Lưu trữ cho từ khóa: khám tổng quát

Rước họa tự điều trị bệnh nam khoa

Nhiều thanh niên rơi vào cảnh "liệt dương" vì tự "nâng cao" phong độ trên giường bằng các loại thuốc mà không đến bác sĩ.

Dù đã có vợ (chưa có con) nhưng từ 2 tháng qua anh T. thấy sa sút trong chuyện chăn gối khiến tâm lý luôn bực bội. Nghe bạn bè rỉ tai, anh đã mua nhiều loại thuốc từ Đông y đến Tây y để giúp cải thiện tình hình sức khỏe nhưng chỉ có hiệu quả tương đối được 1 tuần đầu, sau đó thì gần như “liệt” hẳn, phải đi bệnh viện… Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nam học BV Bình Dân TPHCM, cho biết những trường hợp như anh T. rất phổ biến, đáng lo ngại là cả một số thanh thiếu niên cũng rơi vào tình trạng trên.

Với biểu hiện “trên bảo dưới không nghe”, giảm ham muốn…, rối loạn cương dương đã trở thành vấn đề mang tính xã hội khi qua cuộc khảo sát của các chuyên gia giới tính cho thấy 30% trên tổng số bệnh nhân liên quan bệnh lý nam khoa mắc phải.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nam giới Việt Nam mắc rối loạn cương trẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như độ tuổi trung bình bị rối loạn cương ở lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) là 45,86 tuổi, ở Mỹ là 52,2 tuổi thì ở Việt Nam là 32 tuổi. Theo khảo sát của BV Bình Dân TPHCM, từ lúc bị các triệu chứng bệnh đến lúc đi điều trị của nam giới mắc rối loạn cương là 18 tháng.

Theo bác sĩ Nguyễn Lê Thuận, phụ trách đơn vị Nam học BV An Bình, rối loạn cương tăng dần theo tuổi tác nhưng nay có xu hướng trẻ hóa. “Đa số bệnh nhân đến tư vấn là rối loạn cương và xuất tinh sớm, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, tiểu đường”, BS Thuận nói. Trong khi đó, với việc tự điều trị, BS Thuận lo ngại rối loạn cương dương ngày càng đẩy cao tỷ lệ vô sinh nam.

Thay vì đi đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh rối loạn cương dương thì nhiều người lại tìm đến các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có chỉ định. Và không ít trường hợp vừa không cải thiện sức khỏe mà còn mắc thêm bệnh.

Theo GS Trần Quán Anh, Giám đốc BV Nam học và Tiết niệu Tâm Anh (Hà Nội), không chỉ có những người dùng thuốc “rởm” mới bị, mà cả những người dùng thuốc xịn cũng rơi vào tình cảnh tương tự do dùng bừa bãi, không có toa bác sĩ. Một phần nguyên do là việc mua bán các loại thuốc kích thích cường dương tràn lan, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.

Theo các chuyên gia giới tính, những tác dụng phụ của thuốc kích thích cường dương do sử dụng không đúng chỉ định là rất nguy hại. Trong đó nhóm thuốc ức chế PDE-5 (tác dụng co mạch dương vật) được khuyến cáo tránh lạm dụng.

Các nghiên cứu cũng đã tìm ra sự liên quan giữa bệnh về mắt và chất ức chế PDE-5 như sildenafile citrate khi cho rằng có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp, dù được chữa trị cũng không thể phục hồi thị lực ban đầu… “Tốt nhất khi có biểu hiện bệnh rối loạn cương, bệnh nhân nên đến bác sĩ nam khoa và khám tổng quát để tìm nguyên nhân và điều trị đúng đắn”, các chuyên gia nam khoa khuyến cáo.

Meo.vn (Theo Saigongiaiphong)

Khám tổng quát và chuẩn bị thể lực trước khi mang thai

(Webtretho) Để chào đón một thiên thần khỏe mạnh, xinh xắn, mẹ cần  phải duy trì được một thai kỳ hoàn hảo và khỏe mạnh. Vậy điều mẹ cần làm trước  khi mang thai là gì? Hãy chuẩn bị tinh thần cho rất nhiều các thủ tục cần thiết như khám tổng quát, xét nghiệm, tiêm phòng…. Dưới đây là kinh nghiệm của những người đã từng làm mẹ.

Dĩ nhiên mang thai là thiên chức của người mẹ, vì thế việc giữ cho thể lực khỏe mạnh nhằm duy trì một thai kỳ dài hơi suốt hơn 9 tháng không phải là việc dễ dàng. Đa phần các mẹ sẽ có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bạn còn cần cả lời khuyên từ người thân, bạn bè…Dưới đây là một số chẩn đoán và cách thức khám mà bạn cần áp dụng:

Bạn sẽ phải sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Kết quả khám tổng quát này sau khoảng 1 tuần sẽ cho bạn kết luận là bạn có đủ điều kiện mang thai hay không.

Webtretho_chuanbimangthai
Tiêm vắc xin để phòng một số bệnh nguy hiểm là điều chị em nên làm trước khi mang thai. Ảnh: Inmagine.

Về phía người vợ

- Kiểm tra các bệnh lý bất thường ở âm đạo

- Thử máu: để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu không, ngoài ra còn để loại trừ một số bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan B, C….Nếu trong máu chưa có một số kháng thể như viêm gan hoặc rubella, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm phòng các bệnh này trước khi mang thai, vì những bệnh này rất dễ bị nhiễm đối với thai phụ. sau khi tiêm phòng 3-6 tháng mới được có thai.

- Thử nước tiểu: Để kiểm tra lượng protein và đường trong nước tiểu xem có mắc bệnh tiểu đường không.

- Siêu âm vùng ổ bụng xem có u bướu gì không, lúc này bác sĩ thường hỏi thêm một số câu hỏi về tiền sử mang thai nếu bạn mang thai là con rạ, hỏi cả lịch sử mang thai của mẹ bạn nữa…

- Kiểm tra tuyến giáp để loại trừ bệnh bướu cổ…

Chuẩn bị thật chu đáo và luôn bên nhau để chào đón con yêu. Ảnh: Inmagine.

Về phía người chồng:

- Xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B và một số bệnh có nguy cơ lây truyền lẫn di truyền khác.

- Làm tinh dịch đồ (kiểm tra số lượng tinh trùng, tình trạng của tinh trùng…)

- Kiểm tra tính di truyền: Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh…

- Hạn chế và tiến đến từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

- Bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng tinh trùng.

- Chuẩn bị tâm lý làm cha và nguồn tài chính vững vàng để đảm bảo tiến trình mang thai, sinh nở của vợ được chu đáo.