Lưu trữ cho từ khóa: khí huyết hư

Bài thuốc chữa lãnh cảm tình dục ở phụ nữ

Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn trong thời gian dài vẫn không thấy có yêu cầu ham muốn tình dục, hoặc có nhưng khi giao hợp thì không thấy khoái cảm.


Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các bệnh về gan, thận. Một là thận dương hư suy, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh đạm tình dục. Hai là tình chí phiền muộn, can mạch mất thư thái điều hòa, dương khí không thể phân bố đến âm hộ, cho nên sinh ra ham muốn tình dục bị suy giảm.
Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc độc đáo hiệu nghiệm chữa bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ:

Bài Long phượng tán: gồm mật cá 4 cái, mật gà trống 1 cái. Hai loại mật này phơi khô trong trời râm, nghiền thành bột, mỗi lần uống 1-2g, liên tục uống trong 1 tháng. Thích dụng điều trị đối với những phụ nữ bị lãnh cảm ham muốn tình dục do can thận bất túc, mệnh môn hỏa suy, những phụ nữ sợ, không muốn sinh hoạt tình dục.

Bài Mãn lân châu gia vị: Nhân sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, cam thảo nướng 6g, đương quy 12g, thục địa 12g, thỏ ti tử 15g, đỗ trọng 12g, sừng hươu 12g, xuyên tiêu 9g, hà xa 15g, đan sâm 12g, hương phụ 9g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang chia 2 lần uống lúc thuốc còn nóng. Thích dụng điều trị giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ do xung nhâm huyết hư suy.

Bài Đạt uất thang: Thăng ma, sài hồ, xuyên khung, hương phụ, bạch tật lê, hợp hoan hoa (hoa dạ hợp), thỏ ti tử, mỗi thứ lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống, ngày một thang chia ra 2 lần uống. Thích dụng điều trị lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do tình chí bị tổn thương, can uất khí trệ.
Bài Thất phúc ẩm gia vị: Nhân sâm, thục địa, đương quy, bạch truật đều 12g, cam thảo nướng 6g; táo nhân, viễn chí, hoàn tinh, nhục thung dung, dâm dương hoắc đều 8g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Thích dụng điều trị chứng bệnh suy giảm tình dục ở phụ nữ do khí huyết hư tổn, cơ thể mất dinh dưỡng, mệnh môn suy giảm dần.

Bài Hoa đà âm ủy thần phương: Thục địa 31g, bạch truật 15g, sơn thù du 12g, nhân sâm 9g, câu khởi tử 9g, nhục quế 6, linh chi 60g, viễn chí 3g, ba kích thiên 3g, nhục thung dung, đỗ trọng đều 3g, nấu lấy nước uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần uống.

Bài Hà xa thỏ ti thang: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, phục linh 9g, bạch truật 9g, bạch thược 9g, ngưu tất 9g, cao sừng hươu 9g, tử hà xa 9g, thỏ ti tử 9g, tử thạch anh 9g, đương quy 6g, hương phụ 6g, xuyên khung 5g, xuyên tiêu 2g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Thích dụng điều trị chứng bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do thận âm hư tổn, mệnh môn hỏa suy.

Theo BS. Nguyễn Hải Diệp

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn bổ dưỡng từ lươn

Lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như miến lươn, súp lươn, lươn nướng... Lươn nấu với cá, rau nhút và một số rau gia vị thành món lẩu canh chua, là món ăn - vị thuốc rất phổ biến.

Lươn có nhiều ở vùng đồng bằng và miền núi, sống trong bùn ở ao hồ, ruộng nước, mương rạch. Thức ăn của chúng là giun, ốc, cua, tôm, tép, cá con, ấu trùng... Toàn thân con lươn được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hoàng thiện, thiện ngư.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

Trong 100g thịt lươn có chứa: 18,8mg protid (chất đạm); 0,9mg lipid (chất béo); 38mg canxi; 150mg P (phốt pho); 1,6mg sắt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng và vitamin A tương đối nhiều, có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng khả năng tính dục, nên ăn lươn có thể “tráng dương sinh tinh.” Ngoài ra, lươn còn có nhiều các vitamin B1, B2, B6 và D.

Theo đông y, thịt lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt. Thịt lươn còn là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người thiếu máu, gầy còm mệt mỏi; trẻ em gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa.

Y học hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và làm tăng cường trí nhớ, là thức ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc.

Khi chế biến lươn, đầu tiên phải làm sạch nhớt, sạch ruột.

Xin giới thiệu một số món ăn làm từ lươn:

1. Lươn nấu hoàng kỳ, đại táo

Lươn: 250g, thịt heo nạc: 100g, hoàng kỳ: 15g, đại táo: 10 quả, gia vị các loại. Lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt khúc. Thịt heo rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Hai thứ ướp gia vị. Cho tất cả vào nồi đất, nấu chung cho chín, bỏ bã thuốc, ăn khi còn nóng.

Tác dụng: đại bổ khí huyết, bổ thận dương. Rất tốt cho người bị thận dương hư. Người suy nhược cơ thể, mệt mỏi thiếu sức, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, đầu choáng, mắt hoa.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

2. Lươn nấu hoa hiên

Lươn: 250g, thịt heo nạc: 150g, hoa hiên (kim châm): 50g, gia vị các loại. Lươn rửa sạch bỏ ruột, cắt khúc, Thịt heo cắt miếng nhỏ. Hoa hiên rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào tô sành, thêm lượng nước vừa đủ, chưng cách thủy chín, nêm muối và gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.

Tác dụng: bổ thận dương. Dùng trong trường hợp khí huyết hư tổn, gân cốt yếu, thận dương hư, liệt dương, chân yếu vô lực.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

3. Lươn nấu sâm, quy

Thịt lươn: 300g, đương quy, đảng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g, hành tây: 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thịt  thái sợi, đương quy và đảng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu sôi, hớt bỏ váng bọt, để nhỏ lửa đun khoảng một giờ nữa. Vớt bỏ túi thuốc, thêm bột nêm, gia vị theo ý thích. Dùng khi còn nóng, vào lúc đói bụng.

Tác dụng: bổ thận, bổ khí huyết, cơ thể suy nhược, thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

4. Lươn nấu gân bò

Lươn: 1 con to, đảng sâm: 25g, đương quy :15g, gân bò (mềm): 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, cắt khúc. Cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào nồi đất, thêm lượng nước thích hợp, đun lên cho đến khi chín.

Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, có ích cho người già khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt, vô lực, bồi bổ cho sản phụ sau sinh, người bị suy nhược sinh dục.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

5. Lươn nấu sữa

Lươn: 300g, khoai tây: 200g, 2 cái cổ gà để nấu lấy nước dùng (khoảng 500ml là vừa). Sữa tươi: 200ml. Bột nêm, đường, 1 muỗng súp bơ, rau mùi.

Lươn làm sạch với tro bếp hoặc dấm, cắt khúc rồi khứa nhẹ lên lưng lươn để khi nấu chín sẽ đẹp. Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt miếng vuông. Đun nóng bơ, cho lươn vào xào sơ.

Bắc chảo lên bếp, trút nước dùng gà,  khoai tây vào nấu mềm. Tiếp tục cho lươn vào hầm. Lươn rất mau chín, nấu khoảng 5 phút là được. Nêm gia vị, cho sữa vào nấu thêm 2 phút nữa (không nên nấu lâu quá, sữa sẽ nổi bọt). Múc lươn ra tô, rắc rau mùi lên trên.

Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, rất tốt cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, cơ thể suy nhược.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

6. Lươn nướng vĩ

Lươn: 300g, 1 quả cà chua, 1 trái dưa leo, xà lách xoong: 100g. Hành tím, tỏi, 1 muỗng súp mạch nha,1 muỗng cà phê mè, hạt nêm, dầu ăn, nước tương, tương ớt.

Làm sạch nhớt lươn với chút tro bếp hoặc giấm, rửa sạch lại, cắt miếng vừa ăn. Cho nước tương, mạch nha, hành tím, tỏi, (bằm nhuyễn) mè, hạt nêm, dầu ăn trộn đều. Ướp lươn với hỗn hợp vừa trộn, để khoảng 10 phút cho ngấm đều gia vị. Quạt than thật hồng, xếp lươn lên vỉ, nướng chín vàng đều hai mặt. Thỉnh thoảng trong khi nướng nhớ quét nước ướp để miếng thịt lươn thơm ngon và mềm hơn. Cà chua, dưa leo thái thành khoanh mỏng, xếp vào dĩa cùng xà lách, cho lươn lên trên. Món này thường dùng với tương ớt.

Tác dụng: bổ thận dương, mạnh gân cốt, giúp tinh thần thư thái.

Ảnh minh họa nguồn: Internet

7. Súp lươn rau củ

Lươn: 300g, 5 tai nấm đông cô, khoai tây: 200g , bông cải xanh, trắng: 100g, 50g cà rốt.Tỏi băm, dầu ăn, hạt nêm, đường, tiêu, 1 thìa súp bột năng.

Làm sạch lươn, cắt khúc. Ướp với tiêu, bột nêm. Gọt vỏ khoai tây, thái vuông. Gọt vỏ cà rốt, thái hạt lựu nhỏ. Ngâm mềm nấm đông cô. Thái nhỏ bông cải xanh, trắng.

Đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi, cho lươn vào xào, cho nước dùng vào đun sôi. Tiếp tục cho cà rốt, bông cải, khoai tây, nấm vào. Nêm vừa ăn. Bột năng hòa tan với nửa chén nước, cho từ từ vào để súp có độ sánh.

Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, nhuận trường, an thần.

Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)

Vừng, vị thuốc đông y quen thuộc

Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là  vị thuốc kéo dài tuổi thọ. Tại sao vừng lại đựợc gọi là vị thuốc “trường sinh”?Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong vừng có chứa rất nhiều các chất chống lão hóa như vitamin E…; có các chất mà cơ thể cần như protein, chất béo, đường, khoáng chất, có các chất phòng chống bệnh xơ cứng động mạch như axit béo không bão hòa, vitamin PP, vitamin B1, những thứ này đều là cơ sở cho việc kéo dài tuổi thọ.

Vừng có tác dụng bổ não dưỡng sinh: Do vừng có chứa nhiều chất chống lão hóa, bổ não, tăng cường trí lực, lại chứa nhiều axit béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, bởi vậy nó có tác dụng bổ não dưỡng sinh rất tốt.

Các bài thuốc người trung niên và người già có thể dùng để bổ não chống lão hóa. Nếu thanh thiếu niên do học hành căng thẳng, não lực mệt mỏi, hay đau đầu, giảm trí nhớ có thể dùng:

- Đem vừng sao thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g.

- Lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày.

- Lấy quả dâu khô và vừng với lượng bằng nhau nghiền từng thứ thành bột, trộn đều, mỗi lần lấy một thìa trộn với một thìa mật ong, pha với nước sôi uống.

Vừng với tác dụng trị táo bón:

Vừng có chứa chất dầu có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện, lại bổ nên phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn. Các bài thuốc dùng vừng để nhuận táo dễ đại tiện:

Bài 1: Dùng 90g vừng đen, 20g hạnh nhân ngọt, 90g gạo tẻ, ba vị này đổ nước vào ngâm cho nở ra rồi đem nghiền nát, đun chín, cho ít đường, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Bài 2: Lấy 30g vừng đen, 60g hạnh đào, cả hai thứ đem giã nát, mỗi ngày lấy một thìa, pha vào
nước sôi, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống vào sáng sớm.

Bài 3: Đem sao vừng đen, lá dâu (hai thứ lượng bằng nhau), rồi nghiền thành bột, mỗi lần ăn 3 thìa, ngày 2-3 lần.

Dùng vừng trị chứng thiếu sữa:

Vừng có tác dụng thông sữa, trị chứng thiếu sữa. Vừng vị tính bình hòa, tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên có tác dụng bổ dưỡng cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, thiếu sữa.

Bài thuốc kinh nghiệm là lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g tằm khô nghiền bột, cho ít đường đỏ vào trộn đều, hãm nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút thì uống một lần cho hết, ngày uống một lần vào lúc đói.


Theo Netlife

Phân biệt nhân sâm thật, giả thế nào?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư nhược, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách 'Bản Kinh'.

Trong Đông y, duy nhất chỉ mỗi nhân sâm là có khả năng hình thành phương thuốc độc vị, vì nó có rất nhiều tác dụng dược lý thật tuyệt vời.

Cũng chính vì vậy mà giá cả cao hơn hẳn các vị thuốc khác, khiến nhiều người hám lời với lợi nhuận cao đã làm giả nhân sâm để tiêu thụ trên thị trường. Muốn phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, kết hợp nắm các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây, hy vọng với những nội dung cụ thể này giúp mọi người có thể nhận biết được hàng thật hay giả.  

Nhân sâm có những loại nào?

Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô).

Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).

Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).

Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).

Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.

Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.

Đặc điểm của từng loại nhân sâm

Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng ít (nhưng tốt hơn hẳn sâm trồng) và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút. Phần nhiều có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là 'rễ cổ nhọn'. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu.

Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt.

Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng.

Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia.

Cách phân biệt với nhân sâm giả

Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.

Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.

Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.

Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.

Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn.

Theo SK&ĐS

Ẩm thực ngày ‘đèn đỏ’

Đối với một số chị em, những ngày 'đến tháng' (hành kinh) là ngày 'đen tối', đau bụng, đau ngực, tay chân cảm giác như sắp rụng rời... khiến hiệu quả của công việc trong những ngày đó bị ảnh hưởng. Làm thế nào để hạn chế sự chán nản này? Những món ăn dưới đây sẽ giúp các bạn bớt khó chịu

Cháo ý dĩ, ngải cứu: Ngải cứu tươi 20g, ý dĩ 40g, độc hoạt 15g, gạo tám thơm 70g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm với nước trên thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín là được. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng kinh, kinh thưa, ít, đau mỏi cơ thể khi bị hành kinh. Ngải cứu chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; ý dĩ chữa phù thũng kiết ly; độc hoạt thông kinh có thể chữa các chứng đau mỏi lưng, chân tay đau nhức.

Đậu xanh nấu với đường trắng: Đậu xanh đã bỏ vỏ 150g, đường trắng và nước đủ dùng. Nấu nhừ đậu xanh rồi cho đường trắng vào đánh kỹ. Nên ăn trước khi bị hành kinh 3 ngày và ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này có công dụng giải nhiệt, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt. Đậu xanh vị ngọt, tính bình có thể chữa say nắng, tiêu chảy, mụn nhọt. Đường trắng nhuận phổi, trừ ho.

Canh thịt lợn và hạ khô thảo: Thịt thăn lợn 60g, hạ khô thảo 15g, nước đủ dùng. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng, cho cùng với hạ khô thảo, nước vào nồi nấu chín mềm, nêm gia vị, dùng nóng. Ăn cả nước và cái. Nên ăn trước mỗi kỳ kinh, ăn liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món ăn này có công dụng giảm đau nhức mỗi khi hành kinh. Thịt lợn bổ trung ích, chữa bệnh khí huyết hư tổn, người gầy yếu, tiêu khát. Hạ khô thảo làm mát gan, chữa các bệnh do gan nóng gây nên, chóng mặt.

Theo BS. Cẩm Nga (SK&ĐS)

Chữa gout theo cổ truyền

Gout (còn gọi là bệnh thống phong), phần lớn xảy ra ở nam giới. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà nó còn gây ra biến chứng nguy hiểm. Thống phong thuộc chứng Tý trong Đông y.  

Ngoại tà xâm nhập

Ở phương diện Tây y, nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng lượng acid uric trong máu. Bệnh có liên quan đến các yếu tố: gia đình, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống (uống nhiều rượu, bia; ăn uống quá dư thừa; ăn nhiều chất có chứa purine như tạng phủ, bộ đồ lòng động vật); một số bệnh rối loạn chuyển hóa (như: tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch...); béo phì; một số thuốc trị bệnh...

Còn ở khía cạnh y học cổ truyền, theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): bệnh thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết bị ứ trệ tại khớp, gây đau, co duỗi khó khăn. Bệnh thống phong thuộc phạm trù chứng Tý trong Đông y.

Phép trị theo cổ truyền

Đối với thể cấp tính

Phép trị là thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, bài thuốc là, Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm, gồm:

Thạch cao: 40-60gr (sắc trước),

Tri mẫu, bạch thược, xích thược mỗi thứ 12gr

Quế chi: 4-6gr

Dây kim ngân 20-30gr,

Phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì mỗi thứ 10gr

Cam thảo 5-10gr

Đem sắc uống ngày l thang, trong lúc bị sưng đỏ nóng sốt. Nếu thấp nhiệt nặng (sưng tấy, đau nhiều), thì gia thêm 40-50gr dây kim ngân, thổ phục linh, ý dĩ (để tăng trừ thấp); hoặc gia thuốc hoạt huyết như toàn đương qui, đan sâm, trạch lan, đào nhân, hồng hoa, tằm sa, là để hóa ứ chỉ thống.

Đối với thể mãn tính (mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng...)

Phép trị là, khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng các vị thuốc:

Chế ô đầu, tế tân: 4-5gr, sắc trước

Tỳ giải, toàn đương qui, xích thược mỗi vị 12gr

Mộc thông, uy linh tiên: mỗi vị 10gr

Thổ phục linh: 16gr

Ý dĩ nhân: 20gr

Quế chi: 4-6gr

Đem sắc uống, nếu bị sưng đau, nhiều khớp cứng, rêu lưỡi trắng bẩn dày, thì thêm: chích cương tàm, xuyên sơn giáp, tạo thích, hy thiêm thảo, hải đồng bì (để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm).

Nếu đau nhiều do huyết ứ, thì thêm ngô công, toàn yết, sao diên hồ sách, để hoạt huyết chỉ thống. Nếu thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh...), thì thêm bổ cốt chỉ, nhục thung dung, cốt toái bổ, để bổ thận kiện cốt định thống. Nếu có triệu chứng khí huyết hư thêm hoàng kỳ, đương qui, nhân sâm, bạch truật...

Khánh Vy (Theo Thanh niên)

Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ

Để chữa bế kinh sau khi sinh, có thể dùng củ sen (thái mỏng) 250 g, đào nhân 10 g rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi củ sen chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, làm tan máu bầm. Đào nhân có khả năng hoạt huyết, thông kinh, khử bầm, giảm đau.

Sau đây là một số món ăn - bài thuốc cổ truyền đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Bài 1: Táo đỏ 10 quả (bỏ hạt), củ sen 250 g (thái mỏng), xương lợn 500 g (chặt miếng nhỏ), lạc 100 g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi (tốt nhất là nồi đất), đổ ngập nước, đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa khoảng 3 giờ (nhớ thêm nước cho đủ), thêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Chữa trị kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh quá nhiều, kinh màu đỏ, nhạt và loãng. Thuốc cũng có hiệu quả cao đối với người khi hành kinh kéo dài kèm chảy máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da.

Bài 2: Dùng cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Hà thủ ô (đã chế) 20 g, huỳnh kỳ 15 g, táo đỏ 10 quả, gà ác (thịt đen) 200 g. Huỳnh kỳ, hà thủ ô rửa sạch, cho vào túi vải mỏng, buộc chặt miệng lại; táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt; gà ác làm sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho mau sôi rồi giảm lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 2 giờ cho nhừ. Vớt túi thuốc ra, nêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Bổ khí huyết, tư bổ can thận, chữa khí huyết hư nhược, can thận suy kém, chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, mất ngủ, sợ hãi, suy nhược.

Bài 3: Đương quy 15 g, huỳnh kỳ 35 g, gà ác 500 g. Gà ác làm sạch, bỏ bộ đồ lòng; đương quy, huỳnh kỳ rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi đất, đổ nước xâm xấp, nấu lửa lớn cho sôi, sau đó giảm lửa cho nhỏ, hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Điều khí, bổ huyết, bổ thận, điều kinh.

Bài 4: Bạch tuộc (mực đầu tròn) 100 g, lạc 60 g, thịt gà 250 g, rượu nếp 100 g. Bạch tuộc làm sạch, ngâm trong nước cho mềm; lạc rửa sạch; thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho mau sôi, sau đó để lửa riu riu cho mềm, nêm gia vị vừa ăn. Lúc dùng, thêm một ít rượu nếp vào canh, ăn cả cái lẫn nước.

Công dụng: Thông sữa, dưỡng huyết.

BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống

Chữa bệnh gout bằng đông y

Đại Cương

Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người , nguồn gốc từ việc tăng tiêu huỷ các axít nhân của tế bàohoặc giảm bài xuất acid uric qua thận . Gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp , gây các tophy, gây sỏi thận gây suy thận… Bệnh Gout có các đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt , tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ ( đặc biệt ở những năm đầu của bệnh ) như :

- Thường gặp ở nam giới ( trên 95% ) khoẻ mạnh mập mạp.

-Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 .

- Khởi bệnh đột ngột diễn biến từng đợt , giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi  (những năm đầu)

-Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón 1 bàn chân ( 70%).

- Tính chất sưng, nóng đỏ, đau dữ dội đột ngột ở 1 khớp , không đối xứng, xuất hiện các u cục ( tophy )ở nhiều nơi đặc biệt quanh khớp.Trong giai đoạn cấp có kèm các dấu hiệu toàn thân : Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng ).

cần ăn hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin(chứa nhiều acid nhân tế bào ) như :Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối ..đây là loại thức ăn nhiều đạm.

Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng “thống phong” là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y.

Triệu chứng:

Bệnh có 2 thể lâm sàng.

l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.

2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).

Chẩn đoán và phân biệt:

* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:

- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.

Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.

- Cần phân biệt với:

+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng…)

+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận…).

Điều trị

Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.

1. cấp tính:

Triệu chứng: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.

Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm

Thạch cao 40-60 Tri mẫu 12 Quế chi 4-6
Bạch thược 12 Xích thược 12 Ngân diệp 20-30 Phòng kỷ 10
Mộc thông 10 Hải đồng bì 10 Cam thảo 5-10

Sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.

Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 – 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.

2. mạn tính:

Triệu chứng: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.

Pháp: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống

Ô Đầu Tế Tân Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học):

ô đầu (sắc trước) 5 Tế tân 5 ĐươNg qui 12
Xích thược 12 Uy linh tiên 10 Thổ phục 16 Tỳ giải 12
ý dĩ 20 Mộc thông 10 Quế chi 4-6

Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.

Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật…

Trên lâm sàng thường gặp:

+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.

Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.

Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ

Sưu tầm

Món lươn làm tăng khả năng 'chiều chồng'

Các món ăn từ lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, từ đó giúp các quý bà nồng nhiệt hơn trong chuyện phòng the.

Lươn tính ôn, vị ngọt, giúp bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, thích hợp với những người yếu mệt, gân cốt rã rời, khí huyết hư nhược. Thịt lươn giàu đạm và các nguyên tố vi lượng như canxi, magiê, sắt, phốt pho, vitamin B1, B2, B6, vitamin D...

Các món ăn giúp chị em 'khỏe' hơn trong chuyện chăn gối bao gồm:

Cháo, súp lươn: Lươn tươi (chọn được lươn vàng là tốt nhất) 500 g, gạo tẻ ngon 100 g, đẳng sâm, đương quy 20 g, rượu, hành, gừng, gia vị, nước đủ dùng. Lươn làm sạch nhớt bằng cách bóp muối rồi bỏ ruột, xương, thái thành khúc; đẳng sâm, đương quy bọc trong túi vải, buộc chặt. Cho các thứ trên vào nồi hầm cùng với gạo đến khi nhừ thì nêm hành, gia vị, gừng, nên ăn nóng. Món ăn này có tác dụng bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, chống thiếu máu.

Canh lươn nấu với đậu đen, hà thủ ô: Lươn tươi 100 g, đậu đen 100 g, hà thủ ô 10 g, gừng, gia vị, nước vừa đủ. Lươn làm sạch nhớt, bỏ ruột. Đậu đen ngâm nước khoảng 2 giờ, hà thủ ô, gừng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi vớt bọt, ninh nhừ rồi bắc ra cho gia vị vào, ăn nóng, mỗi ngày một lần. Món canh này có tác dụng ích can thận, chống đau lưng, bạc tóc.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Những tin tức liên quan

Đoán bệnh qua mồ hôi

Mồ hôi liên quan chặt chẽ đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể, có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt và thể dịch, bài tiết, bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Theo Đông y, đây là một thứ 'tâm dịch', có quan hệ 'đồng nguồn, dị lưu' với máu. Vì vậy, qua mồ hôi, ta có thể đoán bệnh để điều trị sớm.

Sau đây là một số biểu hiện bất thường của mồ hôi:

Không có mồ hôi (vô hãn)

Đây là do các tuyến mồ hôi ít hoặc không hoạt động. Chứng vô hãn có thể là hệ quả của bệnh vảy cá, xơ cứng bì, hoặc do dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm).

Mồ hôi trộm

Là mồ hôi ra lúc ta ngủ say; khi tỉnh dậy, ta có cảm giác mồ hôi không ra nữa. Đông y cho rằng hiện tượng này là do âm hư, thường gặp trong bệnh lao hạch (với triệu chứng mệt mỏi, ho, ăn kém, đau ngực, kinh nguyệt không đều, sốt về chiều, da xanh, thiếu máu). Độc tố của trực khuẩn lao khiến cho thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức, gây mồ hôi trộm.

Ngoài ra, hiện tượng này còn xuất hiện trong những bệnh nhân sau mổ, phụ nữ sau khi nạo thai (do mất máu), cơ thể hư suy và công năng thần kinh thực vật nhất thời bị rối loạn. Tuy nhiên, đây là các hiện tượng sinh lý bình thường.

Tự ra mồ hôi

Việc thường xuyên ra mồ hôi (đặc biệt là sau khi vận động) thường là do mỏi mệt, ốm yếu, sợ lạnh, Đông y cho là khí hư gây nên. Người đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau khi bệnh nặng, thể chất suy nhược cực độ cũng thường tự ra mồ hôi trong trạng thái yên tĩnh.

Mồ hôi ra nhiều

Đây có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh sau:

- Cường năng tuyến giáp: Tim đập mạnh, ăn nhiều, hưng phấn, dễ cáu giận, mất ngủ, lồi mắt.

- Sốt: Sốt cấp tính, sốt rét, sốt cao hôn mê...

- Hạ đường huyết: Chóng mặt, suy nhược, đói lả.

- Bệnh thương hàn: Sốt lờ đờ, li bì, chán ăn, bụng chướng, lách to, mạch chậm, phát ban.

- Do tác dụng của thuốc: Sau khi uống một số thuốc, bệnh nhân bỗng nhiên ra mồ hôi. Sau khi tiếp xúc hoặc uống một số thuốc độc như lân hữu cơ, chì, thạch tín, cơ thể cũng có thể ra mồ hôi nhiều do trúng độc.

- Công năng thực vật chưa hoàn chỉnh: Thường gặp ở tuổi mới lớn.

Thoát mồ hôi (đại hãn)

Là hiện tượng mồ hôi vã ra như tắm. Đại hãn có thể thấy vào mùa hè, do nội nhiệt quá thịnh hoặc do uống quá liều loại thuốc ra mồ hôi. Những trường hợp này cần được bổ sung nước và muối khoáng ngay để tránh mất nước.

Nếu bị thoát mồ hôi nặng, mồ hôi vã ra không ngừng (tuyệt hãn - mồ hôi chết), bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện.

Mồ hôi lạnh

Có thể thấy ở những bệnh nhân tâm lực suy kiệt cấp tính, nhồi máu cơ tim, ngất xỉu. Khi ra mồ hôi lạnh, người bệnh thường có mạch nhỏ yếu, sắc mặt trắng bệch. Nếu lúc này thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích thì chân tay sẽ lạnh toát.

Mồ hôi trán

- Nếu không kèm theo triệu chứng gì thì đây là hiện tượng bình thường.

- Mồ hôi trán vã ra không ngừng ở người bệnh nặng: Bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác.

- Một bên trán đột nhiên ra ra mồ hôi: Thường do xơ vữa động mạch, hoặc khoang lồng ngực bị phù (do u), kích thích thần kinh giao cảm.

Mồ hôi ngực

Là mồ hôi ra ở hai bên vú, còn ở các bộ phận khác thì ít hoặc không có. Đó là do bệnh nhân lo nghĩ, kinh hãi, khiến tim, lá lách bị ảnh hưởng quá mức, tim không làm chủ được huyết, tỳ. Mồ hôi ngực cũng có thể thấy ở những người chức năng tim, phổi khác thường.

Mồ hôi tay

Thường do tỳ vị hư nhiệt, thể chất hao tổn hoặc do quá căng thẳng.

Mồ hôi ra lệch

Là hiện tượng mồ hôi ra nửa thân bên trái hoặc phải, trên hoặc dưới. Theo Đông y, đó là do khí huyết hư lệch, kinh lạc bị tắc trệ hoặc thấp đàm gây nên. Hiện tượng này là dấu hiệu báo trước của trúng phong.

Mồ hôi vàng (hoàng hãn)

Là mồ hôi ra có màu vàng do hàm lượng chất urca tăng, thường gặp khi mồ hôi tiết ra nhiều. Cơ thể bệnh nhân lạnh ướt như tắm do thấp tà đã nhập vào bên trong hoặc hàn thấp tích ở mặt ngoài cơ thể.

Mồ hôi vàng kèm theo mùi tanh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan.

Mồ hôi hôi (xú hãn)

Là mồ hôi có mùi giống như của động vật, màu trắng như sữa, hơi dính, thường ra ở đùi, nách, dưới bầu vú. Mồ hôi có mùi khai, trên da có chất kết dính là triệu chứng của nhiễm độc urca. Trường hợp mùi khó chịu xuất hiện khi mồ hôi ra quá nhiều và khó bay hơi không phải là bệnh lý.

Mồ hôi thơm

Mồ hôi có mùi thơm thường thấy ở người bị tiểu đường khi có nhiễm độc aceton.

BS Việt Dũng, KH&ĐS

Những tin tức liên quan