Lưu trữ cho từ khóa: hơi thở hôi

Hay chảy máu chân răng, hơi thở hôi có phải viêm lợi?

“Cháu tôi 15 tuổi, gần đây hay bị chảy máu chân răng, hơi thở hôi. Tôi đọc trên sách báo thấy nói đó là bị viêm lợi, xin hỏi có đúng không, nên chữa thế nào?”.

hay-chay-mau-chan-rang-hoi-tho-hoi-co-phai-viem-loi

Chào bác,

Viêm lợi là nỗi bực mình của rất nhiều người, nhất là phụ nữ. Có nhiều dạng bệnh như: viêm lợi khi có thai, viêm lợi do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, do dùng thuốc… Bệnh thường phát đột ngột.

Triệu chứng chính là lợi sưng đỏ, chảy máu, lợi thâm và hơi thở hôi. Những chỗ loét thường ở bờ lợi và kẽ răng, có màu vàng sẫm, khi xỉa răng hay kích thích thì gây chảy máu.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dinh dưỡng kém, nghỉ ngơi không điều độ và nghiện thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm lợi. Tốt nhất, nên đánh răng đúng cách (dùng bàn chải mềm) 2 lần/ngày, hoặc súc miệng nước muối ấm. Bên cạnh đó, phải hạn chế ăn các thức ăn nóng, có gia vị và uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

BS Nguyễn Hải

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

7 cách để có hơi thở thơm tho

Một số nghiên cứu nha khoa chỉ ra rằng 85% những người có hơi thở khó chịu đều bắt nguồn từ vấn đề liên quan tới răng và điều này đã khiến hàng triệu người cảm thấy xấu hổ, mất tự tin trong giao tiếp. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi và vì thế cũng có vô vàn cách để ngăn ngừa nó.

Dưới đây là những cách đơn giản nhất giúp bạn ngăn ngừa chứng hôi miệng cũng như cách giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày.

1. Đi khám nha sĩ

Việc đi khám nha sĩ thường xuyên sẽ giúp kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề về răng. Đây là cách tối ưu nhất giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả.

2. Trải răng 2 lần/ngày

Trải răng ít nhất 2 lần/ngày để lấy đi mọi mảng bám trên răng do thực phẩm tạo ra.

3. Dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày

Chỉ tơ nha khoa làm sạch răng rất hiệu quả bởi nó có khả năng “xâm nhập” vào những khu vực mà bàn chải không thể với tới đó là các kẽ răng.

4. Dùng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng chống vi khuẩn hoặc nước muối nhạt đều rất tốt. Nhưng hãy nhớ, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi nguồn gốc của chứng hôi miệng luôn bắt nguồn từ các bệnh về răng.

5. Đừng quên lưỡi

Trải lưới hằng ngày cũng giúp hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn.

6. Bỏ thuốc lá

Không hút thuốc hay các sản phẩm có nguồn gốc từ lá thuốc bởi hút thuốc gây khô miệng và tạo ra hơi thở khó chịu.

7.  Tránh để khô miệng

Nếu bạn bị chứng khô miệng (nguyên nhân do tuyến nước bọt) thì bạn cần tới gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị và điều cốt yếu là phải tăng cường uống nhiều nước, chia thành nhiều ngụm nhỏ.

Meo.vn (Theo Dantri)

Vì sao bé bị hôi miệng?

Trẻ khỏe mạnh (và cả người lớn) đôi khi có hơi thở hôi, hay còn gọi là chứng thối mồm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây hôi mồm ở trẻ có nhiều điểm khác với người lớn.

Thủ phạm có thể là…

Vệ sinh răng miệng kém

Nguồn sống chính của những vi khuẩn thường sống trong miệng là các thực phầm còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi và bám quanh amiđan. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi, đặc biệt nếu những thực phẩm thừa này được tạo điều kiện “ở lại” lâu dài trong miệng.

Khe răng, cao răng hay các lỗ sâu răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào bị hơi thở hôi (các bệnh viêm nướu, viêm lợi thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ).

Khô miệng

Nếu con bạn thường xuyên thở bằng miệng bởi vì bị tắc mũi chẳng hạn thì vi khuẩn trong miệng sẽ có cơ hội để phát triển, phá quấy.

“Kẻ ngoại xâm”

Một hạt đậu, hạt lạc, một loại đồ chơi nhỏ, hay một số vật thể mà con bạn có thể nhét vào mũi chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi. Đây là nguyên nhân rất phổ biến ở trẻ nhỏ.

Hay mút mát

Nếu bé yêu nhà bạn có thói quen ngậm ngón tay hoặc vú giả thì đây chính là những “vật trung gian” bổ sung thêm vi khuẩn cho miệng. Núm vú giả cũng thường là “bảo tàng” lưu trữ các mẩu thực phẩm từ các bữa ăn trước đó.

Ốm đau và dị ứng

Đôi khi, những bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hay dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở rất khó chịu.

Nếu bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa điều trị. Hội chứng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như biếng ăn.

Ăn thực phẩm nặng mùi

Nếu con bạn thích các loại thực phẩm gia vị như tỏi, hành thì hơi thở của bé chắc chắn sẽ không thể thơm tho như khi bú sữa mẹ.

Cha mẹ có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng là biện pháp duy nhất.

Hãy dạy trẻ cách chải răng thật sạch, bạn có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày trước, đặc biệt là trước khi đi ngủ và phải đánh ít nhất là 1 phút cho đến khi bé được 3 tuổi. Ngoài 3 tuổi, thời gian đánh răng tối thiểu phải là 2 phút/lần. Bạn cũng nên khuyến khích bé đánh lưỡi.

Nếu cho bé dùng kem đánh răng thì chỉ nên lấy một số lượng thật ít. Viện Răng hàm mặt nhi khoa khuyến cáo rằng lượng kem đánh răng cho bé trước tuổi đến trường không nên quá 1 hạt đậu, đặc biệt nếu nó có chứa fluor.

Nuốt quá nhiều fluor có thể dẫn tới các đốm trắng trên răng trẻ khi bé lớn hơn. (Hầu hết trẻ sống ở vùng có nước máy đều hấp thụ đủ lượng fluor cần thiết qua nước uống và thực phẩm nấu từ nước này).

Nếu muốn cho bé đánh răng với kem đánh răng, bạn có thể dùng kem đánh răng trẻ em không có fluor hoặc một chút baking soda (pha vào với nước súc miệng trong trường hợp bé không chịu đánh răng với kem đánh răng.

Thường xuyên cho bé đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện sớm các lỗ sâu răng bé xíu. Nếu bé vẫn có hơi thở hôi, hãy đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.

Hãy chắc chắn rằng bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi cho ngón tay vào miệng và cả núm vú giả cũng vậy, cần được tiệt trùng trước khi đưa bé ngậm. Tốt nhất là khuyến khích bé bỏ thói quen này.

Cuối cùng, đừng để bé biết rằng hơi thở mình đang có vấn đề. Hãy cố gắng coi đây là một việc bình thường nếu không muốn bé trở nên tự ti, nhút nhát.

Có nên cho bé dùng nước súc miệng?

Nước súc miệng chỉ là một giải pháp tình thế và đánh răng vẫn là cách tốt nhất đốiv với các bé.

Theo Kidshealth/Mevabe

Khi hơi thở bé không thơm tho…

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiHơi thở của trẻ khỏe mạnh đôi khi vẫn có 'mùi'. Nếu mùi này biến mất sau khi đánh răng hay xúc miệng thì là bình thường. Còn nếu không thì nhất thiết phải phải biết đích xác đâu là 'thủ phạm'.

Những vi khuẩn sống trong miệng thường 'tấn công' các mẩu thức ăn thừa dắt lại ở các kẽ răng, khe lợi, trên lưỡi hay bề mặt amindan chính là nguyên nhân gây ra mùi ở miệng của những đứa trẻ khỏe mạnh.

Các vi khuẩn 'tương tác' với nước bọt cũng có thể gây ra hơi thở hôi, đặc biệt là nếu miệng 'đứng yên' trong một khoảng thời gian nhất định, đó chính là thời điểm khi vừa ngủ dậy. Sau một giấc ngủ đêm dài, các phản ứng hóa học trong miệng sẽ tạo mùi và nó sẽ hết ngay sau khi bạn đánh răng hay xúc miệng. Ăn uống giúp làm sạch các hợp chất này, vì vậy bạn nên cho bé uống nước thường xuyên và ăn các loại snack như hoa quả, bánh quy dòn không đường.  

Nếu bé nhà bạn có thói quen mút ngón tay, dùng ti giả hoặc thích ngậm, nhai khăn vải thì đó cũng có thể là nguyên nhân gây mùi cho hơi thở. Những thứ mà bé cho vào mồm này sẽ là nguồn bổ sung vi khuẩn cũng tạo điều kiện cho chúng phát triển, sinh sôi. Cách xử trí thông thường là thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng nếu bé có tật mút tay. Nếu bé dùng ti giả thì phải thường xuyên tiệt trùng, luộc sôi vật dụng này. Tương tự như vậy là giặt sạch khăn hay các vật bé thường cho lên miệng. Tất nhiên, cách tốt nhất là nên tập cho bé thói quen không mút tay, bỏ ti giả cũng như không đưa các vật lạ vào miệng.  

Vệ sinh răng miệng kém luôn là khởi nguồn của chứng viêm lợi, áp xe... thủ phạm gây ra hơi thở hôi. Lúc này, bé nhà bạn cần được khẩn trương đưa tới nha sĩ.  

Với các bé có hơi thở hôi đi kèm tiết dịch mũi thì cần phải đưa đi khám ngay. Việc đầu tiên mà bác sĩ thường làm là kiểm tra mũi bé, xem có dị vật không.  

Viêm xoang hay viêm đường hô hấp cũng là thủ phạm gây hơi thở hôi. Ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.  

Cuối cùng, một số trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở hôi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa thể trạng của bé với 'kinh nghiệm' mà trẻ học được mỗi khi chán ăn.

Theo Dân Trí

Bệnh vùng quanh răng

Khi các tổ chức quanh răng bị viêm, bị phá hủy, răng sẽ bị lung lay hàng loạt, vị trí của các răng sẽ bị thay đổi. Người bệnh có cảm giác rất khó chịu vì miệng hôi, đau đớn. Bệnh ở giai đoạn cuối sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn, thẩm mỹ và phát âm.

Bệnh quanh răng có nhiều loại, trong đó phổ biến là:

Viêm lợi

Đây là loại nhẹ nhất với biểu hiện là tổ chức lợi xung quanh răng bị viêm đỏ, sưng và dễ chảy máu. Giai đoạn này thường ít gây khó chịu cho bệnh nhân nên dễ bị bỏ qua. Nếu được thăm khám sớm thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng và có hiệu quả.

Viêm quanh răng

Viêm lợi nếu không được điều trị thì có thể chuyển thành viêm quanh răng. Ở giai đoạn nhẹ, viêm quanh răng bắt đầu chớm phá tủy xương ổ răng và các tổ chức nâng đỡ khác. Thể nặng sẽ khiến răng bị lung lay.

Khi thấy những biểu hiện như chảy máu khi đánh răng, lợi bị viêm đỏ, sưng, mềm, tụt lợi, hơi thở hôi kéo dài, có mủ chảy ra từ kẽ răng và lợi, răng thưa hoặc lung lay... thì hãy đến ngay nha sĩ để được khám và điều trị sớm nhằm phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

Cách phòng chữa tốt nhất là súc miệng và chải sạch răng sau khi ăn để tránh sự tích tụ của mảng bám răng và mảnh vụn thức ăn, phòng ngừa sự hình thành cao răng. Nên làm sạch các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm tre (nhỏ và trơn láng để tránh làm xước lợi gây nhiễm trùng).

Đánh chải răng phải đúng phương pháp. Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Theo 24h

“Thủ phạm” gây hôi miệng

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNếu uống nhiều nước ép loại này sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng do trong các loại nước ép cam quýt có chứa 1 lượng lớn axit citric giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều hợp chất sulfur là nguyên nhân gây hôi miệng.

Bên cạnh cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách thì việc sử dụng các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần làm cho chứng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.

1. Nước ép cam quýt

Nước ép cam quýt có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ do giàu vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên nếu uống nhiều nước ép loại này sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng do trong các loại nước ép cam quýt có chứa 1 lượng lớn axit citric giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều hợp chất sulfur là nguyên nhân gây hôi miệng.  

2. Cà phê

Nên giảm uống cà phê vì giống như nước ép cam quýt trong cà phê cũng chứa nhiều axit. Vậy nên hãy thay cà phê bằng trà trong đồ uống hàng ngày

3. Sữa và phô mai

Những người có hơi thở hôi nên tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa và phô mai. Các vi khuẩn sống trên bề mặt lưỡi thường rất thích các axit amino có trong các sản phẩm từ sữa vì thế mùi sulfur khó chịu càng được tạo ra nhiều.

4. Thịt và cá

Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, thịt gà cũng có thể gây hơi thở hôi khó chịu. Các vi khuẩn vùng miệng tiêu hoá protein vì thế tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi. Dù chỉ một mẩu thịt nhỏ dắt vào kẽ răng cũng có thể giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vậy nên hãy giảm lượng thực phẩm chứa protein như thịt, cá trong chế độ ăn hàng ngày để giảm mùi cho hơi thở.

5. Rượu

Sử dụng quá độ lượng đồ uống có cồn không những gây khô miệng mà còn làm xuất hiện mùi hôi khó chịu vùng miệng. Trong miệng rất cần có đủ lượng nước bọt cần thiết để hạn chế tối đa lượng tế bào chết quanh vùng miệng và cổ họng.

6. Tỏi và hành

Đây là 2 thủ phạm đứng đầu trong danh sách gây hôi miệng do trong tỏi và hành có chứa hợp chất sulfur tự nhiên gây hôi miệng.

Theo ENA/Dân Trí

Trẻ đau bụng bất thường: Coi chừng viêm ruột thừa

Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan khi thấy trẻ đau bụng bất thường. Điều này hết sức nguy hiểm. Nếu trẻ bị đau bụng ngoại khoa như viêm tắc ruột, viêm ruột thừa mà không được phát hiện sớm, điều trị  dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng mà dễ bị bỏ qua là viêm ruột thừa…

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn.

Ruột thừa bị viêm chính là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm khuẩn lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm khuẩn sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm khuẩn này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa. Nếu ruột thừa bị nhiễm khuẩn không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm khuẩn khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Biểu hiện viêm ruột thừa

Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhân biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng. Trẻ kêu đau bụng tự nhiên, lúc đầu có thể đau vùng thượng vị hay quanh rốn, nhưng sau đau khu trú ở vùng hố chậu phải, đau âm ỉ. Trẻ buồn nôn và nôn. Ở trẻ em có khi thấy đi tiêu lỏng hay bị tiêu chảy. Sốt nhẹ khoảng 37,5o - 38,5oc; trẻ sẽ bị sốt cao khi ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ. Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi đó là trẻ bị đau bụng vùng xung quanh rốn, sốt nhẹ, không muốn ăn, buồn nôn, nôn. Bụng trẻ trương cứng. Do chủ quan nên nhiều bậc cha mẹ tự chẩn đoán bệnh cho con dẫn tới tình trạng ruột thừa bị vỡ, gây những biến chứng khôn lường.

Biến chứng do viêm ruột thừa

- Vỡ ruột thừa: Biến chứng này  có thể gây ra áp xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa.

- Tắc ruột: Biến chứng này ít gặp hơn. Tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các thành phần bên trong lòng ruột được đẩy đi.

- Nhiễm khuẩn huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.

Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa, nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm hiện đại hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng. Trẻ càng nhỏ, viêm ruột thừa càng nguy hiểm. Hiện nay, mổ viêm ruột thừa là một phẫu thuật rất đơn giản. Đặc biệt với phương pháp mổ nội soi, khả năng hồi phục sau mổ của bệnh nhân rất nhanh, đảm bảo thẩm mỹ và tránh được những biến chứng sau mổ. Các bác sĩ khuyến cáo, viêm ruột thừa không thể phòng nên việc phát hiện sớm để giải quyết kịp thời trước khi ruột thừa vỡ là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng nhói ở vùng quanh rốn, hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.     BS. Nguyễn Thanh Lâm

Cao răng: “Sát thủ” trong miệng

Cao răng gây nhiều bệnh răng miệng, nặng nhất là bệnh nha chu làm tiêu xương, đau buốt răng khi ăn uống, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Hàng trăm loại vi khuẩn trú trong khoang miệng

Nên khám răng, lấy cao răng thường xuyên. Ảnh: Hà My

Theo GS Trần Văn Trường - Chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt Nam, miệng là môi trường tạp khuẩn, vi khuẩn tụ ngay trong vôi răng, cao răng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong miệng có tới vài trăm loại vi sinh vật trú ngụ, vãng lai. 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn (1mg mảng bám bằng đầu tăm chứa hàng tỉ vi khuẩn) và nếu không giữ gìn vệ sinh răng miệng, số vi khuẩn này sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Bác sĩ Hòa Thị Phương (Nha khoa Hoà Phương, Hà Nội) cho biết: 'Sau khi ăn thường có lớp màng bám trên răng, nếu không vệ sinh răng miệng sạch, màng này ngày càng dày lên thành mảng bám và dần cứng thành cao răng. Khi mảng bám còn mềm, dùng bàn chải, chỉ nha khoa có thể làm sạch. Nhưng khi đã thành cao răng chỉ có nha sĩ với dụng cụ chuyên dùng mới 'trị' được'.

Trong trường hợp bị cao răng nặng, gây viêm lợi sẽ rất nguy hiểm vì nó ăn sâu vào túi lợi, xương ổ răng. 'Vi khuẩn theo đường máu vào các phù tạng, khớp, thận, tim gây van tim, vôi hoá'... GS Trần Văn Trường cảnh báo.

Theo bác sĩ Hồng Anh, Trưởng phòng Tư vấn, hỗ trợ khách hàng (Nha khoa Lan Anh, TP Hồ Chí Minh), nhiều khách tới khám thú nhận từ bé tới lớn chưa hề đi lấy cao răng. Càng không biết rằng miệng hôi, hơi thở hôi do những mảng bám, cao răng gây nên. Viêm lợi lâu sẽ tấn công, phá hủy dần vùng quanh răng, dẫn tới tổn hại xương. Khi lợi không còn bám chặt vào răng sẽ xuất hiện những hố lõm là những ổ vi trùng gây bệnh. Cao răng còn có thể gây viêm tuỷ ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm, lở miệng, viêm amidan, viêm họng...

Có thể gây rụng răng hàng loạt

Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn giắt trong kẽ răng.

Theo bác sĩ Võ Quốc Tuấn, khi chảy máu lợi tự phát, viêm nướu, lợi chưa tụt... là biểu hiện bệnh nha chu nhẹ, cần đi khám để được điều trị ngay. Lúc này là giai đoạn đầu, dễ chữa, ít tốn kém, chưa tổn hại nhiều tới răng. Nếu để bệnh nha chu tới giai đoạn cuối thường nghiêm trọng vì miệng thường xuyên bị đắng; lợi teo rút, răng vĩnh viễn bị lung lay hay tách khỏi lợi; khớp cắn thay đổi, gây rụng răng hàng loạt (ở người lớn tuổi), sẽ khó chữa và tốn kém hơn.

Theo bác sĩ Hòa Thị Phương, không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi thành cao thì lợi đã tổn thương. Cần đi lấy cao răng thường xuyên để loại trừ vi khuẩn và những mầm mống bệnh.

Hiện có 2 phương pháp lấy cao răng phổ biến: Nếu dùng máy thổi cát làm sạch cao răng sẽ hạn chế được lây nhiễm chéo, nhưng dễ bị rỗ bề mặt răng, mảng bám hình thành nhanh hơn, dễ nhiễm màu và rất khó lấy cao răng dưới nướu. Dùng máy siêu âm lấy cao răng triệt để hơn (nhất là người nhiều cao), chỉ mất 20 - 45 phút, gồm cả đánh bóng răng, ít bị đau và chảy máu hơn. Nhược điểm là nếu dụng cụ và thiết bị lấy cao răng không tiệt trùng nghiêm ngặt dễ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

GS Trần Văn Trường khuyến cáo nên khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên 3 tháng/lần. Ngoài ra, cần tạo thói quen đánh răng ngay sau khi ăn, mỗi lần đánh răng 2-3 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong.

Để nhận biết phòng khám nha khoa an toàn, bác sĩ Hồng Anh cho biết, tất cả các dụng cụ tiệt trùng đều đựng trong túi nilon màu xanh, niêm phong, dập máy. Khi khách tới khám mới xé và lấy ra để chắc chắn không lây bệnh cho khách. Nếu đã từng viêm nướu - nha chu hay đang có dấu hiệu cần khám thường xuyên hơn.

Cách bảo vệ răng

- Mỗi ngày 1 lần cần súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng Listerine 1 - 2 phút. Mỗi tối lấy 1/3 nắp, pha thêm nước súc kỹ 2-3 phút. Tuy nhiên, loại nước này chỉ dùng buổi tối, không dùng nhiều vì có chất sát trùng gây khô niêm mạc, làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng.

- Hạn chế ăn đồ ngọt, chất cay nóng như bia, rượu, ớt, gừng...

- Khi bị viêm lợi, bệnh nha chu phải chữa dứt điểm.

Nên dùng bàn chải máy được thiết kế đặc biệt, chuyển động dễ, đầu bàn chải nhỏ để chải sâu vào những khe kẽ răng và mát xa vùng nướu để bớt viêm. Đầu bàn chải phải thay 2 tháng/lần.

Theo tư vấn của bác sĩ Hồng Anh

giadinh

Răng sạch, bệnh giảm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể có sự liên quan khá mật thiết. Vệ sinh răng miệng đúng cách và sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe toàn cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và cả duy trì trí nhớ tuổi già.

Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách chăm sóc răng và nướu - thói quen sức khỏe được học từ thời thơ ấu sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời. Và nếu bạn coi thường vệ sinh răng miệng thì hãy nhớ bạn là một tấm gương để trẻ nhìn vào. Hãy luôn nhớ 6 lý do sau để luôn giữ gìn sức khỏe răng miệng:

Tăng cường sự tự tin

Các bệnh về nướu lợi và sâu răng thường không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tạo ra hơi thở hôi - ảnh hưởng tới sự tự tin.

Nếu răng miệng sạch, không bệnh tật, chất lượng cuộc sống cũng sẽ tốt hơn - bạn có thể ăn mọi thứ, ngủ ngon hơn và tập trung cho công việc, không bị 'quấy rối' bởi đau răng hay viêm miệng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Các viêm nhiễm mãn tính ở lợi liên quan với các bệnh tim mạch như bệnh tim, nghẽn mạch máu và đột quỵ.

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy duy trì sức khỏe răng miệng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nghiêm trọng và nâng cao thể trạng.

'Bảo quản' trí nhớ

Những người bị viêm lợi, nướu (lợi sưng, chảy máu) thường có trí nhớ kém hơn và các kỹ năng nhận thức cũng kém hơn những người mà có sức khỏe răng miệng tốt hơn, theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.

Những người có bệnh răng miệng cũng diễn đạt kém hơn (do khả năng 'lôi' từ chậm hơn) và tính toán cũng chậm chạp - 2 kỹ năng vốn được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Giảm nguy cơ viêm nhiễm

Sức khỏe răng miệng kém còn liên quan với sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu, những bệnh do vệ sinh răng miệng kém và những bệnh bao quanh chân răng liên quan với chứng viêm phổi ở người già. Vi khuẩn trong miệng có thể 'chu du' xuống phổi, gây viêm và làm cho các bệnh ở phổi nặng hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy sự liên quan giữa bệnh nướu lợi với viêm thấp khớp, một dạng bệnh tự miễn dịch mà gây ra viêm các khớp. Các chuyên gia cho biết, chất hóa học phá hủy sự kết nối giữa các khớp được sinh ra từ quá trình viêm nướu lợi.

Chế độ ăn cân bằng, đi khám định kỳ răng miệng và vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và các bệnh nướu lợi. Luôn chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng nước xúc miệng kháng khuẩn hay kem đánh răng giúp giảm thiểu tình trạng vi khuẩn trong miệng.

Duy trì đường huyết ổn định nếu bị tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng thường bị các bệnh nướu lợi. Bệnh tiểu đường thường làm khả năng chống chọi với vi khuẩn của cơ thể trở nên kém hơn, trong đó có các viêm nhiễm, bao gồm cả viêm lợi… từ đó dẫn tới các bệnh nướu lợi nghiêm trọng.

Một số chuyên gia nhận thấy những người có bệnh tiểu đường sẽ mắc các bệnh ở nướu lợi nặng hơn những người bình thường. Và kéo theo đó là việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.

Giảm nguy cơ viêm nướu lợi bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng sẽ giúp kiểm sóa được mức đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Giúp thai phụ sinh con đủ tháng đủ ngày

Những phụ nữ bị mắc bệnh nướu lợi trong thời kỳ mang thai thì dễ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều công nhận sự liên quan này nhưng duy trì sức khỏe răng miệng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vì thế, nếu đang mang thai, hãy đi khám nha sĩ thường xuyên.

(Theo Dân trí)