Lưu trữ cho từ khóa: insulin

Béo phì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không?

Cháu lớn nhà tôi năm nay 9 tuổi những đã nặng hơn 35kg. Cháu ăn rất ngon miệng và thường rất thích ăn. Tôi vô cùng lo lắng, bác sĩ cho tôi hỏi béo phì có ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu không ạ?

beo-phi-co-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-be-khong

Trả lời:

Vóc dáng của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: như gen di truyền, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, v.v … và cả hormon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra.

Trẻ béo phì đều có dinh dưỡng quá dư, trước khi phát triển thành người lớn. Các bệnh tật do béo phì gây ra chưa tiến triển đến mức ảnh hưởng đến độ phát triển. Nếu không có khiếm khuyết di truyền, không có dị tật chức năng gò dưới đồi – tuyến yên thì nói chung không ảnh hưởng đến độ phát triển của trẻ béo phì.

Tuy đã có nghiên cứu cho biết, hormon sinh trưởng của trẻ béo phì phản ứng thấp với phóng thích hormon sinh trưởng của gò não dưới, đường huyết thấp và kích thích hoạt động giảm, nhưng mức tiết cơ bản không khác mấy so với trẻ bình thường. Hơn nữa, do tác dụng thúc đẩy tăng trưởng bởi insulin tăng cao, khiến trẻ béo phì thường cao hơn trẻ cùng lứa. Nhưng do ảnh hưởng của mỡ đối với trao đổi hormon tình dục, nên tuổi dậy thì của trẻ béo phì đến sớm, đầu xương phát triển sớm, rốt cuộc chiều cao cũng bằng hoặc hơi thấp hơn trẻ cùng tuổi.

Theo Benh.vn

The post Béo phì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh có thể từ từ đến gần xuất hiện mà không hề có một sự cảnh báo trước nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho căn bệnh tiểu đường hưng họ thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những vấn đề khác.
nhung-dau-hieu-de-nhan-biet-benh-tieu-duong
Tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, việc nhận ra các dấu hiệu này càng sớm càng tốt là rất quan trọng để giảm thiểu tối đa các vấn đề sức khỏe và các biến chứng phức nguy hiểm và phức tạp.

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường:

- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
- Tiểu nhiều, khát nhiều: Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao..
- Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.
- Giảm cân không kiểm soát: Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.
- Vết thương lâu lành: Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
- Bệnh về da: Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu
- Mờ mắt: Dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.
- Nhiễm nấm: Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.
- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.
Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Lưu ý: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.
The post Những dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tiểu đường kết hợp cao huyết áp: Biến chứng trên mắt

Tiểu đường và cao huyết áp là hai loại bệnh không chỉ thường gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở người trẻ. Tiểu đường và cao huyết áp là những bệnh lý ảnh hưởng toàn thân, đe dọa sức khỏe mọi người, nhưng lại thường bị bỏ quên. Không những thế, hai bệnh này thường gây tổn thương âm thầm trên mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đái tháo đường (ĐTĐ)

Bệnh ĐTĐ liên quan đến sự cố insulin – hormon kích thích tế bào của cơ thể hấp thu nguồn năng lượng glucose trong máu. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị ĐTĐ thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống, ít hoạt động thể lực…

Có hai dạng:

- ĐTĐ loại 1 (phụ thuộc insulin): chiếm 10%, thường gặp ở người trẻ, có triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy đi nhanh chóng;

- ĐTĐ loại 2 (không phụ thuộc insulin): chiếm 90%, xuất hiện ở người trên 30 tuổi, béo phì, ít triệu chứng, diễn tiến âm thầm.

Biến chứng:

Đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng ở mắt

Bệnh ĐTĐ có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, bệnh tim và thận. Nhưng có một điều ít ai chú ý đến là căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng ở mắt, mà nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước phát triển hiện nay. Vì là bệnh liên quan đến các mạch máu nhỏ, ĐTĐ dễ gây nhiều tổn thương trên mắt, đặc biệt là võng mạc (màng thần kinh ở đáy mắt) qua nhiều giai đoạn từ những tổn thương rất nhỏ như vi phình mạch, nốt xuất huyết… đến những tổn thương nặng nề hơn như gây chảy máu trong mắt dẫn đến co kéo, bong võng mạc và mù lòa.

Ngoài ra, ĐTĐ còn có thể gây những biến chứng trên mạch máu võng mạc như tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, tắc động mạch võng mạc, tổn thương vùng hoàng điểm. Những biến chứng này càng làm cho tình trạng mắt nặng nề hơn, có thể dẫn tới tân mạch và glaucoma. Ở những giai đoạn sớm, tổn thương nhỏ trên mắt, laser có thể giúp ích và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Trong những tổn thương nặng hơn, điều trị hiệu quả sẽ không cao và bệnh có thể tiếp tục tiến triển không ngăn ngừa được.

Vì vậy, kiểm tra mắt định kỳ là tối cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ, dù cho người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng gì bất thường ở mắt. Kiểm tra mắt có chụp huỳnh quang mạch máu võng mạc giúp phát hiện các giai đoạn bệnh tiểu đường trên mắt, từ đó có được hướng điều trị và theo dõi phù hợp.

Cao huyết áp

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp tâm thu là áp lực động mạch đo được khi tim co. Huyết áp tâm trương là áp lực máu đo được khi tim giãn. Bệnh nhân được xem là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Bệnh tăng huyết áp đang là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của mọi người và là nguyên nhân gây tàn phế, tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Nguyên nhân của bệnh khá phức tạp và đang còn tiếp tục được nghiên cứu song có thể xác định được một số nguy cơ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này là: tuổi tác, chế độ ăn nhiều muối (natri chlorur), hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, căng thẳng thần kinh, stress, di truyền…

Có hai loại tăng huyết áp:

- Thứ phát: thường gặp ở bệnh nhân trẻ, chiếm khoảng 10%, do bị thận, nội tiết hoặc dùng thuốc;

- Nguyên phát: chiếm từ 90 – 95%, thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu không điều trị sẽ có nhiều biến chứng ở cơ quan khác như tim, não, thận, mạch máu…

Biến chứng:

Cao huyết áp có thể gây tổn thương trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc cũng tương tự như những dấu hiệu do ĐTĐ, và đôi khi cũng cần điều trị bằng laser. Ngoài ra, cao huyết áp cũng có khả năng gây nghẽn tắc những mạch máu ở mắt, cũng như ở não, tim hay cơ quan khác. Vì vậy kiểm tra mắt sẽ giúp bác sĩ tổng quát chuyên về cao huyết áp theo dõi được mức độ nâng cao của huyết áp và có biện pháp phòng ngừa, điều trị.

Theo SK&DS

Người ngủ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã tiến hành khảo sát trên 21 người khỏe mạnh và được theo dõi chặt chẽ trong vòng gần 6 tuần. Họ được xem xét giờ đi ngủ, ngủ trong thời gian bao lâu, cùng với đó là các yếu tố như hoạt động thường ngày và chế độ ăn uống.

Ở những người ngủ ít, nồng độ glucose tăng và sự tiết insulin kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Ông Orfeu Buxton – Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Kết quả của nghiên cứu này cũng góp phần lý giải vì sao những công nhân làm việc ca đêm thường dễ mắc tiểu đường hơn những công nhân làm ban ngày, bởi vì những người làm đêm vừa phải đối mặt với việc đồng hồ sinh học bị đảo lộn, đồng thời họ cũng không được ngủ đủ giấc vào ban ngày. Do vậy, việc ngủ đủ là rất quan trọng với sức khỏe, giúp tránh được suy nhược cơ thể, giảm mắc nhiều bệnh và nên cố gắng ngủ ngon, ngủ sâu là tốt nhất”.

Theo Suckhoedoisong

14 mẹo làm tiêu tan chất béo trong cơ thể

Bạn đã thử gần như tất cả mọi thứ từ thói quen tập thể dục đến không ăn vặt. Nhưng bạn vẫn thấy khó khăn để giảm đi vài kilogam. Vấn đề của bạn ở đây là gì?

Chính là bạn cần phải đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Dưới đây là 14 lời khuyên sẽ giúp bạn đốt cháy các chất béo không cần thiết đang lưu cữu trong cơ thể.

1. Ăn thêm chất béo: Đừng nghĩ rằng vì sợ béo mà tránh ăn các chất béo, vì có các chất béo tốt và lành mạnh như axit béo Omega 3 rất tốt cho cơ thể, giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và cải thiện độ nhạy insulin tức là cải thiện khả năng làm giảm lượng đường trong máu với insulin trong số các bệnh nhân tiểu đường. Khi bổ sung chất béo lành mạnh vào cơ thể, bạn sẽ cảm thấy có thể kiểm soát một phần chế độ ăn uống của mình và cuối cùng giúp bạn giảm cân.

2. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống: Một cách khác để đốt cháy chất béo là tăng cường nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống để điều hòa ruột. Nếu không ăn đủ chất xơ có thể dẫn đến táo bón, mà táo bón có thể là một lý do đầy hơi và có thể làm cho cơ thể không thể loại bỏ chất béo.Chất xơ được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả…

3. Giảm stress: Hãy dành một chút thời gian cho chính mình bằng cách làm bất cứ điều để giảm stress. Ví dụ như tập thở và tập thiền như một thói quen hàng ngày. Căng thẳng có thể khiến bạn không thể giảm cân vì càng căng thẳng bạn càng ăn nhiều. Stress cũng sẽ cải thiện khả năng miễn dịch, phản xạ và luôn tỉnh táo.

4. Tăng cường vitamin D: Thiếu vitamin ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn khó giảm cân. Vitamin D được coi là có tác dụng về quản lý trọng lượng. Vì vậy, nên ra ngoài vào mỗi buổi sáng để nhận được ánh nắng mặt trời và không khí trong lành.

5. Ngủ đủ giấc: Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng thiếu ngủ là một nguyên nhân chính gây tăng cân. Đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ giúp bạn luôn cảm thấy khỏe khoắn và giảm hẳn căng thẳng, đồng thời làm sáng da, bóng tóc.

6. Bổ sung canxi: Thiếu hụt canxi có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Tăng cường lượng canxi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ béo phì. Vì vậy, nên uống sữa và ăn nhiều sữa chua không béo… sẽ rất tốt cho cơ thể.

7. Ăn một bữa ăn sáng lớn: Bắt đầu một ngày của bạn với một bữa ăn sáng lành mạnh và đầy đủ. Những người ăn sáng no sẽ có nhiều khả năng trao đổi chất cao hơn và giảm cân nhanh hơn so với những người không ăn sáng. Bạn có thể ăn sáng kèm theo trái cây, nước ép rau và các loại hạt…

8. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Nếu bạn bắt đầu một ngày với một bữa ăn sáng khá nhiều thì bạn sẽ không có nguy cơ thèm ăn trong ngày. Nhưng hãy cẩn thận với thói quen ăn uống theo tâm trạng hoặc cảm xúc hoặc những khi căng thẳng, những lúc như vậy nên ăn các bữa ăn nhỏ thay vì ăn một suất ăn lớn. Điều này sẽ giúp trao đổi chất tốt hơn và đốt cháy nhiều chất béo.

9. Uống nhiều trà/cà phê: Mặc dù trà và cà phê không được khuyến khích để uống nhiều, nhưng không thể phủ nhận rằng caffeine trong cà phê và catechins trong trà làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể cũng nhâm nhi trà xanh / thảo dược với tác dụng tương tự.

10. Tập thở hàng ngày: Các bài tập thở như kapaalbhati và pranayam làm giảm căng thẳng, và lo lắng. Điều này giúp đốt cháy nhiều chất béo trong cơ thể. Ngoài ra các bài tập thở là một cách tuyệt vời để làm săn chắc cơ bụng của bạn.

11. Ăn nhiều trái cây: Các chất phytochemical có trong trái cây và rau quả được cho là có tác dụng hỗ trợ giảm chất béo vì chúng phân hủy chất béo trong các tế bào mỡ. Vì vậy, mỗi ngày nên ăn một vài phần của trái cây và rau quả trong ngày, loại thực phẩm này cũng có lượng calo thấp.

12. Vận động cả ngày: Không thể tập thể dục cả ngày nhưng bạn vẫn có thể gữ cho cơ thể ở trạng thái vận động và thực hiện một số bài tập đơn giản, ví dụ như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, xuống xe buýt dừng lại và đi bộ đến nơi cần đến, đi dạo trong giờ giải lao ở nơi làm việc… Tất cả sẽ góp phần giúp bạn giảm cân.

13. Uống nhiều nước: Nước là thức uống tốt nhất bạn có thể uống nếu bạn muốn giảm cân. Uống một lít nước mỗi ngày làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể và đốt cháy những chất béo cứng đầu nhất.

14. Ăn nóng: Ăn thức ăn nhiều gia vị cũng có thể tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn, đồng thời có thể đánh thức hệ thống thần kinh và giúp bạn chống lại chất béo.

Một điều quan trọng không kém đó là phải có một thái độ tích cực đối với tất cả mọi thứ và bạn chắc chắn sẽ gặt hái kết quả tích cực.

BACSI.com (Theo Afamily)

Phất phơ lá mía

Mươi hôm trước, nhiều báo Mỹ đưa tin về cuộc ghép đa tạng (tuỵ, gan, thận) cứu sống bé Angela sáu tuổi. Cuối năm ngoái, Steve Jobs – cha đẻ iPad và Raph Steiman – giải Nobel Y học 2011 rời bỏ chúng ta. Năm 2015, tuỵ nhân tạo sẽ góp mặt trên thị trường. Bao nhiêu là chuyện, khổ có vui có, xung quanh cái lá mía trong người chúng ta.

Phất phơ lá mía

Cuộc ghép đa tạng thần kỳ. Ngày 8.3.2012, FoxNews, ABC News, msnbc.com… đồng loạt đưa tin ghép tạng cứu sống bé gái khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Hội chứng Wolcott-Rallison (WRS) là một bệnh di truyền hiếm, gây tiểu đường lệ thuộc insulin và suy tạng, thường có kết cuộc bi thảm. Angela Bushi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhận một lá mía, một lá gan và hai quả thận mới. Lên một, bé đã bị tiểu đường, năm tuổi bị cảm cúm, có triệu chứng suy gan vào cuối năm 2011. Ngày 29.12.2011, cuộc mổ được thực hiện tại bệnh viện Jackson Memorial, đại học Y Miami Miller, bang Florida. Cuộc mổ kéo dài 14 giờ, Angela hồi phục về nhà sau gần hai tháng nằm viện. Cháu không cần insulin nữa.

Phất phơ trước gió

Thảnh thơi lá mía. Chắc ít ai biết tuyến tuỵ (tiếng Anh pancreas) dài khoảng 15cm, rộng khoảng 3,5cm giống như trái chuối dẹp, nằm vắt ngang từ đầu ruột non đến lá lách núp sau bao tử, nằm sâu trong bụng. Không nhớ lúc nào tôi kết được tên gọi lá mía trong dân gian với tuyến tuỵ trong y học. Lá mía rất gợi hình. Trước gió, thân cây thẳng đong đưa, các tàu lá mía mềm mại phất phơ, mộc mạc nên thơ. Trong cơ thể, lá mía thảnh thơi điều hoà lượng đường trong máu giúp chúng ta sinh hoạt êm đềm. Một mình lo hai việc vừa nội tiết vừa ngoại tiết. Tuỵ nội tiết điều hoà lượng đường trong máu (đường huyết) bằng các hormon. Tuỵ ngoại tiết chế tạo các enzym và thải vào tá tràng làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn. Lá mía bị xáo trộn, có lắm chuyện khổ đau.

Tuỵ nội tiết chỉ chiếm 1 – 2% tổng số tế bào của tuỵ mà gồm cả triệu cụm tế bào gọi là tiểu đảo Langerhans (islets of Langerhans). Sao mà tinh vi, tiểu đảo chứa bốn loại tế bào khác nhau, có phận sự khác nhau. Đặc biệt quan trọng là tế bào alpha chế tạo hormon tên là glucagon, các tế bào bêta nhả ra insulin, các tế bào delta tiết ra somatostatin. Các hormon được nhả thẳng vào dòng máu đi khắp cơ thể. Thật ngộ nghĩnh, các tiểu đảo này như thể là các đảo quốc biệt lập chí thú sản xuất hormon chẳng lý gì tuỵ ngoại tiết chung quanh. Hàm lượng các hormon trong máu mới tác động trực tiếp lên tuỵ nội tiết.

Phất phơ lá mía

Phận sự tuyệt vời: điều hoà lượng đường trong máu. Khi đường huyết lên cao (sau khi ăn chẳng hạn), các tế bào bêta tiết ra insulin. Hormon này kích thích các tế bào trong cơ thể tóm lấy đường glucoza khiến đường huyết giảm xuống, cũng báo cho lá gan biến đường thành dạng dự trữ glycogen. Khi đường huyết xuống dưới mức chuẩn, các tế bào alpha tiết ra glucagon, lệnh cho gan tái chế glycogen thành glucoza rồi đổ lại vào dòng máu. Insulin và glucagon cân bằng đường huyết.

Cùng lo với lá mía

Cảm động chuyện xưa. Trong bệnh viện ở Toronto – Canada, các trẻ hấp hối vì tiểu đường được tập trung trong các phòng rộng, 50 trẻ hoặc hơn trong mỗi phòng, phần lớn hôn mê. Người thân đau khổ chờ đợi cái chết của các bé. Các bác sĩ Banting, Best và Collip đi từng giường để tiêm tinh chất tuỵ tạng. Trước khi đến lượt các trẻ hấp hối cuối cùng thì vài trẻ được chích đầu tiên đã tỉnh dậy khỏi cơn hôn mê, trong tiếng hoan hô của người thân. Giải Nobel Sinh lý hoặc Y học năm 1923 được trao cho Frederic Banting và J. J. R Macleod vì tìm ra insulin. Banting chia tiền thưởng cho Charles Best, người cộng tác cận kề, và Macleod cũng làm vậy với James Collip. Bằng sáng chế insulin được bán cho đại học Toronto với giá tượng trưng nửa đôla. Từ insulin thay thế từ isletin dùng lúc ban đầu. Isletin là tên gọi từ gốc Latinh xuất phát từ islet (tiểu đảo) Langerhans. Insulin người là một hormon peptid gồm 51 acid amin.

Thương cho lá mía. Xáo trộn chủ yếu là bệnh tiểu đường, mất cân bằng của lượng đường trong máu. Tiểu đường loại 1 (lệ thuộc insulin) xảy ra từ sự phá huỷ các tế bào bêta. Một bệnh tự miễn tấn công các tiểu đảo Langerhans. Lượng insulin trong máu rất thấp hoặc không có. Lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Bệnh nhân cần nguồn insulin từ bên ngoài. Bệnh thường gặp ở người trẻ, nhất là khoảng 10 – 14 tuổi. Nguyên nhân tiểu đường loại 2 (không lệ thuộc insulin) chưa được hiểu rõ. Có sự kết hợp của sự lờn insulin, rối loạn chức năng tế bào bêta và viêm. Đây là một bệnh của đường huyết. Bệnh nhân có thể không cần insulin và đôi khi kiểm soát được đường huyết nhờ tập thể dục, ăn lành và vài thứ thuốc.

Đỡ đần cho trọn

Phất phơ lá mía

Ghép tuỵ đầu tiên thực hiện năm 1966, dùng tuỵ của người hiến tạng để ghép vào người bệnh mà tuỵ không hoạt động tốt nữa. Thường ghép tuỵ thực hiện chung với ghép thận, hầu như chỉ dành cho người bệnh loại 1 bị biến chứng trầm trọng. Năm 1979, người ta bắt đầu thực hiện ghép một phần tuỵ lấy từ người sống. Những năm gần đây, kết quả được cải thiện và nguy cơ giảm nhiều.

Tuỵ nhân tạo đang được thử nghiệm lâm sàng. Tiểu đường loại 1 rất nghiêm trọng. Không có cách nào ngoài việc tiêm insulin suốt đời.

Đã có nhiều thiết bị tốt để chích insulin. Phương cách lý tưởng nhất đang ló dạng. Tuỵ nhân tạo là thiết bị điện tử kiểm tra đường huyết, biết được cơ thể cần bao nhiêu, từ đó cung cấp insulin. Tự máy này làm việc với cơ thể người bệnh, không cần sự can thiệp của con người.

Sớm nhất năm 2015, FDA Hoa Kỳ mới chuẩn nhận tuỵ nhân tạo dùng đại trà.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng

Thương sao lá míaTiếc thương. Raph Steinman ra đi ngày 30.9.2011, mấy ngày sau khi Steve Jobs qua đời (5.10). Lá mía của hai vĩ nhân bị ung thư tàn phá. Steinman mắc loại ung thư tuỵ xuất phát từ các tế bào ngoại tiết ác tính thật cao, thường giết người trong vòng một năm. Steinman chiến đấu tích cực, đã thử tám liệu pháp, kéo dài cuộc sống đến bốn năm rưỡi. Ông chết ba ngày trước khi giải Nobel Y học 2011 được công bố dành cho ông. Steve Jobs chết vì loại ung thư tuỵ mọc từ tiểu đảo Langerhans, rất hiếm, ác tính nhẹ, cơ may khỏi bệnh được tính bằng nhiều năm. Jobs chỉ có bảy năm sống thêm là một nuối tiếc.

Nhắn các đệ tử Lưu linh. Rượu làm hư tuỵ. Ống tuỵ chạy dọc theo tuyến tuỵ đem dịch tuỵ đổ vào tá tràng (phần đầu ruột non) giúp tiêu hoá thức ăn. Có vài yếu tố làm tăng áp lực trong các ống dẫn. Ống tuỵ bị bể, dịch tụy trào ra phá tan thịt của chính mình… gây viêm tuỵ. Thủ phạm thường là rượu và sỏi mật. Viêm tuỵ không nhẹ đâu, lại là bạn của dân nhậu sớm say chiều xỉn.

Ít người biết. Insulinom là bướu mọc từ tiểu đảo Langerhans chế tạo thật nhiều insulin, gây ra chứng hạ đường huyết trầm trọng thường xuyên. Hầu hết là bướu lành. Phải mổ bứng khối bướu. Nang tuỵ là do ống tuỵ nghẹt, dịch tụ trong bọc phồng lên. Lá mía nhỏ, dẹp, ẩn sâu sau bao tử vậy mà có lúc thành một cái bọc lớn đội thành bụng lên như trái banh. Rất may, hầu hết là lành, có thể tự xẹp, có khi cần mổ.

(Theo SGTT)

Những người không nên ăn trái cây vào buổi sáng

Trái cây có thể là một yếu tố chính của một bữa ăn sáng lành mạnh, tuy nhiên, ăn trái cây vào buổi sáng có thể không mang lại lợi ích cho một số người.

Nhất là những người đang mang trong mình một vài chứng bệnh nào đó.

Ví dụ, người được chẩn đoán với tiền tiểu đường hoặc người có bệnh tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu vào lúc đói buổi sáng cao hơn mức bình thường so với những người khác. Trái cây có lượng carbohydrates cao sẽ đẩy lượng đường trong máu cao hơn. Những người có dạ dày nhạy cảm với các axit trong thực phẩm cũng nên tránh ăn trái cây có tính axit cao trong buổi sáng.

Những người có dạ dày nhạy cảm với các axit trong thực phẩm cũng nên tránh ăn trái cây có tính axit cao trong buổi sáng.

Những người nên tránh ăn hoa quả buổi sáng

Bệnh nhân tiền tiểu đường: Một người được chẩn đoán với tiền tiểu đường hoặc nhạy cảm với glucose nếu mức đường trong máu của ông là trong khoảng 100 đến 125 mg/dL vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Theo khuyến cáo của bác sĩ thì người được chẩn đoán tiền tiểu đường nên chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường. Và ăn hoa quả có chứa hàm lượng carbohydrates cao vào buổi sáng có thể đẩy lượng đường trong máu của họ lên rất cao.

Bệnh nhân tiểu đường: Một người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu lúc đói là 126 mg/dL hoặc cao hơn. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cho biết họ cảm nhận rõ những cái gọi là "hiện tượng bình minh," tức là các kích thích tố trong cơ thể được phát hành vào máu để kích thích gan để giải phóng glucose từ 4-8 giờ sáng. Cơ thể của người bị bệnh tiểu đường không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách để giữ cho lượng glucose ở mức chấp nhận được thì kết quả là nồng độ đường trong máu thường cao vào buổi sáng. Vì vậy, nếu ăn trái cây có lượng carbohydrate cao buổi sáng thì càng đẩy những mức độ đường trong máu cao hơn bình thường.

Những loại trái cây cần tránh

Trái cây có carbohydrates: Bất kỳ loại quả nào chứa carbohydrates cao cũng sẽ làm tăng mức đường trong máu vào buổi sáng. Các loại nước ép trái cây cũng có lượng carbohydrates cao và không có các lợi ích của chất xơ, nên không thể giúp giữ cho mức đường trong máu thấp hơn, bởi hầu hết các loại nước ép bán trên thị trường đều có pha thêm một lượng đ]ngf khá lớn. Trái cây khô và trái cây đóng hộp dạng xi-rô cũng có lượng đường nhân tạo fructose cao, thậm chí cao còn có lượng carbohydrates cao hơn trong trái cây tươi.

Trái cây có lượng axit cao: Dạ dày của một người hoàn toàn trống rỗng vào buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Nếu dạ dày của bạn dễ bị kích thích với các loại thực phẩm có tính axit cao thì khi ăn một số loại trái cây lúc dạ dày trống rỗng có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn (đau dạ dày).

Hoa quả có tính axit cao bao gồm cam, chanh, me và bưởi... Một số loại quả khác cũng có lượng lượng axit cao và gây ra vấn đề về dạ dày dù là ăn một mình hoặc kết hợp với các thức ăn khác.

Meo.vn (Theo Tintuconline)

Dùng nước mắt đo lượng đường trong máu

Nước mắt con người giờ đây đã có thể được sử dụng để đo lượng đường trong máu.

Với phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường, họ thường xuyên phải chịu đau đớn các đầu ngón tay vì lấy máu xét nghiệm lượng đường trong máu hàng ngày.

Ý tưởng sử dụng nước mắt để đo lượng đường trong máu không phải là mới. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã phát triển thêm thiết bị cảm biến điện hóa để phát hiện những thay đổi thành phần hóa học dù là nhỏ nhất trong nước mắt.


Do lượng đường huyết trong nước mắt thấp hơn từ 30 – 50 lần so với lượng đường trong máu, nên những thiết bị cảm biến trước đây không thể phát hiện chính xác sự thay đổi lượng đường huyết trong nước mắt.

Thử nghiệm mới đây sử dụng 5 microlit nước mắt để phân tích nồng độ đường và các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu trong tương lai sẽ chỉ cần từ 1- 2 microlit nước mắt.

Ưu điểm của công nghệ mới là bệnh nhân sẽ không phải khóc để lấy mẫu nước mắt. Thay vào đó, thiết bị cảm biến điện hóa mang hình dáng giống cây kim sẽ được châm lên bề mặt mắt để hút nước mắt, sau đó máy tính sẽ phân tích các dữ liệu để đo lượng đường.

Tiểu đường là căn bệnh khiến cơ thể không thể duy trì lượng đường tự nhiên ở mức thấp bằng cách sản sinh ra insulin. Thông thường, đường sẽ được hấp thụ qua các tế bào trong cơ thể với sự giúp đỡ của insulin. Tuy nhiên với những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của họ sẽ không thể tự kiểm soát lượng đường mà phải nhờ vào các biện pháp trị liệu insulin để ngăn lượng đường cao, gây thương tổn tới các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh.

Khoảng 25 triệu người tại Mỹ mắc bệnh tiểu đường, và trên toàn thế giới là 346 triệu người.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nước mắt để theo dõi lượng đường trong máu là biện pháp đơn giản và hữu hiệu với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những thực hiện chế độ chăm sóc mắt hàng ngày thì kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn rất nhiều.

Meo.vn (Theo Infonet)

Ngừa tiểu đường bằng cá

Các nhà khoa học thuộc Đại học Valencia (Tây Ban Nha) phát hiện rằng ăn cá có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.

Ảnh: Shutterstock

Theo hãng tin ANI, để rút ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu khảo sát ở 945 phụ nữ và nam giới tuổi từ 55-80 có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao.

Các chuyên gia nhận thấy, ăn cá giúp giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường. Cá cũng giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim. Theo các chuyên gia, đó là do cá chứa nhiều axít béo omega-3 giúp cải thiện khả năng kháng insulin cho cơ thể, qua đó giúp giảm nguy cơ tiểu đường.

Trong khi đó, ăn thịt đỏ quá nhiều lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường và gây giảm tuổi thọ chủ yếu là vì mắc bệnh tim và ung thư.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Tăng chiều cao với 9 mẹo cực dễ

Có được chiều cao như siêu mẫu là mong ước của nhiều phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tìm đến viện thẩm mỹ được.

Nhiều phụ nữ luôn tỏ ra thất vọng vì vóc dáng hạt tiêu của mình và luôn tự hỏi làm sao để tăng chiều cao được như mơ ước. Tuy nhiên, việc giúp kéo dài cơ thể phải được thực hiện từ từ,đòi hỏi chị em phải kiên trì, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mới có thể cao thêm vài cm.

1. Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm giàu vitamin D và canxi như nghêu, sò, ốc, hến, cá biển nên được bổ sung hàng ngày để giúp bạn tăng cường thêm chiều cao . Ngoài ra, những chất chứa nhiều collagen như gân bò cũng giúp tăng phần sụn đầu xương, giúp tăng chiều cao đáng kể.

2. Tập xà đơn

Mỗi ngày tập kéo xà đơn 3 lần, mỗi lần 5 phút sẽ giúp kéo dài cơ thể.

3. Tập bơi


Bơi được coi là môn thể thao giúp cơ thể đẹp và tăng chiều cao rất tốt. Mỗi ngày dành thời gian bơi 1 giờ sẽ giúp bạn có được chiều cao ao ước.

4. Đạp xe

Chỉ cần nâng yên xe đạp lên mức cao và đạp 90 phút mỗi ngày cũng là bài tập tăng chiều cao rất tốt cho bạn.

5. Đeo tạ chân

Sử dụng loại tạ chân nặng chừng 1kg, nằm trên giường để thõng chân xuống. Cách này sẽ giúp kéo dài khớp mắt cá.

6. Học yoga

Không chỉ giúp thư giãn, các động tác yoga còn có tác dụng kéo dài các cơ và khớp, hỗ trợ việc tăng chiều cao tối ưu.

7. Chỉnh lại tư thế

Luôn giữ lưng thẳng khi ngồi máy tính nếu không bạn sẽ bị cong cột sống, khiến bạn thậm chí còn bị lùn đi vài cm.

8. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ sâu giúp sản sinh ra hóc môn làm tăng chiều cao, vì thế hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tránh stress.

9. Tránh ăn ngọt

Đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ vì lượng đường cao sẽ tăng tiết insulin làm ức chế họat động của hormon tăng trưởng.

Meo.vn (Theo Eva)