Lưu trữ cho từ khóa: khoa Nhi

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Bé bị té có cần đi chụp Xq không?

Câu hỏi:

Con em được 7 tháng 10 ngày, bé đã lật và sụt lui trong tư thế nằm sắp, do bất cẩn khi trong nên lúc sụt xuống bé bị té xuống đất với độ cao khoản 5 tấc. Té xuống tư thế nằm ngửa, bế lên bé khóc rất nhiều một lúc rồi thôi. Em cho bé bú bình liền bé vẫn bú nhưng bị trớ ra, lúc sau bé bú và ăn bình thường không bị nôn. Biểu hiện đùa giưỡn bình thường như mọi ngày không nôn, sốt, co giật gì hết. Nhưng em rất lo không biết bé có bị sao không? Xin bác sĩ cho em biết như vậy có ảnh hưởng cho bé sau này không? Em nên ẵm bé đi chụp hình hay siti không?

Câu trả lời:

Chào em, nếu hiện tại bé ăn, ngủ, chơi bình thường thì em không nên quá lo lắng và chỉ cần theo dõi tại nhà. Trường hợp bé có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: bỏ bú, quấy khóc, li bì, nôn trớ nhiều... thì em mới cần cho bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để bé được thăm khám trực tiếp và điều trị nếu cần.


Meo.vn (Theo DD)

Bé bại não bị bố mẹ bỏ rơi

Giữa đêm tối tại hành lang bệnh viện, một bé gái khoảng 15 tháng tuổi bị bỏ rơi, đặt nằm trên ghế ngồi chờ khám bệnh khóc ngằn ngặt. Không biết tên, các y bác sĩ ở đây đã gọi bé là Việt Nhật, như một lời cầu chúc bé được cứng cỏi.

Bé bị bỏ lại đêm 15/6 tại hành lang Viện tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sau đó được chuyển vào khoa Nhi chăm sóc trong tình trạng đói, khát, quấy khóc và bẩn thỉu bởi mồ hôi, nước đái...

Bé được trong chiếc giường sơ sinh bằng sắt, ngay trước khu hành chính của khoa. Trong khi những trẻ khác được cha mẹ chăm sóc, bế bồng, dỗ dành thì Việt Nhật nằm một mình, không có người thân nào bên cạnh. Thi thoảng có các y tá, điều dưỡng ghé qua, nựng vài câu, cho ăn rồi lại tất tả đi. Lúc thì bé tự chơi, không thì lại khóc, khóc chán rồi quay ra ngủ.


Bé Việt Nhật sẽ được chuyển đến trại trẻ mồ côi để chăm sóc. Ảnh: N.P.

Bé nằm viện được hơn một tuần nhưng vẫn không có ai đến nhận. Khi bỏ bé lại, người nhà còn để một bọc quần áo, 3 hộp sữa tươi và 100.000 đồng, không có giấy tờ gì khác.

"Không biết tên tuổi, năm sinh của con nên cả khoa nhất trí gọi con là Việt Nhật. Cái tên hơi nam tính, nhưng hy vọng, nhờ cái tên nam tính đó mà con có thêm sự cứng cỏi để đối mặt với thực tế”, y tá Vũ Bích Hằng cho biết.

Mỗi ngày bé được ăn xuất ăn từ thiện của bệnh viện gồm súp và sữa. Ở đây, mọi người đều bận rộn, không có thời gian chăm bón từng thìa nên đành phải cho bé ăn qua xông. Mỗi ngày bé ăn khoảng 6 lần, mỗi lần được 150ml.

Những vật dụng sinh hoạt cá nhân như: bỉm, chai nước, bình pha sữa…đều do người thân của những bệnh nhi khác ở đây quyên góp. Những hôm đầu không có màn, các cô hộ lý ở đây đã dùng những mảnh tã sơ sinh khâu lại thành màn cho bé. Hôm trước có người vào thấy thương tình nên mua cho con một chiếc màn mới.

Các bác sĩ ở khoa cho biết, bé bị di chứng não nên phản xạ có phần chậm, vận động tay chân kém. Có lẽ cũng vì bệnh tật công thêm hoàn cảnh khó khăn nên bé mới bị bỏ rơi. Khoa đang làm thủ tục để bé đến trại mồ côi.

Meo.vn (Theo Vne)

Hà Nội: Ba ngày nắng nóng, hơn 6.000 trẻ nhập viện

Bác sĩ Vũ Quý Hợp - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết: Trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng bệnh nhi đến khám tại BV tăng vọt.

Trung bình nỗi ngày có từ 1300-1500 cháu. Trong đó có nhiều loại bệnh nhưng tập trung đông nhất vẫn là bệnh của mùa nóng như rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt do virus.

Đã xuất hiện bệnh nhân bị viêm màng não mủ.

Tại Khoa Truyền nhiễm, có khoảng 20 bệnh nhi phải nằm viện do bệnh viêm màng não tập trung chủ yếu ở trẻ từ 5 – 12 tuổi.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, trong ba ngày nắng nóng, lượng trẻ nhập viện vì các bệnh sốt virus, siêu vi trùng, lỵ và tiêu chảy đã tăng lên đột biến. Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai có 25 giường nhưng đến ngày 24/5 có tới 65 bệnh nhi điều trị.

Tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trong hai ngày 22-23/5 cũng có 200 bệnh nhi nhập viện. Bệnh viện Đống Đa riêng ngày 23/5 có gần 600 bệnh nhân. Tập trung đông bệnh nhi nhất là bệnh viện Xanhpôn, trong ngày 23-24 có hơn 3.000 bệnh nhi nhập viện cũng do các bệnh tiêu chảy, viêm họng, sốt, viêm phế quản.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, hôm nay (25/5), một đợt không khí lạnh tràn về sau những ngày nắng nóng cũng là một yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về sốt virus.  

Thái Hà - Mỹ Hằng (Theo TienPhong)

Đà Nẵng: Cứu thành công trẻ sơ sinh bị ngưng tim

 

Ngày 21/2, BS. Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết: bệnh viện vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một bệnh nhi chưa đầy tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng ngưng thở do bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh nhi chưa tròn tháng tuổi nhập viện đa khoa Đà Nẵng trong tình trạng ngưng thở đã được cứu sống

Trước đó, ngày 18/2, bệnh nhi Nguyễn Thị Kim Hiền, (25 ngày tuổi, gia đình thường trú tại thôn 4, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch. Được chuyển viện trực tiếp từ bệnh viện huyện Điện Bàn (Quảng Nam) ra bệnh viện Đà Nẵng, cháu bé đã tím tái, có dấu hiệu ngưng thở. Các bác sĩ chuyên khoa bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức cuộc hội chẩn khẩn, xác định bệnh nhi bị hẹp khít van động mạch phổi, không có lỗ thông vách liên thất, ống động mạch sắp bít lại, lượng ôxy trong máu chỉ còn 30-35% (người bình thường phải 100%).

BS chuyên khoa tim Nguyễn Bá Triều cho biết: “Trong trường hợp này, nếu không phẫu thuật cấp cứu ngay, bệnh nhi chắc chắn tử vong. Nếu phẫu thuật, chuyện cứu sống cháu bé cũng rất hy hữu vì đây là một ca tim bẩm sinh dạng rất khó. Chúng tôi đã quyết định phương pháp mở động mạch bằng bóng. Sau khi thông tốt, tiếp tục đặt giá đỡ mạch máu vào vị trí động mạch giữa cho máu lưu thông. Sau 24h, bệnh nhi đã thoát khỏi nguy kịch, khi xác định lượng ôxy trong máu tăng lên 90- 95%. Bệnh nhi đã thở được và hiện đang hồi sức cấp cứu tại khoa nhi sơ sinh”.

Tại khoa Nhi - sơ sinh, bệnh nhi đang được tiếp tục điều trị hồi sức cấp cứu đặc biệt.

gia đình cháu bé quá khó khăn, phải ký nợ viện phí để cháu được cứu thoát khỏi tử thần

Trao đổi với PV, BS. Đinh Thị Liệu, tại chuyên khoa Nhi- sơ sinh cho biết: “Hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhi tiến triển khá tốt. Cháu bé vẫn đang được chăm sóc cách ly ở phòng đặc biệt của khoa”.

Chế độ uống thích hợp cho trẻ

Nhiều bà mẹ có con trong giai đoạn bú sữa mẹ rất băn khoăn chế độ uống như thế nào là thích hợp với con yêu của mình. Dưới đây là một vài tư vấn nhỏ cho các mẹ.

 

Sữa mẹ - Thức uống thích hợp mọi lúc mọi nơi
Sữa mẹ không chỉ là thực phẩm tối ưu, mà nó cũng là thứ thức uống tốt nhất cho em bé, bởi vì trong sữa mẹ chứa 85% nước, và điều này vô cùng hữu ích cho trẻ bởi nó với sữa mẹ trẻ có thể hấp thu tốt, dễ dàng. Hơn thế, sữa mẹ thích nghi với nhiều sự thay đổi, ngay cả khi thay đổi thời tiết nóng lạnh khác nhau thì nó vẫn là thứ chất lỏng – thực phẩm phù hợp nhất khi bé muốn.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý rằng trong mọi trường hợp thì bao giờ sữa mẹ cũng tốt nhất khi trẻ được bú trực tiếp từ ngực của mẹ. Vì dưới tác động của môi trường bên ngoài, nếu sữa mẹ được vắt ra dự trữ khi mẹ vắng nhà sẽ dễ bị vi khuẩn làm hỏng và có thể dẫn tới việc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nhất là vào mùa hè.
Nước – cung cấp cho trẻ trong những hoàn cảnh nhất định
Một phương pháp phổ biến và khá cổ điển để làm dịu cơn khát của trẻ đó chính là nước. Liệu có cần thiết phải cung cấp nước uống cho một đứa trẻ đang được bú sữa mẹ?! Câu hỏi này thường được các mẹ thắc mắc rất nhiều.
Theo một số bác sĩ chuyên khoa Nhi thì trong những hoàn cảnh nhất định trẻ đang trong thời kì bú sữa mẹ cũng cần được uống nước. Trẻ trong giai đoạn cần phải uống nước khi gặp điều kiện đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da, nhồi máu mochekislom, ban đỏ độc hại. Lúc này nước nên có mặt trong chế độ ăn của bé. Hoặc khi trẻ bắt đầu bị táo bón các mẹ cũng nên bổ sung lượng nước cho trẻ.
Nếu con bạn bị sốt, đó cũng là lý do để uống thêm nước. Vào mùa hè cơ thể của đứa trẻ nhanh chóng bị mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng hay mùa đông nhiệt độ giảm, không khí khô do đó đây cũng là lí do để các mẹ bố sung lượng nước cần thiết cho trẻ…. Ngày ngày, một em bé có thể uống 100-150 ml nước.

Lựa chọn tốt nhất khi các mẹ cho bé uống nước đó là hãy mua nước đóng chai. Thông thường đây là loại nước được nguồn nước khoáng và sử dụng công nghệ lọc tinh khiết. Như vậy nước không chứa các hóa chất độc hại, chất phóng xạ và sinh học vi sinh, tuyệt đối an toàn cho con của bạn. Nếu các mẹ không thể mua nước đóng chai, các mẹ hãy sử dụng một máy lọc nước trước khi đung sôi cho trẻ uống.

Các loại nước quả – uống vừa phải!

Dù có thể với con bạn, trái cây có vẻ rất ngon, chúng luôn mọng muốn được uống nước ép từ các loại quả. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ cung cấp cho trẻ định mức nhất định tùy theo lứa tuổi. Đối với trẻ 5-6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho trẻ uống từ 50-60 ml, đối với trẻ một năm tuổi có thể uống 100 ml mỗi ngày.

Nếu các mẹ cho trẻ uống vượt quá số lượng cho phép có thể dẫn đến sự cố về đường tiêu hóa của bé. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các mẹ có thể được chia thành số lượng nước uống từ các loại hoa quả hàng ngày của trẻ thành hai phần cho hai bữa khác nhau, với mỗi phần pha loãng với nước đun sôi.

Không có giấy chứng sinh vì bị đẻ rơi trong nhà VS

Trong lúc đang vào nhà vệ sinh để tắm, L. đã sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Câu chuyện chưa kết thúc khi con của L. không có giấy chứng sinh vì đã ra đời ở nhà vệ sinh.

Mang thai 9 tháng mà cả nhà không hề hay biết

Người thân trong nhà của em Vũ Thị Hoàng L. (19 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi cô sinh một bé trai kháu khỉnh trong nhà vệ sinh.

Theo bố mẹ của L. gần đây thấy L. có vẻ khác, ít ngồi trò chuyện cùng gia đình, ăn cơm xong cô thường hay trốn vào phòng riêng. Nghi ngờ có sự khác biệt nhưng trong nhà không ai nghĩ là L. sắp làm mẹ.

Cũng như bao ngày khác, mỗi khi đi học về L. lại chuẩn bị vào nhà vệ sinh tắm rửa. Hôm đó thấy cô vào nhà vệ sinh quá lâu và có tiếng kêu ở trong đó nên người nhà đã đẩy cửa vào. Một cảnh tượng hãi hùng, L. đang nằm dưới nền nhà vệ sinh lạnh cóng và lên cơn chuyển dạ. Đứa trẻ đang tự đẩy ra ở cửa mình của L. Quá hoảng hốt , bố của L. đã gọi 115 để đưa hai mẹ con cô đến bệnh viện. Trong khi đó mẹ của L. đã ngất xỉu, bàng hoàng trước cảnh sinh nở của con gái mình.

Đứa trẻ được đưa vào cấp cứu tại khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ tại đây đã tiến hành cắt rốn và tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn cho bé. L. được chuyển vào một phòng sản để hỗ trợ về sản khoa.

Những đứa trẻ điều trị trong khoa đều có giấy chứng sinh để được hưởng BHYT
Những đứa trẻ điều trị trong khoa đều có giấy chứng sinh để được hưởng BHYT

Mẹ L. không ngớt nước mắt khóc, bà và gia đình không hề hay biết con gái mang bầu. Khi hỏi L. thì cả nhà càng ngạc nhiên hơn khi L. cũng khẳng định em không biết.

Các bác sĩ không khỏi giật mình vì đứa trẻ sinh ra được 2,9 kg mà người mẹ lại không hề biết. Điều này rất khó xảy ra.

Mẹ của L. là một giáo viên, bố em làm cán bộ của một viện nghiên cứu. Họ không hề hay mình đã “lên chức” nên vô cùng hoảng hốt. Từ khi đưa cháu bé vào nhập viện chỉ có mẹ L. ra vào thăm nuôi, còn lại không ai vào thăm cháu bé. Mẹ của L. luôn miệng khóc than nhờ bác sĩ giấu chuyện đứa trẻ vì con của họ còn trẻ, còn phải lập gia đình.

Chuyện cái giấy chứng sinh

Khi vào viện đứa trẻ được các bác sĩ chăm sóc rất nhiệt tình nhưng khổ nỗi cháu bé không được cấp giấy chứng sinh để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế dành cho trẻ dưới 6 tuổi.

Câu chuyện gia đình cháu bé đi xin giấy chứng sinh cho cháu hết sức gian nan. Khi nghe các bác sĩ tư vấn cháu bé phải điều trị tự nguyện vì chưa có giấy chứng sinh. Bà ngoại của cháu nước mắt ngắn dài long đong đi xin nhưng không ở đâu cấp vì thực tế cháu bé không sinh ở đó.

Lên trung tâm y tế của quận bị từ chối, khoa Sản của Bệnh viện Bạch Mai lại càng không được vì người mẹ đã sinh ra cháu ở trong nhà vệ sinh gia đình và người mẹ đó chưa hề xuất hiện. Mặt khác, gia đình cháu bé lại ngại không dám ra phường xin xác nhận vì sợ ảnh hưởng đến tương lai của con gái.

Một vị bác sĩ trong khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai cho biết cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh. Cháu bé đang nằm điều trị để theo dõi sức khỏe. Người nhà của cháu đã xin gửi cháu trong khoa chăm sóc. Được biết gia đình cháu bé có nguyện vọng cho cháu đi làm con nuôi.

Số ca nhập viện tăng do dịch sốt virus lan mạnh

VH- Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trong hai tuần qua, thời tiết thay đổi thất thường khiến bệnh sốt virus đang có nhiều dấu hiệu bùng phát ở những nơi tập trung đông người như trường học, công sở...

Tại nhiều bệnh viện, số người đến khám và điều trị do sốt virus ngày càng tăng và dịch đang có dấu hiệu lây lan mạnh ở người lớn và trẻ em.

Tại phòng khám ở một số BV như Xanh Pôn, Bạch Mai, BV Nhi TƯ, số trẻ nhập viện và đến khám rất đông. Tại BV Nhi TƯ, trung bình mỗi ngày có  hơn 2.000 bệnh nhân nhi đến khám và điều trị. Theo các bác sĩ ở phòng khám, trẻ nhỏ tới khám chủ yếu mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da.

Hiện các khoa hô hấp, tiêu hóa, truyền nhiễm, sơ sinh đang bị tình trạng quá tải, phải nằm ghép 2, 3 trẻ/giường. Còn ở BV Xanh Pôn, tình trạng này cũng diễn ra tương tự. BS Hoàng Minh Thu, Trưởng khoa Nhi - BV Xanh Pôn cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhi, chủ yếu là trẻ bị mắc sốt virus.

Phần đông bệnh nhi nhập viện có triệu chứng sốt cao, kèm theo các triệu chứng như viêm đường hô hấp, đau đầu, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Rất nhiều gia đình tự điều trị cho trẻ bằng kháng sinh và truyền dịch trước khi nhập viện nên nhiều trẻ nhập viện bị tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh hoặc sốt cao kéo dài.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, sốt virus chỉ tăng mạnh vào mùa đông xuân nhưng hiện nay do thời tiết miền Bắc thay đổi bất thường, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển mạnh nên bệnh sốt virus đang gia tăng mạnh. Vào thời điểm này, không chỉ riêng bệnh nhi mà có rất nhiều người lớn cũng bị mắc sốt virus.

Tại khoa khám bệnh của BV 103, rất nhiều bệnh nhân vào khám được chẩn đoán là sốt do virus, sốt do nghi sốt xuất huyết, viêm não hoặc sốt phát ban. Các BS ở đây cảnh báo, người bệnh khi có triệu chứng sốt do virus, cần cảnh giác với sốt xuất huyết và viêm não bởi các triệu chứng nguy hiểm với mức độ nặng nề như viêm thanh quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi...

Tâm Thanh

(vanhoa-online)

Điện thoại di động tăng hành vi xấu của trẻ

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho thấy, trẻ em tiếp xúc với điện thoại di động từ trong bụng mẹ và sau khi chào đời có nguy cơ cao về vấn đề ứng xử.

Dien thoai di dong tang hanh vi xau cua tre

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc khảo sát gần 29.000 trẻ em và nhận thấy có sự ảnh hưởng của điện từ từ các thiết bị tới hành vi của trẻ khi chúng lên 7. Những phát hiện này đã khẳng định lại kết quả của cuộc khảo sát từ năm 2008 ở 13.000 trẻ em được thực hiện bởi cùng các nhà nghiên cứu Mỹ.

"Kết quả mới đã cho thấy rằng, những phát hiện trước đó không phải là may rủi" - tác giả chính Leeka Kheifets, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học California (Los Angeles) cho biết. Bà nhấn mạnh rằng những phát hiện đã đưa ra giả thuyết, nhưng không chứng minh, có một sự liên quan giữa việc tiếp xúc với điện thoại di động và các vấn đề về hành vi sau này của trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu về 28.745 trẻ theo học tại trường Danish National Birth Cohort (DNBC), Đan Mạch – những dữ liệu này theo dõi sức khỏe của 100.000 trẻ em Đan Mạch sinh ra giữa những năm 1996 và 2002 cũng như sức khỏe của các bà mẹ sinh ra chúng. Gần một nửa trong số này không tiếp xúc với điện thoại di động ở bất kỳ hình thức nào và đây là nhóm trẻ phần lớn có hành vi tốt.

Dữ liệu cũng bao gồm một bản điều tra các bà mẹ điền vào khi con cái họ bước sang tuổi thứ 7. Nội dung bản điều tra là về lối sống của gia đình, các bệnh của bé và việc trẻ sử dụng điện thoại ra sao. Ngoài ra, có một số câu hỏi khác liên quan tới vấn đề sức khỏe. Bản điều tra cũng bao gồm các bài test để xác định các vấn đề về hành vi ứng xử và cảm xúc, việc thiếu tập trung hay hiếu động quá, hoặc các vấn đề với những đứa trẻ khác. Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu sẽ chia các bé ra làm ba nhóm: bình thường, bất thường và nhóm giữa hai nhóm này.

Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu thấy rằng, 18% trẻ em đã tiếp xúc với điện thoại di động trước và sau khi sinh, tăng 10% so với nghiên cứu năm 2008, và 35% những đứa trẻ 7 tuổi từng sử dụng, tăng 3,5% so với năm 2008. Gần như không có bé nào tham gia nghiên cứu sử dụng di động hơn một giờ/ tuần.

Sau đó nhóm nghiên cứu xem xét việc tiếp xúc của trẻ với điện thoại lúc trong bụng và sau khi ra đời, trọng lượng lúc sinh và bé có sinh thiếu tháng hay không; các vấn đề tiền sử của bố mẹ thời niên thiếu như: cảm xúc, sự tập trung, việc học tập; việc sử dụng thuốc lá, rượu hay má túy khi mang thai; việc cho con bú trong 6 tháng đầu đời và thời gian các bà mẹ dành cho con mỗi ngày.

So sánh với những đứa trẻ không có tiếp xúc với di động, thì có tới 50% trẻ tiếp xúc cả trước và sau khi sinh  thể hiện các vấn đề về hành vi. Trẻ tiếp xúc với di động trong bụng mẹ, nhưng sau khi sinh thì không, có  nguy cơ cao (40%) thuộc nhóm giữa của bình thường và bất bình thường; ngược lại, trẻ chỉ tiếp xúc với di động sau khi sinh thì có 20% nguy cơ thuộc nhóm giữa.

Andrew Adesman - Trưởng khoa Nhi (chuyên về hành vi và sự phát triển) tại bệnh viên trẻ em Schneider tại New Hyde Park, New York (Mỹ) đánh giá rất cao kết quả của nghiên cứu này.

Đã có một vài nghiên cứu cho thấy tác hại của di động tới sức khỏe con người nhưng mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động và các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư và u não, vẫn chưa có những chứng minh mang tính thuyết phục.

Trong vài năm vừa qua, những nguồn năng lượng sóng vô tuyến mới, như mạng wireless và nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) được sử dụng để theo dõi sản phẩm, thu phí trên đường cao tốc và tăng tốc độ thanh toán, đã ngày càng trở nên phổ biến. Theo bà Kheifets, các bà bầu không thể tránh được việc sử dụng điện thoại di động, nhưng để hạn chế những tác hại không mong muốn, họ có thể sử dụng loa ngoài hay tai nghe và để thiết bị nằm xa cơ thể hoặc đầu.

Tiến sĩ Adesman cũng đồng quan điểm: “Một cách bảo thủ và cẩn thận nhất có lẽ là cho cả bà bầu và trẻ em hạn chế tiếp xúc với điện thoại di động. Các nguy cơ có vẻ rất nhỏ nhưng dù sao, cũng phải lưu tâm”.

Bà Leeka Kheifets cho biết thêm: “Mặc dù hiện tại là quá sớm để giải thích những kết quả này nhưng chúng tôi lo ngại rằng việc sớm tiếp xúc với điện thoại di động có thể kéo theo nhiều nguy cơ, mà nếu thực sự có, thì ngành y tế công cộng sẽ phải lưu tâm tới sự phổ biến rộng rãi của việc sử dụng công nghệ”. Cũng theo bà và đồng nghiệp, những nghiên cứu xa hơn sau này là điều cần thiết để khẳng định hay bác bỏ những kết quả này.

Cứu sống bé gái sơ sinh nặng 7 lạng

Vừa qua, Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận và cứu sống một bé gái sơ sinh nặng 0,7kg. Đây được xem là trường hợp khá hiếm được tiếp nhận, điều trị tại khoa này.

Bé gái này là con của chị Võ Thị Quý (25 tuổi, ở xã Quảng Tùng, Quảng Trạch, Quảng Bình). Bé gái mới chỉ 25 đến 26 tuần tuổi nhưng được sinh và nặng 0,7kg.

Hiện cháu bé được truyền dịch nuôi dưỡng hàng ngày, bé chỉ tự thở được một ít nhịp, còn lại chủ yếu thở bằng máy

Trước đó, ngày 27/12/2010, chị Quý vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị bệnh Lupus ban đỏ, biến chứng tràn dịch đa màng phổi, tim… Khi chị Quý chuyển từ khoa Nội thận cơ xương khớp đến phòng Tim mạch can Thiệp của bệnh viện để khám thì bỗng dưng chị Quý sinh em bé.

Trong tình trạng mẹ bị bệnh nặng, bé lại sinh đột xuất ngay sau khi sinh bé bị ngạt nặng. Sau đó được các bác sĩ chuyển đến phòng Nhi sơ sinh và hồi sức kịp thời nên được cứu sống.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hữu Anh Hòa, phòng Nhi sơ sinh cho biết, với số cân nặng chỉ 0,7kg thì cháu bé nói trên là trường hợp khá hiếm được tiếp nhận, điều trị tại khoa Nhi. Do hoàn cảnh ra đời và tình trạng sức khỏe của cháu khá xấu nên khoa Nhi đã và đang dốc hết sức cố gắng cứu sống cháu.

Bà Lê Thị Mai mẹ chị Quý cho biết, chị Quý là cô con gái duy nhất trong năm người con của bà. Hai vợ chồng chị Quý đều làm ruộng, cháu bé nói trên là con đầu lòng của chị chị Quý.

Hiện cháu bé được truyền dịch nuôi dưỡng hàng ngày, bé chỉ tự thở được một ít nhịp, còn lại chủ yếu thở bằng máy…