Lưu trữ cho từ khóa: hoa thiên lý

Cách trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý

Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 – 5 lần đã thấy hiệu quả.
Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, mọc thành chùm, màu vàng xanh lục nhạt, thơm, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.
cach-tri-benh-tri-tu-hoa-thien-ly
Hoa thiên lý – thần dược trị bệnh trĩ.
Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Hoa thiên lí chữa bệnh trĩ: Chỉ 4 – 5 lần đã thấy hiệu quả. Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lí chữa trĩ (lòi dom) có kết quả tốt.

Cách dùng

Lấy 100g lá thiên lí non và bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lí đắp lên. Băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên đã thấy có kết quả tốt.
Bát canh nấu với hoa và lá thiên lí non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, còn trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lí suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều tốt.
Ngoài ra,  đây không những là món ăn dân dã trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc rất tốt trong việc chữa mất ngủ, căng thẳng đầu óc. Nó có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, thậm chí còn giúp trị táo bón cho mẹ bầu..
Theo Phunutoday.vn
The post Cách trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những món ăn ngon từ hoa thiên lý

Hoa thiên lý nấu lẩu mắm, nấu canh chua hay xào thịt bò… đều là những món ăn ngon miệng và rất tốt trong những ngày nắng nóng.

Thiên lý là loại hoa có tính giải nhiệt cao, ngoài việc trồng để làm cảnh, lấy bóng mát, hoa thiên lý còn được người dân sử dụng để chế biến thành nhiều món vừa ngon miệng vừa có lợi cho sức khỏe. Có thể kể ra đây những món ăn quen thuộc như: canh hoa thiên lý, xào thịt bò, làm gỏi….

Canh hoa thiên lý dễ nấu, có thể nấu kèm với tôm hoặc thịt đều mang đến vị ngọt tự nhiên rất đặc trưng. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, món ăn thích hợp và ngon miệng nhất là hoa thiên lý nấu với cua đồng, vừa có tác dụng giải nhiệt, vừa ngon miệng.

Cua đồng lựa mua những con còn sống, rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm cho vào cối xay nhuyễn với một ít muối. Sau đó, lược xác cua qua rây trước khi nấu nước dùng.Đun nước dùng cua đến khi nước sôi lăn tăn, cho gạch cua vào. Sau đó cho hoa thiên lý vào nấu chung, nêm lại gia vị vừa ăn là được.

nhung-mon-an-ngon-tu-hoa-thien-ly

Canh cua đồng hoa thiên lý

Nếu không thích món canh, bạn có thể làm món hoa thiên lý xào thịt bò để đổi vị cho cả nhà. Hoa thiên lý còn tươi xanh, rửa sạch, cho vào nước sôi luộc sơ qua. Sau đó vớt ra và cho ngay vào nước lạnhrồi để ráo. Thịt bò phi lê rửa sạch, thái mỏng, ướp với một ít gia vị như muối, tiêu, đường, tỏi giã nhuyễn… Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho thiên lý vàoxào chung với trứng gà đã đánh tan. Hoa thiên lý vừa chín đến thì tắt bếp và cho ra đĩa.

Tiếp tục phi thơm dầu để xào thịt bò, không nên xào thịt bò quá chín, chỉ vừa chín tới là được. Cho thịt bò lên trên đĩa hoa thiên lý đã xào, rắc lên ít tiêu để món ăn có vị cay nồng thơm ngon. Khi ăn trộn đều thịt bò và hoa thiên lý, dùng nóng và chấm với nước mắm mặn thì rất là ngon. Không phải là những món ăn sang trọng, nhưng chính hương vị đặc trưng của món ăn đem đến cho các thành viên trong gia đình một bữa cơm ngon và lạ miệng.

(Theo VnExpress)

Thiên lý – cây thuốc chữa bệnh trĩ dễ kiếm mà hiệu quả

Thiên lý là một loại cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam, là một cây thuốc quý không chỉ cho ta bóng mát hương thơm, là món ăn khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm.

Mô tả ảnh.

Thiên lý (còn gọi là câu hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương) là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.

Cây Thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Trong lá và thân Thiên lý có chất ancaloid (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu, Hà Nội, 1962). Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường chỉ dùng hoa và lá Thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ. Lá tươi của cây Thiên lý chữa bệnh trĩ (lòi dom) rất công hiệu. Thầy thuốc đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh, kể cả những người bị trĩ cấp độ 3 có búi trĩ lòi hẳn ra ngoài. Bài thuốc này đặc biệt công hiệu cho những người bị trĩ do nội nhiệt, do uống rượu bia nhiều dẫn đến đi ngoài có máu, rát hậu môn.

Cách chữa trị như sau:

Lá Thiên lý 100g (một nắm to), muối ăn 5g (thìa cà-phê). Hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước đun sôi còn ấm, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một, hai lần. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá Thiên lý tươi một ngày. Trong vòng 3 – 4 ngày thường khỏi. Bài thuốc này còn có thể chữa bệnh dạ con: cũng dùng như trên. Thường lưu ý: bắt buộc phải dùng tươi, không được nấu chín. Với những người cơ thể hàn thì không được uống mà chỉ đắp bên ngoài.

Lê Nga / Sưu tầm

Tươi ngon những món ăn từ hoa thiên lý

Những món ăn không chỉ rất ngon miệng, dễ hao cơm mà còn đem lại sự hứng khởi.

Hoa thiên lý xào nghêu

Hoa thiên lý có vị ngọt và giòn xào với nghêu hoặc các loại hải sản đều rất ngon miệng và dễ hao cơm. Cùng trổ tài nhé!

Tươi ngon những món ăn từ hoa thiên lý, Ẩm thực, am thuc, hoa thien ly, canh ca loc, hoa thien ly xao ngheu, mon ngon, mon ngon de lam, bao

Nguyên liệu

Hoa thiên lý 200 gr
Tôm sú 100 gr
Nghêu 150 gr
Hành tím, tỏi bằm nhuyễn
Hành lá, ngò, rí
Dầu hào, dầu mè
Nước tương, hạt nêm

Cách làm:

Hoa thiên lý nhặt sạch, rửa sạch, để ráo. Tôm sú bóc vỏ. Nghêu rửa sạch, cậy lấy phần thịt. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho tôm sú, nghêu vào xào.

Nêm nếm dầu hào, dầu mè, nước tương, hạt nêm, đường. Sau đó cho hoa thiên lý vào đảo nhanh tay, nêm nếm vừa ăn.

Cá lóc nấu hoa thiên lý

Mùi thơm của cá quyện với vị ngọt của hoa thiên lý sẽ mang đến cho cả nhà một tô canh ngọt ngào và đầy hứng khởi.

Tươi ngon những món ăn từ hoa thiên lý, Ẩm thực, am thuc, hoa thien ly, canh ca loc, hoa thien ly xao ngheu, mon ngon, mon ngon de lam, bao

Nguyên liệu:

Hoa thiên lý 200 gr
Phi - lê cá lóc 200 gr
Hành lá, ngò rí
Hạt nêm, đường, tiêu
Muối, nước măm,
Cà chua 1 trái
Tương cà, tương ớt

Cách làm:

Nêm nếm dầu hào, dầu mè, nước tương, hạt nêm, đường. Sau đó cho hoa thiên lý vào đảo nhanh tay, nêm nếm vừa ăn.

Phi thơm tỏi, cho tương cà, cà chua xắt lát, tương ớt vào xào sơ. Thêm 0,5 l nước vào đun sôi. Nêm nếm vừa ăn, sau đó cho từng cuộn cá hoa thiên lý vào, nấu chín.

Meo.vn (Theo Bếp gia đình)

“Mướt xanh” mùa hoa thiên lý

Khi làn gió khẽ đưa, những chùm hoa thiên lý e ấp vội khoe sắc vàng nhạt trên những tán lá xanh um, thoảng hương thơm dịu nhẹ.

Loài hoa thiên lý mộc mạc, dân dã này không chỉ góp phần làm đẹp cho góc vườn nhà mà còn được chế biến thành những món ăn ngon, mát dạ, khỏe người.

Thành phần dinh dưỡng

Thiên lý thuộc dạng thân leo, được trồng nhiều khắp nơi, nhất là các vùng nông thôn. Lá thiên lý hình tim, hoa màu xanh, vàng nhạt. Hoa thiên lý từ lâu đã được dùng như một dạng rau ăn có vị ngọt, tính mát và bổ dưỡng. Thành phần dinh dưỡng trong hoa thiên lý gồm: chất xơ, đạm, vitamin A, B1, B2, C và các chất khoáng như canxi, phốt pho, kẽm, sắt.

Đặc biệt hoa thiên lý rất giàu chất kẽm, tốt  cho sự phát triển của trẻ em (tăng sức đề kháng cho cơ thể). Hoa thiên lý không chỉ đem đến vị ngon, mát mà còn chữa được một số bệnh: phòng ngừa rôm sảy, giảm nhức mỏi, khắc phục triệu chứng mất ngủ, chữa giun kim, mụn nhọt…


Món hoa thiên lý chế biến đơn giản nhất là đem luộc chấm nước mắm chua ngọt, nước tương ớt, hoặc nước cá kho, dùng với cơm nóng thì không có gì ngon bằng.
(ảnh minh họa)

Phòng rôm sảy mùa hè: trẻ lớn và người lớn ăn canh hoa thiên lý, lá hoa thiên lý non, còn trẻ ăn dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, khuấy bột, cháo cho trẻ rất tốt và mát.

Cách chế biến

Chọn những hoa thiên lý màu còn xanh non, còn búp, vừa hái xuống. Nhặt hết cuống và rửa sạch, sau đó mang đi chế biến. Phải thật nhẹ nhàng khi rửa hoa thiên lý tránh làm các nụ hoa thiên lý bị dập, nát, khi chế biến sẽ không ngon.

Món hoa thiên lý chế biến đơn giản nhất là đem luộc chấm nước mắm chua ngọt, nước tương ớt, hoặc nước cá kho, dùng với cơm nóng thì không có gì ngon bằng. Cầu kỳ hơn một chút, bạn có thể chế biến với cách xào, nấu canh…

Phổ biến nhất là lấy hoa thiên lý đem xào cùng với thịt bò hoặc hải sản (nghêu, tôm, cua) rất thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, nấu canh hoa thiên lý ăn rất mát, giúp ngủ ngon.

Hoa thiên lý rất dễ mềm, mau chín, vì vậy khi nấu bạn cần đảo nhanh tay để giữ được vị giòn giòn, ngọt ngọt của hoa.

Meo.vn (Theo Bepgiadinh)

Hoa thiên lý còn là vị thuốc an thần

Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc…

Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.

Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì, các động cơ có chì…

Đông y cho rằng: Hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim.

Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.

- Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

- Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.

- Chữa lòi dom, sa dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.

- Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

- Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

- Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

- Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống… vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.

Theo SK&ĐS

Phòng và trị bệnh bằng hoa

Dược thảo trong y học cổ truyền được sử dụng với 3 mục đích: trị bệnh phòng bệnh, và tăng cường sức khỏe. Người ta có thể sử dụng toàn bộ cây hoặc từng bộ phận của cây, như củ rễ, lá, thân, vỏ rễ, vỏ quả, hoa...

Nói đến hoa, chúng ta thường nghĩ đến vẻ đẹp, mùi hương của hoa, nhưng sẽ lý thú hơn khi nhắc đến công dụng của hoa trong việc phòng và trị bệnh.

Hoa cúc:

Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống, hoặc giã nát đắp mụn nhọt.

Hoa lài:

Thường dùng ướp trà uống hoặc dùng 2-4g hoa khô sắc uống chữa kiết lị, chữa mất ngủ hoặc dùng để rửa mắt.

Hoa sứ:

Có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị. Một số ghi nhận ở Lào cho thấy hoa sứ còn có tác dụng chữa viêm tắc động mạch, ở Campuchia chữa hắc lào.

Hoa hồng:

Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, giải độc, dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ho viêm họng, lở loét mồm, liều dùng 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Tinh dầu hoa hồng pha nước tắm có tác dụng an thần.

Hoa hòe:

Vị đắng trong hoa hòe có từ 6-30% là rutin, một chất làm bền thành mạch, người ta thường sử dụng để điều trị trong cao huyết áp, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết do vỡ mao mạch, điều trị ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam.

Liều dùng 5-20g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Có thể sao khô để dành pha uống như nước trà. Hiện nay hoa hòe được bào chế thành dạng thuốc viên, hàm lượng 0,02g, ngày uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 1 viên.

Kim ngân hoa:

Thường được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, mọc nhiều ở vùng núi miền Bắc và Tây Nguyên, có tác dụng tiêu độc, trị ghẻ lở, nhọt độc ngứa, dị ứng, thấp khớp, một số nghiên cứu chứng minh nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn...

Hoa bưởi:

Tinh dầu hoa bưởi có rất nhiều thành phần, có thể đến 41 thành phần. Người ta nhận thấy tinh dầu hoa bưởi có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (phế cầu), tụ cầu vàng...

Hoa cam:

Dùng để pha chế thuốc theo đơn, hoa cam chứa nhiều tinh dầu, có tính kháng khuẩn nhưng kém hơn tinh dầu vỏ quả, có thể dùng nước hoa cam uống để làm êm dịu thần kinh.

Hoa khế:

Dùng chung với lá khế, cành non, nấu sôi dùng để xông hoặc tắm chữa lở loét, dị ứng.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoa như một loại thực phẩm: hoa chuối làm gỏi, làm rau ăn sống; hoa thiên lý xào hoặc nấu canh với thịt; dùng nước sắc hoa hồng, hoa cúc ướp thịt để nướng hoặc để hầm giúp êm dịu thần kinh dễ ngủ.

Tuy nhiên, có những loại hoa có độc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa hoặc hướng dẫn sử dụng như hoa cà độc dược dùng để chữa ho hen, chống co thắt chữa các cơn đau dạ dày, nôn ói, có thể sắc uống, thuốc bột hoặc cuộn tròn thành điếu để hút; hoa sói dùng để ướp trà uống, cần lưu tâm về liều lượng, có thể gây độc.

Một vài loại hoa ít được người sử dụng quan tâm, nhưng cũng là vị thuốc:

- Hoa dâm bụt:

Dùng lá và hoa giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm đau và chóng vỡ mủ. Ở Malaysia, người ra dùng hoa pha nước uống như uống trà để thông tiểu và chữa mẩn ngứa.

- Hoa mào gà:

Sắc uống mỗi ngày từ 8-16g, chữa đi tiêu ra máu, hoặc dùng 10g hoa sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1-2g chữa lị ra máu, tiêu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Theo BS Trần Hữu Vinh

Tuổi trẻ

Cây thiên lý chữa chứng mất ngủ

Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Là một loại cây dây leo tự quấn. Thân dài 1 - 10m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không có lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt. Cuống lá dài 1,5 - 5cm; phiến lá hình trứng, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi. Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10. Bộ phận làm thuốc là rễ, lá và hoa thiên lý.

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu chữa lòi dom, đinh nhọt, trị giun kim...

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy thiên lý vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Chất kẽm còn có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với  chì.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thiên lý:

Chữa đái buốt: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.

Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.

Chữa mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.

Lưu ý: Do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống... vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

Bác sĩ Minh Hằng (Sức khoẻ và đời sống)

Canh hoa thiên lý giúp giảm stress

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận...

Trong hoa thiên lý có 3% chất xơ, chất đạm 2,8% và còn có chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như canxi, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao.

Cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì...

Hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới

Ngoài ra, hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới. Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.

* Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.

* Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.

* Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

* Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

* Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay một lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.

* Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất  sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống... vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.

BS Tuấn Linh (bee.net.vn)

Hoa thiên lý chữa rôm sảy

Nếu bị mất ngủ, hoặc đau người, nhức xương, hay con bạn bị rôm sảy, giun kim..., hãy thử dùng thiên lý để cải thiện.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ngoài tác dụng làm rau ăn, thiên lý còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả tốt. Thiên lý có chứa chất xơ, chất đạm, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, tiền vitamin A (caroten), photpho, sắt. Đặc biệt, nó còn chứa kẽm với hàm lượng khá cao, rất tốt cho trẻ em đang lớn, người già yếu mệt và giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt. Canh hoa thiên lý có tác dụng bổ dưỡng, an thần, bớt mệt mỏi, ngủ ngon giấc, chữa được chứng sốt nhẹ, lao lực, nóng trong người.

Chữa chứng mất ngủ: Lấy 30 gr hoa thiên lý, 10 gr hoa nhài, 15 gr tâm sen. Các vị trên sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Dùng  3 - 5 ngày.

Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc mỗi vị 10 gr, lá đinh lăng, rau má mỗi vị 8 gr, ngải cứu 12 gr rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia làm ba lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa chứng đau người, nhức xương: Hoa thiên lý xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng ăn hằng ngày.

Phòng rôm sảy mùa hè: Trẻ lớn và người lớn ăn canh hoa thiên lý, lá thiên lý non, còn trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, cháo cho trẻ rất tốt, rất mát.

Trị giun kim: Dùng 40 gr hoa thiên lý nấu canh ăn liên tục 7 - 10 ngày, cho kết quả rất tốt (theo kinh nghiệm dân gian)

Trị chứng sa dạ con ở phụ nữ (độ 1 - 2) và chứng trĩ ngoại: Lấy 100 gr lá thiên lý, 5 gr muối ăn. Lá thiên lý tươi non và bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ, thêm muối bọc trong miếng gạc sạch đắp vào búi trĩ hay dạ con bị sa (đã được rửa sạch bằng nước thuốc tím).

(Theo Đất Việt)

Đông y chữa bệnh hiệu quả cao. Tham khảo thông tin tại địa chỉ Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn - Lô 22 Đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng