Lưu trữ cho từ khóa: khí hư

Dấu hiệu khí hư như thế nào khi mang thai thì gọi là bất thường?

Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai.

Em đang mang thai đến tháng thứ 5. Từ khi mang thai, em thấy dịch âm đạo ra nhiều. Em tham khảo ý kiến của những chị em đã từng bầu bí thì mọi người đều nói điều này là bình thường. Tuy nhiên, vì thấy dịch xuất hiện liên tục nên em cũng rất lo lắng, không biết có gì bất thường không. Bác sĩ cho em hỏi, dấu hiệu khí hư như thế nào khi mang thai thì được coi là bất thường? Em xin cảm ơn bác sĩ! - (Lê Phương)

dau-hieu-khi-hu-nhu-the-nao-khi-mang-thai-thi-goi-la-bat-thuong

Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai. Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn Lê Phương thân mến!

Dịch âm đạo mà bạn thấy còn gọi là khí hư. Khí hư là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ thấy khí hư xuất hiện nhiều hơn. Điều này cũng là bình thường. Nguyên nhân khiến khí hư xuất hiện nhiều khi mang thai bao gồm: thay đổi hormone, khí hư xuất hiện nhiều để ngăn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào do khung xương chậu và thành tử cung thời gian này mềm hơn…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng sau đây trong thai kì, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến em bé nếu để lâu:

- Ra nhiều khí hư có mùi hôi và có màu sắc khác thường: Bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm âm đạo nên bạn cần sớm đi kiểm tra.

- Khí hư có mùi chua, sủi bọt, khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám: Đây có thể là biểu hiện của chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Những tuần cuối của thời kỳ mang thai, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo một số vệt hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm.

Nếu gặp những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám để được điều trị bệnh. Nhiều trường hợp, vì chần chừ hoặc ngại ngần khám, điều trị mà các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm ở sản phụ tăng nặng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Để giảm sự khó chịu do khí hư xuất hiện nhiều, bạn nên vệ sinh “vùng kín”, thay quần chip 2 lần/ngày, tránh dùng các loại quần bằng chất liệu nylon bó sát cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý khi dùng xà bông hoặc các dung dịch vệ sinh để đảm bảo an toàn, tránh thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ dễ tác động tới tử cung, đe dọa an toàn của thai nhi.

Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!

Theo Afamily.vn

Vì sao khí hư ra ít?

Khí hư ra ít có thể xuất phát từ nguyên nhân rối loạn chức năng buồng trứng, lượng hormone tình dục thấp… và có thể dễ gây viêm nhiễm âm đạo.

Thưa bác sĩ, trong khi nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì khí hư ra quá nhiều thì em lại thuộc trường hợp ngược lại. Trong những ngày không có kinh nguyệt, em thấy “vùng kín” rất khô ráo, thậm chí em còn không biết ngày nào là ngày rụng trứng của mình, vì không có biểu hiện khí hư ra nhiều như những chị em khác. Ngay cả khi “sinh hoạt vợ chồng” em cũng thấy khó khăn vì “khô hạn”.

Em thực sự rất lo lắng. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em làm sao để giải quyết tình trạng này. Em xin cảm ơn bác sĩ!(T. Trúc)

vi-sao-khi-hu-ra-it

Khí hư ra ít có thể xuất phát từ nguyên nhân rối loạn chức năng buồng trứng, lượng hormone tình dục thấp… Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn T. Trúc thân mến!

Khí hư là một trong những yếu tố tự nhiên, không thể thiếu được trong cơ chế sinh lý của người phụ nữ. Bình thường, trong chu kì kinh nguyệt, chị em thường thấy khí hư xuất hiện nhiều vào những ngày rụng trứng. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện của khí hư còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà chị em không thể bỏ qua.

Khí hư ra nhiều hay ít đều không tốt cho chị em. Vì vậy, chị em cần hết sức chú ý tới biểu hiện khí hư của mình để biết khi nào cần đi khám và trị bệnh kịp thời.

Khí hư nhiều là một triệu chứng cho thấy bài tiết âm đạo tăng, thường chất bài tiết âm đạo là từ lớp màng tử cung, các tuyến cổ tử cung, cận niệu đạo… mà ra. Khí hư tăng nhiều hay ít không có nghĩa là mắc bệnh, nhưng phần lớn là do bệnh phụ khoa gây nên. Khí hư ra ít có thể xuất phát từ nguyên nhân rối loạn chức năng buồng trứng, lượng hormone tình dục thấp, nạo thai nhiều, thời gian dài bị chấn thương hay mắc bệnh mãn tính như như viêm gan mãn tính, bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp… Tất cả những bệnh này đều có thể làm rối loạn sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Nếu khi hư giảm hoặc thiếu rõ rệt, có hiện tượng khô, đau rát khi “sinh hoạt vợ chồng”, hoặc kèm với triệu chứng chóng mặt, ù tai, tê liệt chi dưới… trong suốt thời gian dài có thể sẽ dẫn đến hậu quả là làm suy yếu khả năng tự vệ của âm đạo, dễ gây viêm nhiễm âm đạo.

Vậy nên, nếu bạn gặp trường hợp khí hư rất ít và gây khó khăn trong “chuyện vợ chồng” như hiện tại thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho bạn!

Chúc bạn vui khỏe!

Theo Afamily.vn

Khí hư ra nhiều là bệnh gì?

Hàng ngày tôi vẫn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhưng không hiểu tại sao hơn 2 năm nay, tôi thấy khí hư ra nhiều, có màu vàng trong và dính như keo.

“Tôi năm nay 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Hàng ngày tôi vẫn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhưng không hiểu tại sao hơn 2 năm nay, tôi thấy khí hư ra nhiều, có màu vàng trong và dính như keo. Gần một năm nay có màu vàng xanh và có mùi hôi nhưng không bị ngứa. Tôi rất lo, liệu có thể chữa khỏi bệnh không? Do chưa lập gia đình nên tôi rất sợ đến bệnh viện khám. Xin hãy cho biết tôi nên uống thuốc gì”.

khi-hu-ra-nhieu-la-benh-gi

Chúng tôi rất thông cảm với những điều băn khoăn, lo lắng của chị. Những dấu hiện chị mô tả như khí hư ra nhiều, có màu vàng và hôi là biểu hiện chắc chắn của viêm nhiễm. Nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm tắc vòi trứng và dẫn đến vô sinh.

Chị đã dùng một đợt Klion và dùng thuốc rửa phụ khoa nhưng lại không đặt thuốc âm đạo, vì vậy bệnh không thể đỡ được. Việc rửa vệ sinh bên ngoài chỉ có tác dụng phòng viêm nhiễm chứ không phải để điều trị viêm âm đạo.

Chị chẳng nên ngần ngại mà nên đi khám phụ khoa. Có khi người ta chỉ cần thử một giọt khí hư là đã có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Khi đó chị sẽ được dùng đúng thuốc và bệnh sẽ mau khỏi. Chúc chị chóng lành bệnh và yên tâm.

GS Trần Khắc Liêu

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bài thuốc giúp chống mệt mỏi và hay buồn ngủ

 

Theo y học cổ truyền, hiện tượng trên có nhiều nguyên nhân gây nên, chúng ta cần phân biệt để dùng những món ăn thích hợp cho mình.

Có những người mặc dù thời lượng ngủ đầy đủ, thế nhưng kho thức dậy lại có cảm giác như thiếu ngủ, khi làm việc uể oải và muốn ngủ. Y học cổ truyền (YHCT) có những món ăn giúp khắc phục tình trạng trên.

Do đàm thấp tích tụ trong cơ thể

Thường do thay đổi thời tiết (mưa, ẩm thấp…), tình chí biến động, ăn uống không hợp lý làm cho tân dịch không vận hóa được, hóa thấp, thấp sẽ hóa đàm. Đàm đi lên não bộ, khiến cho tinh thần không được sảng khoái, trí óc kém minh mẫn, hay buồn ngủ, người nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt. Nên dùng những món ăn sau:

Cháo trần bì, sơn dược, bán hạ: nấu các dược liệu sau: vỏ quýt tươi 20g, sơn dược 12g, bán hạ 8g trong thời gian 30 phút. Chắt lấy nước thuốc để nấu cháo với 50g gạo. Nên ăn cháo khi còn nóng.

Cháo gạo, thịt nạc, trần bì: thịt nạc 100g băm nhỏ, ướp với hành, tiêu, nước mắm ngon trong thời gian 20 phút.

Nấu 20g vỏ quýt tươi trong thời gian 10 phút rồi gạn lấy nước thuốc. Cho 50g gạo vào nước thuốc nấu cho nhừ, bỏ thịt nạc đã ướp vào. Khi thấy thịt chín thì nhắc xuống. Dùng khi ấm. Nước uống: trần bì 12g, sơn tra 12g nấu trà uống.

Do khí hư

Người mệt mỏi, làm việc hay thở dốc, dễ ra mồ hôi. Ăn uống kém, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài và có thể sa nội tạng (sa tử cung, trĩ…). Nên dùng những món ăn sau:

Đùi gà hầm bổ trung ích khí: 2 đùi tỏi gà ướp nước tương, bột nêm, tiêu, hành, đường trong vòng 20 phút. Cho vào nồi đất 750ml nước hầm xương. Đun sôi nước rồi cho 2 đùi gà đã ướp vào. Sau khi vớt hết bọt cho trong nước thì cho vào những dược liệu sau: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 2g, đương quy 12g, trần bì 4g, sài hồ 6g, thăng ma 4g, hoàng kỳ 12g. Vặn nhỏ lửa và nấu thêm 20 phút nữa.

Bò hầm nhân sâm, táo đỏ: thịt bò 150g cắt thành những miếng dày khoảng 3cm. Ướp gia vị. Cho vào nồi đất thịt bò đã ướp cùng với những dược liệu sau: nhân sâm 12g, táo đỏ 10 quả. Hầm với lửa nhỏ trong thời gian 30 phút.

Thịt thỏ hầm đẳng sâm, hoàng kỳ, sơn dược, câu kỷ tử, táo: thịt thỏ ướp với dầu hào, bột nêm trong thời gian 20 phút. Cho thịt thỏ vào nồi đất cùng với những dược liệu sau: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, sơn dược 12g, câu kỷ tử 12g, táo 7 quả. Chế vào 500ml nước hầm xương. Hầm trong thời gian 20 phút.

Vịt hầm đẳng sâm, hoàng kỳ: thịt vịt 150g ướp với nước tương, bột nêm, tiêu, hành, gừng, đường, 15ml rượu trắng trong thời gian 20 phút. Đun sôi 600ml nước hầm xương rồi cho thịt vịt vào cùng với những dược liệu sau: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g. Hầm trong thời gian 25 phút.

Do huyết hư

Hay bị váng đầu, ù tai, hồi hộp, sắc mặt vàng, môi tái. Mạch tế sác. Nên dùng món ăn sau:

Dê hầm đương quy: thịt dê 100g, đương quy 12g.

Thịt dê ngon 100g ướp nước tương, bột nêm, tiêu, gừng, hành, đường, 15ml rượu trắng trong thời gian 20 phút.

Lấy một chiếc nồi đất, cho khoảng 500ml nước hầm xương vào cùng với 12g đương quy và thịt dê đã ướp. Tiến hành rồi đun sôi với lửa nhỏ trong thời gian 30 phút. Nhắc nồi xuống, rắc hành, ngò, tiêu vào. Nên dùng khi còn ấm.

Do khí huyết lưỡng hư

Bao gồm những triệu chứng của khí hư và huyết hư. Trường hợp này nên dùng món ăn sau:

Gà hầm thập toàn đại bổ thang: thịt gà 120g được ướp gia vị. Đun sôi 750ml nước hầm xương, cho thịt gà vào. Vớt hết bọt rồi cho vào những dược liệu sau: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 2g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, nhục quế 2g, thục địa 12g. Đun thêm 20 phút nữa bằng lửa nhỏ.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

 

‘Bắt bệnh’ khi khí hư màu vàng

Liệu có phải bệnh gì nghiêm trọng không nhỉ?

Cháu thường ra nhiều khí hư màu vàng và thỉnh thoảng lại bị ngứa ở “vùng kín”. Bác sĩ có thể cho cháu biết “bệnh” đó có ảnh hưởng đến cổ tử cung không và cách điều trị như thế nào ạ?

(boconganhhn…@gmail.com)

Trả lời

Các triệu chứng của bạn có lẽ bạn đang bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể do nấm và trực khuẩn gây ra. Viêm âm đạo, cổ tử cung hay phần phụ… thì phải đi khám chuyên khoa sản phụ khoa. Bạn sẽ được làm xét nghiệm dịch âm đạo để tìm xem nguyên nhân gây bệnh là gì? Căn cứ vào nguyên nhân, thực trạng viêm nhiễm… bác sỹ sẽ kê đơn điều trị.

Bác sỹ Tiin Chẩn đoán khi khí hư màu vàng
Viêm nhiễm “vùng kín” hoàn toàn có thể điều trị được (Ảnh minh họa)

Bạn cũng không cần lo lắng quá vì điều trị đúng chỉ định, hướng dẫn sẽ khỏi được. Đừng ngại hoặc sợ mà để lâu không khám, dễ gây viêm nhiễm lâu dài, thành mãn tính hoặc viêm lộ tuyến thì điều trị sẽ rất lâu, phức tạp và ảnh hưởng sau này. Nhắc nhỏ bạn là nếu bạn chưa làm “chuyện ấy” thì phải nói rõ với bác sỹ để được khám mà không ảnh hưởng “cái ngàn vàng”.

Ngoài ra, bên cạnh việc điều trị bạn nhớ vệ sinh “vùng kín” cẩn thận, quần áo (nhất là “quần chip”) nên sử dụng loại có tính thấm hút cao, đồ cotton, phơi khô, sạch, có thể là nóng trước khi dùng càng tốt.

(Theo Tiin)

 

Cùng con gái chăm sóc ‘tam giác vàng’

Chỉ cần nhà bạn có 2 cô con gái đang tuổi ‘bẻ gãy sừng trâu’ như tôi, chắc chắn huyết áp của bạn sẽ trồi – sụt theo cái nết nắng - mưa thất thường của con.

Khi bước vào tuổi dậy thì, việc chăm sóc vùng kín của bé gái hoàn toàn khác trước đây. Có những nguyên tắc, tự bản thân các em khám phá dễ dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, bản thân cha mẹ phải là người hiểu biết để hướng dẫn và truyền thụ lại kiến thức cho con.

Hầu hết các bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên khi chúng 12-13 tuổi; cá biệt có bé bắt đầu hành kinh lúc lên 8 tuổi hoặc mãi đến khi 16 tuổi. Dạy con tự chăm sóc ‘cô bé’ trong giai đoạn trước và sau hành kinh là điều mà tất cả các bậc cha mẹ nên làm (đặc biệt, đây có thể coi như là trọng trách thiêng liêng của người mẹ).

Hãy gần gũi con gái nhiều hơn khi con đến tuổi dậy thì. (Ảnh minh họa).

Thứ nhất, về nguyệt san: Hãy trò chuyện và đối xử với con như một thiếu nữ thực sự. Bản chất kinh nguyệt không bẩn mà chỉ để lại cảm giác khó chịu, do đó, đừng ‘tiêm nhiễm’ vào đầu con rằng kinh nguyệt bẩn và phải vệ sinh liên tục (rửa nhiều vùng kín là không cần thiết).

Thứ nữa, khi con ‘dính’ nạn ‘đại hồng thủy’ lần đầu, mẹ cần hướng dẫn con gái cách chọn mua và sử dụng băng vệ sinh. Nói với con sau 3 tiếng nên thay băng vệ sinh 1 lần và mỗi lần thay lại vệ sinh nhẹ nhàng để ‘khu tam giác vàng’ được sạch sẽ.

Gần như bé gái nào cũng bị đau quặn bụng hoặc đau lưng khi bị nguyệt san. Chính vì vậy, bạn cần lên ‘dây cót tinh thần’ và trấn an con ngay từ đầu.

Cuối cùng, cần khuyến cáo bé các bệnh có liên quan đến vùng kín như bị viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để bé biết và phòng tránh.

Lưu ý:

-    Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng bé gái bắt đầu dậy thì, không cần thiết phải sử dụng bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

-    Nếu những ngày không có kinh nguyệt, hãy khuyên con vệ sinh vùng kín khoảng 2 lần/ngày.

Meo.vn (Theo Eva)

Rau dừa nước trị viêm đường tiết niệu

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.

Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe... dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.

Rau dừa nước.

Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước như:

- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.

- Chữa tiểu ra dưỡng chấp (viêm cầu thận): rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.

- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

- Chữa ho khan (do phế nhiệt): rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.

- Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.

- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

- Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.

- Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.

Không nên dùng cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Lương y Minh Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Đông y phòng chữa rối loạn kinh nguyệt

Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngày nay, do nhiều tác động của đời sống kinh tế xã hội, hành kinh có thể xuất hiện từ tuổi 12 - 13 và kéo dài đến độ tuổi  54 - 55.

Kinh mỗi tháng thấy một lần nên gọi là kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các kỳ kinh thường kéo dài từ 28 - 30 ngày.
Nếu chu kỳ kinh chênh nhau trên 5 - 10 ngày gọi là không đều hay rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn chu kỳ kinh cần tìm nguyên nhân để chữa trị.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Do căng thẳng trong cuộc sống

Điều khiển hoạt động của cơ thể có hai hệ thống và hai hệ thống này liên quan chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng, thần kinh tiết chất kích thích, buồng trứng bị rối loạn. Do vậy hoạt động của buồng trứng cũng bị rối loạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tạng người

Béo quá hay gầy quá cũng làm thay đổi hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh. Người bị nhiễm trùng hay nhiễm độc đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục (tử cung, buồng trứng).

Tạng thận

Chức năng tạng thận là tàng tinh sinh tinh.

Thiên quí đầy đủ, kinh nguyệt đều. Thiên quí thiếu, thận hoạt động yếu thì kinh nguyệt rối loạn.

Cây ích mẫu

Phòng và chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách phòng và chữa bệnh của đông y là:

Một là: không lao động quá nặng, quá mệt, kéo dài. Không chơi bời quá mức sẽ hao tinh. Tinh hao kinh nguyệt rối loạn.

Hai là: trong quan hệ cuộc sống cần biết đủ (chi túc), có lòng vị tha để hòa đồng, giải tỏa uất ức buồn phiền cùng người thân, kinh nguyệt sẽ đều.

Ba là: ăn uống đủ ngũ vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Không quá nhiều vị nào trong bữa ăn hàng ngày. Trên mâm cơm đủ ngũ sắc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng. Đủ ngũ vị và ngũ sắc khí huyết sẽ đầy đủ và lưu thông, kinh nguyệt sẽ đều.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám để tìm nguyên nhân – thuốc chữa tùy địa phương, tùy kinh nghiệm mỗi thầy thuốc – nhưng đều tuân theo các quy luật chung là:

Nếu khí huyết kém dùng bài: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm.

Nếu có yếu tố buồn phiền uất ức, dùng các vị: sài hồ, bạch thược, đan bì, hoàng cầm, đương quy, tô ngạch, hương phụ chế.

Nếu đau bụng khi hành kinh dùng các vị tăng lưu thông khí huyết như: đan sâm, hồng hoa, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu kinh ra nhiều kéo dài 6, 7 ngày, dùng các vị bổ máu và cầm máu như: đương quy, ngải diệp xao đen, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, azao…

Nếu kinh nguyệt ra quá ít có thể tăng bổ thận và bổ huyết dùng các vị như: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, hoàng kỳ, ích mẫu, ngải diệp, xuyên khung.

Nếu chậm kinh, kinh quá 5 - 10 ngày không ra, (nhưng không phải do có thai) thì dùng thêm các vị ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Nếu kinh nguyệt không đều có thể dùng bài xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu có khí hư ra nhiều, mùi hôi; khí hư màu vàng hay đen, cần dùng thêm thuốc ngâm rửa dùng bài: hoàng bá, phèn phi, lá móng, tô mộc, linh lang - đun ngâm rửa 7 đến 10 ngày liền.

Tóm lại, phòng chữa bệnh không quá khó. Cần người bệnh có hiểu biết để phối hợp với thầy thuốc.

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ

Là thực phẩm bổ dưỡng rất thông dụng trong các bữa ăn hàng ngày nhưng ít ai biết đậu phụ còn có thể chữa một số triệu chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, sốt ở trẻ em, ho, thiếu sữa sau sinh…

Đậu phụ có chứa sắt, canxi, phốt pho, magiê và các nguyên tố vi lượng thiết yếu khác, nó cũng chứa đường, protein thực vật. Chỉ cần hai bìa đậu phụ, bạn có thể đáp ứng được nhu cầu canxi mỗi ngày.


Y học hiện đại còn chứng minh, đậu phụ còn tốt cho tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giúp răng và xương chắc khỏe. Đậu phụ không chứa cholesterol nên tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, đậu phụ còn cần cho phái đẹp để kích thích sản xuất các hormone nữ, phòng và điều trị loãng xương.

Đậu phụ còn chứa steroid steroid và stigmasterol là những thành phần có tác dụng ức chế khối u và chữa trị được một số bệnh thông thường dưới đây:

Chữa cảm lạnh

50g đậu phụ, 10-15g hạt đậu hà lan, 5 đầu hành lá, đun với ít nước sôi thật kỹ và ăn ngay sau đó để cơ thể thải hết mồ hôi. Ăn hai lần mỗi ngày.

Hen phế quản

500g đậu phụ, 60g mạch nha, 1 cốc nước ép cà rốt tươi, đun sôi hỗn hợp này và ăn hai lần mỗi ngày

Nhiệt miệng

100g đậu phụ, 100g bí đao cho nước vừa đủ, nấu như nấu canh, ăn 1-2 lần/ngày.

Thiếu sữa sau sinh

150g đậu phụ, đường bát 50g, 50g gạo nấu như nấu cháo, nhưng để đặc một chút, ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.

Khí hư ở phụ nữ

10 quả bạch quả (bỏ hạt và vỏ), hầm cùng vài bìa đậu phụ, ăn nóng mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 3-5 ngày, các triệu chứng khó chịu do khí hư sẽ khỏi.

Trị sốt ở trẻ

500g đậu phụ, 250g dưa chuột, cho nhiều nước nấu như canh, sau đó cho trẻ uống nước nấu này.

Meo.vn (Theo Danviet)

Những bệnh khó nói của “cô bé”

Chúng ta được dạy nên tự hào về cơ thể mình. Tuy nhiên, có một số bệnh khiến các Eva cảm thấy xấu hổ… Đừng để sự xấu hổ đó ngăn bạn đến gặp bác sỹ bởi điều đó có thể làm hại chính bạn.

Viêm âm đạo

Tất cả chúng ta đều có khí hư – một chất lỏng màu trắng không mùi. Bất kỳ biến tướng nào khác của khí hư thường là dấu hiệu của viêm âm đạo.

Có 3 loại viêm âm đạo: Viêm âm đạo do nấm Candida (khí hư đặc, dai và dính); viêm âm đạo không đặc hiệu (khí hư có mùi tanh như cá và màu hơi xám); và viêm âm đạo trùng roi (khí hư màu vàng –xanh). Các triệu chứng khác khi bị viêm âm đạo còn có thể gồm nổi mụn, bị ngứa, bị rát khi đi tiểu và cảm thấy đau khi quan hệ.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. Việc phớt lờ chúng có thể dẫn đến các bệnh như viêm nhiễm khung xương chậu mà có thể gây vô sinh. Tránh tự điều trị trước khi đến gặp bác sỹ bởi điều đó có thể che giấu các triệu chứng thật của bệnh. Tốt hơn bạn nên gặp chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị đúng đắn, kịp thời.

Một lý do khác để gặp bác sỹ càng sớm càng tốt là: Khí hư còn có thể gây ra bởi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu và nấm chlamydia.

Ngăn ngừa: Sau khi đi vệ sinh, bạn hãy lau sạch theo chiều từ trước ra sau để tránh làm lây lan vi khuẩn. Mặc quần chip bằng chất cotton và quần áo không bó sát để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Thay quần áo ẩm ướt như áo tắm hoặc đồ tập thể dục càng sớm càng tốt. Nếu có nhiều bạn tình hoặc nếu bạn không yên tâm về sức khỏe tình dục của bạn tình, hãy nhớ thường xuyên tự đi kiểm tra xem mình có mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.


Sa dạ con

Bên trong cơ thể bạn, một số bộ phận bên có vai trò nâng đỡ cho các bộ phận khác. Nhưng khi sự hỗ trợ đó biến mất, các bộ phận đó sẽ gặp nguy hiểm. Đó là điều xảy ra với chứng sa dạ con – dạ con sa về phía âm đạo.

Có 3 mức độ của bệnh: Mức độ 1 là dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo. Mức độ 2 là một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét. Đông y gọi là chứng âm thoát, âm trĩ. Mức độ ba nặng nhất, thường gặp khi để tình trạng sa dạ con quá lâu ngày, đó là dạ con lồi hẳn ra ngoài âm đạo, có thể sờ thấy rõ ràng.

Nguyên nhân của bệnh có thể được giải thích đơn giản như sau: Nó xảy ra khi hệ thống nâng đỡ của bộ phận này (chẳng hạn cơ và mô nối giúp giữ các bộ phận đúng vị trí) yếu đi hoặc bị gãy. Những phụ nữ từng sinh nhiều con hoặc trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ có nguy cơ bị chứng bệnh này; việc cắt bỏ tử cung trong quá trình này đồng nghĩa với việc âm đạo sẽ ít được nâng đỡ hơn.

Ngoài ra béo phì hay thậm chí ho mãn tính cũng có thể là nguyên nhân.

Triệu chứng của những trường hợp nhẹ hơn gồm có cảm thấy nặng nề ở vùng xương chậu, đau khi giao hợp, chảy máu và khó đi tiểu hoặc đi ngoài. 

Điều trị: Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, còn lại bạn có thể khắc phục bệnh bằng một số thay đổi đơn giản. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa chứng táo bón; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường để tránh gây áp lực lên các bộ phận.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp như đặt vòng nâng Petxe – một vật bằng cao su hoặc chất dẻo được đặt vào trong âm đạo để nâng đỡ các cơ bị yếu. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể giúp khắc phục tình hình.

Bệnh trĩ

Nhiều phụ nữ - trên thực tế là 6 triệu – bị bệnh trĩ nhưng rất ít người trong số chúng ta nói về chúng.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài).

Nguyên nhân của bệnh gồm có tiêu chảy, táo bón... Ngoài ra, béo phì, mang thai và sinh nở cũng có thể là nguyên nhân.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm đau, ngứa và chảy máu trực tràng. Tin tốt là bệnh trĩ thường không nghiêm trọng. Tin xấu là bạn vẫn cần phải gặp bác sỹ để chữa trị vì có thể chúng còn là dấu hiệu của ung thư ruột già.

Điều trị: Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước. Bạn có thể tắm ngồi, ngâm mình trong bồn nước ấm sâu khoảng 7-8 cm và dùng kem và sữa tắm. Những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật.

Meo.vn (Theo afamily)