Lưu trữ cho từ khóa: hơn nữa

Hành trình 4 năm để điều trị cho bệnh rối loạn cơ mặt

Vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên… những cảm xúc này thể hiện ra trên mặt nhờ vào cơ mặt.

Có khoảng 43 nhóm cơ trên mặt, kết hợp với các dây thần kinh trên mặt, biểu hiện cảm xúc, để giúp nhắm – mở mắt, nhăn mũi, há miệng… Cơ trên mặt rất khác với cơ ở các nơi khác, vì chúng không thành bó cơ, tách bạch rõ ràng, và gắn vào xương, mà chúng phẳng, có thể cuộn vào nhau và có khi gắn sát dưới da. Một khi các cơ mặt này bị rối loạn, có thể gây ra thật nhiều bất tiện và khổ sở cho người bệnh. Có nhiều rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, nghiến răng…

Chữa trị rối loạn cơ mặt có nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, thậm chí phẫu thuật. Song cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, nhiều trường hợp không thể chẩn đoán rõ ràng, chữa lành bệnh rối loạn cơ mặt với nhiều người bệnh là cả một hành trình gian khổ. Chị Phạm Kiều Kiều Nga, ở phường Trung Mỹ Tây, TP. HCM, đã phải trải qua một quãng thời gian như thế để đi tìm lại vẻ đẹp gương mặt mình.

Bốn năm bôn ba, và khỏi trong 5 ngày

Cách đây 4 năm, một hôm chị cảm giác bị giật giật từ vùng mắt xuống gần miệng. Cảm giác khó chịu, khổ sở hơn nữa là người ngoài nhìn vào cũng thấy. “Tôi phải làm ăn buôn bán suốt ở ngoài. Bị ở tay chân còn che được, bị ở trên mặt, thật khổ sở. Mỏi thì cũng không mỏi lắm, cũng không phải bị giật liên tục. Nhưng đang làm việc, đang gặp người ta, mà nó bắt đầu giật thì tôi cảm giác khổ sở vô cùng.”

Đi khắp nơi kiếm thầy kiếm thuốc. Có bệnh viện chị uống thuốc suốt mấy tháng không khỏi. Có nơi, chị châm cứu hơn năm không đỡ. Có bác sĩ, sau khi chích thuốc xong vài ngày, một mắt chị bị sụp xuống, không mở ra được, chỉ nhìn được qua một con mắt. Không thể đi làm với tình trạng mắt nhắm mắt mở, rồi lo lắng khiến chị mất ngủ cả tháng trời. May mà sau hơn một tháng, mắt chị mở ra được. Quá lo sợ, chị phải đi tìm thầy thuốc khác.

Chị kể: “Không phải mình tôi đâu, đi các nơi tôi gặp nhiều người như mình. Cũng nhờ có người mách mà tôi biết đến bác sĩ Coulon. Không phải bác sĩ nước ngoài nào cũng giỏi, có ông bác sĩ Mỹ, chích cho tôi chỉ được một tháng tôi đã bị lại. Còn bác sĩ Coulon, ông chích một mũi ra thành 7, 8 lần. Không hề đau, tôi chỉ thấy tê tê như kiến cắn và có tác dụng liền, khoảng 5 ngày là tác dụng rõ rệt. Dù bác sĩ nói thuốc sẽ tác dụng khoảng 3 đến 6 tháng, nhưng nay đã 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa bị lại. Tôi chỉ mong bác sĩ Coulon sẽ qua để khám và chữa trị thường xuyên. Tìm được thầy thuốc chữa trị và có hy vọng khỏi bệnh, cảm giác không gì vui sướng bằng!”

Phương pháp tiêm botox chữa co thắt cơ

Botox được biết đến nhiều trong ngành thẩm mỹ, với tác dụng làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, chất này còn có tác dụng cho việc làm thư giãn các cơ hoạt động quá mức. Nhờ đó, giúp chữa các chứng co giật mặt, nháy mắt, đổ mồ hôi quá nhiều, đau kinh niên, đau đầu nhẹ… Sau khi tiêm, cần 2 – 4 ngày để cảm thấy tác dụng của botox, và hiệu quả kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Tác dụng của tiêm botox còn tùy thuộc vào độ đậm đặc của botox và sức mạnh – yếu của vùng cơ tác động, vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ. Bệnh nhân cần phản hồi lại tác dụng của thuốc, phản ứng của cơ thể lại với bác sỹ để lần chữa trị sau có hiệu quả tốt. Càng về sau, hiệu quả của botox càng kéo dài hơn, do vùng cơ đã được tạo thói quen thư giãn.

Khi tiêm botox bạn cần lưu ý rằng, không phải “muốn chỉnh chỗ nào tiêm chỗ đó”, botox cần được tiêm vào cơ đích – nhóm cơ hoạt động quá mức – để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Do cấu trúc khuôn mặt có rất nhiều nhóm cơ nên bác sỹ thực hiện cần có kiến thức chuyên môn sâu về cấu trúc giải phẫu vùng mặt và được đào tạo về kỹ thuật tiêm Botox. Đồng thời để tránh sự giả tạo, khô cứng, bạn cần tham khảo ý kiến người thân và bác sĩ thật cẩn thận, có những nét cơ bản, “nếp nhăn” duyên trên gương mặt cần được giữ để tạo vẻ tự nhiên, không phải “cứ nhăn là ủi”.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, bác sĩ Coulon là chuyên gia thực hiện các ca phẫu thuật lấy mỡ mắt bằng phương pháp mới không để lại sẹo, không cần đường may, thời gian hồi phục nhanh; tạo hình lại tình trạng mắt không đều nhau do bẩm sinh hoặc di chứng tai nạn.

Không chỉ trong lĩnh vực thẩm mỹ, ông còn áp dụng phương pháp tiêm botox trong trị rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, mặt do liệt dây thần kinh số 7, hội chứng Meige (giật mắt và vùng má)… rất hiệu quả. Phương pháp này không đau, thời gian tiêm nhanh và hiệu quả kéo dài đến sáu tháng.

Vào ngày 1/4/2013 đến 18/4/2013, bác sĩ Pierre Coulon một lần nữa quay lại bệnh viện FV, TP.HCM, thăm khám và làm việc định kỳ.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre Coulon, vui lòng liên hệ: Khoa Thẩm mỹ và Chống lão hóa bệnh viện FV theo số: (08) 54 11 33 66 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7000. Với đẳng cấp năm sao, khoa thẩm mỹ và Chống lão hóa Bệnh viện FV luôn làm hài lòng bạn với dịch vụ hoàn hảo, bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý hồ sơ bảo mật.

Trước khi vào gặp bác sĩ, bạn sẽ được chuyên viên tư vấn thẩm mỹ – cô Phạm Thị Thùy Trang tư vấn riêng cho bạn về các dịch vụ thẩm mỹ để có giải pháp làm đẹp tối ưu.

 

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

4 bộ phận thiếu nước của con trai

Và tất nhiên, chúng luôn cần được chăm sóc, bổ sung nước nhiều hơn nữa.

1. Cánh mũi

Mũi là nơi tập trung hầu hết các tuyến bã nhờn, cho dù da có khô thì bộ phận này cũng vẫn tiết bã nhờn, dần dần sẽ tạo thành chất sừng. Chất sừng kết hợp với bụi bẩn tạo thành một hỗn hợp tích tụ ở lỗ chân lông, không những làm cho lỗ chân lông ngày càng lộ rõ, mà nó còn tích tụ lại, ảnh hưởng đế hệ hô hấp của da, khiến cho nước và chất nhờn mất cân bằng, làm cho da khô, bong tróc.

Giải pháp: Khi rửa mặt, bạn đừng quên dùng tay massage sạch vùng cánh mũi để tẩy các tế bào da chết, bụi bẩn tích lũy. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp dùng sản phẩm khống chế dầu để điều chỉnh, giúp cân bằng trạng thái da vùng của mũi.

2. Môi

Môi khô nẻ là một trong những bộ phận khô nẻ thường gặp nhất ở con trai, mà lại rất khó để chăm sóc. Lý do là vì con trai cảm thấy xấu hổ khi sử dụng kem dưỡng môi, đã thế lại thường có thói quen liếm môi khiến cho miệng đã khô lại còn khô nẻ hơn.

Giải pháp: Sử dụng son dưỡng môi; cấm liếm môi.

  
Khi chăm sóc da, bạn đừng quên chăm sóc, thoa kem dưỡng da vùng cổ. Ảnh: Internet. 

3. Cổ

Số lượng tuyến bã nhờn và tuyến mồ hồi của vùng da ở cổ chỉ bằng 1/3 so với da mặt. Hơn nữa, đây cũng là trong những bộ phận rất dễ bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc da nói chung. Do sự tiết chất nhờn ít, khó để duy trì được lượng nước, nên vùng da này dễ bị lão hóa, nhiều đường vân, nếp nhăn.

Giải pháp: Khi chăm sóc da buổi sáng cũng như buổi tối, bạn đừng quên chăm sóc, thoa kem dưỡng da vùng cổ. Sau khi thoa đều kem, bạn hãy dùng hai tay thoa, vuốt đều từ dưới lên trên. Làm như vậy, còn có tác dụng thúc đẩy vòng tuần hoàn máu nữa đấy.

4. Mắt

Mắt khô thường là do con trai ngồi trước màn hình vi tính nhiều, mắt phải làm việc quá độ, khiến cho mắt bị xung huyết, da vùng mắt khô, mắt thâm quầng, nếp nhăn dễ lộ rõ…

Giải pháp: Trước tiên, bạn phải dùng kem bôi mắt (không có dầu mỡ), khi thoa kem đồng thời ấn tay nhẹ quanh vùng mắt, để thúc đẩy hô hấp, cải thiện mắt thâm quầng. Ngoài ra, thường xuyên đắp mặt nạ cho mắt cũng là một cách để hạn chế mắt khô.

 (Theo Ione)