Lưu trữ cho từ khóa: khô mắt

Khắc phục khô mắt ở người lớn tuổi

Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, nam giới lẫn phụ nữ trên 50 tuổi dễ có nguy cơ cao bị khô mắt mãn tính. Một số gợi ý dưới đây từ các chuyên gia có thể giúp khắc phục tình trạng này.
Khắc phục khô mắt ở người lớn tuổi
Một khi bị khô mắt, bệnh nhân nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng quá mức. Có thể dùng các loại nước mắt nhân tạo. Theo hãng tin New Kerala dẫn lời các chuyên gia, nhỏ nước mắt nhân tạo ít nhất 4 lần/ngày hoặc chỉ 1 – 2 lần/ngày, hoặc nhiều lần trong một giờ tùy theo tình trạng mắt bị khô như thế nào.
Trong chế độ ăn uống, bạn cần tăng cường bổ sung thêm a xít béo omega 3 từ cá, các loại hạt hoặc từ các viên dầu cá. Đưa thực phẩm giàu các loại vitamin tốt cho mắt như vitamin A, C, E vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trà xanh và trà hoa cúc cũng không thể thiếu trong chế độ ăn uống bổ mắt vì chúng ngăn chặn tình trạng mệt mỏi ở mắt. Bạn cũng nên cố gắng uống càng nhiều nước càng tốt.
Theo Danong.com
The post Khắc phục khô mắt ở người lớn tuổi appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao mắt lại bị khô và điều trị thế nào?

Tôi là nhân viên văn phòng nên hàng ngày phải làm việc với máy tính liên tục. Mấy tuần nay, tôi thấy mắt nhìn mờ, nhức nhối rất khó chịu. Tôi đã đi khám và bác sĩ cho biết bị khô mắt. Xin hỏi vì sao mắt lại bị khô và điều trị thế nào?Nguyễn Hồng Trang (Tuyên Quang)

vi-sao-mat-lai-bi-kho-va-dieu-tri-the-nao

Ảnh minh họa – Internet

Khô mắt là hội chứng trong đó nước mắt, công cụ để bôi trơn và bảo vệ mắt bị giảm thiểu về chất lượng hoặc số lượng, hay cả hai. Có nhiều nguyên nhân gây khô mắt như: bị teo các cấu trúc tuyến và xơ hóa, bệnh mắt do rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu vitamin A, viêm tắc tuyến lệ, không có tuyến lệ do bẩm sinh hay phẫu thuật… Bên cạnh các nguyên nhân đó thì những người đọc sách nhiều, sử dụng máy vi tính hàng ngày, làm việc trong phòng có điều hòa nhiệt độ thường bị khô mắt do nước mắt bị bay hơi nhiều.

Khi đến khám, người bệnh thường than phiền tình trạng mắt có cảm giác kích thích, như có dị vật trong mắt, nóng rát như phải bỏng, một số người còn cho biết họ bị ngứa, mỏi và nặng mi mắt. Trường hợp nặng còn cảm thấy đau rát thực sự mỗi khi chớp mắt. Về điều trị khô mắt cần xác định cẩn trọng yếu tố nào gây ra khô mắt, nếu là vấn đề của mi mắt thì cần điều trị các vấn đề của mi mắt, bổ sung và bảo tồn nước mắt với mục tiêu duy trì độ ẩm của mắt, đeo kính thuốc đặc biệt, sử dụng thực phẩm giàu vitamin A… Bạn nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra do khô mắt.

BS. Nguyễn Thu Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Phương pháp khắc phục chứng khô mắt

Gần đây mắt tôi thường bị cộm như có cát trong mắt nhưng không đỏ, tôi phải dùng nước muối sinh lý nhỏ liên tục mới thấy đỡ khó chịu.

Xin hỏi, có phải tôi bị khô mắt? Nếu bị thì khắc phục bằng cách nào. - Vũ Văn Dương (Hải Phòng)

phuong-phap-khac-phuc-chung-kho-mat

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến khô mắt như tuổi cao (làm giảm lượng nước mắt sinh ra), chớp mắt không thường xuyên, thời tiết khô nóng hoặc lạnh, ở phòng điều hòa thường xuyên, dị ứng thời tiết, làm việc với máy tính quá nhiều, rối loạn nội tiết, các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh thấp khớp, bệnh đái tháo đường, bệnh da, hở mi mắt sau khi bị đột quỵ, dùng một số thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc ngủ, thuốc chẹn beta, thuốc chống dị ứng...

Đừng nhầm lẫn khô mắt bệnh lý với mỏi mắt do căng thẳng. Khô mắt sẽ có những triệu chứng rất điển hình, đó là: Cảm giác khô và có cát ở mắt, bị nhức hay nóng mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, tiết nhiều nước mắt, cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt, mỏi mắt.

Ngoài những triệu chứng trên, những lớp mô nhạy cảm của bề mặt nhãn cầu có thể bị tổn thương. Điều này là do sự gia tăng hàm lượng muối trong nước mắt ở bệnh nhân khô mắt, là nguyên nhân làm tổn thương giác mạc.

Ban đầu chỉ gây tổn thương nhỏ ở lớp ngoài của giác mạc và kết mạc. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, giác mạc có thể trở nên mờ và làm giảm thị lực. Nếu vẫn không được chữa trị, trường hợp xấu nhất là dẫn đến mù lòa. Bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân khiến mắt bạn bị khô. Yếu tố quan trọng nhất trong điều trị khô mắt là phải xác định được nguyên nhân không đủ độ ẩm và sau đó mới điều trị.

BS Nguyễn Thu Hiền

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Có thể uống dầu cá để trị khô, mỏi mắt do máy tính không?

Chào bác sĩ!

Công việc của em phải tiếp xúc với máy vi tính, mấy ngày nay mắt em có hiện tượng khô, nhức mỏi mắt, nhìn màn hình vi tính một lúc là nhức không chịu nổi.

Em đã đi khám, bác sĩ nói em bị viêm kết mạc do điều tiết và cho em 1 lọ thuốc nhỏ mắt Eyetobra, 5 ngày uống vitamin B1, B6, B12, C mà không cho em vitamin nhóm A, E. Xin hỏi bác sĩ em muốn uống bổ sung dầu cá có được không ạ, và liều lượng như thế nào, chế độ ăn uống như nào có lợi cho mắt?

Cảm ơn bác sĩ!(T.T Nhàn – Đồng Nai)

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ:

Bạn Nhàn thân mến,

Bạn có thể uống bổ sung dầu cá nếu bạn thích. Tôi nói nếu bạn thích vì thực ra dầu cá không có tác dụng gì cho mỏi điều tiết vì bất cứ nguyên nhân nào.

Cơ thể hàng ngày chúng ta chỉ cần khoảng 1500 đơn vị Vitamine A. Do đó 1tuần bạn chỉ cần uống bổ sung thêm 1 đến 2 viên Vitamine 5000 đơn vị là đủ. Bạn không nên uống nhiều dầu cá vì sẽ bị ngộ độc do cơ thể tích trữ nhiều Vitamine chỉ tan trong dầu mà không tan trong nước.

Bạn cần ăn uống đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa và rau củ quả thì không những có ích cho mắt mà còn cho cả cơ thể bạn ạ!

(Theo Alobacsi)

Khô mắt có thể dẫn đến mù lòa

Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa.

Th.S Hoàng Cương, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo, BV Mắt T.Ư cho biết khô mắt là một trong những bệnh lý ngày càng gia tăng hiện nay. Đây được xem là một rối loạn nghiêm trọng, có thể khiến giác mạc, kết mạc bị tổn thương vĩnh viễn.

Nhân viên văn phòng dễ bị khô mắt

Suốt ngày làm việc bên máy vi tính, chị Linh, 30 tuổi (ở Linh Đàm, Hà Nội) thường xuyên thấy mắt bị nhức, mỏi. Chị đã mua thuốc nhỏ mắt về nhà tra vì nghĩ rằng do làm việc căng thẳng nên mắt mỏi. Thế nhưng mấy ngày sau, mắt chị vẫn không thấy đỡ, thậm chí ngày càng đỏ. Chỉ đến khi thấy có cảm giác rát, đau nhói như bị kim châm ở cả hai mắt chị mới đến BV Mắt T.Ư khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết chị bị bệnh khô mắt. Nguy hiểm hơn do chậm đi khám và nhỏ thuốc không đúng chỉ định dẫn đến loét giác mạc.

Môi trường làm việc ở phòng điều hòa, độ ẩm thấpkhiến nước mắt bị bay hơi nhiều gây hiện tượng khô mắt

Theo Th.S Hoàng Cương, khô mắt là tình trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu. Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, mắt người luôn trong suốt và ngăn không cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim nước mắt sẽ vỡ ra, bay hơi và mắt sẽ tái tạo một lớp phim nước mắt mới bao phủ trên nhãn cầu. Đối với người bị bệnh khô mắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đã vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo lớp phim mới.

Trong vòng 1 phút mắt người sẽ chớp từ 12-18 lần, mỗi lần chớp mắt, nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Tuy nhiên, nhân viên văn phòng-những người thường xuyên làm việc với máy vi tính do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt. Môi trường làm việc ở phòng điều hòa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắt bị bay hơi nhiều gây hiện tượng khô mắt.

Chính vì thế, nhân viên văn phòng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị bệnh khô mắt. Ước tính có tới 50% người làm văn phòng mắc các bệnh lý về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt. Ngoài ra, những người bị bệnh lý thấp khớp, lupus, hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường… cũng có thể mắc bệnh khô mắt.

Nên đi khám sớm

Người bị bệnh khô mắt sẽ có các triệu chứng như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, rát như có dị vật hoặc sạn trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng… Th.S Hoàng Cương cảnh báo, hầu hết người bị bệnh khô mắt chỉ đến BV khám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa…

Việc tự ý mua thuốc về nhà điều trị còn là nguyên nhân gia tăng biến chứng như đỏ mắt mạn tính, đục thủy tinh thể… gây mù lòa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học như đánh mắt bằng lá thài lài, bằng lưỡi làm loét, thủng giác mạc, viêm mủ nhãn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.

Hiện nay, điều trị bệnh khô mắt có nhiều phương pháp như vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Bác sĩ có thể điều trị kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt.

Để phòng tránh bệnh khô mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây với tần suất 30 phút/lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát nên đến khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

BACSI.com (Theo Thanh niên)

Trẻ bị khô mắt do hay dụi mắt?

Con em được 5 tuổi, cháu thường lấy tay dụi mắt, đã khám chữa ở nhiều bệnh viện nhưng không khỏi.

Thưa bác sĩ!

Con em năm nay được 5 tuổi, từ lúc 3,5 tuổi cháu thường lấy tay dụi mắt, đi khám chữa ở các bệnh viện nhưng không khỏi. Cách đây 6 tháng, đi khám thì bác sĩ bảo là bị khô mắt nên cho thuốc Liquifilm tear, GenTeal gel, Systane ultra, đến nay đã đỡ nhưng vẫn chưa khỏi.

Từ nhỏ cháu được bú mẹ, ăn đầy đủ các nhóm thức ăn và uống vitamin A. Bác sĩ có thể tư vấn xem làm thế nào để cháu khỏi hoàn toàn và đề phòng tái phát không ạ? Vì mỗi lần cháu xem tivi hoặc viết bài là lại khó chịu, lấy tay dụi mắt.

Em xin trân trọng cám ơn!(Cẩm Anh – Đà Nẵng)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn Cẩm Anh thân mến,

Theo tôi biết thì hiện nay trẻ khô mắt là rất hiếm. Ngày trước khoảng thập niên 80, trẻ bị khô mắt do thiếu vitamine A là rất nhiều. Chính vì thế mà bộ Y tế đã đưa chương trình phòng chống mù lòa do thiếu vitamine A vào chương trình quốc gia.

Lúc trước ta có nhiều trẻ khô mắt do thiếu viatmineA vì nhiều lý do:

- Thứ nhất, thực ra thời kỳ đó dân ta còn rất khổ, thiếu ăn nên trẻ suy dinh dưỡng rất nhiều.

- Thứ hai, thời đó bệnh tật có rất nhiều do mạng lưới y tế chúng ta còn rất mỏng và chất lượng phòng bệnh, điều trị bệnh còn yếu. Kế đến tập quán ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng hay đang bệnh nặng của dân ta còn thấp nên đẩy trẻ đến bệnh khô mắt. Ví dụ như trẻ bị bệnh sởi suy dinh dưỡng mà ta gọi là ban khỉ nhưng lại cho trẻ ăn kiêng.

Nói đến những điều trên để cho thấy một trẻ khô mắt khi nó bị suy dinh dưỡng hay có bệnh lý gì nặng nề mãn tính và trẻ không được cho ăn chế độ dinh dưỡng tốt. Trong khi con bạn, theo như bạn nói thì cháu không hề bệnh tật gì nặng nề, cháu không suy dinh dưỡng và bạn cho ăn uống rất tốt thì bênh khô mắt là rất khó xảy ra cho trẻ.

Trong khi đó, trẻ lại rất dễ bị tật khúc xạ như cận thị, loạn thị hay viễn thị mà ta không để ý tới. Nhất là con bạn hay lấy tay dụi mắt khi xem tivi hay viết bài là triệu chứng rất đặc thù của trẻ có tật khúc xạ. Vậy bạn hãy đưa bé đi đo mắt nhé.

Chúc con bạn sớm điều trị khỏi!

BS-CK2 Nguyễn Thế Hồ

(Theo Alobacsi)

Phương pháp làm giảm khô mắt

Theo The Diggest, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên giúp giảm chứng khô mắt như sau:

1. Ăn cá. Theo một cuộc nghiên cứu, phụ nữ ăn cá ngừ từ 2 lần trở lên trong mỗi tuần đã giảm được các triệu chứng mắt khô. Các viên bổ sung dầu cá cũng giúp giảm chứng mắt khô.

2. Để mắt nghỉ ngơi giữa các chương trình quảng cáo. Nháy chớp mắt giúp sản sinh ra nước mắt nhưng khi bạn xem truyền hình, bạn thường chớp mắt ít hơn, từ đó dẫn đến chứng khô mắt.

3. Tạm ngưng dùng kính áp tròng cho đến khi bác sĩ khuyên bạn nên dùng lại.

4. Ngủ đủ giấc. Khi bạn ngủ, mắt bạn được nghỉ ngơi nhiều, qua đó giúp chống mắt khô.

BACSI.com (Theo Khoemoingay)

Làm đẹp mặt, coi chừng méo mặt

Nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, hững cải thiện về nét mặt, hình dáng, chiều cao… đã giúp cho phụ nữ tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống.

Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) là một hiện tượng thường thấy trong xã hội do nhu cầu làm đẹp, nhất là của phái nữ. Những cải thiện về nét mặt, hình dáng, chiều cao… đã giúp cho phụ nữ tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống.

Tuy nhiên, PTTM nói chung, PTTM vùng hàm mặt nói riêng cũng như con dao hai lưỡi, có thể đem lại cho bạn một khuôn mặt khả ái nhưng cũng có thể mang đến một kết quả không như mong muốn, gây không ít rắc rối cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

Biến chứng của một số phẫu thuật vùng hàm mặt

Ngoài những biến chứng chung của PTTM như sốc phản vệ, nhiễm khuẩn vết mổ, chảy máu, tụ máu ở vết mổ, sẹo xấu sau phẫu thuật… thì phẫu thuật vùng hàm mặt còn có những biến chứng riêng, cụ thể tại những vị trí phẫu thuật.

Làm đẹp mặt, coi chừng méo mặt, Làm đẹp, phau thuat tham my, nang nguc, sua mui, sua mat, bơm ngực

Cẩn trọng trước khi định phẫu thuật.

- Phẫu thuật mũi: Mũi là trung tâm thẩm mỹ của vùng mặt. Việc bỏ bớt nhiều sụn hay xương trong khoang mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp và khó khắc phục khi phẫu thuật xong. Ngoài ra, việc cắt xén quá nhiều da trong khoang mũi và hai bên cánh mũi cũng là một lỗi nghiêm trọng vì chúng gây khó khăn khi thở bằng mũi và hình thành những vết sẹo dễ nhận thấy trên mặt. Mô liên kết bị lấy đi quá nhiều có thể được lấp đầy bằng cách sử dụng một dạng mô cấy bằng silicone hay sụn lấy từ tai bệnh nhân.

Tất cả mọi dấu vết của cuộc phẫu thuật trước sẽ biến mất nếu được tiến hành một cách cẩn trọng. Còn những vết sẹo, để xóa bỏ được chúng quả là công việc khá khó khăn. Cái chính là không ai giống ai nên sẹo cũng khác nhau trong từng trường hợp. Hiện nay, hầu như không có một phương pháp hoàn hảo nào loại bỏ sẹo hoàn toàn mà chỉ làm mờ đi như dùng tia laser hay tiêm thuốc.

- Tạo hình mí mắt, môi: Biến chứng của tạo hình mí mắt có thể gặp là chứng khô mắt và nhãn cầu có thể bị lồi ra do loại bỏ nhiều tổ chức mềm quanh mắt. Sau khi thu nhỏ, môi có thể bị khô, nứt nẻ.

- Nâng cơ mặt: Có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt (thần kinh số VII) làm bệnh nhân nhắm mắt không kín, miệng méo. Biến chứng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn sau phẫu thuật.

Những kết quả không như ý

Ở một khía cạnh nào đó, bệnh nhân, thậm chí bác sĩ thẩm mỹ khá thoải mái, họ chỉ tập trung để làm cho đẹp chứ ít lo đến độ an toàn, biến chứng như các phẫu thuật ngoại khoa khác. Cái khó của người bác sĩ làm thẩm mỹ là “đẹp”. Tuy nhiên “đẹp” là vô tận. Cái “đẹp” là một yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cảm nhận của từng cá nhân, dân tộc, chủng tộc…

Khi điều trị bệnh, chỉ có bệnh nhân và bác sĩ đánh giá kết quả. Còn tác phẩm của bác sĩ thẩm mỹ sẽ được “thẩm định” bởi hàng ngàn con mắt của dân chúng trong xã hội. Người giàu thì muốn giàu thêm. Người đẹp rồi thì lại càng muốn đẹp thêm. Ước muốn của bệnh nhân đôi khi bác sĩ không thể lường được. Phần lớn người bệnh thường đòi hỏi nhiều hơn vậy... Một cái mũi sau khi sửa, bác sĩ PTTM cho rằng đẹp, nhưng bản thân người đi làm thẩm mỹ có thể không cho là đẹp.

Làm đẹp mặt, coi chừng méo mặt, Làm đẹp, phau thuat tham my, nang nguc, sua mui, sua mat, bơm ngực

Rất nhiều chị em thích nâng mũi.

Đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt cần có một cái nhìn khách quan, tổng thể về mối tương quan giữa các thành phần khác nhau trên khuôn mặt, không đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Trán, mắt, mũi, môi, răng, màu da, màu tóc, màu môi… cần phải có sự hài hòa với nhau.

Mỗi dân tộc, chủng tộc khác nhau đều có các quan điểm khác nhau về thẩm mỹ, do vậy bác sĩ không thể áp đặt hoàn toàn tiêu chuẩn đánh giá của chủng tộc này cho chủng các tộc khác. Kết quả đạt được có thể với bác sĩ là đẹp nhưng có thể bị cộng đồng không chấp nhận. Do đó, tư vấn thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng, cần có sự thống nhất giữa bác sĩ thẩm mỹ và bệnh nhân trước khi tiến hành PTTM.

Khi PTTM, các bác sĩ phẫu thuật luôn cố gắng để đạt được sự hài hòa tối ưu giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể và toàn bộ cơ thể, giữa hình dáng và tâm hồn. Khoảng một nửa số ca phẫu thuật là ở mặt và một nửa còn lại là ở các bộ phận khác.

Do đó bác sĩ PTTM cần có sự kết hợp của 5 yếu tố: khoa học, tâm lý học, sự khéo léo, nghệ thuật và kinh doanh. Bất kể bác sĩ PTTM nào cũng cần có kiến thức về tâm lý học, sự cảm thông, đạo đức trong y học cũng như là tài năng của một người nghệ sĩ. Bác sĩ phải hiểu được mong muốn của bệnh nhân và những vấn đề của họ cũng như nhận ra những mong ước của họ trong phòng mổ mà không phải chỉ là sự hoàn hảo về giải phẫu con người.

Hạn chế biến chứng thẩm mỹ vùng mặt thế nào?

PTTM nói chung và PTTM vùng hàm mặt là “đôi đũa thần” có thể biến những “con vịt xấu xí” thành “thiên nga xinh đẹp” như trong truyện cổ tích, nhưng đôi khi nó cũng đem lại những kết quả không như mong đợi. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng của PTTM vùng hàm mặt thì người bệnh cần tìm đến những địa chỉ PTTM tin cậy, uy tín với các bác sĩ có chuyên môn sâu về PTTM.

Làm đẹp mặt, coi chừng méo mặt, Làm đẹp, phau thuat tham my, nang nguc, sua mui, sua mat, bơm ngực

Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi động đến dao kéo.

Trước khi tiến hành phẫu thuật thì bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện, tỉ mỉ và bác sĩ với bệnh nhân phải có được sự thống nhất về phương pháp, kế hoạch và kết quả của cuộc phẫu thuật. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính, bệnh nhân phần nào có thể hình dung được kết quả điều trị sau khi can thiệp phẫu thuật.

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bệnh khô mắt

Những chuyện buồn hoặc lễ cưới có thể làm chảy nước mắt. Nhưng quá xúc động chỉ là một trong nhiều chức năng của nước mắt.

Nước mắt bảo vệ và bôi trơn mắt. Nước mắt làm giảm nguy cơ viêm mắt và, mỗi lần chớp mí mắt, giúp làm sạch các bụi bẩn trong mắt. Khi mắt bị kích ứng do bụi bẩn hoặc bị quấy rầy bởi gió, khói hoặc hơi nước, nước mắt sẽ chảy để rửa sạch dị vật.

Tuy nhiên, khô mắt do giảm sản sinh nước mắt từ tuyến lệ có thể ngăn cản nước mắt thực hiện các chức năng có ích của nó và ảnh hưởng đến thị lực. Mất cân bằng các chất trong nước mắt cũng có thể làm cho nước mắt bạn bị khô.

Các bước thông thường đối phó với khô mắt bao gồm dùng nước mắt nhân tạo và thực hiện các bước để phòng tránh khô mắt.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của khô mắt có thể gồm:

  • Cảm giác nhức, nóng hoặc dặm trong mắt.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Chất nhầy quánh ở trong hoặc xung quanh mắt.
  • Kích ứng mắt tăng do khói hoặc gió.
  • Mỏi mắt sau khi đọc trong một thời gian ngắn.
  • Khó đeo kính áp tròng.

Thông thường cả hai mắt đều bị bệnh

Nguyên nhân

Khô mắt xuất hiện khi hệ thống sản sinh nước mắt bị tổn thương. Điều này làm cho giác mạc, hoặc các phần của giác mạc bị khô.

Một số người không sản sinh đủ nước mắt để bôi trơn một cách thoải mái. Điều này có thể do tuổi tác, thuốc, mãn kinh, rối loạn tự  miễn, bỏng hóa chất hoặc dị dạng mí mắt. Những người khác sản sinh lượng nước mắt bình thường, nhưng thành phần của nước mắt có chất lượng kém. Điều này có nghĩa là nước mắt thiếu một số thành phần, như dầu, rất cần thiết để bôi trơn.

Giảm sản sinh nước mắt

Giống như da và tóc, việc sản sinh nước mắt thường cạn kiệt khi về già. Khi bạn không thể sản sinh đủ nước mắt, mắt của bạn trở nên dễ bị kích ứng. Thuật ngữ y học đối với tình trạng này là viêm giác – kết mạc khô.

Mặc dù khô mắt có thể ảnh hưởng tới cả nam và nữ ở bất cứ lứa tuổi nào, bệnh thường gặp ở nữ hơn, nhất là sau mãn kinh. Điều này có thể là do sự thay đổi hormon. Tổn thương tuyến lệ do viêm hoặc tia xạ có thể cản trở sản sinh nước mắt. Khô mắt cũng liên quan tới các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus, cứng da và hội chứng Sjogren.

Chất lượng nước mắt kém

Nước mắt có nhiều thành phần ngoài nước. Nước mắt là hỗn hợp của nước, dầu béo, protein, điện giải, các chất kháng khuẩn và các yếu tố sinh trưởng điều hòa nhiều tiến trình của tế bào khác nhau. Hỗn hợp này giúp cho bề mặt của mắt được trơn nhẵn và sáng sủa. Không có nước mắt, thị lực không thể tốt được.

Mí mắt làm cho nước mắt bao phủ bề mặt mắt với một màng mỏng. Màng nước mắt có 3 lớp cơ bản:

  • Nước nhầy. Lớp trong cùng này chứa nước nhầy do kết mạc sản sinh. Kết mạc là một màng mỏng, ẩm, trong suốt bao phủ củng mạc và lót phía trong mí mắt. Lớp nước nhầy này cho phép nước mắt trải bằng trên bề mặt mắt.
  • Nước. Lớp giữa, chiếm khoảng 90% nước mắt, phần lớn là nước có một chút muối. Lớp này, được tuyến lệ sản sinh, làm sạch mắt và tống dị vật và các chất kích ứng khỏi mắt.
  • Dầu. Lớp ngoài cùng, được các tuyến ở gờ mí mắt sản sinh, chứa dầu béo được gọi là lipid. Lớp này làm trơn bề mặt nước mắt và làm chậm khô lớp nước.

Hãy xem xét hỗn hợp các thành phần phức tạp này, đừng ngạc nhiên vì đôi khi sự cân bằng bị phá vỡ. Mất cân bằng là do nước mắt bị khô nhanh hơn và mắt trở nên khô. Một số bệnh hoặc bỏng hóa chất có thể làm thay đổi lớp dầu và lớp nước nhầy của nước mắt. Viêm dọc bờ mi (viêm mí mắt), trứng cá đỏ và các rối loạn da khác cũng có thể cản trở sự sản sinh lớp dầu.

Các thuốc có thể gây khô mắt

Các loại thuốc thông dụng, cả thuốc kê đơn và thuốc không cần đơn, có thể gây khô mắt, rất phổ biến và khác nhau. Những thuốc này bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng histamin và thuốc làm thông mũi
  • Thuốc ngủ
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc loại accutan điều trị trứng cá
  • Thuốc giảm đau opiat như morphin

Các nguyên nhân khác gây khô mắt

Những rối loạn không liên quan tới việc sản sinh nước mắt hoặc chất lượng nước mắt cũng có thể làm cho mắt có cảm giác khô và dặm. Những rối loạn này bao gồm:

  • Viêm mí mắt, viêm dọc bờ mi
  • Quặm, là bệnh mà mí mắt quặp vào trong.
  • Lộn mi, là bệnh mà mí mắt cong ra khỏi nhãn cầu.
  • Các chất kích thích từ môi trường như khói, ánh nắng, gió và lò sưởi.
  • Ngăn cản phản xạ chớp mắt.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.
  • Mỏi mắt

Khi nào cần khám bệnh

Mặc dù khô mắt thường không gây tổn thương vĩnh viễn, giảm thị lực có thể khiến bạn phải tìm cách điều trị.

Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng khô mắt kéo dài, bao gồm đỏ, ngứa, mỏi hoặc đau mắt. Bác sĩ có thể làm nhiều bước để xác định điều gì gây khó chịu ở mắt bạn, hoặc chuyển bạn tới bác sĩ chuyên khoa mắt.

Sàng lọc và chẩn đoán

Nếu mắt bạn có cảm giác khô và ngứa, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể làm xét nghiệm cả số lượng và chất lượng nước mắt. Bác sĩ có thể đánh giá việc sản sinh nước mắt bằng xét nghiệm nước mắt Schirmer. Trong xét nghiệm này, băng giấy thấm được đặt dưới mí mắt dưới. Sau 5 phút, đánh giá lượng nước mắt thấm vào băng.

Các xét nghiệm khác dùng mầu đặc biệt trong thuốc nhỏ mắt để xác định tình trạng bề mặt mắt. Bác sĩ xem các mô hình đổi mầu của giác mạc và đánh giá khoảng thời gian trước khi nước mắt khô.

Biến chứng

Nghe có vẻ như mâu thuẫn, nhưng bạn có thể bị khô mắt và bản thân bạn vẫn thấy nhiều lần có dòng nước mắt chảy xuống má. Tại sao?

Nước mắt được sản sinh theo 2 cách. Nước mắt chuẩn được sản sinh với tốc độ chậm, đều dặn và bôi trơn mắt. Cái được gọi là nước mắt phản xạ sản sinh rất nhiều nước mắt đáp ứng với kích ứng mắt hoặc cảm xúc. Nước mắt phản xạ chứa nhiều nước hơn nước mắt chuẩn, và có rất ít nước nhầy và dầu.

Khi mắt bị kích ứng do khô, tuyến lệ làm cho nước mắt phản xạ tràn ngập mắt. Dịch tràn ngập ống lệ và chảy tràn ra mí mắt. Hơn nữa, vì nước mắt này có chất lượng kém, chúng không có lợi cho khô mắt. Điều đó làm cho nước mắt bạn được sản sinh nhiều hơn.

4 thủ phạm khiến “cô bé” ngày một “khô hạn”

Cô bé khô hạn thường kéo theo những khó chịu cho các chị em và ảnh hưởng không nhỏ tới “chuyện ấy”. Có nhiều yếu tố khác nhau khiến cô bé của chị em bị khô hạn. Để thoát khỏi nó, việc xác định nguyên nhân là vô cùng quan trọng.

1. Giảm mức độ estrogen

Hormone estrogen giúp duy trì chất lỏng và giữ cho niêm mạc âm đạo khỏe mạnh, dày dặn và có tính đàn hồi.

Mức độ estrogen trong cơ thể của chị em có thể giảm xuống do:

- Thời kỳ mãn kinh hoặc mãn kinh

- Sinh sản

- Cho con bú

- Điều trị ung thư với các biện pháp hóa trị liệu, liệu pháp bức xạ, nội tiết tố, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng …

- Rối loạn hệ miễn dịch

- Hút thuốc lá

2. Căng thẳng khi “yêu”

Căng thẳng và lo lắng khi “yêu” cũng được biết là nguyên nhân gây khô âm đạo. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chưa giải quyết được những trục trặc trong "chuyện ấy" với đối tác.

Nếu chị em thường xuyên cảm thấy khó khăn khi đánh thức đối tác “vào cuộc” thì điều này cũng có thể do khô âm đạo gây nên.

Nếu gặp tình trạng này, bạn nên nói chuyện cởi mở với đối tác về những trục trặc đang hiện hữu trong mối quan hệ của 2 người từ đó có thể giúp cải thiện tình trạng “cô bé” khô hạn.

3. Một số loại thuốc

Chị em có thể bị dị ứng do thuốc trị cảm lạnh cũng như một số loại thuốc chống trầm cảm khác vì chúng có thể làm giảm độ ẩm trong cơ thể, thậm chí cả ở âm đạo của bạn.

Do đó, khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc estrogen  để điều trị ung thư vú, chị em nên cẩn trọng vì nó cũng là một thủ phạm có thể dẫn đến khô âm đạo.

4. Hội chứng Sjogren (Hội chứng khô da)

Khi mắc phải hội chứng này, hệ miễn dịch sẽ tấn công các mô khỏe mạnh. Ngoài việc gây ra các triệu chứng khô mắt và khô miệng, hội chứng Sjogren cũng có thể gây khô âm đạo.

5. Thụt rửa quá nhiều

Quá trình làm sạch âm đạo hàng ngày của bạn nếu thường xuyên được thụt rửa quá sâu và quá nhiều cũng có thể phá vỡ sự cân bằng hóa học bình thường ở âm đạo.

Điều này có thể gây khô và kích ứng da vùng kín khiến âm đạo khô và bị kích ứng một cách khó chịu. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể gây viêm nhiễm “cô bé”.