Lưu trữ cho từ khóa: huyết học

Kiểm tra tuyến giáp: Việc quan trọng trước khi mang thai

Trước khi mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sáng lập về nghiên cứu huyết học ở Scarborough, Maine đã phát hiện rằng, việc không chữa trị chứng suy giáp - cơ thể sản xuất quá ít hormone tuyến giáp - có thể làm tổn hại vĩnh viễn đến sự phát triển trí não của bào thai.

BS James Haddow - chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho biết, khoảng 20% con em của những phụ nữ không chữa trị chứng suy giáp lúc mang thai có chỉ số IQ dưới 85, trong khi đó, các trẻ sinh ra từ các phụ nữ được chữa trị con số này chỉ chiếm 5%. Thông thường, mức chỉ số 85 là dấu hiệu của sự yếu kém nhẹ.

Bệnh suy giáp tấn công vào khoảng 1% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, gây nên các triệu chứng như: mệt mỏi, phiền muộn và tăng cân. Không có cách để phòng bệnh này, nhưng việc điều trị kịp thời có thể điều chỉnh được tình trạng bệnh, giúp ngăn ngừa các nguy hại tiềm tàng cho thai nhi.

BS Haddow đề nghị các phụ nữ đang mang thai hay dự định có em bé cần thực hiện kiểm tra tuyến giáp.

BACS.Icom (Theo alobacsi)

Da bị thâm tím, bệnh gì?

Thời gian gần đây tôi thấy trên phần cánh tay, đầu gối và một số vị trí khác có những vết thâm tím nhưng không phải do va đập mạnh và một vài ngày đến một tuần thì hết, tùy thuộc vào vùng thâm tím to hay nhỏ. Xin hỏi, biểu hiện đó do những nguyên nhân nào gây nên?

Trần Thu Ngân(Quảng Nam)

BS Trịnh Văn Tùng trả lời: Bình thường, trong cơ thể, máu tuần hoàn trong lòng các mạch máu. Khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương sẽ gây hiện tượng xuất huyết, biểu hiện trên da là những vết thâm như bạn mô tả.


Bề mặt da bị thâm tím và giải phẫu vết thêm trên da.

Tuy nhiên bạn cần mô tả kỹ hơn đó là những nốt tím (có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn nhưng đường kính không quá 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da) hay mảng tím hỗn hợp (có đường kính lớn hơn 1cm, không nổi gờ trên mặt da, không ngứa, không đau). Bạn cũng cần quan sát màu sắc của những vết xuất huyết này để đánh giá tính chất của chúng.

Nếu các nốt xuất huyết có màu sắc đồng đều nói lên tính chất cấp tính hoặc mới mắc, màu sắc không đồng đều nói lên tính chất mạn tính. Nguyên nhân gây ra những vết xuất huyết này có thể kể đến do các bệnh nhiễm khuẩn, do thiếu vitamin C, PP, do mắc phải bệnh miễn dịch, dị ứng như viêm thành mạch dị ứng hay mắc một số bệnh nội khoa như lao, đái tháo đường…, mắc bệnh về tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu.

Do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây ra biểu hiện này, bạn cần đến bệnh viện có chuyên khoa mạch máu hay huyết học để làm một số xét nghiệm cần thiết, khi đó mới có thể chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị thích hợp.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Bị nhiễm trùng máu có trị được?

“Con tôi được sáu tháng tuổi. Khám bệnh, bác sĩ nói bé bị nhiễm trùng máu, gây sốt, kêu phải nhập viện. Tôi rất lo vì có người nói bệnh này y học chưa có cách điều trị, có đúng không?”

Trần Diệu (TP.HCM)

ThS.BS Nguyễn Thị Mai Lan, khoa huyết học lâm sàng, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM: Theo trình bày của chị, có thể cháu đã được làm xét nghiệm cơ bản công thức máu và kết quả có tình trạng phản ứng đối với viêm nhiễm, nên chẩn đoán ban đầu của bác sĩ là nhiễm trùng máu. Bệnh có phương pháp điều trị. Thông thường thời gian điều trị là 7 – 14 ngày, một số ít bé phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Đối với con của chị, nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để biết tình hình bệnh và tiên lượng của cháu.

Meo.vn (Theo SGTT)

Bệnh về máu có di truyền không?

Con gái tôi mới phát hiện bị bệnh về máu nên thỉnh thoảng lại phải truyền máu. Tôi rất băn khoăn về sức khỏe của cháu nên muốn được quý báo tư vấn một số vấn đề sau đây: Bệnh này có di truyền không? Nguyên nhân gây ra bệnh? Có thể chữa được hay không?

      Nguyễn Thị Thủy(Quảng Nam)

Bệnh về máu trên lâm sàng chia ra nhiều thể: bệnh bạch cầu cấp (còn gọi là bệnh lơ-xê-mi cấp), bạch cầu thể tủy mạn tính, bạch cầu thể lynpho mạn tính, bạch cầu tế bào tóc... Tùy thể bệnh mà nguyên nhân và triệu chứng trên lâm sàng cũng như các yếu tố cần thiết cho chẩn đoán khác nhau nhưng đều có chung đặc tính là bệnh nhân bị thiếu máu. Chẳng hạn, bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính đặc trưng của bệnh là số lượng bạch cầu tăng cao, hình thái hồng cầu bình thường, tiểu cầu có thể to bất thường... Bệnh do rối loạn tăng sinh tủy xương, không phải do di truyền mà do có bất thường về nhiễm sắc thể. Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, ra mồ hôi đêm, sốt nhẹ do tình trạng tăng chuyển hóa gây ra bởi sự sản xuất quá mức bạch cầu. Có khi bệnh nhân thấy bị đầy bụng do lách to. Bệnh tiến triển dần gây thiếu máu do chảy máu và nhiễm khuẩn do suy tủy.
Về điều trị: Hiện nay điều trị các thể bệnh bạch cầu gặp nhiều khó khăn, việc dùng thuốc chỉ là đối phó với bệnh, duy nhất có thể khỏi được là ghép tủy (anh em ruột có HLA phù hợp). Hoặc người cho có HLA phù hợp. Tuy nhiên ghép tủy chỉ ưu tiên cho bệnh nhân trẻ, vì người trên 55 tuổi tỷ lệ thành công thấp. Trong thư bạn không nói rõ tuổi bệnh nhân và đã đi khám ở đâu, chẩn đoán là thể nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được. Tuy nhiên đây là một bệnh về máu nên cần được điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh có chuyên khoa huyết học hoặc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Nếu trẻ nhỏ thì đến các bệnh viện nhi để có chẩn đoán và tư vấn điều trị cụ thể.

BS.Nguyễn Văn Thịnh    
(suckhoe-doisong)

Danh bạ bệnh viện Hà Tây

Bệnh Viện Bình Phú

Xã Bình Phú Huyện Thạch Thất

034.672432

Bệnh Viện Đồng Phú

Xã Đồng Phú Huyện Chương Mỹ

034.841015

Bệnh Viện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

034.861659

Bệnh Viện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

034.861267

Bệnh Viện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

034.862875

Bệnh Viện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

034.663386

Bệnh Viện Huyện (Ông Chí)

T.tchúc Sơn Huyện Chương Mỹ

034.866017

Bệnh Viện Huyện Phú Xuyên

Tt Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên

034.854050

Bệnh Viện Ngãi Cầu

An Khánh Huyện Hoài Đức

034.845245

Bệnh Viện Phong

Đông Yên Huyện Quốc Oai

034.676523

Bệnh Viện Phú Xuyên

034.854205

Bệnh Viện Sơn Tây ( Giám Đốc Ô Hiền )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.833766

Bệnh Viện Sơn Tây ( Hành Chính )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.832209

Bệnh Viện Sơn Tây ( Máy Fax )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.836126

Bệnh Viện Sơn Tây ( P Giám Đốc Ô Trường )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.834111

Bệnh Viện Sơn Tây ( Phó Giám Đốc Bà Thu)

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.832333

Bệnh Viện Sơn Tây ( Tk Tổng Đài Nội Bộ )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.832107

Bệnh Viện Sơn Tây (Bảo Vệ )

Phố Lê Lợi Thị Xã Sơn Tây

034.832223

Bệnh Viện Tản Lĩnh

Tản Lĩnh Huyện Ba Vì

034.881009

Bệnh Viện Thanh Oai

Văn Phòng Huyện Thanh Oai

034.873040

Bệnh Viện Tỉnh Hà Tây

Phố Bế Văn Đàn/trung Tâm Kỹ Th Thị Xã Hà Đông

034.821220

Bệnh Viện Tỉnh Hà Tây

Phố Bế Văn Đàn/công Đoàn Bệnh Thị Xã Hà Đông

034.827518

Phố Bế Văn Đàn/phó Giám Đốc Thị Xã Hà Đông

034.825264

034.825273

Phố Bế Văn Đàn/phòng Quản Trị Thị Xã Hà Đông

034.826203

Phố Bế Văn Đàn/phòng Kế Hoạch Thị Xã Hà Đông

034.824216

034.826543

Phố Bế Văn Đàn/phòng Tài Vụ Thị Xã Hà Đông

034.826204

Phố Bế Văn Đàn/phòng Tổ Chức Thị Xã Hà Đông

034.826205

Phố Bế Văn Đàn/vp Đảng Uỷ Bệnh Thị Xã Hà Đông

034.825272

Phòng Giám Đốc Thị Xã Hà Đông

034.824249

Phòng Kinh Doanh Tổng Hợp Thị Xã Hà Đông

034.824906

Tầng 1 Trung Tâm Kỹ Thuật Cao/khoa Hồi Sức Cấ Thị Xã Hà Đông

034.824405

Đường Bế Văn Đàn/bảo Vệ Sức Khoẻ Thị Xã Hà Đông

034.829812

034.829813

Đường Bế Văn Đàn/chủ Nhiệm Khoa Thị Xã Hà Đông

034.829814

Đường Bế Văn Đàn/fax-Giám Đốc Thị Xã Hà Đông

034.821955

Phố Bế Văn Đàn - Trung Kế Tổng Đài Thị Xã Hà Đông

034.822049

Phố Bế Văn Đàn - Trung Kế Tổng Đài Thị Xã Hà Đông

034.825270

Phố Bế Văn Đàn - Trung Kế Tổng Đài Thị Xã Hà Đông

034.829644

034.829720

Bệnh Viện Tỉnh Hà Tây (Cắt Huỷ Hđ 15/5/02)

Phố Bế Văn Đàn/khoa Huyết Học Thị Xã Hà Đông

034.829645

Bệnh Viện Tỉnh Htây

Tầng 2 Phòng Ban Giám Đốc Thị Xã Hà Đông

034.511525

Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hà Tây

Khoa Nội 99 Nguyễn Viết Xuân Thị Xã Hà Đông

034.517485

Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hà Tây

Khoa Châm Cứu - 99 Nguyễn Viết Xuân Thị Xã Hà Đông

034.517486

Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

99 Nguyễn Viết Xuân Thị Xã Hà Đông

034.521328

Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

Khoa Khám Bệnh 99 Nguyễn Viết Xuân Thị Xã Hà Đông

034.514348

Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

Khoa Dược 99 Nguyễn Viết Xuân Thị Xã Hà Đông

034.514350

Bệnh nhân chết oan, bác sĩ chối bỏ trách nhiệm

Từ một cái 'nang mũi môi' lành tính, anh Trương Hoàng Bá được các bác sĩ ở BV ĐH Y Dược TPHCM tiểu phẫu  và bị tai biến thành…'nhiễm trùng máu'.

Anh được chuyển từ BV ĐH Y Dược sang BV Truyền máu và huyết học TPHCM rồi đến BV Chợ Rẫy và kết thúc sau 13 ngày vật lộn với bệnh là cái chết oan uổng.

Trước cái chết của chồng, chị Võ Thị Yến Phi ở thị trấn Châu Thành, (Trà Vinh) đội đơn khắp cơ quan chức năng hy vọng sớm tìm được nguyên nhân cái chết của chồng, nhưng cả 3 bệnh viện nơi anh Bá điều trị vẫn không ai chịu nhận trách nhiệm …

Theo chị Võ Thị Yến Phi, khoảng 4 năm trước, trên cánh mũi phải của anh Bá nổi lên một mụn bọc, sau đó vỡ mủ và đã lành vì uống kháng sinh.

Đầu tháng 8/2006, cánh mũi đó lại sưng lên gây đau nhức nên hai vợ chồng đã lên BV ĐH Y Dược TPHCM khám và được chẩn đoán bị 'nang mũi môi' lành tính.

Ngày 28/8/2006, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM tiến hành mổ cho anh Bá. Tuy nhiên, sáng hôm sau 29/8, anh Bá đã bị sốt cao.

Liên tiếp từ ngày 29 – 31/8, tình trạng trên không thuyên giảm nên bệnh nhân được chuyển đến BV Truyền máu và huyết học TPHCM nằm điều trị ở đây từ ngày 31/8 đến 8/9/2006 với kết quả chẩn đoán bị nhiễm trùng máu. Chiều ngày 8/9/2006, bệnh nhân được chuyển đến BV Chợ Rẫy và đã tử vong.

Cái chết của anh Trương Hoàng Bá đã hơn 9 tháng, chị Yến Phi cũng ngần ấy thời gian đội đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ cái chết của chồng, tuy nhiên đến nay gia đình vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bác sĩ Kiên Hữu - người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân Bá tại BV ĐH Y Dược TPHCM- cho biết: 'Chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân bị một bệnh về máu tiềm ẩn và về mặt lâm sàng thì chưa biểu hiện ra. Chỉ khi mổ xong căn bệnh này mới tái phát'.

BS Đỗ Trọng Hải - Trưởng phòng nghiệp vụ BV ĐH Y Dược TPHCM thì cho rằng: 'Bình thường mổ nang như thế này thì chỉ 1- 2 ngày là bệnh nhân có thể về được và với anh Bá chúng tôi cũng không thấy tai biến gì cả trong và sau phẫu thuật (?!).

Trong khi đó, bác sĩ Trần Quốc Tuấn- Trưởng khoa Huyết học lâm sàng 2 bệnh viện Truyền máu và huyết học TPHCM cho biết: Khi anh Bá về phòng cấp cứu thì đã trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng, các tế bào máu và nhiều cơ quan đã bị tổn thương.

Bác sĩ Trương Văn Việt- Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói: 'Theo nhận định của chúng tôi, bệnh nhân bị nhiễm trùng trong lúc trên cơ thể có vết mổ'.

Hiện chưa có bệnh viện nào đứng ra nhận trách nhiệm về cái chết của anh Bá. Trong khi ông Hồ Hào Hiệp- Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho rằng phải mổ tử thi mới xác định được nguyên nhân, thì TS- BS Nguyễn Tấn Bỉnh- GĐ BV Truyền máu huyết học TPHCM lại khẳng định: quá trình điều trị cho BN Bá đã có trong hồ sơ bệnh án. Hội đồng nên thẩm định lại sẽ biết nguyên nhân vì sao bệnh nhân Bá tử vong.

Ngày 22/3/2007, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyến đã ra Quyết định số 1074 về việc thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét quá trình chẩn đoán, phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân Trương Hoàng Bá.

Tuy nhiên, trong quyết định không ghi thời hạn hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng là bao lâu.

Nên đã 2 tháng trôi qua, những người thân của anh Bá vẫn mòn mỏi chờ đợi kết luận nguyên nhân cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết đó.

Lê Nguyễn (Theo TienPhong)

Ung thư bạch cầu là do gene

Ba nhóm đột biến gene gây bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính, một dạng ung thư bạch cầu, vừa được các nhà khoa học phát hiện.

Bệnh bạch cầu tỷ bào cấp tính là một bệnh ác tính về máu, xảy ra khi các tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu non chưa phân hóa hoặc phân hóa kém. Sự sinh sôi mạnh mẽ của bạch cầu non khiến tỷ lệ giữa bạch cầu và hồng cầu trong máu mất cân bằng. Lượng bạch cầu non tăng lên trong khi hồng cầu lại giảm.

Trong cơ thể bạch cầu có nhiệm vụ chống vi khuẩn, protein lạ xâm nhập vào cơ thể, tạo khả năng miễn dịch của cơ thể đối với nhiều bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. Chức năng của hồng cầu là đưa các phân tử oxy tới các tế bào và mô của cơ thể.

Do bạch cầu non chưa phát triển đầy đủ nên chúng không thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ bên ngoài cơ thể. Nhưng chúng lại chiếm chỗ của các hồng cầu nên lượng oxy mà hồng cầu mang tới các mô giảm. Bệnh nhân có thể tử vong trong vài tuần nếu không được điều trị hữu hiệu.

BBC cho biết, các nhà khoa học của Viện Wellcome Trust Sanger – một cơ sở nghiên cứu gene và di truyền tại Anh – phát hiện đột biến ở một gene mang tên Npm1 là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính. Sau khi gây đột biến gene Npm1 ở chuột, họ nhận thấy một phần ba số lượng của chúng mắc bệnh. Đột biến ở gene Npm1 làm tăng khả năng tái sinh ở tế bào máu – một dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn phát hiện hai đột biến gene khác ở gene Npm1, trong đó một đột biến tác động tới quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào máu, còn đột biến kia làm thay đổi môi trường xung quanh tế bào máu.

Tiến sĩ George Vassiliou, nhà huyết học của Viện Wellcome Trust Sanger, nhận định rằng, phát hiện mới sẽ giúp giới khoa học chế tạo những loại thuốc mới để điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính.

“Những loại thuốc mới sẽ ngăn chặn ba dạng đột biến ở gene Npm1, nhờ đó quá trình điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính sẽ trở nên hiệu quả hơn”, Vassiliou nói.

Theo Vnexpress

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận qua nước tiểu và một phần qua phân và các đường khác.

Một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric

Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch – Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh này rất hiếm và rất nặng.

Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Vai trò của acid uric trong viêm khớp

Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:

- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.

Theo benhgout.net

Ca ghép tim thành công thứ 2 tại Việt Nam

 

Chiều 2/3, trong buổi họp với các cơ quan báo chí, GS.TS. Bùi Đức Phú, Giám đốc BV TƯ Huế đã vui mừng thông báo: Các BS thuộc BV này đã ghép tim thành công cho bệnh nhân đầu tiên KV miền Trung - Tây Nguyên.

Đây cũng là bệnh nhân thứ 2 tại Việt Nam được ghép tim thành công (trường hợp thành công đầu tiên thuộc về BV 103, Học viện Quân Y). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong cùng ngày đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng thành công của BV TƯ Huế.

Đặc biệt, đây được xem là ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam với 1 ê kíp 100% là các y, bác sĩ “nội”. Ở ca ghép tim thứ nhất có sự hợp tác, giúp đỡ của các chuyên gia thuộc Bệnh viện Cheng Hsin (Đài Loan).

Bệnh nhân được ghép tim lần này là Trần Mậu Đức, 26 tuổi, phường Phú Hội - TP Huế. Bệnh nhân bị giãn cơ tim, suy tim cấp độ 4. Sau 5 tiếng phẫu thuật (từ 22h ngày 1/3 - 3h ngày 2/3), quả tim của người chết não giấu tên đã đập trong lồng ngực bệnh nhân Đức.


GS.TS Bùi Đức Phú (phải) trực tiếp mổ chính trong ca ghép tim cho bệnh nhân Đức (Ảnh do BV TƯ Huế cung cấp)

Quả tim của người hiến tặng được đặt vào lồng ngực bệnh nhân (Ảnh do BV TƯ Huế cung cấp)

Đề án “Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não” ra đời và được Hội đồng ghép tạng bệnh viện TƯ Huế đứng đầu là GS. TS Bùi Đức phú điều hành từ năm 2009. Tháng 8/2010, Bộ Y Tế cho phép lấy tim ghép từ người bị chết não.

Kỹ thuật ghép tim lần này phức tạp hơn so với kỹ thuật ghép tim cổ điển 2 tâm nhĩ nhưng kỹ thuật ghép tim đồng vị trí với hai miệng nối tĩnh mạch chủ này đã tận dụng mô tâm nhĩ lành của quả tim hiến, giúp cải thiện tình trạng loạn nhịp tim cũng như hạn chế máu phụt ngược qua van 2 lá và van 3 lá và đặc biệt phù hợp với độ tuổi còn rất trẻ của bệnh nhân, phù hợp xu hướng phát triển kỹ thuật mổ ghép tim Thế giới.

Sau khi mổ 7 tiếng (10h sáng 2/3), các thông số huyết động, hô hấp, tri giác hoàn toàn bình thường, chức năng tim tốt. Bệnh nhân hiện đã được rút ống nội khí quản và tự thở bình thường.


Bệnh nhân Trần Mậu Đức đã bình phục sức khỏe tốt. Anh là người thứ 2 tại Việt Nam được ghép tim thành công

Gần 100 cán bộ tại BV TƯ Huế gồm 8 tổ: nội khoa, lấy tim hiến, ghép tim, hồi sức tim, hồi sức chết não, miễn dịch hóa sinh, huyết học truyền máu... đã cùng hợp lực và tạo nên thành công mỹ mãn của ca mổ.

Ê kip mổ chính sau khi mổ thành công

BS Phú cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì những trăn trở từ lâu đã thành hiện thực. Những cản ngại về truyền thống xưa rằng việc hiến tim khó được chấp nhận tại Huế đã phá bỏ. Toàn bộ y bác sĩ đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép tim. Những lần sau, chúng tôi tin chắc rằng sẽ ghép tim được cho nhiều bệnh nhân nữa để cứu sống nhiều hơn nữa những mạng người.

Chính ghép tim là cứu cánh cuối cùng và sẽ mở ra cơ hội mới cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch bị suy tim giai đoạn cuối, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao tuổi thọ cho nhân dân”.

 

BS Phú vui mừng vì từ nay BV trung ương Huế chính thức ghép tim thành công với toàn bộ đội ngũ y bác sĩ thuộc bệnh viện

Tại sao hạn chế truyền máu trực tiếp từ người hiến tặng?

 

Trước câu hỏi “Tại sao người bệnh phải mua máu dù máu đó của người nhà hay tình nguyện viên?”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc TT Truyền máu và Huyết học ĐBSCL tại Cần Thơ và Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ về vấn đề này.

Xin bác sĩ cho biết chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Huyết học và truyền máu của Cần Thơ là gì?

BS Nguyễn Ngọc Huỳnh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu và huyết học ĐBSCL tại Cần Thơ: Trung tâm Huyết học và Truyền máu Cần Thơ được thành lập năm 2005, kinh phí xây dựng 180 tỷ, có nhiệm vụ cung cấp máu và các sản phẩm máu an toàn cho bệnh viện 6 tỉnh trong khu vực ĐBSCL là An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Mỗi ngày, TT thu vào khoảng 100 đơn vị máu ban đầu. Thông thường chỉ khoảng 80% số đơn vị máu thu vào đạt tiểu chuẩn máu an toàn sử dụng cho người bệnh, 20% bị thải loại. Quy trình xử lý quyết định giá thành của một đơn vị máu.

Vậy giá thành một đơn vị máu là bao nhiêu?

BS Nguyễn Ngọc Huỳnh: Để có một đơn vị máu sạch phải trải qua nhiều công đoạn kỹ thuật, yêu cầu phải có phương tiện hiện đại, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có tay nghề cao. Chi phí cho một đơn vị máu đầu tiên (hiến nhân đạo) là 160.000đ. Sau khi qua các công đoạn phân tích xét nghiệm, sàng lọc, đóng gói…, giá thành một đơn vị máu an toàn là 415.000đ. Giá này tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Vậy các bệnh viện muốn có máu cho bệnh nhân thì đều phải mua của Trung tâm?

BS Nguyễn Ngọc Huỳnh: Vâng, đúng vậy.

Nhưng có những người nhà bệnh nhân đủ điều kiện truyền máu trực tiếp tại sao vẫn phải mua máu, thưa bác sĩ?

Các bác sĩ tại TT Truyền máu và Huyết học ĐBSCL tại Cần Thơ đang tiến hành phân loại, sàng lọc máu hiến tặng

BS Nguyễn Ngọc Huỳnh: Trong thực tế, một số trường hợp cấp cứu nặng do mất máu nhiều, sẽ khuyến khích người thân cho máu trực tiếp và vẫn phải trải qua các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên đây là những trường hợp cá biệt bởi các xét nghiệm là dạng nhanh do vậy độ đặc hiệu của kết quả xét nghiệm thấp. Ngoài ra, máu truyền trong trường hợp cấp cứu là máu toàn phần, có những thành phần không cần thiết mà bệnh nhân vẫn phải nhận gây ra những tác dụng phụ sau truyền máu.

Bác sĩ nói gì về tính minh bạch của việc tiếp nhận máu nhân đạo và cung cấp cho người bệnh ở các bệnh viện?

BS Nguyễn Ngọc Huỳnh: Quy trình tiếp nhận máu nhân đạo và cung cấp máu cho người bệnh là minh bạch. Người đến hiến máu nhân đạo được thanh toán một khoản tiền bồi dưỡng sức khỏe sau khi lấy máu đúng quy định. Trung tâm Huyết học và Truyền máu tại Cần thơ xử lý đúng quy trình kỹ thuật để cho ra một đơn vị máu an toàn là khoa học chính xác đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Việc sử dụng máu như thế nào cho các đối tượng thuộc về các cơ sở điều trị.

Tuy nhiên tôi được biết một trong những nguyên tắc của nghề y, tiếp máu cho người bệnh là bình đẳng không phân biệt giàu nghèo. Bệnh cần loại máu gì thì tiếp loại máu đó, cần bao nhiêu tiếp bấy nhiêu miễn cứu được người bệnh.

Thưa bác sĩ, bác sĩ nghĩ sao về quan điểm cho rằng người có nhiều tiền dễ mua máu hơn người nghèo?

BS CK2 Lê Quang Võ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ: Không đúng! Truyền máu cho bệnh nhân là bình đẳng. Người bệnh cần truyền loại máu gì thì truyền loại đó, không cần thì không truyền chứ không biệt giàu nghèo.

Người giàu có tiền tự mua thì trực tiếp thanh toán; còn người nghèo có chế độ chính sách ưu đãi bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Khi cần máu để cứu sống người bệnh thì chúng tôi đáp ứng ngay còn chi phí mua máu giải quyết sau theo quy định. Mạng sống của bệnh nhân là trên hết.

Xin cảm ơn bác sĩ!