Lưu trữ cho từ khóa: khí công

Phương pháp khí công phòng chống xuất tinh sớm

Nam giới bình thường đôi khi cũng có hiện tượng này, nhưng nếu xuất hiện thường xuyên khiến cho quá trình giao hợp không thể hoàn thành thì được coi là trạng thái bệnh lý.

Xuất tinh sớm Đông y gọi tảo tiết. Y học cổ truyền giải quyết tảo tiết bằng nhiều biện pháp như dùng thuốc uống trong, đắp hoặc ngâm thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng các món ăn – bài thuốc…, trong đó có một phương cách khá đơn giản và hiệu quả mà người bệnh có thể tự tiến hành được là sử dụng khí công liệu pháp.

phuogn-phap-khi-cong-phong-chong-xuat-tinh-som

Phương pháp khí công phòng chống tảo tiết khá hiệu quả.

Có nhiều phương pháp khí công (công pháp) để phòng chống tảo tiết, nhưng đơn giản, dễ tập luyện và không gây phản ứng phụ là sử dụng Cường dương cố tinh công với các thao tác cụ thể sau đây:

- Chọn tư thế ngồi hoặc đứng tự nhiên, toàn thân thoải mái, đầu óc yên tĩnh, tinh thần vui vẻ. Nhẹ nhàng hít không khí vào bằng mũi sao cho có cảm giác căng đầy ổ bụng rồi từ từ thở ra hết cỡ, đồng thời tập trung chú ý vào đan điền (vùng dưới rốn), tập chừng 5 lần.

- Dùng 2 tay nắm nhẹ thành quả đấm rỗng vỗ vào hai bên eo lưng và vùng xương cụt. Tiếp đó dùng 2 lòng bàn tay xát theo chiều lên xuống 2 khối cơ cạnh cột sống thắt lưng và vùng xương cùng cụt sao cho nóng lên là được.

- Dùng 2 tay xoa từ 2 tinh hoàn lên hai bên háng 36 lần.

- Chuyển sang tư thế nằm ngửa, dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay trái kẹp giữ gốc dương vật, hướng dương vật sang phía trong đùi trái và day 36 lần. Tiếp đó lại dùng tay phải kẹp giữ gốc dương vật, hướng dương vật sang phía trong đùi phải và day 36 lần. Cuối cùng dùng hai ngón cái và ngón trỏ giữ gốc dương vật hướng về phía bụng dưới và day 36 lần.

- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt tại bao da dương vật, ngón cái đặt ở mũ quy đầu, đối xứng từ trước ra sau mà đẩy miết. Tay kia nắm lấy âm nang và tinh hoàn kéo xuống. Hai tay đồng thời dùng lực, động tác phối hợp hài hoà, làm liên tục 3 – 4 lượt rồi đột ngột buông ra. Làm đi làm lại vài lần như vậy.

- Dùng bàn tay trái ấn vào âm nang (túi đựng tinh hoàn), gốc bàn tay áp vào gốc dương vật, day tròn 81 lần, tiếp đó lại dùng tay phải tiến hành thao tác tương tự.

- Co hai gối lại, tay phải ôm đỡ hai tinh hoàn, tay trái xoa bụng dưới 36 vòng, rồi lại đổi tay xoa 36 vòng nữa. Cứ như vậy hai tay một đỡ tinh hoàn, một xoa bụng dưới, thay phiên nhau đủ 9 lần thì nghỉ.

Bài tập trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn, mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần từ 20 – 30 phút. Chú ý: Khi luyện phải tập trung tư tưởng, động tác cần nhẹ nhàng mềm mại.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Chườm đá giúp giảm đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường gặp ở người trung tuổi và thường có 3 dạng chính: Đau thông thường; Đau nửa đầu và đau do suy nhược thần kinh hoặc nguyên nhân của căn bệnh nào đó.

Người đau nửa đầu thường có tính chu kỳ và gia đình. Nếu bệnh nhân cứ thấy 2 - 3 tháng đau một lần với các triệu chứng: Đau thon thót như mạch đập, sợ ánh sáng, tiếng động, buồn nôn, cơn đau kéo dài từ sáng đến 3 ngày thì cần theo dõi và tới cơ sở y tế sớm.

Nếu trong cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ đau đầu là 40%, nếu có cả bố và mẹ bị thì 70% con mắc phải.

Thậm chí người bệnh đau kéo dài, cứng hàm không nói được, chân tay tê mỏi. Bệnh nhân thường thấy cơn đau này xuất hiện vào những ngày nóng nực hoặc những lúc căng thẳng, thay đổi thời tiết hay sử dụng rượu bia quá mức. Hiện tại bệnh đau nửa đầu chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chính là yếu tố gen.

Nếu trong cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ đau đầu là 40%, nếu có cả bố và mẹ bị thì 70% con mắc phải. Khi bệnh nhân đang đau thì có thể thực hiện các động tác day 3 huyệt: Bách hội (giữa đỉnh đầu), huyệt thái dương (hai bên đuôi mắt) và phong trì (sau gáy). Người bệnh dùng đá cho vào túi nilon, bọc một chiếc khăn chườm lên đầu.

Để phòng bệnh, mọi người không sinh hoạt tự do quá, thức khuya, dùng chất kích thích hay ngủ ít, ngủ nhiều quá, tinh thần thư thái. Nên tập khí công dưỡng sinh rất tốt cho sức khoẻ. Nếu điều trị thuốc 3 tháng liên tục không giảm cần tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.

GS Nguyễn Văn Chương (Bệnh viện 103)

Meo.vn (Theo Bee)

Khí công dưỡng sinh trị bệnh béo phì

Bệnh béo phì phát sinh do sự ứ trệ chuyển hóa trong cơ thể, gây nên sự kết tụ năng lượng. Thực chất đây là sự ứ trệ nước trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Theo triết lý âm dương thì nước rất âm gây cản trở sự di chuyển và khuếch tán năng lượng, cản trở cho sự chuyển hóa, lưu thông các tính chất và cản trở sự giải phóng nhược khí. Vì vậy, phải tăng cường tập luyện động công để hoạt hóa cân - cơ - xương và tiêu mỡ bằng 4 bài tập dưới đây.

Thần long quyển trụ (rồng thần quấn cột): Ngồi dưới sàn, hai chân duỗi song song, hai tay dang ngang hai bên vai. Khi hít vào xoay eo và mắt nhìn về phía sau bên trái, đồng thời bàn tay phải tiến tới bờ vai trái (bàn tay sấp) và bàn tay trái tiến tới bờ hông phải (bàn tay ngửa). Khi thở ra, quay về phía trước, 2 tay dang ngang như ban đầu. Thực hiện nhiều lần.

Ngọa hổ bộc trực (hổ nhìn mặt trời): Ngồi xổm trên chân phải, chân trái đẩy thẳng ra sau như chống chân xe đạp, 2 tay chống xuống đất song song 2 bên chân phải. Tiếp theo, xoay cổ về bên trái ngước lên như nhìn Mặt Trời sau đó lại quay cổ về bên phải ngước lên như nhìn Mặt Trời. Thực hiện nhiều lần, sau đó đổi hibên.

Nguyệt túc phan duyên (mặt chân hôn nhau): Ngồi ở sàn, 2 chân song song phía trước và 2 tay nắm lại bên hông. Khi hít vào, 2 tay hướng lên trời hình chữ V, khi thở ra, mặt áp sát đầu gối và 2 bàn tay túm lấy 2 bàn chân. Khi dừng thở ngồi thẳng dậy, 2 bàn tay nắm lại kéo về bên hông như tư thế chuẩn bị. Thực hiện nhiều lần.

Kéo sập trời xanh: Đứng thẳng, 2 chân song song sang ngang vai, 2 tay xuôi bên hông. Khi hít vào, người nổi lên, 2 tay vươn lên hình chữ V, khi thở ra, 2 bàn tay giật xuống như kéo sập trời xuống, đồng thời 2 chân dấn xuống đất làm toàn thân chấn động. Thực hiện nhiều lần.

Lưu ý: Người mới ốm dậy, người bị tim hay cao huyết áp nên thực hiện động tác này nhẹ nhàng. Ngoài 4 bài khí công trên, có thể tập thêm các môn thể thao hỗ trợ như đi bộ, chạy, võ...


BS.VS Nguyễn Văn Thắng
(Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo)

Meo.vn (Theo Bee)

Xoa bóp toàn thân mỗi ngày để tránh béo phì

Người mắc bệnh béo phì nên vận động thể dục, tự xoa bóp toàn thân mỗi ngày, tập khí công thái cực quyền là những biện pháp làm giảm cân rất hiệu quả.

Béo phì là tình trạng tăng khối lượng mỡ trong cơ thể quá mức, dẫn đến cơ thể tăng trên 25% thể trọng. Thể trọng hợp lý có thể căn cứ vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI = M/H 2 (M là khối lượng cơ thể tính bằng kg; H là chiều cao cơ thể tính bằng mét).

Nữ có thể trọng hợp lý khi BMI nằm trong khoảng 18-22, được coi là béo phì khi BMI>27.5. Nam có thể trọng hợp lý khi BMI nằm trong khoảng 20-25, được coi là béo phì khi BMI>30. Người mắc bệnh béo phì, nếu không được điều trị, không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, nguy hiểm như: cao huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến...

Dựa theo triệu chứng lâm sàng, có thể phân những người béo phì thành các loại sau: Tỳ hư thấp trệ, tỳ vị thấp nhiệt, can khí uất kết, khí trệ huyết ứ, đờm trọc, dương hư.

1. Tỳ Hư Thấp Trệ:

Triệu chứng: Bệnh nhân béo phì kèm theo chân phù, mặt nặng, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu trắng dày, mạch Hoạt hoặc Trầm Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, lợi thấp.

2. Vị Thấp Nhiệt:

Triệu chứng: Người mập, chân tay nặng nề, chóng mặt, nặng đầu, ăn mau đói, khát thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch Trầm Sác hoặc Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.

3. Can khí uất kết:

Triệu chứng: Người bứt rứt dễ cáu gắt, ngực sườn đầy tức, bụng đầy ăn kém, mồm đắng lưỡi khô, kinh nguyệt không đều, mạch Huyền.

Điều trị: Hoà Can, lý khí.

4. Khí trệ huyết ứ:

Triệu chứng: Béo phì, bụng ngực đầy tức, kinh nguyệt không đều, kinh đến đau bụng, sắc kinh đen có máu cục, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Sáp.

Điều trị: Ích khí, hoạt huyết.

5. Đờm Trọc:

Triệu chứng: Thường thích ăn chất béo ngọt, váng đầu, đầu căng tức, ngực bụng đầy tức, chân tay nặng nề, tê dại, thân lưỡi bệu, có dấu răng, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Trầm Hoạt.

Điều trị: Kiện Tỳ hoá đờm.

6. Tỳ Thận Dương Hư:

Triệu chứng: Béo phì chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, hoặc mí mắt phù, bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Trì Nhược.

Điều trị: Ôn Thận kiện Tỳ.

7. Những biện pháp khác cần kết hợp:

- Hạn chế ăn đường, bánh kẹo, chất bột, giảm lượng cơm ăn hàng ngày, thay bằng ăn nhiều rau xanh, trái cây, chua, chát.

- Không nên ăn loại trái quá ngọt như Mít, Sầu riêng, Hồng xiêm.

- Ăn nhiều các loại rau Cần, rau Cải, Cà rốt, Cà chua, Xà lách.

- Ăn các loại cháo lá Sen, cháo Đậu xanh, cháo Hoàng kỳ, Đậu đỏ có tác dụng giảm mỡ.

- Không ăn mỡ động vật.

- Nên vận động thể dục, tự xoa bóp toàn thân mỗi ngày, tập khí công thái cực quyền đều là những biện pháp làm giảm cân tốt.

Chú ý phát hiện biến chứng điều trị kịp thời.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn

Meo.vn (Theo Thaythuoccuaban)

Chữa liệt dây thần kinh vùng hàm mặt bằng khí công

5 bài tập dưới đây không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ, kích thích tủy sống, não bộ và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt...

Gõ răng: Dùng 2 hàm răng gõ vào nhau nhịp nhàng nhiều lần sẽ làm chắc chân răng, kích thích thần kinh tủy răng, làm răng chắc khoẻ.

Nhai khan: Dùng hàm răng nhai đi nhai lại nhiều lần như ta đang nhai vật dai cứng. Thực hiện như vậy sẽ làm chắc cung răng và phần lợi bao quanh, làm tăng tiết nội dịch và khí huyết lưu thông, phòng chống viêm chân răng, sụt lợi và khô miệng.

5 bài tập dưới đây không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ
Những bài tập này không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ.
Day, nghiến: Cắn chặt 2 hàm răng vào nhau và day ngang, dọc, xoay tròn. Chú ý, các răng thuộc hàm trên và dưới không được trượt lên nhau mà phải bất động. Bài này có tác dụng cường kiện cung hàm, cũng như cường cơ, gân vùng hàm miệng.

Ngáp: Dùng nội lực để ngáp thật mạnh, khi ngáp miệng phải mở to, rộng. Đặc biệt phải tạo sức rướn toàn thân để toàn thân giãn mở và cột sống kích hoạt từ cổ đến vùng hông chậu.

Bài này có tác dụng kích thích cân cơ vùng mặt giãn mở. Kích thích các tuyến nội ngoại dịch vùng hàm miệng lưu thông, giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ (gồm 7 hệ thống xoang xương như 2 khoang xương chẩm, 2 xương thái dương, xoang xương đỉnh, xoang trán và xoang mặt).Làm màng não giãn mở, tăng xung động của hệ thống thần kinh trung ương ra vào não. Kích thích tủy sống và đám rối dương. Đặc biệt làm tủy sống lưu thông khí huyết và thủy dịch trên não, phòng chống và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt.

Day huyệt: Tay day bấm huyệt thừa tương (ở 2 bên khóe mép), huyệt địa thương (chỗ lõm ở trên cằm và giữa mép môi dưới) và huyệt thái giáp xa (ở phía trên ngoài cung hàm dưới), sẽ làm tăng cường công năng cho vùng hàm miệng.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng

(Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo)
Meo.vn (Theo Bee)

Trị bệnh viêm loét dạ dày bằng khí công

Với 4 phép tập dưới đây, kết hợp với chế độ ăn uống có thể phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

a
Động tác xoa vùng rốn

Hít thở: Ngồi dưới sàn, 2 chân duỗi song song và vuông góc với thân. Khi hít vào, 2 tay đưa lên cao hình chữ "V", khi thở ra, gập đầu sát đầu gối, 2 tay khoanh ép lại trước bụng dưới. Khi dừng thở, 2 bàn tay nắm lại thu về bên hông. Thực hiện 18 hơi thở.

Nhuần dưỡng tỳ vị: Ta dùng pháp luyện thiên thủy. Người bệnh ngồi khoanh 2 chân theo tư thế kiết già hoặc bán già (bắt chéo hoặc đặt chân nọ lên chân kia), súc miệng 12 lần, sau đó đảo tròn lưỡi 12 lần trong ổ miệng theo chiều thuận và nghịch.

Tiếp theo chép miệng cho thuỷ dịch vùng miệng tiết ra khoang miệng, ta thu về gốc lưỡi và nuốt xuống vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Thực hiện 9 lần.
Xoa bóp nội tạng: Vẫn ngồi theo tư thế bình tọa, khi hít vào ta hóp bụng lại để thu hết nội tạng lên cao, khi thở ra người hạ thấp, thả lỏng để nội tạng trong ổ bụng hạ xuống.

Xoa vùng rốn: Tay phải áp vào vùng rốn, tay trái áp ngoài tay phải. Từ từ xoay bàn tay theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Tiếp theo xoay tròng ngược kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Thực hiện 9 lần.

Ngoài ra, bệnh nhân sống thanh thản, vui tươi, tránh giận dữ. Nên ăn nhiều bữa (thức ăn dễ tiêu và nhai kỹ) để thức ăn tiêu. Ăn đủ chất dinh dưỡng và vi lượng ở dạng tinh. Không ăn quá no và không bị đói. Không ăn đồ sống lạnh. Không dùng chất kích thích như bia, rượu và gia vị cay nóng. Không dùng bánh kẹo, đồ ngọt trực tiếp, chỉ dùng qua hoa quả với lượng đủ.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng
(Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo)

Meo.vn (Theo Bee)

Nằm sao cho thoải mái nhất ?

Động tác nằm cần đòi hỏi vững vàng, thoải mái và dễ chịu nhất. Người xưa hình dung nằm vững như cây cung nằm ngang, ngồi vững như chuông úp xuống, đứng vững như cây tùng, cây bách.

Nằm ngửa trên giường

Tư thế nằm ngửa

 

Bệnh nhân cần nằm ngửa trên giường hoặc nằm trên sàn nhà. Với những yêu cầu dưới đây:

- Đầu: Gối trên gối cao hay gối thấp tuỳ thói quen, bệnh tật và yêu cầu tập. Ví dụ, người hen nên nằm đầu cao vì dễ thở sâu hơn.

- Tay: Hai tay duỗi xuôi sát người. Bàn tay hoặc để tự nhiên bên cạnh người hoặc úp tự nhiên trên hai mấu trước của mào chậu, ngón tay để vào bụng dưới (nên để đệm dưới khuỷu tay cho khỏi đau).

- Chân: Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, gót chân sát nhau, bàn chân xoè ra hai bên hoặc hai chân bắt chéo lên nhau, bàn chân nọ gác lên bàn chân kia.

Nằm nghiêng về bên phải

- Đầu: Gối cao vừa phải cho đỡ mỏi cổ, dùng gối to bản để có chỗ để tay.

- Tay: Bàn tay phải (dưới) để ngửa ở gối, ngang mắt cách mặt một nắm tay, bàn tay trên (trái) úp tự nhiên vào hông trái hoặc đùi, cánh tay để trên người.

- Chân: Chân dưới duỗi tự nhiên (hơi co lại một tí chứ không phải duỗi thẳng), chân trên co lại (gối co lại thành một góc 120°) và để trên chân dưới, không để các mấu xương ép vào nhau.

Tư thế nằm thường dùng cho người yếu, người mới tập khí công và những người bị sa nội tạng. Nằm có ưu điểm giúp người thoải mái dễ chịu, ít mệt mỏi, dễ đạt yêu cầu dãn và yên tĩnh nhưng cũng có nhược điểm là cơ thể bị đè ép, dễ buồn ngủ, váng đầu.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam

Meo.vn (Theo Giadinh)

Bạn đã biết thở đúng cách chưa?

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.

 

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.

Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.

Meo.vn (Theo TVTD)

Hôn đầu gối chữa đau lưng

Đau mỏi lưng, thoái hóa khớp là bệnh rất hay gặp ở người trung tuổi. Trong khí công dưỡng sinh có nhiều động tác tập luyện cải thiện bệnh này, dưới đây là một số động tác đơn giản mà hiệu quả.
Cúp lưng

Chuẩn bị: Hai chân ngay ra trước mặt, hai bàn tay để úp vào vùng lưng và xoa lên, xoa xuống cho ấm cả vùng lưng. Có thể nắm tay lại xoa cho thật mạnh, cho ấm đều.
Ðộng tác: Cúp lưng thật mạnh, làm cho đầu và thân hạ xuống phía dưới, thở ra mạnh và hai bàn tay xoa vùng lưng từ dưới lên trên càng cao càng tốt. Ngồi thẳng lên, hơi nghiêng ra sau, hít vào tối đa và đưa cả hai bàn tay xuống phía dưới vào vị trí cũ, đụng giường. Làm 10 hơi thở.
Tác dụng: Làm cho lưng nóng lên, dẻo dai hơn, trị bệnh đau lưng.

a
Đau mỏi lưng, thoái hóa khớp là bệnh rất hay gặp ở người trung tuổi.


Rút lưng

Chuẩn bị: Chân để thẳng trước mặt, hơi co lại cho 2 tay nắm được 2 chân, ngón tay giữa bám vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân, ngón tay cái bấm vào huyệt thái xung (sau khe giữa ngón chân cái và ngón trỏ, đo lên 1,5cm, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân đó).
Ðộng tác: Bắt đầu hít vào tối đa trong tư thế trên, chân hơi co rồi duỗi chân ra cho ngay và mạnh, đồng thời thở ra triệt để. Làm như thế từ 3 - 5 hơi thở.
Tác dụng: Làm cho lưng giãn ra, khí huyết lưu thông, trị bệnh đau lưng.

Hôn đầu gối

Chuẩn bị: Hai chân khít lại ngay ra phía trước, hai tay nắm hai cổ chân.

Ðộng tác: Hít vào tối đa, cố gắng hai tay kéo mạnh cho đầu đụng hai chân (hôn đầu gối) đồng thời thở ra triệt để rồi ngửng đầu dậy hít vào, hôn đầu gối thở ra. Làm như thế từ 3 - 5 hơi thở giúp chữa bệnh đau lưng, thoái hóa cột sống.


Meo.vn (Theo Bee)

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Những chiếc váy ngắn hoặc quần shorts kết hợp với vest khiến mùa thu ấn tượng và đáng nhớ hơn nhiều.

Sự lịch lãm, trẻ trung luôn là lựa chọn hàng đầu của những người trẻ tuổi. Khi gió thu về, điểm nhấn nằm ở sắc màu. Sự rực rỡ khiến bạn nổi bật và có vẻ... ấm áp hơn trong làn gió se lạnh đầu mùa. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ như vài đường dún bèo hoặc hoa văn cũng khiến bạn ấn tượng hơn nhiều.

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Chiếc đầm quây ba tầng không chỉ giúp bạn khoe đôi chân thon dài mà còn đem lại sự trẻ trung, năng động rất ấn tượng.

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Đầm cocktail màu sắc rực rỡ và những hạt kim sa lấp lánh giúp bạn ghi điểm giữa bữa tiệc tối đông người.

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Để phù hợp với không khí công sở và tiết trời mùa thu, một chiếc blazer là lựa chọn tối ưu.

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh
Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Áo T-shirt màu sắc phối hợp cùng quần jeans đem lại cho bạn trai sự khỏe khoắn, năng động.

Thu ngọt ngào với váy ngắn, shorts xinh

Và cũng như các cô gái xinh tươi, hãy chọn cho mình một chiếc áo vest mỏng khi tới công sở hoặc trong những cuộc gặp đối tác quan trọng.

Meo.vn (Theo Bưu điện Việt Nam)