Lưu trữ cho từ khóa: hoa dâm bụt

Lợi ích sức khỏe từ hoa dâm bụt

Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ hoa dâm bụt chỉ có tính năng làm đẹp sân vườn, nhưng thực tế, loài hoa này còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp.

loi-ich-suc-khoe-tu-hoa-dam-but

Ảnh: healthbeautyfitness.in

•    Uống trà hoa dâm bụt thường xuyên giúp huyết áp và cholesterol. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2009 của trường ĐH Tufts, Massachusetts, Mỹ. Trà hoa dâm bụt cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang và táo bón nếu bạn uống thường xuyên.

•    Hoa dâm bụt giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, ho, sốt và bệnh nhiễm trùng.

•    Hoa dâm bụt chứa axít hydroxycitric và amylase có tác dụng phân hủy tinh bột. Nếu bạn uống một tách trà hoa dâm bụt sau bữa ăn sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate vào cơ thể, từ đó giúp giảm cân.

•    Các dưỡng chất trong hoa dâm bụt có khả năng kích thích mọc tóc nhanh và phòng ngừa sự lão hóa sớm cho cơ thể. Hoa dâm bụt cũng có tác dụng làm sạch gàu hiệu quả.

•    Hoa dâm bụt còn được dùng để làm sáp đánh bóng giày ở một số quốc gia.

•    Ở Ấn Độ, lá và hoa dâm bụt được đốt cháy thành tro để dùng làm phấn trang điểm mắt.

•    Bạn cũng có thể nghiền nát hoa dâm bụt để làm xà phòng tắm tự nhiên, rất tốt cho trẻ nhỏ.

Theo Phunuonline.com.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ hoa dâm bụt

Để chữa ung nhọt sưng đau, hãy lấy lá và hoa dâm bụt giã nát, trộn với mật ong, rồi đắp lên chỗ bị tổn thương, nhọt sẽ chóng vỡ mủ.

Dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, thường được dùng để trị khí hư bạch đới, mộng tinh, đại tiện ra máu, mất ngủ, mụn nhọt sưng tấy.

bai-thuoc-chua-benh-tu-hoa-dam-but

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

- Chữa khó ngủ do hồi hộp: Hoa dâm bụt phơi trong bóng mát cho khô, hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày.

- Chữa lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ: Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50g tươi hoặc 20g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50g tươi hoặc 20g khô, trần bì (vỏ quýt khô, để lâu ngày) 8g, gừng tươi 8g… Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ cùng trần bì và gừng, chia 2-3 lần uống trong ngày

- Tiêu độc, chữa mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày

- Chữa quai bị sưng đau: Lá dâm bụt 30-40g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại.

(Theo Gia đình & Xã hội)