Lưu trữ cho từ khóa: huyết ứ

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H'Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Thuốc chữa trĩ có gây dị tật cho thai nhi?

Tôi năm nay 30 tuổi, đã có một cháu trai. Gần đây tôi chữa trĩ bằng thuốc Đông y, đã uống được 15 thang. Trong lúc uống thuốc lại có thai. Tôi rất lo, không biết các vị thuốc chữa trĩ tôi đã uống có gây dị tật cho thai nhi không?

Vũ Thị Minh (Hà Nội)

Thai nghén dễ làm cho bệnh trĩ nặng lên.

Đông y quan niệm cơ thể con người có thể thuộc hàn, thuộc nhiệt hay không hàn không nhiệt. Thầy thuốc Đông y được đào tạo cơ bản thường biết khám và phân biệt được thể hàn hay nhiệt. Với người thể hàn, tùy mức độ để cho thuốc ấm hay nóng. Với người thể nhiệt cho thuốc mát hay lạnh.

Người có thai thường xếp vào thể nhiệt.

Người bị bệnh trĩ thường cũng xếp vào dạng huyết nhiệt – huyết ứ. Vì vậy thuốc điều trị trĩ và an thai có nhiều vị giống nhau nghĩa là cùng phải dùng thuốc mát.

Khi có thai, người mang thai hay có các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,… Đông y có nhiều vị thuốc để chữa nghén và dọa sẩy thai đã được cha ông ta sử dụng từ hàng ngàn đời nay. Điều đó chứng tỏ Đông dược có nhiều vị thuốc có tác dụng an thai chống nghén chứ không gây độc cho thai nhi. Tuy vậy bạn nên thông báo mình có thai để thầy thuốc chữa trĩ biết mà điều chỉnh thuốc cho an toàn và hiệu quả.

Người có thai bình thường nên hạn chế dùng thuốc. Nhưng khi có bệnh vẫn cần chữa. Có điều phải tìm thầy thuốc chuyên khoa để tránh cái không mong muốn.

Người có thai và trong giai đoạn cho con bú nên tạo không khí phấn khởi vui tươi, tránh căng thẳng lo lắng vì căng thẳng, lo lắng không có lợi cho thai phát triển hoặc có thể làm mất sữa trong giai đoạn cho con bú.

Theo Báo sức khỏe & Đời sống

Chữa ba thể bệnh của gút

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn.

a
Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động... là dấu hiệu bệnh gút. (Ảnh minh họa)

Trong Đông y có thể chia bệnh làm các thể dưới đây:

Thể thấp nhiệt nghẽn tắc kinh mạch: Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động...

Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Một số vị thuốc có thể dùng: phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích tiểu đậu, ý dĩ nhân... Sắc uống.

Thể huyết ứ đàm trở: Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xương đen sạm. Có thể dùng đào nhân, hồng hoa, ngũ linh chi, xuyên khung... Sắc uống

Thể can thận suy hư: Bệnh kéo dài lâu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Thể này có thể dùng tần cửu, xuyên khung, bạch thược, đỗ trọng, cam thảo... Sắc uống.

Tùy vào thể bệnh mà có thể gia giảm, dùng các vị thuốc khác nhau. Người bệnh cần được chẩn đoán và uống thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng
(Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam)
Meo.vn (Theo Bee)

Thái hóa đốt sống cổ

Y học cổ truyền quan niệm rằng, bệnh này do tình trạng phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc cơ thể bị bế tắc gây nên.


Ảnh minh họa.

Các thể bệnh

Bệnh hay gặp ở người cơ thể yếu, người có tuổi… gây nên đau, cử động khó khăn. Tùy theo thể bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, do phong hàn, thì triệu chứng gồm: đầu, gáy, vai và phần lưng bên trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt… Thể can thận âm hư thì có những triệu chứng: gáy, vai, vai-lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ… Thể khí trệ huyết ứ thì có các biểu hiện: đầu, gáy, vai, vai-lưng bị đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đau ít, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào thấy đau, chân tay tê mỏi, co rút (ban đêm bị nhiều hơn ban ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết… Với thể khí huyết đều hư, biểu hiện gồm: đầu, gáy khó cử động, yếu, tay chân yếu, nhất ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hồi hộp, nhịp thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng…

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch, thì triệu chứng xuất hiện là, đầu, gáy, vai, lưng đều đau, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn ói, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt…

Các phép chữa

Với trường hợp do phong hàn y học cổ truyền dùng phép trị "khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc", dùng bài thuốc "Quế chi gia cát căn thang gia giảm", gồm các vị: 15g cát căn; quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua (cùng 9g), 6g cam thảo, 3g tam thất, 3 lát gừng tươi, và 3 quả đại táo. Nếu trường hợp cử động khó, đau nhiều thì gia thêm nhũ hương, một dược (đều 6g). Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thì thay bài "Quế chi gia cát căn thang gia giảm" bằng bài "Phòng phong thang gia giảm", gồm các vị thuốc: phòng phong, cát căn (cùng 12g), tần giao, uy linh tiên, khương hoạt (đều 9g), phục linh, đương quy, quế chi (đồng 6g), và 3g ma hoàng.


Ảnh minh họa.

Thể can thận âm hư thì phép trị là "tư bổ can thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài "hổ tiềm hoàn gia giảm", gồm các vị thuốc: ngưu tất, thục địa, đan sâm (đều 12g), đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thố ty tử, kê huyết đằng (cùng 9g).

Với thể khí huyết đều hư, huyết ứ thì phép trị là "bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài thuốc "Hoàng kỳ quế chi ngũ thang gia vị", gồm: quế chi, cát căn (cùng 9g), xích thược, bạch thược (cùng 12g), hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, sinh khương 6g, và 4 trái đại táo.

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch thì phép trị là "hóa đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài "phục linh hoàn gia giảm", gồm các vị: phục linh, trần bì, địa long (cùng 12g), đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử (cùng 10g), cát cánh 6g, và 3g tam thất.

Lương y Như Tá

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Nấm kim châm – Vị thuốc quý

Nấm kim châm (NKC) còn gọi là nấm kim tuyến. Ở Việt Nam quen gọi NKC. Nấm có 2 màu: màu nâu vàng hoặc vàng nhạt gọi là NKC (kim là vàng). Nấm có màu trắng gọi là nấm ngân châm (ngân là bạc). Ở Hà Nội có bán NKC Hàn Quốc để trong túi nilông trông như những cọng giá dài trắng khoảng dưới 10cm và có nụ tròn ở đầu.

Trong NKC có 16 loại axít amin trong đó có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người, trong đó có nhiều lysin và kẽm giúp trí nhớ và trí lực của trẻ phát triển, cho nên được gọi là “nấm tăng trí nhớ của trẻ” và “nấm ích trí”. Do có nhiều kali nên NKC rất thích hợp với người tăng huyết áp, phòng chữa tai biến mạch máu não. NKC giảm hàm lượng cholesterol và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày nên chống béo phì. Thường xuyên ăn NKC có thể phòng và trị bệnh gan và bệnh loét dạ dày. NKC còn có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống khuẩn tiêu viêm, bài tiết các kim loại nặng khỏi cơ thể…

Một số món ăn, bài thuốc có sử dụng NKC

- Thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp: NKC tươi 250g, giá đậu xanh 150g, gia vị, muối, xì dầu, mì chính, gừng, dấm, tiêu bột, dầu thơm. NKC bỏ gốc rửa sạch, giá đậu đãi vỏ rửa sạch, chần giá và nấm bằng nước sôi vớt ra để ráo, sau đó trộn với các gia vị trên.

- Bệnh gan, suy yếu tình dục: NKC tươi 100g, tôm nõn 50g, gia vị: lá cải thìa 200g, nước dùng gà 750g, dầu rán, dầu thơm, muối, mì chính, hành, gừng. NKC bỏ gốc rửa sạch, lá cải thìa rửa sạch thái sơ. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ tôm nõn, hành, gừng, lá cải vào xào qua rồi đổ nước dùng gà vào cùng với NKC, muối đun sôi. Cuối cùng nêm mì chính, dầu thơm là được.

- Can thận yếu, suy giảm tình dục, tiêu hóa kém. Dùng thích hợp với sản phụ suy nhược cơ thể, kém ăn:cá trê 1 con khoảng 500g; NKC một ít; gừng, tỏi, hành thái nhỏ, mộc nhĩ lượng vừa đủ; muối 1/4 thìa con; tinh bột 1/2 thìa con, hạt tiêu 1 ít. Xì dầu 1/2 thìa canh, nước 1 cốc, đường 1 thìa con, muối 1/4 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu 1 ít. Cá trê làm sạch đem ướp gia vị, rán qua, gắp ra để ráo dầu. NKC cùng mộc nhĩ ngâm mềm, tráng nước sôi, để ráo. Phi thơm gừng, tỏi, cho NKC, mộc nhĩ đảo nhanh, tra rượu, gia vị, đun sôi, cho cá, om đến khi nước cạn đặc, tra hành.

- Bổ khí huyết, lợi thủy tiêu thũng, hoạt huyết điều kinh, mạnh gân cốt, dùng thích hợp cho người bị ho do phổi yếu, trĩ ra máu, kiết lỵ ra máu, huyết ứ sau khi đẻ: chim cút 4 con, nấm hương 2 cái, táo tàu 2 quả; NKC, mộc nhĩ, gừng, hành vừa đủ dùng. Nước gừng, rượu mỗi thứ 1/2 thìa con, muối 1/4 thìa con, tinh bột, xì dầu mỗi thứ 1 thìa con, đường 1/8 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu một ít. Nấm hương ngâm mềm, bỏ đế cuống rửa sạch, thái sợi, NKC, mộc nhĩ ngâm mềm, nhúng qua nước sôi, rửa sạch để ráo, táo tàu bỏ hạt rửa sạch. Chim cút làm sạch, bỏ nội tạng, lọc xương lấy thịt, thái miếng mỏng, đem ướp cùng nấm hương, NKC, mộc nhĩ, gừng, táo tàu, rắc hành phía trên. Đun to lửa hấp cách thủy 10 phút, tưới ít mỡ nước, ăn lúc còn nóng.

- Trẻ em thỉnh thoảng bị chảy máu cam. Do có hỏa táo hoặc nhiệt khí, nên dùng NKC để làm thức ăn trị liệu. Nếu không có NKC còn tươi thì dùng NKC thái khô. Mỗi lần dùng NKC chừng một lạng, phối hợp với cá hoặc thịt, nấu canh cho trẻ dùng theo bữa cơm. Cứ một tuần lễ dùng 2 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

- Phòng chữa loãng xương, tăng huyết áp: 2 thanh đậu phụ, 150g nấm linh chi, nấm rơm, NKC, 50g thịt cua, 2 thìa cà phê tỏi, hành xay, 2 thìa súp nước dùng, 1 thìa cà phê bột năng, dầu ăn, gia vị đậu tương, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê dầu mè, 1/2 thìa súp tương ớt. Rửa nấm, thái nhỏ, phi hành, tỏi, cho thịt cua, nấm vào xào, nêm gia vị. Cho nước dùng đun sôi, cho bột năng pha loãng vào, thái đậu phụ thành miếng, cho sốt lên, hấp 5 phút.

- Phòng chữa béo phì, thanh nhiệt giải độc (NKC trộn dưa giá): NKC 200g, giá đậu xanh 200g, 1/2 củ cà rốt, 1/2 quả dưa leo, 1 quả ớt sừng, 10g ngò rí, trộn đều với 1 thìa súp dấm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê ớt băm. NKC cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước. Giá đậu xanh rửa sạch, ngắt bỏ đầu và gốc. Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi. Dưa leo bỏ ruột, cắt lát mỏng, ớt sừng bỏ hạt, cắt miếng. Cho NKC, giá, dưa leo, ớt sừng, ngò rí vào thố, rưới nước trộn vào trộn đều.

Lưu ý: Cần phân biệt với hoa kim châm là hoa hiên làm cảnh, cũng được dùng làm thức ăn và thuốc.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Ăn uống khi gan nhiễm mỡ

Thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả hay cho ra gan nhiễm mỡ khiến nhiều người thấy lo lắng.

Lương y Như Tá cho rằng, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ chưa phải là bệnh lý của gan, mà đó chỉ là sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cần điều chỉnh lại các yếu tố nguy cơ. Thường gan nhiễm mỡ hay gặp ở những người béo phì, nghiện rượu, tiểu đường dạng 2; dùng nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất béo...

Đa phần những người có gan nhiễm mỡ không có biểu hiện triệu chứng, mà biết được là qua xét nghiệm. Tình trạng tích mỡ tại gan diễn ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm nhận được. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan.


Bắp, rau muống, cà rốt... cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ - Ảnh: Minh Khôi - Hạ Huy

Ăn uống, bài thuốc

Theo lương y Như Tá, với người khi xét nghiệm cho biết gan nhiễm mỡ, thì cần giảm thức ăn béo, giảm lượng mỡ động vật, lòng đỏ trứng, tránh rượu, hạn chế dùng phủ tạng động vật. Nên dùng nhiều rau củ quả tươi xanh, như cải xanh, cải cúc, rau muống, cà chua, cà rốt, mướp, dưa chuột, quả dâu, bắp, trà xanh... Bên cạnh đó cần vận động cơ thể nhiều hơn.

Ngoài ra, theo lương y Như Tá, tùy vào thể bệnh mà y học cổ truyền có những bài thuốc khác nhau. Với thể can khí uất kết - người hay khát nước, tiểu ít, hông sườn đầy tức, bụng đầy; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: bạch thược, bạch truật (cùng 15g), chỉ thực, phục linh (cùng 30g), đương quy 12g, sài hồ, sơn tra, uất kim (cùng 12g), bạc hà, chỉ xác (cùng 8g), cam thảo 6g, sắc (nấu) uống.

Nếu thể khí trệ huyết ứ thì biểu hiện hay mệt mỏi, hay đau nhói trước ngực; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa, đương quy, bạch thược (12-16g), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (cùng 10-12g), đơn sâm 12g, hồng hoa, sung quý tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung, ô dược, uất kim (cùng 8-10g).

Nếu thể tỳ hư đờm thấp, biểu hiện chân tay mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy...; trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự (cùng 10-12g), trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (cùng 6-10g), chích thảo 3g, ô dược 10g, sơn tra 10g, sắc uống. Cách sắc như sau: cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn 1 chén, chắt nước ra; cho tiếp 2 chén nước vào, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Gout – bệnh của nhà giàu

Goutte còn gọi là thống phong, là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa acid uric. Bệnh được mô tả từ thời Hy Lạp cổ, ở thế kỷ 4 trước Công nguyên, Hippocrate đã mô tả và gọi đó là “bệnh của những ông vua”. Vì thời đó do ăn uống vô độ nên các bậc vua chúa hay bị mắc bệnh này và khi mắc bệnh thống phong thì cực kỳ đau đớn nên Hippocrate đã gọi như vậy.

Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh goutte đang có chiều hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân và không còn là “bệnh của riêng người giàu” nữa.

Bệnh có đặc điểm là viêm khớp (do lắng đọng acid uric), điển hình là viêm một khớp, 70% thường hay gặp ở khớp ngón chân cái.

Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như các đợt viêm khớp cấp, cơn đau khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau… Đau khớp đã trở thành nỗi kinh hoàng ở những người mắc bệnh goutte.

Đau khớp thường kéo dài 1-2 ngày, giảm dần sau 7-10 ngày.

Bệnh tái phát nhiều lần. Thường những lần sau, thời gian đau càng kéo dài, lâu khỏi hơn, nhiều khớp bị đau hơn…

Trong các đợt bệnh cấp, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đi lại khó khăn, tính tình cáu gắt thất thường…

Tuổi mắc bệnh thường gặp ở lứa tuổi 35-45. 95% thường gặp ở nam giới khỏe mạnh.

Người ta thấy một số các yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi của bệnh như stress: căng thẳng thần kinh, tức giận, lo lắng quá mức… có thể gặp sau một chấn thương vào khớp, sau phẫu thuật, uống rượu, nhiễm khuẩn… hoặc sau một bữa ăn nhiều thịt. Còn có thể gặp do nguyên nhân dùng một số thuốc như vitamin C, aspirin, lợi tiểu, thuốc chống lao pirazinamid…

Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận…

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh.

Bệnh nhân đã mắc bệnh goutte thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não… Hoặc ngược lại, các bệnh nhân mắc bệnh trên cũng dễ mắc bệnh goutte.

Bệnh goutte có thể điều trị tốt bằng:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Sử dụng thuốc nhằm 2 mục đích, cắt cơn goutte cấp và phòng ngừa viêm khớp tái phát, sỏi thận, suy thận…

Điều trị cần liên tục, kéo dài để hạ và duy trì acid uric máu ở mức bình thường.

Người bệnh nên biết rằng: kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Để dự phòng và hạn chế tiến triển của bệnh, người bệnh cần:

Định kỳ kiểm tra sức khỏe, sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc… Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Thay đổi hành vi sinh hoạt:

Nên hạn chế các yếu tố thuận lợi gây cơn goutte cấp: tránh căng thẳng thần kinh, tránh gắng sức, lo lắng thái quá…

Nếu béo bệu thì nên tập thể dục thể thao để tránh dư cân. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn, vừa sức.

Ngâm chân nước nóng hằng ngày là có ích, tuy nhiên không nên ngâm chân trong giai đoạn cấp, không dùng nước quá nóng.

Chế độ ăn uống:

Ăn vừa phải chất đạm, chỉ cần đủ cung cấp cho cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không nên ăn nhiều thịt, số lượng đạm ăn vào không nên quá nhu cầu của cơ thể.

Để giảm acid uric máu, nên hạn chế ăn tim gan, thận động vật, trứng cá, cá trích, cá đối, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc… vì đây là những thực phẩm có nhiều chất purin có thể làm tăng acid uric máu. Không uống rượu, hạn chế uống bia. Nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các nước khoáng có ga. Bicarbonat có tác dụng kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng đào thải acid uric.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nên có chế độ tập luyện thích hợp kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp.

Theo y học cổ truyền, thống phong là do tà khí lưu trệ ở gân mạch. Khí huyết ứ trệ kinh lạc gây ra. Thống phong có nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có bài thuốc chữa như sau:

Thể đàm thấp bế tắc kinh lạc:

Triệu chứng: Da thịt đau nhức, chóng mặt buồn nôn, xương khớp đau nhức tê cứng, nóng lạnh, rêu lưỡi bệu.

Bài thuốc: Đại táo 12 quả, quế chi 12g, thược dược 12g, hoàng kỳ 12g, sinh khương 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết ứ tắc:

Triệu chứng: Tay chân da thịt đau như kim châm, đau một chỗ nhất định, ban đêm đau nhiều, co rút, miệng khô táo, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết.

Bài thuốc: Hương phụ chế 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, chích thảo 4g, hồng hoa 12g, ngũ hương 6g, chính địa long 6g, khương hoạt 12g, ngũ linh chi 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can thận âm hư:

Triệu chứng da thịt xương khớp đau nhức như bị đánh, chóng mặt hoa mắt, ù tai, lòng bàn chân bàn tay, mỏ ác nóng, họng khô, lưỡi đỏ.

Bài thuốc: Bạch thược 12g, tỏa dương 8g, can thương 4g, quy bản 24g, trần bì 6g, hoàng bá 16g, thục địa 16g, tri mẫu 8g. Sắc uống ngày một thang.

Goutte còn gọi là thống phong, là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa acid uric. Bệnh được mô tả từ thời Hy Lạp cổ, ở thế kỷ 4 trước Công nguyên, Hippocrate đã mô tả và gọi đó là “bệnh của những ông vua”. Vì thời đó do ăn uống vô độ nên các bậc vua chúa hay bị mắc bệnh này và khi mắc bệnh thống phong thì cực kỳ đau đớn nên Hippocrate đã gọi như vậy.

Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh goutte đang có chiều hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân và không còn là “bệnh của riêng người giàu” nữa.

Bệnh có đặc điểm là viêm khớp (do lắng đọng acid uric), điển hình là viêm một khớp, 70% thường hay gặp ở khớp ngón chân cái.

Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như các đợt viêm khớp cấp, cơn đau khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau… Đau khớp đã trở thành nỗi kinh hoàng ở những người mắc bệnh goutte.

Đau khớp thường kéo dài 1-2 ngày, giảm dần sau 7-10 ngày.

Bệnh tái phát nhiều lần. Thường những lần sau, thời gian đau càng kéo dài, lâu khỏi hơn, nhiều khớp bị đau hơn…

Trong các đợt bệnh cấp, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đi lại khó khăn, tính tình cáu gắt thất thường…

Tuổi mắc bệnh thường gặp ở lứa tuổi 35-45. 95% thường gặp ở nam giới khỏe mạnh.

Người ta thấy một số các yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi của bệnh như stress: căng thẳng thần kinh, tức giận, lo lắng quá mức… có thể gặp sau một chấn thương vào khớp, sau phẫu thuật, uống rượu, nhiễm khuẩn… hoặc sau một bữa ăn nhiều thịt. Còn có thể gặp do nguyên nhân dùng một số thuốc như vitamin C, aspirin, lợi tiểu, thuốc chống lao pirazinamid…

Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận…

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh.

Bệnh nhân đã mắc bệnh goutte thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não… Hoặc ngược lại, các bệnh nhân mắc bệnh trên cũng dễ mắc bệnh goutte.

Bệnh goutte có thể điều trị tốt bằng:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Sử dụng thuốc nhằm 2 mục đích, cắt cơn goutte cấp và phòng ngừa viêm khớp tái phát, sỏi thận, suy thận…

Điều trị cần liên tục, kéo dài để hạ và duy trì acid uric máu ở mức bình thường.

Người bệnh nên biết rằng: kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Để dự phòng và hạn chế tiến triển của bệnh, người bệnh cần:

Định kỳ kiểm tra sức khỏe, sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc… Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Thay đổi hành vi sinh hoạt:

Nên hạn chế các yếu tố thuận lợi gây cơn goutte cấp: tránh căng thẳng thần kinh, tránh gắng sức, lo lắng thái quá…

Nếu béo bệu thì nên tập thể dục thể thao để tránh dư cân. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn, vừa sức.

Ngâm chân nước nóng hằng ngày là có ích, tuy nhiên không nên ngâm chân trong giai đoạn cấp, không dùng nước quá nóng.

Chế độ ăn uống:

Ăn vừa phải chất đạm, chỉ cần đủ cung cấp cho cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không nên ăn nhiều thịt, số lượng đạm ăn vào không nên quá nhu cầu của cơ thể.

Để giảm acid uric máu, nên hạn chế ăn tim gan, thận động vật, trứng cá, cá trích, cá đối, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc… vì đây là những thực phẩm có nhiều chất purin có thể làm tăng acid uric máu. Không uống rượu, hạn chế uống bia. Nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các nước khoáng có ga. Bicarbonat có tác dụng kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng đào thải acid uric.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nên có chế độ tập luyện thích hợp kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp.

Theo y học cổ truyền, thống phong là do tà khí lưu trệ ở gân mạch. Khí huyết ứ trệ kinh lạc gây ra. Thống phong có nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có bài thuốc chữa như sau:

Thể đàm thấp bế tắc kinh lạc:

Triệu chứng: Da thịt đau nhức, chóng mặt buồn nôn, xương khớp đau nhức tê cứng, nóng lạnh, rêu lưỡi bệu.

Bài thuốc: Đại táo 12 quả, quế chi 12g, thược dược 12g, hoàng kỳ 12g, sinh khương 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết ứ tắc:

Triệu chứng: Tay chân da thịt đau như kim châm, đau một chỗ nhất định, ban đêm đau nhiều, co rút, miệng khô táo, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết.

Bài thuốc: Hương phụ chế 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, chích thảo 4g, hồng hoa 12g, ngũ hương 6g, chính địa long 6g, khương hoạt 12g, ngũ linh chi 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can thận âm hư:

Triệu chứng da thịt xương khớp đau nhức như bị đánh, chóng mặt hoa mắt, ù tai, lòng bàn chân bàn tay, mỏ ác nóng, họng khô, lưỡi đỏ.

Bài thuốc: Bạch thược 12g, tỏa dương 8g, can thương 4g, quy bản 24g, trần bì 6g, hoàng bá 16g, thục địa 16g, tri mẫu 8g. Sắc uống ngày một thang.
Theo suckhoedoisong

Phòng và chữa thống phong

Y học hiện đại gọi thống phong là goutte (gút), đó là bệnh do rối loạn chuyển hóa còn có tên gọi là bệnh viêm khớp do acid uric. Bệnh liên quan nhiều đến chế độ ăn.
Bệnh goutte có đặc điểm là tăng lắng đọng các tinh thể acid uric hay muối urat monosodium ở xung quanh khớp (điển hình là khớp ngón bàn chân cái) ở màng hoạt dịch, xương, ở sụn. Sự lắng đọng này tạo thành các hạt tophi, có thể thấy hạt tophi ở dưới da, ở sụn vành tai. Từ việc lắng đọng các muối urat trong thận sẽ dẫn tới bệnh sỏi thận. Thận bị viêm sẽ dẫn tới bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch. Những người quá béo hay đang bị bệnh tiểu đường cần cảnh giác hơn với goutte. Bệnh goutte được phân làm 3 thể:

- Thể bẩm sinh hay bệnh Lesch – Nyhan. Nguyên nhân do thiếu men HGPT. Bệnh nhân nhỏ tuổi, lượng acid uric trong máu đã cao quá ngưỡng, thể bệnh này rất nặng nhưng may là hiếm gặp.

- Bệnh goutte nguyên phát, liên quan đến yếu tố di truyền, gia đình bố mẹ bị goutte con có thể bị, từ 40 – 60% quá trình tổng hợp acid uric nội sinh tăng cũng có thể do cơ địa.

- Bệnh goutte thứ phát, lượng acid uric tăng do các bệnh khác gây nên như: goutte thứ phát gặp ít hơn loại nguyên phát; do ăn uống quá nhiều chất có chứa nhân purin; do nguyên nhân nào đó gây chết nhiều tế bào gai trong cơ thể, phá hủy các tổ chức (gọi là purin nội sinh) gặp trong các bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu thể tủy, Hodgkin, Sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc dùng thuốc diệt tế bào.

Đông y đã mô tả bệnh này với tên gọi thống phong. Nguyên nhân gây bệnh gồm 3 nhóm, đó là:

Do thời tiết khí hậu thất thường trong đó đặc biệt chú ý là phong và thấp.

Phong hay gặp mùa đông xuân. Phong gây tổn thương can, can chủ cân nên người bệnh bị đau cơ bắp chân, ngón chân cái (kinh can), đi lại đau tăng. Tính của can là điều đạt thư thái, nên đau sinh nóng tính, bực tức, lại càng đau. Thấp hại tỳ, tỳ ố thấp. Thấp làm tỳ rối loạn chuyển hóa do vậy dễ sinh đàm. Chuyển hóa thức ăn rối loạn sinh đàm. Đàm tắc kinh lạc huyết mạch cơ khớp mà sinh đau. Phong và thấp giảm, đau cũng giảm.

Hai là do tình chí căng thẳng kéo dài. Như kinh sợ quá hại thận. Thận chủ nhị tiện, tiểu tiện rối loạn, chất độc ứ đọng sinh đau. Thận yếu xương cốt bị biến dạng. Lo nghĩ hại tỳ, tỳ rối loạn vận hóa dễ tích nước sinh đàm. Đàm gây nghẽn tắc mà sinh đau. Tức giận hại can, can chủ sơ tiết, can tàng huyết. Khi can bị quấy động, sơ tiết rối loạn, tàng huyết thay đổi dễ sinh bực tức cáu gắt mà sinh đau. Thông bất thống, thống tắc bất thông. Khi có đau là biểu hiện khí, huyết kém lưu thông, bị ứ tắc. Khí loạn huyết ứ thì càng đau. Can chủ nhiệt nên nơi đau thường nóng sưng.

Nguyên nhân thứ ba là do chế độ sinh hoạt không theo một nguyên tắc nào, lúc quá vui, lúc quá mệt, ăn ngủ thất thường thì dễ bị khí tán, huyết ứ. Huyết ứ sinh đau, ăn uống nhiều chất bổ béo lại ít vận động, thì đàm trệ càng tăng, nên dễ bị thống phong. Bị bệnh rồi mà lại ăn nhiều chất bổ béo, nhiều chất chua cay tỳ sẽ sinh nhiều đàm, trong cơ thể đàm sẽ di chuyển lung tung, tắc trở kinh lạc mà sinh đau. Tắc đột ngột thì sinh đau cấp, tắc từ từ thì đau âm ỉ tăng dần. Sau lao động mệt nhọc, sau chấn thương lớn, khí huyết hư lao nhiều, thì việc lưu thông khí huyết sẽ kém. Khí trệ huyết ứ cũng sinh đau.

Kể ra như vậy để biết được nguyên nhân sinh thống phong. Trong bệnh thống phong có triệu chứng đau liên quan tới những yếu tố nào để người bệnh biết mà phòng. Phòng để không mắc bệnh và phòng cả trong khi bị bệnh mới nâng cao hiệu quả điều trị. Các tạng bị ảnh hưởng nhiều trong thống phong đó là tỳ, can, thận.

Chế độ ăn uống quá dư thừa, đặc biệt là thừa chất quá bổ béo. Khí hậu ẩm thấp và gió lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thống phong xuất hiện. Uất ức giận hờn hay lao động căng thẳng mệt nhọc hay chấn thương đụng dập cân cơ nhiều, huyết bị hủy hoại nhiều làm can suy yếu cũng xuất hiện thống phong.

Kinh sợ, sinh hoạt trác táng, thận khống chế bài xuất, thận rối loạn vai trò chủ cốt cũng dễ sinh thống phong. Nên nguyên tắc điều trị là chú ý đến công năng ba tạng tỳ-can-thận, khu phong, hoạt huyết. Đồng thời tùy người bệnh bị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiêu khó hay béo phì… hoặc bệnh lý đường hô hấp để gia giảm cho thích hợp. Điều trị Đông y thường toàn diện, chú ý các chứng có trên người bệnh để đối pháp lập phương.

- Bài thuốc chữa cơn goutte cấp:

Đào nhân 8g, phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, nhũ hương 6g, đan sâm 20g, thổ phục 12g, hồng hoa 8g, một dược 8g, đương quy 16g, xích thược 12g, hy thiêm 12g. Ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc chữa bệnh goutte mạn

Xuyên khung 12g, thục địa 12g, đan sâm 16g, phòng phong 10g, trạch tả 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, độc hoạt 12g. Ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc chữa bệnh goutte ở người béo bụng

Bạch linh 20g, trần bì 12g, một dược 8g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, sơn thù 16g, bán hạ chế 12g, hồng hoa 8g, phòng phong 12g, nhũ hương 12g, nam bình 12g, xuyên khung 12g. Ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc chữa cơn goutte trên bệnh nhân tăng huyết áp

Thiên ma 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 20g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, sơn thù 8g, câu đằng 12g, đương quy 12g, hạ khô thảo 12g, thổ phục 12g, thục địa 12g, bạch linh 12g. Ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc chữa cơn goutte trên bệnh nhân suy nhược, tăng huyết áp

Hoàng kỳ 10g, bạch truật 16g, hy thiêm 12g, thục địa 12g, sơn thù 8g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 20g, hồng hoa 8g, hoài sơn 16g, mạch môn 12g, địa long 12g. Ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc chữa cơn goutte ở bệnh nhân tiểu đường.

Sơn thù 8g, sinh kỳ 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 8g, hồng hoa 10g, hoài sơn 12g, sinh địa 12g, thiên hoa phấn 12g, ngưu tất 12g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, phòng phong 12g. Sắc uống ngày một thang.

Cũng có thể kết hợp xoa bóp châm cứu với uống thuốc đồng thời giải quyết chế độ ăn uống đúng mực, lao động và sinh hoạt hợp lý sẽ tăng kết quả điều trị đáng kể.

theo suckhoedoisong

Đông y trị chứng đau đầu ở phụ nữ

Mỗi khi đến kỳ hành kinh hoặc trước hoặc sau khi hành kinh đều thấy đau đầu, đó gọi là chứng bệnh đau đầu khi hành kinh. Cơ lý phát bệnh là khí huyết không đủ, tinh khí hư suy thiếu hụt, hoặc khí trệ đàm che, thanh khí mất dinh dưỡng. Chứng bệnh đau đầu khi hành kinh theo Đông y có 4 nguyên nhân: do huyết hư mất dinh dưỡng, can dương lên quá cao, đàm thấp tích tụ, huyết ứ gây trở ngại đến lạc mạch. Tùy nguyên nhân mà biểu hiện trên lâm sàng có những đặc điểm riêng, từ đó có các bài thuốc thích hợp.

Thể huyết hư mất dinh dưỡng

Cơ thể vốn hư nhược, hoặc tỳ hư, các chất dinh dưỡng ăn vào không được chuyển hóa đầy đủ, hoặc do mất máu tổn thương tinh lực, tinh khí hư suy thiếu hụt, khi hành kinh âm huyết hạ chú xuống bào cung, não mất dinh dưỡng gây nên đau đầu.

Biểu hiện: Mỗi khi hành kinh hoặc mỗi lần hành kinh thấy đau đầu, chóng mặt, màu kinh huyết đỏ nhạt, lượng kinh huyết càng nhiều thì càng đau đầu, chất lưỡi trắng nhạt, mạch tế nhược.

Phép trị: Bổ ích khí huyết, dưỡng âm trấn thống.

Bài thuốc: Xuyên khung 6g, đương quy 6g, cam thảo nướng 6g, thiên ma 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cẩu khởi 9g, câu đằng 9g, diên hồ 9g, khương táo, sắc uống ngày 1 thang.

Thể can dương lên quá cao

Can tàng huyết, do can âm hoặc thận âm bất túc, khi hành kinh âm huyết đổ vào huyết hải mà làm cho âm không dưỡng được dương, hoặc do can dương thao túng làm cho can dương lên cao, gây nên đau đầu.

Biểu hiện: Do thận âm bất túc, can dương lên cao, mỗi khi hành kinh thì đầu đau dữ dội như muốn vỡ tung ra, như dùi đâm, khó có thể chịu đựng nổi. Khi đau nhiều phải dùng khăn quấn chặt lấy đầu và trán mới cảm thấy dễ chịu đôi chút, đi đôi với đau thường có hiện tượng huyết áp tăng cao, tâm phiền, dễ bực tức, phần nhiều những triệu chứng trên phát ra có tính quy luật hàng tháng mỗi khi hành kinh. Chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Phép trị: Tư âm ích huyết, nhuận can tức phong.

Bài thuốc: Thiên ma 9g, câu đằng 9g, bạch thược 9g, khởi tử 9g, xuyên khung 6g, bạch tật lê 12g, hợp hoan bì (vỏ cây dạ hợp) 12g, thủ ô 12g, xuyên ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 12g, sinh thạch quyết 30g, cúc hoa 12g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Thể đàm thấp tích tụ

Do tỳ là nguồn gốc của sinh hóa, có chức năng điều khiển vận hóa trong cơ thể. Kinh nguyệt là do tỳ cốt sinh hóa mà thành, nếu tỳ hư không thể phân bổ các chất dinh dưỡng đi các nơi được mà tích tụ lại thành đàm thấp, làm cho thanh khiếu không thông.

Biểu hiện: Mỗi khi hành kinh đàm thấp lên quấy nhiễu, xuất hiện váng đầu, chóng mặt cảm thấy đầu nặng chình chịch, ngực tức khó chịu, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch chậm.

Phép trị: Kiện tỳ táo thấp, hóa đàm giáng nghịch.

Bài thuốc: Pháp hạ 9g, bạch truật 9g, thiên ma 9g, phục linh 9g, mạn kinh tử 9g, trần bì 3g, cam thảo nướng 6g, gừng và táo tàu một ít, sắc lấy nước uống.

Thể ứ huyết trở lạc

Vào đúng kỳ hành kinh lại bị nhiễm hàn lạnh, hàn ngưng huyết rít không chảy thông thoát được, hoặc do bị ngã, chấn thương bên ngoài, huyết ứ nội trở, hành kinh không thông thoát, mạch lạc không thông suốt, khí huyết, thanh dương không thể ngược lên tới đầu được, do đó gây đau đầu.

Biểu hiện: Trước khi hành kinh và trong những ngày hành kinh bị đau đầu, đau như dùi đâm, đau không ở vị trí nhất định, hành kinh không thông thoát, lượng kinh huyết ít, màu tím thâm, hoặc có kèm theo cục ứ, bụng dưới đau, lưỡi tím thâm hoặc bên lưỡi có nốt ứ, mạch huyền sáp hoặc tế sáp.

Phép trị: Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Xích thược 4g, xuyên khung 4g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, sinh khương (gừng tươi) 9g, hành già 3 củ (thái nhỏ), xạ hương 0,8g, táo tàu 3 quả, sung úy tử (ích mẫu) 9g, tam thất 6g.

Cách uống: Rượu 250ml, đem sắc thuốc trước, chắt ra bát, để bã lại hòa xạ hương vào trong rượu cho vào sắc lần nữa, uống trước lúc sắp đi ngủ, ngày 1 thang. Xạ hương có thể nấu 3 lần để tận dụng.

Một số bài thuốc dân gian đơn giản hiệu nghiệm

Bài 1: Đương quy 6g, bạch thược 6g, xuyên khung 6g, địa hoàng khô 6g, kinh giới 6g, phòng phong 6g, mạn kinh tử 6g, khao bản (cọng rau khao) 6g, sài hồ 6g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do huyết hư, kém dinh dưỡng.

Bài 2: Hạ khô thảo 30g, thảo quyết minh 30g, sắc lấy nước uống, điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do can dương lên quá cao.

Bài 3: Xuyên khung 6g, xích thược 6g, ô dược 6g, sung úy tử 6g, tế tân 3g. Sắc lấy nước uống, điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do huyết ứ trở lạc.

Theo Suckhoe&doisong

Mất kinh ba tháng và hay bị nấm – Chữa thế nào

Hỏi:

Tôi năm nay 24 tuổi, có chồng được hai năm. Năm 2005, tôi có thai nhưng bị thai lưu. Nay thỉnh thoảng cứ hai tháng tôi mới có kinh một lần. Ba tháng qua tôi không thấy có kinh...

Đi thử thì không thấy có thai. Gần đây tôi rất hay bị nấm ở âm đạo. Bác sĩ kê cho tôi thuốc về đặt. Khỏi được mấy tuần rồi bị lại. Tôi tiếp tục đặt thuốc. Khi thấy hết, tôi không đặt nữa. Nhưng cũng chỉ được mấy tuần lại bị lại. Hai vợ chồng tôi rất lo lắng. Mong bác sỹ tư vấn giùm tôi. Trần Thuý Hồng  (Email:[email protected])

Trả lời:

Phụ nữ trong tuổi hành kinh, thấy rồi lại ngưng, rồi vài tháng lại thấy, lại ngưng như bạn hỏi là kinh bế hay còn gọi là trẩn huyết. Có rất nhiều nhân tố gây ra bệnh này, nhưng không ngoài nguyên nhân huyết khô (huyết hư) và huyết trệ.

1. Huyết khô (huyết hư) là âm huyết hư kém, hoặc hư quá rồi đưa đến huyết khô kiệt, như dòng nước cạn nguồn, không còn có huyết để đưa xuống mà có kinh nguyệt.

Có 4 nguyên nhân dẫn đến huyết khô. Một là huyết hư, do thổ huyết, sảy thai, nạo thai, thai lưu, đẻ mất nhiều máu.

Hai là tỳ hư do ăn uống không đầy đủ, không điều độ, ăn uống không tiêu hóa, chuyển hóa được. Ba là lao tổn, do phải làm việc quá nặng nhọc, lo nghĩ quá độ. Và bốn là vị nhiệt, do vị nhiệt nung nấu nên bể huyết khô cạn.

2. Huyết trệ là huyết vốn không hư, chỉ vì tà khí ngăn cách mà nghịch lên trên nên đường kinh bị trì trệ, kinh huyết không hành. Nhân tố sinh ra huyết trệ thường có bốn loại.

Một là phong hàn, do gió lạnh, tà khí xâm nhập vào trong cửa tử cung, kết đọng ở mạch xung, mạch nhâm làm cho đường kinh bị ngăn lại. Hai là khí uất, do tinh chí uất ức, dẫn đến khí không lưu thông, kinh mạch bế tắc nên kinh nguyệt không hành.

Ba là đờm tắc, do đờm thấp không lưu thông được, làm cho tắc lại ở cửa tử cung, làm kinh nguyệt không hành. Và bốn là huyết ứ, do huyết ứ ngưng đọng mà kinh nguyệt không hành.

Tốt nhất, bạn nên đến phòng chẩn trị y học cổ truyền để khám và điều trị. Với mỗi thể bệnh và triệu chứng lâm sàng khác nhau sẽ có bài thuốc riêng đặc hiệu.

Còn việc bị nấm ở âm đạo là do cách chữa trị không triệt để như bạn mô tả nên không khỏi được bệnh. Nấm ở âm đạo là nấm Chlamydia Tracomatis gây viêm niệu đạo - sinh dục, lây truyền là do giao hợp với người bị nhiễm C. Tracomatis. Đối với người đã có gia đình là lây từ người chồng qua vợ và ngược lại. Vì vậy phải điều trị cả hai vợ chồng mới khỏi hẳn được.

Nấm C. Tracomatis đối với nữ giới có các hình thái biểu hiện như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, và hội chứng đái khó, đái nhiều lần.

Vợ chồng bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc khoa da liễu để khám và điều trị.

24H.COM.VN (Theo Tiền Phong)