Lưu trữ cho từ khóa: ít chất béo

Món ăn tạo cơ bắp

Thanh niên trai tráng khỏe đẹp nhờ cơ bắp cuồn cuộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng “cầu được, ước thấy”, người thì ốm như “bộ xương cách trí”, kẻ lại có vòng bụng tròn như… chum nước.

Ảnh: Gettyimages

Để có cơ bắp, ngay từ khi còn bé, các cậu con trai đã phải “ti” sữa đều đặn. Sữa chứa nhiều đạm, canxi giúp tăng trưởng chiều cao và cơ bắp. Sai lầm thường thấy là đến một độ tuổi nào đó, khoảng năm-sáu tuổi là các anh nhỏ không thèm uống sữa. Mất nguồn xây dựng đạm, thuộc loại kén ăn (chỉ ăn những món ưa thích) sẽ khiến cơ thể phát triển không cân đối. Và nếu không có một môn thể dục, thể thao ưa thích thì các anh chàng này dù khuân vác vật nặng cũng không thấy bắp to bắp nhỏ đâu cả. Do đó duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày là điều cần thiết. Bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn cách ăn uống để tăng cơ bắp như sau: “Cần ăn nhiều đạm, có nhiều trong thịt, cá, trứng… Cần nhớ ăn đạm không có chất béo đi kèm để có cơ bắp sắc nét. Các vận động viên thể hình thường uống bột đạm để tạo cơ là vậy”.

Các món ăn chỉ có đạm tinh không kèm mỡ như: thịt bò bít tết, bò hầm tiêu, cá nướng… Cần tránh ăn các món: cánh gà chiên giòn, thịt ba rọi chiên, thịt kho rệu… Cần ăn thêm các loại nhuyễn thể: hàu, trai, sò… chúng vừa chứa nhiều đạm, vừa chứa nhiều kẽm giúp cơ thể tổng hợp cơ bắp. Các món gà luộc, gà nướng, vịt luộc… giúp cơ thể tạo sợi cơ nhưng với điều kiện ăn thịt nạc. Trứng luộc, trứng nướng cũng là món chứa nhiều đạm nhưng không tốn nhiều thời gian chế biến, nên sử dụng khi thời gian eo hẹp. Cần nhớ, ăn nhiều đạm, ít chất béo nhưng vẫn phải đầy đủ bốn nhóm như thế mới giúp cơ thể phát triển hài hòa, không thiếu chất.

Dinh dưỡng chỉ là nguyên liệu tạo sợi cơ, còn muốn có cơ bắp cuồn cuộn cần luyện tập. Chính sự luyện tập đã tạo ra nhu cầu giúp cho cơ bắp phình to “hoành tráng”. Không ít người tập luyện huỳnh huỵch để tăng cơ bắp, sau khi thấy “chuột mẹ, chuột con” nổi lên rần rần mỗi lần co tay, nhấc chân đã say men chiến thắng nên nghỉ tập. Một thời gian sau, họ dễ dàng nhận thấy gia đình nhà chuột “cuốn gói” đi đâu mất để lại toàn mỡ trên người. Nguyên nhân, thứ nhất khi tập luyện, tế bào cơ bắp săn chắc, phình to nhưng khi ngưng luyện tập, nhu cầu bị… “cắt”, các tế bào xẹp xuống. Thứ hai, khi ngưng tập các anh vẫn giữ chế độ ăn uống như cũ, trong khi cơ thể cần ít năng lượng hơn. Năng lượng thừa được cơ thể chuyển hóa thành mỡ để dành xài khi cần. Thứ ba, người tập thể thao khi bỏ tập thường mập lên nhanh vì tế bào cơ bắp xài tốn năng lượng gấp ba lần tế bào mỡ. Do đó, nếu vì lý do gì đó mà phải ngưng tập thể dục thể thao, cần điều chỉnh ngay lượng thực phẩm ăn vào sao cho đúng với năng lượng tiêu hao của cơ thể, như thế mới tránh được béo phì.

Meo.vn (Theo PNO)

Sữa chua giảm béo

Chỉ cần ăn sữa chua đều đặn hàng ngày trong chế độ ăn uống của bạn, bạn sẽ tự tin khi không còn vòng eo bánh mỳ. Nó cũng có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn, làm giảm đầy hơi bụng và chứng khó tiêu.

Để giảm cân bằng sữa chua, bạn hãy mua sữa chua không béo hoặc ít chất béo thay vì các hộp sữa chua có đầy đủ chất béo. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm năng lượng và giúp giảm số đo vòng 2 một cách từ từ nhưng hiệu quả.

Khi ăn sữa chua, bạn nên chú ý ăn thành nhiều bữa nhỏ (5-7 bữa ăn nhỏ mỗi ngày) sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn và giúp vòng eo quyến rũ hơn.

Hãy thử sữa chua không đường, hoặc sữa chua dầm với hoa quả sẽ rất thú vị đấy. Khi ấy mùi vị của sữa chua sẽ ngọt ngào hơn mà vẫn rất lành mạnh.

Khi ăn sữa chua để giảm vòng eo, bạn vẫn cần phải duy trì một chế độ ăn uống cân bằng tuy rằng sữa chua là một nguồn canxi và protein cần thiết nhưng vẫn cần đảm bảo tất cả các chất dinh dưỡng khác mà bạn cần.

Chẳng hạn như, bạn nên ăn ít nhất là 5 loại trái cây và rau xanh mỗi ngày, ăn 3-4 cốc sữa chua, 4 bát ngũ cốc nguyên hạt và 500g khẩu phần protein nạc như thịt nạc, ức gà không da.

Ăn 3 cốc sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm béo

Các bạn gái cũng lưu ý là ngay cả khi sữa chua giúp tiêu hao mỡ bụng nhanh chóng và cho bạn vòng 2 thon thả hơn thì bạn cũng vẫn nên tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần.

Bởi vì ngay cả với một chế độ ăn uống tuyệt vời, nó vẫn rất khó khăn để đánh tan vòng eo bánh mỳ nếu không tập thể dục. Chỉ cần 30 phút tập thể dục hàng ngày với các bài tập tốt cho hệ tim mạch sẽ dễ dàng đốt cháy chất béo bụng, cho vòng eo đạt được số đo lý tưởng.

Meo.vn (Theo Infomet)

Tìm ra nguyên nhân khiến các quý ông “yếu” dần

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ dẫn đầu bởi Tiến sĩ Erin LeBlanc cho biết nếu nồng độ testosterone giảm sẽ khiến cho khối lượng cơ bắp, xương, sức mạnh cơ thể yếu đi và khả năng sinh hoạt tình dục ở các quý ông lớn tuổi giảm đi đáng kể.

Bởi khi cơ bắp yếu có nghĩa là quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, mất phối hợp và giảm cân bằng trong cơ khiến các quý ông có thể gặp phải những vấn đề khi di chuyển, ngã hoặc gãy xương.


Thường thì sự mất cơ bắp diễn ra ở đàn ông nhiều hơn so với phụ nữ. Điều đó cho thấy rằng mức độ của hormone giới tính, đặc biệt là testosterone, ảnh hưởng lớn đến thành phần cấu tạo cơ thể và chức năng thể chất.

Nghiên cứu của họ được thực hiện trên gần 1.200 đàn ông ở độ tuổi từ 65. Cơ thể của họ đã được kiểm tra bằng cách sử dụng hệ thống quét công nghệ cao, và khả năng thể chất của họ được đánh giá thông qua các bài tập điện năng cực thấp, tốc độ đi bộ và khả năng nhấc một chiếc ghế mà không sử dụng tay.

"Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng nam giới, tuổi từ 65 tuổi trở lên, với mức độ testosterone cao hơn sẽ bị mất khối lượng cơ ít hơn, đặc biệt là ở tay và chân của họ, so với nam giới độ tuổi này có mức testosterone thấp hơn", LeBlanc cho biết.

"Số lượng testosterone có trong cơ thể của họ có thể duy trì cơ bắp và sức mạnh thể chất khi họ già đi" - LeBlanc kết luận.

Do vậy các quý ông cần lên kế hoạch cho mỗi bữa ăn đầy đủ protein - có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, các loại thịt gia cầm và những thực phẩm ít chất béo để tăng lượng testosterone.

Meo.vn (Theo VTC)

Người bị gan nhiễm mỡ có được uống sữa?

Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa là chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ tăng cân và nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Theo phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ, Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết tại hội thảo về bệnh gan nhiễm mỡ tổ chức tại Hà Nội ngày 23/6 thì Gan nhiễm mỡ là rối loạn ở gan thường gặp nhất. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng người bị béo phì, mỡ trong máu cao, đái tháo đường tuýp 2.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể vì đảm nhiệm nhiều chức năng (chuyển hóa lipid, protein và thuốc, thải độc, dự trữ vitamin...) nhưng lại dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virus, nhiễm độc chất, thuốc gây viêm gan... và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa.

Tuy nhiên, kết luận mới đây của trường Đại học Harvard lại kết luận alf bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ ảnh hưởng đến người nghiện rượu. Các yếu tố nguy cơ thường gặp đối với bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm tiểu đường, béo phì và cholesterol cao.

Các sản phẩm sữa ít chất béo là một phần của một kế hoạch chế độ ăn uống được thiết kế để giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.


Người bị gan nhiễm mỡ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

Bệnh gan nhiễm mỡ không có “chuẩn” cách thức điều trị. Thay vào đó, các bác sĩ giúp đỡ những người bị bệnh gan nhiễm mỡ để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của họ. Cách phổ biến để giảm nguy cơ ban nhiễm mỡ là kiểm soát bệnh tiểu đường, béo phì và cholesterol cao bao gồm việc cải thiện chế độ ăn uống của bạn, giảm cân và tăng mức độ hoạt động thể chất.

Các chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh - có trong các loại hạt, cá, hạt và dầu ô liu.

Sản phẩm từ sữa cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà các loại thực phẩm khác không có. Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa có chất béo là chất béo bão hòa, hoặc không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và cholesterol cao liên quan với gan nhiễm mỡ.

Các thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo (sữa tách kem) giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bạn với các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo.

Giảm cân là con đường ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, nhưng giảm cân quá nhanh lại có thể có nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Bổ sung sữa như một phần của chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp làm giảm mức độ cholesterol và cho phép để giảm cân, nhưng đòi hỏi bạn phải thay đổi cách bạn sử dụng các sản phẩm sữa. Nên chuyển đổi từ sữa nguyên chất sang sữa không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Nếu không chuyển đổi được ngay lập tức thì có thể chuyển đồi dần dần. Bạn cũng nên dùng sữa không béo trong cà phê, hoặc trong các công thức nấu ăn của mình để tránh được rủi ro bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Meo.vn (Theo afamily)

Bị gan nhiễm mỡ có được uống sữa?

Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa là chất béo bão hòa, không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ, Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết tại hội thảo về bệnh gan nhiễm mỡ tổ chức tại Hà Nội ngày 23/6 thì Gan nhiễm mỡ là rối loạn ở gan thường gặp nhất. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng người bị béo phì, mỡ trong máu cao, đái tháo đường tuýp 2.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể vì đảm nhiệm nhiều chức năng (chuyển hóa lipid, protein và thuốc, thải độc, dự trữ vitamin…) nhưng lại dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virus, nhiễm độc chất, thuốc gây viêm gan… và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa.

Tuy nhiên, kết luận mới đây của trường Đại học Harvard lại kết luận alf bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ ảnh hưởng đến người nghiện rượu. Các yếu tố nguy cơ thường gặp đối với bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm tiểu đường, béo phì và cholesterol cao.

Các sản phẩm sữa ít chất béo là một phần của một kế hoạch chế độ ăn uống được thiết kế để giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.

Người bị gan nhiễm mỡ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

Bị gan nhiễm mỡ có được uống sữa?, Sức khỏe, gan nhiem mo, uong  sua, thuc pham, the chat, che do an uong, suc khoe, bao phu nu
Chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc. (Ảnh minh họa)

Bệnh gan nhiễm mỡ không có “chuẩn” cách thức điều trị. Thay vào đó, các bác sĩ giúp đỡ những người bị bệnh gan nhiễm mỡ để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của họ. Cách phổ biến để giảm nguy cơ ban nhiễm mỡ là kiểm soát bệnh tiểu đường, béo phì và cholesterol cao bao gồm việc cải thiện chế độ ăn uống của bạn, giảm cân và tăng mức độ hoạt động thể chất.

Các chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh – có trong các loại hạt, cá, hạt và dầu ô liu.

Sản phẩm từ sữa cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà các loại thực phẩm khác không có. Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa có chất béo là chất béo bão hòa, hoặc không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và cholesterol cao liên quan với gan nhiễm mỡ. Các thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo (sữa tách kem) giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bạn với các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo.

Giảm cân là con đường ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, nhưng giảm cân quá nhanh lại có thể có nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Bổ sung sữa như một phần của chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp làm giảm mức độ cholesterol và cho phép để giảm cân, nhưng đòi hỏi bạn phải thay đổi cách bạn sử dụng các sản phẩm sữa. Nên chuyển đổi từ sữa nguyên chất sang sữa không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Nếu không chuyển đổi được ngay lập tức thì có thể chuyển đồi dần dần. Bạn cũng nên dùng sữa không béo trong cà phê, hoặc trong các công thức nấu ăn của mình để tránh được rủi ro bị bệnh gan nhiễm mỡ.

(Theo aFamily)

Dinh dưỡng phòngchống bệnh tim mạch

Hàm lượng cholesterol cao trong máu lắng đọng ở thành mạch gây xơ vữa là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tim mạch.  Một chế độ ăn uống có ít mỡ bão hoà, ít chất béo đồng phân và ít cholesterol sẽ giúp duy trì được cân nặng hợp lý, huyết áp bình thường và thậm chí làm giảm nguy cơ bị các bệnh lý mạn tính khác bao gồm: tiểu đường type 2, bệnh loãng xương và một số bệnh ung thư khác.

Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Ăn nhiều rau và hoa quả

Trong rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin, chất khoáng, chúng cung cấp rất ít calo. Ăn nhiều rau và hoa quả giúp duy trì cân nặng một cách hợp lý, duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường từ đó giúp giảm các biến cố về tim mạch.

Thay thế các loại thức ăn có nhiều calo bằng các loại rau và hoa quả; Đặc biệt nên ăn các loại rau xanh và hoa quả như rau bina, cà rốt, quả đào và quả mọng. Nên ăn các loại thức ăn có nhiều chất khoáng, vitamin như khoai tây và ngũ cốc. Ăn các loại rau (kể cả rau tươi, rau đông lạnh và rau đóng hộp) và các loại hoa quả thay vì uống nước ngọt. Chọn các loại rau đông lạnh và rau đóng hộp, các loại nước quả không có đường, mỡ bão hòa và mỡ đồng phân hoặc muối khi không có sẵn các loại thức ăn tươi; Không thêm các loại mỡ bão hoà, chất béo đồng phân, đường, muối để chế biến rau và quả.

Chọn các loại thức ăn nhiều tinh bột và chất xơ

Các loại thức ăn toàn tinh bột chưa tinh chế có nhiều chất xơ có thể làm giảm cholesterol máu. Chúng rất quan trọng trong việc phòng các bệnh tim mạch và đột quị. Chất xơ khiến bạn cảm thấy nhanh no, do đó giúp giảm cân tốt hơn. Chọn các loại thức ăn toàn tinh bột  như lúa mì, yến mạch/bột yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch thường và hạt ngũ cốc. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn các loại bỏng ngô, gạo nếp vàng, bột mì, kiều mạch, hạt kê, lúa miến. Chọn các loại bánh mì, các thức ăn khác mà thành phần có nhiều tinh bột.

Nên ăn khoảng 25gam chất xơ mỗi ngày.

Ăn cá tối thiểu 2 lần một tuần

Có nhiều loại cá có hàm lượng cao acid béo omega-3 như  cá hồi, cá trích, không nên ăn các loại cá đông lạnh, và không nên cho thêm nước sốt có kem vào cá. Không nên chế biến cá bằng các loại chất béo bão hoà và chất béo đồng phân.

Những thực phẩm cần lưu ý
Các thực phẩm toàn sữa – chọn các loại thức ăn không có chất béo, chỉ có 0,5% chất béo hay 1% sữa béo và các sản phẩm sữa bò. Chúng có nhiều protein, calci và các chất dinh dưỡng khác mà không có các chất béo bão hoà và cholesterol.

Bơ và sữa có nhiều chất béo bão hoà hơn là sữa toàn phần, không nên ăn nhiều. Hãy chọn các loại dầu thực vật, bơ thực vật.

Phomat: nhiều loại phomat có hàm lượng chất béo bão hoà cao. Nên lựa chọn các loại phomat làm từ sữa có ít chất béo, phomat của Ý có một ít váng sữa, phomat Ricotta vàc các loại phomat ít chất béo khác. Hãy chọn các loại phomat có không quá 3gam chất béo cho mỗi 28,35gam thực phẩm và không quá 2gam chất béo bão hoà cho mỗi 28,35gam thực phẩm.

Trứng: lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, mỗi quả trứng có khoảng 213g cholesterol, (chiếm khoảng 71%). Lòng trắng trứng không có cholesterol và có nhiều loại protein có ích, trong một số thực đơn có thể sử dụng 2 lòng trắng trứng hay 1 lòng trắng trứng với 2 thìa cafe dầu không bão hoà thay vì dùng cả lòng trắng và lòng đỏ trứng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm thay thế trứng có sẵn mà không có cholesterol. Chỉ nên ăn trứng đã luộc chín và lòng trắng trứng mà không nên ăn trứng sống vì chúng có thể có nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm.

Thịt: Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn không quá 150mg thịt mỗi ngày bao gồm thịt lợn sạch, thịt gia cầm, cá hay hải sản.

Thịt bò, cừu, lợn, bê: hầu hết các loại thịt này đều có cùng hàm lượng cholesterol, khoảng 70mg cho mỗi 100gam thịt. Nên ăn các loại thịt đỏ với một lượng vừa phải.

Phủ tạng động vật: bao gồm gan, lách, thận, não và tim. Tất cả các loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Nếu bạn đang ăn kiêng mỡ, chỉ nên thỉnh thoảng ăn chúng. Gan có nhiều sắt và vitamin. Mỗi tháng chỉ cần ăn khoảng 100mg là đủ.

Thịt gia cầm: các loại thịt gà, ngỗng và vịt đều có hàm lượng chất béo cao. Bạn nên bỏ da gà trừ khi bạn cho nướng cả con vì ở dưới lớp da có rất nhiều mỡ.

Cá: Cả thịt cá và dầu cá đều có ít chất béo bão hoà. Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần. Chọn các loại cá có hàm lượng acid béo omega 3 cao như cá ngừ, cá hồi hay cá trích, cá mòi, cá thu. Nên nướng, hấp cá hơn là rán cá.

Hải sản như tôm và cua có nhiều cholesterol nhiều hơn các loại cá hay hải sản khác. Nhưng chúng có ít chất mỡ bão hoà và mỡ toàn phần hơn các loại thịt và gia cầm. Có thể nướng, luộc, rán hay hấp.

Bánh mì: nhiều loại bánh ăn sẵn được làm từ lòng đỏ trứng, chất béo bão hoà và chất béo đồng phân vì vậy không nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Tốt hơn là bạn nên tự làm bánh ở nhà hay chọn các loại bánh ăn sẵn được làm từ dầu ăn không bão hoà, chỉ có khoảng 1% chất béo của sữa và lòng trắng trứng hay các loại thực phẩm thay thế trứng.

Các loại bánh ăn nhanh như bánh rán, bánh nướng, bánh ngọt, bánh qui cũng có nhiều chất béo đồng phân, nó sẽ làm tăng LDL cholesterol máu. Do đó nên ăn ít những thực phẩm này.

Đôi khi việc thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol cũng sẽ không giảm được cholesterol máu như mong muốn. Khi đó bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc làm giảm mỡ máu. Nếu mỡ máu của bạn không quá cao, việc thay đổi chế độ là cách tốt nhất. Nhưng nếu bạn cần phải dùng thuốc làm giảm mỡ máu thì chế độ ăn cũng làm tăng hiệu quả tác dụng của thuốc.

Meo.vn (Theo Suckhoe)

Dinh dưỡng phòng chống bệnh tim mạch

Một chế độ ăn uống có ít mỡ bão hoà, ít chất béo đồng phân và ít cholesterol sẽ giúp duy trì được cân nặng hợp lý, huyết áp bình thường và thậm chí làm giảm nguy cơ bị các bệnh lý mạn tính khác bao gồm: tiểu đường type 2, bệnh loãng xương và một số bệnh ung thư khác.

Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Ăn nhiều rau và hoa quả

Trong rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin, chất khoáng, chúng cung cấp rất ít calo. Ăn nhiều rau và hoa quả giúp duy trì cân nặng một cách hợp lý, duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường từ đó giúp giảm các biến cố về tim mạch.

Thay thế các loại thức ăn có nhiều calo bằng các loại rau và hoa quả; Đặc biệt nên ăn các loại rau xanh và hoa quả như rau bina, cà rốt, quả đào và quả mọng. Nên ăn các loại thức ăn có nhiều chất khoáng, vitamin như khoai tây và ngũ cốc. Ăn các loại rau (kể cả rau tươi, rau đông lạnh và rau đóng hộp) và các loại hoa quả thay vì uống nước ngọt. Chọn các loại rau đông lạnh và rau đóng hộp, các loại nước quả không có đường, mỡ bão hòa và mỡ đồng phân hoặc muối khi không có sẵn các loại thức ăn tươi; Không thêm các loại mỡ bão hoà, chất béo đồng phân, đường, muối để chế biến rau và quả.

Chọn các loại thức ăn nhiều tinh bột và chất xơ

Các loại thức ăn toàn tinh bột chưa tinh chế có nhiều chất xơ có thể làm giảm cholesterol máu. Chúng rất quan trọng trong việc phòng các bệnh tim mạch và đột quị. Chất xơ khiến bạn cảm thấy nhanh no, do đó giúp giảm cân tốt hơn. Chọn các loại thức ăn toàn tinh bột như lúa mì, yến mạch/bột yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch thường và hạt ngũ cốc. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn các loại bỏng ngô, gạo nếp vàng, bột mì, kiều mạch, hạt kê, lúa miến. Chọn các loại bánh mì, các thức ăn khác mà thành phần có nhiều tinh bột.

Nên ăn khoảng 25gam chất xơ mỗi ngày.

Ăn cá tối thiểu 2 lần một tuần

Có nhiều loại cá có hàm lượng cao acid béo omega-3 như cá hồi, cá trích, không nên ăn các loại cá đông lạnh, và không nên cho thêm nước sốt có kem vào cá. Không nên chế biến cá bằng các loại chất béo bão hoà và chất béo đồng phân.

Những thực phẩm cần lưu ý

Các thực phẩm toàn sữa – chọn các loại thức ăn không có chất béo, chỉ có 0,5% chất béo hay 1% sữa béo và các sản phẩm sữa bò. Chúng có nhiều protein, calci và các chất dinh dưỡng khác mà không có các chất béo bão hoà và cholesterol.

Bơ và sữa có nhiều chất béo bão hoà hơn là sữa toàn phần, không nên ăn nhiều. Hãy chọn các loại dầu thực vật, bơ thực vật.

Phomat: nhiều loại phomat có hàm lượng chất béo bão hoà cao. Nên lựa chọn các loại phomat làm từ sữa có ít chất béo, phomat của Ý có một ít váng sữa, phomat Ricotta vàc các loại phomat ít chất béo khác. Hãy chọn các loại phomat có không quá 3gam chất béo cho mỗi 28,35gam thực phẩm và không quá 2gam chất béo bão hoà cho mỗi 28,35gam thực phẩm.

Trứng: lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, mỗi quả trứng có khoảng 213g cholesterol, (chiếm khoảng 71%). Lòng trắng trứng không có cholesterol và có nhiều loại protein có ích, trong một số thực đơn có thể sử dụng 2 lòng trắng trứng hay 1 lòng trắng trứng với 2 thìa cafe dầu không bão hoà thay vì dùng cả lòng trắng và lòng đỏ trứng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm thay thế trứng có sẵn mà không có cholesterol. Chỉ nên ăn trứng đã luộc chín và lòng trắng trứng mà không nên ăn trứng sống vì chúng có thể có nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm.

Thịt: Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn không quá 150mg thịt mỗi ngày bao gồm thịt lợn sạch, thịt gia cầm, cá hay hải sản.

Thịt bò, cừu, lợn, bê: hầu hết các loại thịt này đều có cùng hàm lượng cholesterol, khoảng 70mg cho mỗi 100gam thịt. Nên ăn các loại thịt đỏ với một lượng vừa phải.

Phủ tạng động vật: bao gồm gan, lách, thận, não và tim. Tất cả các loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Nếu bạn đang ăn kiêng mỡ, chỉ nên thỉnh thoảng ăn chúng. Gan có nhiều sắt và vitamin. Mỗi tháng chỉ cần ăn khoảng 100mg là đủ.

Thịt gia cầm: các loại thịt gà, ngỗng và vịt đều có hàm lượng chất béo cao. Bạn nên bỏ da gà trừ khi bạn cho nướng cả con vì ở dưới lớp da có rất nhiều mỡ.

Cá: Cả thịt cá và dầu cá đều có ít chất béo bão hoà. Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần. Chọn các loại cá có hàm lượng acid béo omega 3 cao như cá ngừ, cá hồi hay cá trích, cá mòi, cá thu. Nên nướng, hấp cá hơn là rán cá.

Hải sản như tôm và cua có nhiều cholesterol nhiều hơn các loại cá hay hải sản khác. Nhưng chúng có ít chất mỡ bão hoà và mỡ toàn phần hơn các loại thịt và gia cầm. Có thể nướng, luộc, rán hay hấp.

Bánh mì: nhiều loại bánh ăn sẵn được làm từ lòng đỏ trứng, chất béo bão hoà và chất béo đồng phân vì vậy không nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Tốt hơn là bạn nên tự làm bánh ở nhà hay chọn các loại bánh ăn sẵn được làm từ dầu ăn không bão hoà, chỉ có khoảng 1% chất béo của sữa và lòng trắng trứng hay các loại thực phẩm thay thế trứng.

Các loại bánh ăn nhanh như bánh rán, bánh nướng, bánh ngọt, bánh qui cũng có nhiều chất béo đồng phân, nó sẽ làm tăng LDL cholesterol máu. Do đó nên ăn ít những thực phẩm này.

Đôi khi việc thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol cũng sẽ không giảm được cholesterol máu như mong muốn. Khi đó bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc làm giảm mỡ máu. Nếu mỡ máu của bạn không quá cao, việc thay đổi chế độ là cách tốt nhất. Nhưng nếu bạn cần phải dùng thuốc làm giảm mỡ máu thì chế độ ăn cũng làm tăng hiệu quả tác dụng của thuốc.

Theo BS. Trần Bá Hiếu

Meo.vn (Theo TNO)

Mẹ ăn uống tốt, con khó bị dị tật bẩm sinh

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, phụ nữ nào có một chế độ ăn uống ít chất béo và nhiều chất xơ một năm trước khi mang thai thường ít có khả năng có con bị dị tật ống thần kinh và hở hàm ếch (sứt môi).


Ảnh: Shutterstock

Để rút ra kết luận trên, theo hãng tin ANI, các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Mỹ) khảo sát ở hơn 10.000 phụ nữ tại 10 bang ở Mỹ. “Chế độ ăn uống có chất lượng cao trong một năm trước khi mang thai có liên quan với việc giảm nguy cơ bị các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi”, theo tiến sĩ Suzan L.Carmichael cùng các đồng nghiệp của bà.

Meo.vn (Theo TNO)

Dinh dưỡng tuyệt vời từ khoai lang

Khoai lang có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Có thể thay thế khoai lang cho bữa ăn chính của trẻ? Bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ cùng bạn đọc PNO những thông tin thú vị về giá trị đích thực của loại khoai này.

Giá  trị dinh dưỡng của khoai lang

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong khoai lang cho thấy có rất nhiều tinh bột, một ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…

Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là một loại lương thực, thực phẩm tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần, hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì chúng rất dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận trường. Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Năng lượng của khoai lang cũng tương đương khi so với cơm  hay khoai tây. Nếu chúng ta ăn bổ sung hay ăn dặm thêm khoai lang sẽ là cách cung cấp thêm bột đường và năng lượng trong trường hợp ăn cơm ít và chậm tăng cân ở trẻ.

Tuy nhiên, như bất cứ thực phẩm nào, tác dụng của khoai lang cũng có hai mặt nếu sử dụng không hợp lý. Ăn khoai lang rất thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như ngăn ngừa táo bón, nhưng nếu lạm dụng, ăn quá nhiều cũng có thể gây thừa cân béo phì do thừa đường hoặc đầy bụng khó tiêu.


Chưa có nghiên cứu chứng minh khoai lang chữa biếng ăn

Có khá nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng cho trẻ ăn khoai lang có thể chữa được bệnh biếng ăn. Tuy nhiên, bác sĩ Yến Thủy cho biết đây chỉ là thông tin truyền miệng, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp kết quả này. Trong trường hợp nếu có trẻ ăn nhiều hơn khi thực đơn của bé được bổ sung thêm món khoai lang thì có thể do bé ăn thấy ngon, hợp khẩu vị, lạ miệng hoặc có thể cơ địa và khả năng tiêu hóa của bé thích hợp với khoai lang.

Đa dạng phương pháp chế biến

Khoai lang có thể dùng để thay thế một phần cơm, bún, phở… trong bữa ăn chính (với điều kiện trong bữa chính đã có đủ đạm, béo, rau…) hoặc làm bữa ăn phụ xen giữa các bữa chính của trẻ.

Trong quá trình sử dụng, có thể chế biến khoai bằng nhiều cách: cắt nhỏ hấp cơm, luộc, nướng, chiên, lùi tro, phơi khô rồi luộc chín ngào với đường,… giúp món ăn đa dạng, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, riêng với trẻ béo phì, phụ huynh nên chọn phương pháp hấp hay luộc, hạn chế món khoai chiên.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên cho trẻ ăn khoai lang sống vì khó tiêu hóa và không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm bệnh giun sán.

Meo.vn (Theo PNO)

9 phương pháp nấu nướng có lợi cho sức khỏe

Các nhà dinh dưỡng học khẳng định, phương pháp nấu nướng sẽ quyết định hàm lượng dưỡng chất còn lại trong thức ăn.

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm đó là tránh sử dụng quá nhiều dầu, mỡ. Sau đây là một số kỹ thuật nấu nướng giúp bạn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.

1. Hấp

Hấp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng hơi nước. Cách nấu này được xem là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất và có thể sử dụng cho mọi loại thực phẩm. Trong món hấp, nước được đun sôi và hơi nước nóng tác động đến thực phẩm, món ăn sẽ chín dần. Để tăng thêm hương vị cho món ăn trong quá trình nấu, bạn có thể cho thêm nước sốt vào phần nước hấp.

Những lợi ích của phương pháp hấp:

- Dễ chuẩn bị

- Bảo quản được các chất dinh dưỡng

- Mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn

- Thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy

- Hạn chế tối đa lượng chất béo trong thức ăn

2. Xào

Trong phương pháp này, thức ăn được nấu với nhiệt độ trung bình. Người nấu sẽ phải đảo thức ăn liên tục để chúng chín đều và giòn mà không bị cháy. Xào chỉ dùng lượng dầu ăn rất ít.

Món xào mang đến những lợi ích:

- Chuẩn bị khá nhanh và dễ dàng

- Dùng nhiều loại rau xanh và những thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe.

- Sử dụng những chất béo có lợi ở mức nhiệt độ trung bình

3. Nướng vỉ

Trong khi nướng, nguồn nhiệt khô sẽ tiếp xúc với bề mặt của thực phẩm ở bên trên hoặc bên dưới. Thông thường, món nướng sẽ sử dụng các nguồn nhiệt trực tiếp, nhờ đó,  những miếng thịt đã được thái và tẩm ướp kỹ từ trước sẽ chín khá nhanh. Trong quá trình nướng, chất béo trong thịt sẽ chảy dần ra ngoài. Cần chú ý không để thực phẩm bị cháy đen, tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Chế biến món ăn bằng cách nướng mang lại lợi ích:

- Loại bỏ bớt lượng chất béo dư thừa có trong thực phẩm và hạn chế việc sử dụng dầu ăn.

4. Quay

Thức ăn - sau khi được đặt trên giá, trong chiếc chảo chuyên dụng dành cho món quay hoặc xiên vào xiên quay để có thể quay tròn - sẽ tiếp xúc với nguồn nhiệt khô từ bếp lò, khiến cho bề mặt của thực phẩm có màu nâu vàng, làm tăng hương vị cho món ăn.

Trong quá trình quay, bạn nên đặt thực phẩm lên giá gác phía trên chiếc chảo quay để lượng chất béo trong thực phẩm chảy nhỏ giọt ra ngoài. Bên cạnh đó, cần thường xuyên dùng dầu ô-liu quét lên thực phẩm nhằm mục đích chống cháy cho món ăn.

Chế biến thực phẩm bằng cách quay là loại bỏ được chất béo trong thực phẩm và hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn cần dùng.

5. Nướng lò

Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các món bánh mì, hải sản, thịt gia cầm và rau xanh. Nướng lò là kỹ thuật làm chín thức ăn bằng cách cho thực phẩm tiếp xúc với sức nóng khô và sự đối lưu nhiệt bình thường trong lò nướng hoặc các loại bếp nướng ngoài trời. Nướng lò có công dụng hạn chế việc dùng chất béo trong món ăn ở mức thấp nhất.

6. Chần

Khi chần, thực phẩm sẽ được đun sôi nhẹ trong các loại chất lỏng như sữa, nước dùng hoặc rượu thay vì dùng dầu ăn. Kỹ thuật nấu này thích hợp với các món cá, gà, trứng và những loại thực phẩm dễ bị cứng khi luộc.

Lợi ích của phương pháp chần:

- Thời gian chuẩn bị nhanh

- Hạn chế việc dùng dầu ăn hoặc chất béo

- Thích hợp với các món ăn không có rau

7. Om

Om là kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô. Đầu tiên, thức ăn sẽ được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao. Sau đó, món ăn sẽ được đậy vung và tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước thích hợp, tùy theo hương vị của món ăn. Trong một số công thức, món ăn sẽ tự tiết ra nước và tạo thành một hỗn hợp nước sốt đặc sệt thơm ngon.

Món om hạn chế việc sử dụng dầu ăn và giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn.

8. Chiên áp chảo

Kỹ thuật chiên áp chảo dùng để nấu những thực phẩm đã được thái miếng nhỏ và mỏng. Chiên áp chảo khá giống với phương pháp xào vì chúng cũng dùng một ít chất béo cho vào chiếc chảo nông để làm chín thức ăn ở nhiệt độ cao. Loại chảo chống dính sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất béo cần dùng.

Với kỹ thuật chiên áp chảo, hình dáng, lượng nước và hương vị của thực phẩm sẽ được giữ nguyên.

9. Sử dụng thảo mộc và gia vị

Đây là một trong những cách tốt nhất để làm tăng màu sắc, mùi vị và hương thơm cho món ăn mà không cần phải cho thêm muối hoặc dầu ăn.Các loại thảo mộc tươi nên được cho vào giai đoạn sau cùng của quá trình nấu nướng để chúng không bị héo. Ngược lại, các loại thảo mộc khô cần cho vào món ăn sớm hơn.

Lợi ích của việc sử dụng thảo mộc và gia vị:

- Bảo quản được các chất dinh dưỡng của món ăn

- Hạn chế việc sử dụng muối

Những kỹ thuật nấu nướng lành mạnh nhất

- Đối với các món nướng hoặc xào, nên sử dụng chảo chống dính để hạn chế lượng dầu ăn cần dùng.

- Cắt giảm ½ lượng muối trong món ăn và thay thế bằng các loại thảo mộc, nước chanh hoặc giấm…

- Nên dùng dầu ô-liu.

- Thay thế các loại nước sốt hoặc nước thịt đậm đặc bằng nước sốt rau củ và sốt tương ớt.

- Thường xuyên lựa chọn trái cây thay cho các món bánh ngọt tráng miệng.

- Chú ý nhiều hơn đến bột mì, bột gạo thô và giảm bớt các loại bột trắng đã được tinh chế.

- Hấp rau xanh thay vì luộc.

- Chọn những sản phẩm làm từ loại trứng ít cholesterol.

Meo.vn (Theo Lifemojo)