Một số người có thể sống mà không cần “chuyện ấy” trong nhiều tháng. Một số khác lại thấy không thể chịu nổi khi phải kiềm chế ham muốn. Tại sao lại như vậy? Liệu có thể thay thế sex bằng bất cứ điều gì khác?
Các nhà khoa học nói rằng quan hệ tình dục khởi phát các quá trình sinh hóa mạnh mẽ và đa dạng trong cơ thể con người. Nó kích thích sự sản sinh các loại kích thích tố cho khoái cảm (dopamine) và giải tỏa áp lực tâm trạng (serotonin). Hành vi của tình yêu cũng sản xuất ra endorphin – hay còn được gọi là hormone hạnh phúc đưa bạn vào trạng thái hưng phấn khi đạt cực khoái. Vì thế, các chất hướng thần trong “chuyện đó” được coi là giải pháp tốt nhất chống trầm cảm và giúp an thần.
May mắn thay, quan hệ tình dục không phải là cách duy nhất để cơ thể con người sản sinh các kích thích tố. “Solo” cũng có thể là một cách tốt để làm giảm căng thẳng giới tính.
Cái gì có thể làm tăng mức độ serotonin?
1. Một chế độ ăn uống đặc biệt. Bánh mì, chuối, sô cô la, đường, sữa, mỡ cá và bông cải xanh có chứa axit amino tryptophan làm tăng lượng serotonin của bạn.
2. Âm nhạc nhẹ nhàng. Nhà tâm lý học người Anh Tomas Chamorro-Premuzic đã nghiên cứu cách âm nhạc ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong máu người nghe. Ông thậm chí còn chuyển hóa thành một công thức: S (nồng độ serotonin) = P (cao độ của âm thanh) + Pos (điều có thực) + T (sắc thái âm thanh) + BPM (nhịp độ) + I (những sự kết hợp dễ chịu).
3. Niềm tự hào về bản thân. Năm 1994, các nhà khoa học đã chứng minh rằng địa vị xã hội cao và cảm giác của niềm tự hào sẽ nâng cao mức độ serotonin đáng kể. Người sử dụng lao động thường có nhiều hơn các kích thích tố này so với nhân viên của họ. Cách đơn giản nhất để khơi dậy cảm giác của niềm tự hào và nâng cao mức serotonin là đề cao chính mình. Niềm tự hào luôn luôn gắn liền với một tư thế tốt. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tự tin hơn khi đứng thẳng.
4. Uống thuốc. Nếu không có gì được liệt kê ở trên có ích cho bạn, bạn có thể dùng thuốc để làm tăng lượng serotonin. Thuốc 5-Hydroxytryptophan hoặc Prozak có tác dụng góp phần vào sự hình thành của hormone. Bên cạnh đó, rượu có thể làm tăng nồng độ serotonin, mặc dù chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn.
BACSI.com (Theo Soha)