Lưu trữ cho từ khóa: huế

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Phấn nụ – Bí mật nét đẹp của các cung phi

(Webtretho) Với hình dáng những nụ hoa xinh xinh, từ hàng trăm năm trước, viên phấn nụ đã là một vật phẩm quí giá dùng để chăm sóc, bảo vệ da cho các cung tần mỹ nữ trong cung và trong hoàng tộc thời Nguyễn. Trải qua một hành trình dài phát triển, giữa muôn trùng các sản phẩm làm đẹp nổi tiếng đang có mặt trên thị trường, cho đến nay, phấn nụ vẫn là bí quyết chăm sóc da số một của các chị em phụ nữ, là niềm tự hào của các cô gái Huế.

Mời bạn cùng tham gia thảo luận và chia sẻ về những kinh nghiệm dùng và chọn mua phấn nụ tại đây.

phấn nụ Huế

Ảnh: Internet

 

Kiến ba khoang lại tiếp tục hoành hành

Kiến ba khoang từng gây ra những đợt viêm da kích ứng cho nhiều người ở Thừa Thiên – Huế đã xuất hiện ở Hà Nội. Ở TP.HCM cũng có một số bà mẹ lo lắng khi trong nhà xuất hiện kiến ba khoang…

Thông tin từ Viện Da liễu trung ương, tính từ đầu tháng 10 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.300 bệnh nhân, chủ yếu ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, bị viêm da tiếp xúc do côn trùng (trong đó có kiến ba khoang) tới khám. Đây là con số cao nhất tính từ đầu năm tới nay và tất cả các tháng trong năm 2011.

Tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, anh N.X.T. ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho chúng tôi xem một vùng da tấy đỏ sưng nề, giữa vùng da đỏ có vết thâm to bằng nửa bàn tay, anh phàn nàn bị ngứa ngáy và sưng nề ba ngày, biểu hiện nề có kèm theo đau rát.


Hình ảnh viêm da do tiếp xúc côn trùng – Ảnh: D.H.T

Thêm đau do… uống thuốc nhầm bệnh

Anh T. đã ra hiệu thuốc mua ba loại thuốc, trong đó có cả thuốc kháng virút vì được tư vấn đã mắc bệnh zona thần kinh. Anh T. vừa bôi vừa uống trong hơn một ngày nhưng đau, nề không đỡ mà còn có biểu hiện tăng. Cùng tình trạng với anh T. là chị N.T.N. ở Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Theo chị N., gia đình chị có ba dì cháu thì cả ba đều có biểu hiện viêm, ngứa, sau đó là sưng nề, loét vết sưng ở các vùng da hở như mặt, cổ, cánh tay. Tuy nhiên, tình trạng mọi người trầm trọng đến nỗi vết nề này hết thì lại xuất hiện vết khác, rất ngứa ngáy, khó chịu.

Chị N.B.H., cư dân khu đô thị Việt Hưng, Hà Nội, bệnh nhân viêm da tiếp xúc tới khám tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết từ khoảng ba tuần nay khu chị ở xuất hiện loại côn trùng lạ bay vào nhà, tuy không đến mức thu được hàng nắm như thiêu thân nhưng bắt rất dễ. Chị lấy giấy mềm bắt vài con so sánh với hình ảnh kiến ba khoang được giới thiệu trên mạng thì thấy rất giống, với ba khoang khác màu nhau.

Không nên tự điều trị

Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho hay bệnh nhân viêm da kích ứng liên quan đến các loại côn trùng như kiến ba khoang, bướm, thiêu thân… bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội từ khoảng ba tuần trở lại đây khiến số lượng bệnh nhân đến viện khám bệnh tăng khá mạnh.

Bác sĩ Quang khuyến cáo người dân nên đóng cửa khi trời tối. Trường hợp côn trùng đã vào nhà nên tắt đèn điện để đuổi côn trùng. Khi đã bị côn trùng bay vào người, không nên lấy tay giết côn trùng mà nên xua để côn trùng bay đi. Trường hợp bị dịch tiết của côn trùng dính vào người nên lấy nước sạch, nước muối, xà phòng xối vào vùng có côn trùng đậu. Nếu đã bị bỏng da, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng. Theo ông Quang, khác với bệnh zona thần kinh mà nhiều người lầm tưởng, viêm da tiếp xúc liên quan đến côn trùng thường xuất hiện ở các vùng da hở, sau khi bị dịch tiết của côn trùng làm bỏng da, người bệnh thường có biểu hiện đau, rát vùng bỏng nhưng đó là cảm giác đau ngoài da, còn cảm giác đau của zona thần kinh là hiện tượng giật, đau thần kinh dưới da. Tuy nhiên do lầm tưởng và tự mua thuốc chữa bệnh, nhiều người chữa không đúng bệnh khiến bệnh nặng thêm.

PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét và ký sinh trùng – côn trùng trung ương, cũng cho biết kiến ba khoang thật ra không đáng lo ngại như những loài côn trùng gây bệnh truyền bệnh (bọ xít, muỗi vằn) vì loài côn trùng này thật ra không cắn (tấn công) người, mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc có trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. PGS.TS Châu chia sẻ người dân có thể bẫy kiến bằng cách đặt một bóng đèn ở ngoài căn nhà, phía dưới có đặt chậu (khay) nước, kiến sẽ bị ánh sáng phản chiếu ở chậu (khay) nước như thế thu hút và chết ở chậu (khay) nước đó. Hoặc có thể giết kiến trực tiếp thông qua các dụng cụ hỗ trợ như găng tay, vỉ đập ruồi… (không để kiến tiếp xúc với da).

(Theo Thanhnien)