gây đau đớn và khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, nói năng.

Vì sao lại bị viêm loét niêm mạc miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng, bao gồm:        

Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy…; trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.

Do tác động của các chất hóa học như axít, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ…

Nhiễm khuẩn: nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, thường  gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh kém.

Ăn cam, chanh phòng chống loét miệng.

Nhiễm virut:

viêm miệng do virut Herpes với triệu chứng là mụn nước lan rộng rồi tạo thành vết loét, gặp ở môi, mép, niêm mạc miệng, có thể có sốt, viêm họng, nổi hạch. Varicella zoster virut (VZV): gặp trong bệnh thủy đậu, bệnh gây loét, mụn nước ở niêm mạc miệng. VZV tiềm ẩn trong mô thần kinh, gây phát ban da tương ứng với rễ thần kinh và ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V gây loét miệng, rất đặc trưng vì cùng bên với đau và dị cảm. Các mụn nước thường ở vòm miệng, má, lưỡi, họng vỡ nhanh tạo vết loét. Coxsackie virus: là loại virut gây bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em; tổn thương mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét, gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, đặc biệt ở khẩu cái, lưỡi, niêm mạc má. Rubella: gây ra bệnh sởi, dấu hiệu ở miệng chính là dấu Koplik, với dát hồng ban nhỏ ở niêm mạc má, trung tâm hoại tử trắng, thường xuất hiện 1-2 ngày trước triệu chứng toàn thân. Epstein - Barr virus (EBV): gây hội chứng sốt, loét miệng vùng sau miệng hầu.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây viêm loét miệng như: ảnh hưởng của nội tiết tố; do yếu tố di truyền; do dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh; do thiếu các loại vitamin: C, PP, B6, B12; thiếu sắt; do bệnh tự miễn...

Dấu hiệu viêm loét miệng

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, có thể biết được nguyên nhân nhưng cũng có khi không biết được nguyên nhân mà chỉ thấy tự nhiên xuất hiện các vết loét kèm theo các dấu hiệu: sưng nóng đỏ đau, có vết lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương viêm loét khá đa dạng: loét dạng aphthe nhỏ là hay gặp nhất, chiếm khoảng 80%, điển hình là có một vài đến nhiều vết loét đường kính dưới 1cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, tự lành trong khoảng 7 - 14 ngày và  không để lại sẹo. Loét dạng aphthe lớn, còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10%. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, gồm một hay nhiều vết loét, chậm liền có khi kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo do hoại tử lan rộng. Loét dạng Herpes, nhưng không liên quan đến virus Herpes, số lượng vết loét nhiều từ 10 - 100 vết, tổn thương kết thành chùm, nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, lành trong khoảng 7 - 30 ngày. Đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, đau nhiều trong 2 - 3 ngày đầu, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị như: dùng các loại thuốc hạ sốt; cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%; giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain; sử dụng thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng bằng các dung dịch như: orabase, zilactin...; dùng thuốc kháng virut như: acyclovir, famciclovir, alcyclovir; khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị loét miệng như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng. Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Phòng bệnh: Cần chú ý xem loại thức ăn nào đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì không bao giờ ăn loại thức ăn đó nữa. Đối với các loại thuốc chữa bệnh gây dị ứng phải ghi nhớ để không dùng loại thuốc đó mới tránh được viêm loét miệng do dị ứng thuốc. Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.

ThS. Bùi Hữu Thời

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Hàm răng trắng sáng cho nụ cười cuốn hút

Để có hàm răng trắng sáng như trong quảng cáo í, thì việc đầu tiên chúng mình phải làm là bảo vệ men răng. Vậy làm thế nào để bảo vệ được men răng bây giờ???

Đơn giản lắm, chúng mình chỉ cần 'hít le' những đồ ăn dưới đây là ổn ngay í mà!

Thuốc lá

Cứ nhìn thì biết, bạn nào hay hút thuốc lá, chắc chắn răng sẽ bị ố vàng, mất thẩm mỹ, đã thế hơi thở còn có mùi nicotine nữa chứ.

Hút thuốc lá còn làm tăng khả năng bị mắc bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng nữa đấy. Ở Bắc Mỹ, người ta đã thống kê được là 75% số người bị mắc bệnh ung thư khoang miệng là những người thường xuyên hút thuốc lá.

Rượu vang

Vang đỏ là loại đồ uống có tính axit, có chứa chromogen và tannin - hai hợp chất gây ố răng nặng nhất.

Rượu vang trắng cũng tương tự, nếu mỗi sớm uống một ly trà tối lại thưởng thức một ly vang nhẹ thì chúng sẽ gây hại không nhỏ đến men răng.

Trà

Cũng như rượu, trà đen giàu chất tannin nhất. Các nha sĩ cho biết rằng khả năng gây ố răng của trà còn mạnh hơn cả cà phê (giàu chromogen nhưng lại ít tannin).

Lưu ý nữa nè: Trà trắng, trà xanh, trà thảo dược ít gây ố xỉn hơn trà đen.

Nước ngọt có gas

Axit và chất chromogen có trong những đồ uống này khiến cho màu răng bị xỉn tương đối nhanh. Ngay cả khi loại đồ uống có màu sắc rất nhẹ cũng có tính axit và nó làm răng nhanh ố.

Các loại quả họ dâu

Nam việt quất, dâu đen, sơ ri, nho, lựu và các loại quả có màu sắc rực rỡ khác đều là tác nhân gây xỉn ố màu răng. Ngay cả khi những loại quả ấy được chế biến thành nước uống, bánh nướng, thực phẩm chế biến sẵn… thì tác hại của chúng cũng không bị giảm đi là mấy.


Nước xốt

Xì dầu, xốt cà chua, xốt cà ri và một số loại nước xốt có màu sắc đậm đà khác đều có khả năng đổi màu răng rất “tốt”.

Đồ ngọt

Các loại kẹo ngọt, kẹo cao su, kem và các loại đồ ngọt khác thường chứa các chất gây ố màu răng. Nếu lưỡi bạn xuất hiện các màu sắc khác nhau sau khi ăn các thực phẩm này thì chắc chắn răng bạn cũng đang bị ảnh hưởng.

Bạn nào thích ăn đồ ngọt thì hãy hạn chế nhé, hoặc sau khi ăn xong nên đánh răng luôn là tốt nhất.

Đồ chua

Lưu ý là tránh ăn quá nhiều những thực phẩm chua vì nếu ăn chúng hằng ngày cũng có thể gây nguy hiểm cho răng. Giải pháp tốt nhất là chỉ nên ăn món có độ chua thấp hoặc kết hợp ăn các thực phẩm chua với các loại thực phẩm khác để làm giảm độ chua tác động lên men răng.

Vậy nên ăn gì để răng trắng đẹp???

Phối hợp ăn các loại hạt với trái cây hoặc ăn pho mát với cà rốt là những cách để giảm tác dụng của axit. Các loại hạt và thực phẩm từ sữa được xem là có tác dụng giúp cân bằng hữu ích cho cách loại thực phẩm có tính axit.

Nên thường xuyên súc miệng bằng nước sạch. Không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội đánh răng ngay sau khi ăn hay uống những thực phẩm có khả năng “nhuộm” màu răng. Thậm chí, ngay cả khi có thể làm việc này cũng không hẳn là tốt vì men răng đang rất yếu (chỉ nên đánh răng sau bữa ăn 30 phút).

Do đó, cách an toàn hơn cả là uống nước lọc và làm động tác xúc miệng kín đáo. Một cách khác lịch sự hơn là nhai một viên kẹo cao su không đường. Có vậy răng miệng mới luôn được trắng sạch và nụ cười sẽ luôn rạng rỡ.

Meo.vn (Theo Eva)

Những món ăn giúp đánh bật hơi thở rau mùi!

Mất cân bằng hệ nội tiết, ăn các thực phẩm nặng mùi…sẽ khiến chứng hôi miệng phát tác, mang lại cảm giác khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, mà còn gây trở ngại cho việc giao tiếp. Mách bạn 7 món dưới đây giúp đánh bật hơi thở “rau mùi”.


Canh đầu cá nước mặn đậu phụ

Nguyên liệu: 1 đầu cá nước mặn , 1 lát gừng tươi, vài miếng đậu phụ.

Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, đầu cá tách đôi, chiên qua, rồi cho vào nồi cùng gừng tươi, cho vừa nước đun sôi trong nửa tiếng. Sau đó cho đậu phụ vào đun sôi 20 phút.  

Công hiệu: Đầu cá nước mặn vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt. Đậu phụ tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hai thức trên kết hợp với nhau có công hiệu trị các chứng hôi miệng, táo bón, sưng răng lợi, nứt khoang miệng…

Cháo hoắc hương

Nguyên liệu: Hoắc hương 20g, lượng vừa đủ gạo tẻ, một ít mật ong.

Cách làm: Rửa sạch hoắc hương, cho vào nồi nhôm với lượng nước vừa đủ đun trong 5 phút. Sau đó bỏ bã, lấy nước. Cho gạo tẻ vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Cuối cùng cho nước cốt hoắc hương vào đun sôi là được. Thêm mật ong khi ăn.

Công hiệu: Giữ cho hơi thở tươi mát.

Cháo bạc hà

Nguyên liệu: Lá bạc hà 25g, lượng gạo tẻ vừa đủ,

Cách làm: Đun lá bạc hà với lượng nước vừa đủ, bỏ bã lấy nước. Đun gạo tẻ chín thành cháo, cho nước cốt bạc hà vào đun sôi có thể dùng. 

Công hiệu: Bạc hà là loại thực phẩm làm sạch khoang miệng tốt nhất, nên khi nấu thành cháo cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Cháo mạch môn đông

Nguyên liệu: Mạch môn đông 25g, gạo tẻ, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Đun mạch môn đông lấy nước cốt. Cho gạo tẻ với nước cốt mạch môn đông và đường phèn vào nồi nhôm đun lửa to cho sôi, rồi ninh lửa nhỏ thành cháo.

Công hiệu: Món này có hiệu quả giúp hơi thở thanh mát.

Nước táo cam thảo

Nguyên liệu: Cam thảo 30 lát, 1 quả táo, lượng vừa đủ mật ong, 20 cọng rau thơm.

Cách làm: Cát táo thành miếng nhỏ, cho vào nồi đất cùng rau thơm, cam thảo, và 2 bát rưỡi nước đun cho tới khi cạn còn khoảng 1 bát nước, bỏ bã lấy nước. Cho mật ong vào uống khi nguội. Ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày.

Công hiệu: Thức uống này có tác dụng khử hơi thở rau mùi rất hiệu quả.

Cháo vải

Nguyên liệu: 5 quả vải, gạo nếp 50g.

Cách làm: Cho vải và gạo nếp với lượng nước vừa đủ vào nồi đun thành cháo. Dùng liên tục trong 3-5 ngày thành 1 liệu trình.

Công hiệu: Món cháo này có tác dụng ích dương bổ khí, dưỡng máu, khử chứng hôi miệng hiệu quả.

Cháo bí đỏ

Nguyên liệu: Bí đỏ 50g, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Bí đỏ cắt miếng, cho vào nồi nấu với gạo tẻ thành cháo.  

Công hiệu: Chủ trị chứng nóng gan gây nứt lưỡi, hôi miệng.

BACSIA.com (Theo Dantri)

Kem đánh răng chứa chất Triclosan: Chỉ nguy hại khi hàm lượng vượt ngưỡng

Theo các nhà khoa học, nếu dùng trong hàm lượng cho phép thì chất này không gây ảnh hướng tới sức khỏe...

Sau khi cơ quan Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phát hiện các sản phẩm kem đánh răng Colgate Total, Crest MultiCare, Crest Night - Time của hai công ty (Palmolive và P&G) ở Trung Quốc có chứa chất triclosan, dư luận đã lo ngại về việc chất này có thể gây ung thư. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, nếu dùng trong hàm lượng cho phép thì chất này không gây ảnh hướng tới sức khỏe...

Chưa có đánh giá tổng thể

Hãng P&G, Trung Quốc đã cho biết, chỉ có 2 sản phẩm kem đánh răng của Crest được bán ở thị trường Trung Quốc, gồm Crest Multi-Care và Crest Night-Time chứa triclosan nhưng ở trong giới hạn cho phép là 0,3% tổng trọng lượng của tuýp kem đánh răng. Còn hãng Colgate- Palmolive, Trung Quốc cũng cho biết năm nay họ đã ngừng sản xuất Colgate Total - loại kem duy nhất của hãng có triclosan.

Về phía FDA, cơ quan này đã dự kiến công bố kết quả đánh giá triclosan vào mùa xuân năm 2011 nhưng lại trì hoãn tới mùa đông năm 2012. FDA cho rằng cần phải có nhiều bằng chứng hơn nữa để đánh giá về triclosan.

 

Khi mua kem đánh răng, người tiêu dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ảnh: P.T

Như vậy các thông tin mới ở mức sơ khởi, nhưng cũng đã khiến người dân một số nước (trong đó có Việt Nam) lo ngại. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên thị trường Hà Nội để tìm hiểu về các loại kem đánh răng nêu trên.

Tại các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội rất dễ tìm thấy loại kem đánh răng Colgate Total, nhưng là do Cty Colgate Palmolive Việt Nam sản xuất. Tại siêu thị BigC, Colgate Total có nhiều loại như: Colgate Total bạc hà tinh khiết, Colgate Total làm trắng răng, Colgate Max Fresh. Tại siêu thị MiniMarrt ở đường Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) có các loại như: Colgate Advance White, Colgate Total, Cogate dược thảo thơm mát v.v...Theo quan sát, trên bao bì một số sản phẩm Colgate Total có ghi hàm lượng hoạt chất Sodium fluoride 0,32%, triclosan 0,3%.

Còn sản phẩm Crest của P&G Trung Quốc không có bán tại các cửa hàng cũng như siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Tuy vậy khi tìm trên Internet thì thấy xuất hiện hàng loạt những lời rao bán kem đánh răng mang thương hiệu Crest. Ví dụ như sản phẩm Crest MultiCare Whitening, giá khoảng 80.000 đồng - 100.000đ/tuýp. Theo giới thiệu thì các sản phẩm này được mua theo kiểu "xách tay" ở nước ngoài và bán online. Còn tại một số cửa hàng trên đường Khâm Thiên cũng có bán sản phẩm Crest 3D White Vivid với mức giá khoảng 140.000đ/ tuýp.

Cẩn thận khi khoang miệng “không khỏe”
Dùng kem đánh răng có chứa chất triclosan có tác dụng diệt được vi khuẩn có hại cho răng. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất triclosan bị lạm dụng thì lại diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng của miệng... Do đó, trước khi sử dụng bất cứ một loại nào nên xem thành phần, tác dụng của chúng.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng
(Khoa Hóa, ĐH Quốc gia HN)
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, triclosan thực ra là một chất diệt khuẩn và khử mùi, được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm hoá mỹ phẩm như kem đánh răng và một số chất tẩy rửa khác. Triclosan được thế giới công nhận là hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả, an toàn và sử dụng trong nhiều năm qua.

Bản thân triclosan không có hại, thậm chí nếu nó có mặt trong kem đánh răng với hàm lượng cho phép thì còn có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm. Triclosan chỉ trở nên nguy hại nếu quá trình tinh chế nó (triclosan) không được tinh khiết, khi đó sản phẩm phụ đi kèm có thể lẫn hợp chất dioxin rất nguy hại.

TS. Trịnh Lê Hùng đưa ra lời khuyên, tốt nhất khi mua bất cứ loại kem đánh răng nào cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Còn bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng cho biết, chất diệt khuẩn triclosan được thế giới sử dụng từ lâu và vẫn được xem là an toàn khi dùng đúng liều lượng. Việc khẳng định nó có thể gây ung thư hay không cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên khi vùng miệng, họng không khỏe mạnh và nước máy được xử lý bằng Clo thì không nên dùng kem đánh răng có chứa triclosan.
Meo.vn (Theo GĐXH)

Rau quả chữa hôi miệng

Tôi bị hôi miệng nên ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp.

Tôi nghe nói, có nhiều món ăn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh này, rất mong được bác sĩ chỉ rõ giúp.

(Nguyễn Đức Tuấn - Hà Nội)

http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2011/Pictures/Hung/Thang7/cong-dung-cua-dua-leo.jpg
Dưa chuột giúp chữa bệnh hôi miệng. Ảnh: minh họa

Trả lời:

Mặc cảm vì chứng hôi miệng là cảm giác chung của những người bị rơi vào tình trạng này và là chuyện thường thấy ở nhiều người có thể trạng hoàn toàn bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc từ thực phẩm được sử dụng để hạn chế chứng bệnh này, tôi xin chia sẻ cùng bạn:

1. Nếu hôi miệng do dạ dày nóng thì dùng dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ rồi đun uống nước thay nước lọc hằng ngày.

Uống nước dưa hấu ép tươi, nước chanh tươi pha với mật ong cũng là một cách hạn chế hôi miệng vì dạ dày nhiệt. Ngoài ra, một ngày vài lần bạn nhai chút vỏ chanh rồi nuốt dần sẽ giải quyết được khâu “trước mắt” hiệu quả.

2. Chữa hôi trong khoang miệng thì dùng cùi của 2-3 quả vải khô ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, làm liền trong 10-15 ngày. Bên cạnh đó sắc nước vỏ quýt uống thay nước hàng ngày.

Cũng có thể dùng hạt hoa quế nấu lấy nước đặc súc miệng mỗi ngày vài lần. Ngậm cau tươi trong miệng vài miếng mỗi ngày cũng là một cách hiệu quả xử lý vùng khoang miệng có mùi.

3. Nếu hôi miệng do đầy bụng, khó tiêu thì dùng lá cây đậu xanh và hoắc hương sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.

Bài thuốc quả lê bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng mỏng ngâm nước sôi để nguội nửa ngày rồi uống thay nước trong vài ngày cũng hiệu quả với bệnh này.

Về các cách chăm sóc răng miệng thì nên quán triệt đầy đủ, nhất là đảm bảo ngậm nước muối hai lần sáng tối để sát trùng. Với việc giữ gìn vệ sinh răng miệng chu đáo đã có thể giảm từ 30 - 90 tình trạng hôi miệng.

Để khắc phục triệt để tình trạng “khó xử”, người bệnh nên tìm đến chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn và xác định rõ tác nhân gây bệnh. Trường hợp bị các bệnh khác dẫn đến hôi miệng như dạ dày, bệnh răng miệng… thì nhất định phải đi khám và giải quyết tận gốc.

Meo.vn (Theo Tiền Phong)

Súc miệng bằng nước muối có tốt cho răng?

Hỏi:Tôi năm nay 30 tuổi, thời gian gần đây bị đau răng. tôi nghe nói, súc miệng bằng nước muối nhạt hằng ngày tốt cho răng và chữa viêm họng rất tốt, có đúng không?

Thu Hoài (Lai Châu)


Đáp: Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Không nên pha nước muối mặn quá, dễ gây lở loét.

Trường hợp răng bị lung lay nếu súc miệng bằng nước muối ấm nhạt nhiều lần trong ngày không chỉ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn mà còn loại bỏ các chất cặn bã - sản phẩm của quá trình viêm, như vậy sẽ làm giảm bớt viêm nhiễm, giúp răng lung lay chắc lại phần nào.

Cách pha muối vào nước ấm: Lấy 1-2 thìa cà phê muối pha trong một cốc 240ml nước đậm độ khoảng 2%. Không nên pha sẵn 1 chai nước muối mà nên pha đủ dùng cho mỗi lần.

Khi súc miệng, hãy mím chặt môi và cố gắng đẩy nước vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng của bạn với thời gian tương tự nhau. Thông thường bạn sẽ súc miệng trong khoảng 30-60 giây.

Tuy nhiên, răng lung lay có thể do nhiều nguyên nhân như: viêm quanh răng, chấn thương, u xương hàm... đặc biệt là kết hợp trên một người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần đi khám nha sĩ, tìm ra nguyên nhân khiến răng lung lay để điều trị triệt để.

Thạc sĩ Hằng Nga

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Tinh nghệ trị được những loại ung thư nào?

Một trong những trở ngại lớn của việc phát triển Curcumin (tinh nghệ) như một phương thuốc điều trị ung thư là hoạt tính sinh học thấp. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng khẳng định hoạt tính sinh học của Curcumin có thể đạt được trên đường tiêu hoá sau khi sử dụng qua đường uống.

http://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/Thuc%20pham%20chua%20benh/2010228201933-ptg00366620.jpg
Ảnh Internet

Ung thư khoang miệng và tuyến dưới hàm

Mặc dù các nghiên cứu về Curcumin trên các bệnh ung thư khoang miệng còn ít nhưng Curcumin đã được khẳng định có nhiều hứa hẹn trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư khoang miệng. Trong mô hình gây ung thư khoang miệng ở chuột bằng 7,12 - dimethylbenz[a]anthracene cho thấy Curcumin khi sử dụng riêng liều cao hoặc kết hợp với piperine làm giảm một cách đáng kể ung thư biểu mô khoang miệng bởi tiềm năng chống enzyme lipidperoxydase và hoạt tính chống oxy hoá cùng với hiệu quả của nó trên các chất gây ung thư.

Nghiên cứu trên các bệnh nhân bạch sản khoang miệng là những tổn thương tiền ung thư cho thấy việc sử dụng Curcumin kết hợp với các vitamin E và C có thể có hoạt tính chống ung thư bằng cách tăng hoạt tính chống oxy hoá tại chỗ, do đó phòng ngừa quá trình lipidperoxydase và sự hư hại DNA. Các nghiên cưú cho thấy Curcumin có thể ức chế như một tác nhân dự phòng ung thư khoang miệng qua khả năng ức chế hoạt hoá chất gây ung thư bằng việc tạo thuận lợi cho việc bộc lộ và tăng cường chức năng Cytocrome P450 hoặc CYP1B1.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản có 2 loại là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Ngay cả với sự tiến bộ của  những phương pháp điều trị mới gần đây, khả năng sống sót của những bệnh nhân ung thư thực quản vẫn thấp. Trong khi ít có hy vọng đổi mới phương pháp điều trị ung thư thực quản thì có một vài trung tâm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm Curcumin.

Nghiên cứu cho thấy trên các bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến Curcumin ức chế hoạt động của NF-kB và thúc đẩy các tế bào ung thư đi vào chu trình chết tự nhiên. Trong một nghiên cứu khác cho thấy Curcumin thúc đẩy các tế bào ung thư đi vào chu trình chết tự nhiên ở cả 2 loại là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Trong ung thư biểu mô vảy Curcumin làm giảm hoạt động của Prostaglandin E2, phân tử liên quan với sự phát triển ung thư trong ung thư biểu mô vảy thực quản.

Ung thư dạ dày

Trong bệnh ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori  của các tế bào biểu mô dạ dày là một trong những cơ chế chính phát sinh ung thư dạ dày. Một trong những cơ chế được đưa ra về việc phát sinh ung thư dạ dày do Helicobacter pylori là sự bộc lộ bất thường của enzym cytidin dexaminase gây hoạt hoá AID và quá trình hoạt hoá NF-kB. Vì vậy Curcumin ức chế NF-kB có thể được coi là một tác nhân dự phòng hoá chất mạnh chống lại việc sinh ung thư do Helicobacter pylori. Tác dụng dự phòng ung thư dạ dày của Curcumin đã được thực hiện trên nghiên cứu lâm sàng ở pha I.

Đa polyp u  tuyến gia đình

2/3 polyp đại tràng là polyp tuyến. Theo một định luật chung, polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó các polyp lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi xét nghiệm giải phẫu bệnh học. Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm các polyp tuyến tiền ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Cruz - Correa và cộng sự trên các bệnh nhân đa polyp u tuyến gia đình cho thấy Curcumin có tiềm năng lớn trong việc ức chế bệnh đa polyp u tuyến gia đình. Các bệnh nhân tình nguyện ở giai đoạn phẫu thuật uống Curcumin  trong 6 tháng. Số lượng và kích thước polyp được đánh giá sau điều trị cho thấy số lượng khối u giảm 60,4% và kích thước khối u giảm 50,9% so với đối chứng, hiệu quả rộng và không gây tác dụng phụ nào 6 tháng điều trị.

Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm ruột mạn tính.

Bệnh viêm ruột

Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bởi Holt và cộng sự cho thấy Curcumin ức chế viêm loét đại tràng và hội chứng kích thích ruột. Kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân tình nguyện cho thấy giảm tái phát, giảm triệu chứng khó chịu, cải thiện triệu chứng. Nghiên cứu được tiến hành trên 207 bệnh nhân tình nguyện uống 2 viên tinh nghệ/ngày trong 8 tuần cho thấy cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Ung thư tuyến tuỵ tiến triển

Kết quả nghiên cứu lâm sàng trên các bênh nhân ung thư tuyến tuỵ tiến triển cho thấy việc sử dụng Curcumin không gây tác dụng không mong muốn nào, kết quả đáng mừng một bệnh nhân có kích thước khối u giảm 73%, các bệnh nhân khác cho đáp ứng tốt có thể đánh giá được.

Bệnh u máu nội mô gan ở Việt Nam

Ở Việt Nam chúng tôi đã sử dụng Curcumin điều trị có hiệu quả rất tốt cho một bệnh nhân u máu nội mô gan ở một trẻ nhỏ 5 tháng tuổi. Bệnh nhân có nhiều u máu, gan kích thước lớn (8 khối u) chiếm trên 60% thể tích gan. Lúc đầu chúng tôi cũng đã liên hệ với nhiều trung tâm nhi khoa nhưng đều có một gợi ý là phẫu ghép gan. Trong lúc tưởng chừng như không còn hy vọng, thử điều trị bằng Curcumin cho thấy các triệu chứng như rối loạn tiêu hoá, vàng da, chán ăn và gan to đã giảm nhẹ, trẻ phát triển tốt về thể lực. Sau 1 năm kiểm tra lại bằng siêu âm cho thấy tất cả các khối u của gan đã mất chỉ còn lại một vài vết sẹo nhỏ.

Đây là trường hợp u máu nội mô gan ở trẻ còn ẵm ngửa lần đầu tiên và duy nhất được điều trị hiệu quả bằng Curcumin được công bố trên y văn thế giới (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20582974). Kết quả chứng tỏ Curcumin có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào nội mô.

http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2011/09/sieuam19911_713d5.jpg
Ảnh siêu âm trước điều trị (18/03/2003)                Ảnh siêu âm sau điều trị (05/2004)

Một trong những trở ngại sử dụng Curcumin trong điều trị các bệnh ung thư là hiệu quả sinh học thấp do việc hấp thu ở ruột thấp, thời gian bán hủy ngắn nên khó đạt được nồng độ điều trị Curcumin trong máu. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ dạ dày, gan và ruột là những cơ quan có thể đạt được nồng độ Curcumin cao hơn, đặc biệt gan là cơ quan chuyển hoá Curcumin nên hàm lượng ở gan cũng cao hơn các cơ quan khác. Hiện nay cháu bé đã 8 tuổi khoẻ mạnh, thông minh, học tập tốt..

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, để có tác dụng curcumin phải được sử dụng với liều cao tới 4g - 8g/1ngày.

Meo.vn (Theo dantri)

Độn cằm bằng implant – ưu thế đang được khẳng định

Đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn…

Khuôn mặt đẹp là sự  tổng hòa của các bộ phận hiện diện trên khuôn mặt như mắt, mũi, môi, cung mày, gò má, các nếp tự nhiên( má lúm đồng tiền)… Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất góp phần và làm nổi bật các yếu tố đó chính là Hình dạng của khuôn mặt.

Khuôn mặt được chia thành 3 tầng khác nhau: tầng trên , tầng giữa và  tầng dưới. Tầng trên là trán được cấu trúc cố định vì có chức năng bảo về não nên hầu như không can thiệp làm thay đổi hình dạng. Trước đây chúng ta thường quan tâm và can thiệp vào tầng giữa mặt vì ở đó có mũi, mắt, gò má.... mà ít quan tâm tới tầng dưới của khuôn mặt.

Và nghiên cứu  đã cho thấy: tầng dưới được cấu tạo chủ yếu bởi xương hàm dưới, có khả năng di chuyển và  thay đổi kích thước dẽ dàng, chính khả năng có thể thay đổi được vị trí và  kích thước của cằm ( nằm trên xương hàm dưới) tạo nên sự khác biệt và tạo nên vẻ đẹp tổng hòa cho khuôn mặt. 

Sự thay đổi hình dạng, kích thước cằm ảnh hưởng rất lớn tới hình dạng khuôn  mặt khi nhìn thẳng ( mặt tròn, trái xoan, cằm bạnh, góc hàm to..) và khi nhìn nghiêng ( cằm lẹm, hay cằm nhô) .Vì vậy cần đánh giá và đề nghị chỉnh cằm trong những trường hợp cần thiết để tạo được vẻ đẹp cân đối, hài hòa chung cho khuôn mặt.

Cằm có nhiều hình thái khác nhau nhưng khiếm khuyết thẩm mỹ của cằm chủ yếu thể hiện ở dạng cằm lẹm (thiếu độ nhô thẩm mỹ cần thiết).            

Phẫu thuật chỉnh hình cằm lẹm nhằm tạo độ nhô phù hợp cho cằm, cân đối với cả khuôn mặt.            

Sau phẫu thuật, khuôn mặt nhìn nghiêng trông sẽ thanh tú, tôn hẳn vẻ  đẹp đồng bộ của mắt, mũi…đường mổ rất nhỏ nên gần như không để lại sẹo. 

Phương pháp độn cằm:

Trước phẫu thuật bệnh nhân được đánh giá mức độ , độ thiếu hụt hoặc lẹm của cằm theo không gian 3 chiều, đánh giá hình thái chiều cao phân tầng mặt,

Xác dịnh dường định hướng chuẩn: đầu mũi- môi và cằm.

Xác định hình thái xương hàm dưới

Qua đó lựa chọn chất liệu phù hợp với hình thái cằm và xương hàm dưới.

Gây tê tại chỗ,

 Đường mổ nhỏ: trong miệng hoặc dưới cằm ( 1cm)

Chất liệu độn được  đưa vào qua 2 cách:

1. Qua đường rạch da dưới cằm, phương pháp này dễ thực hiện nhưng để lại sẹo.

2. Qua đường niêm mạc môi thường không để lại sẹo; tuy nhiên yêu cầu phải vệ sinh răng miệng thật tốt vì khoang miệng không thật sự vô khuẩn nên dễ nhiễm trùng.

Sau phẫu thuật  chất liệu được cố định bằng băng chuyên dụng.

Sử dụng kháng sinh 7 ngày.    

Ths .bs Đặng Hoàng Thơm  - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Hòe Nhai

thẩm mỹ viện Ninh Nguyên, 106 Sơn Tây- Ba Đình Hà nội