Lưu trữ cho từ khóa: Hoa cúc

Bài thuốc chữa bệnh từ hoa cúc

Cây cúc còn gọi là kim cúc, cúc hoa vàng, hoàng cúc…, có tên khoa học là Chrysanthemum indicum L, họ Cúc (Asteraceae), là loài cây thảo sống hằng năm hay sống dai.

Thân cứng cao từ 0,8 -1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Hoa có có màu vàng tươi với nhiều loài có hình dáng khác nhau và cho hoa đẹp nên người ta thường trồng làm cảnh hoặc bán hoa chưng trong ngày tết. Mùa ra hoa, quả từ tháng 10 – 12 cho đến tháng 4 năm sau.

Bộ phận là thuốc chủ yếu là phần quả, hoa được thu hái lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3 – 4 nắng) hay sấy ở 40 – 50 oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.

Theo đông y, hoa cúc có vị đắng – cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…

bai-thuoc-chua-benh-tu-hoa-cuc

Sau đây là những bài thuốc từ hoa cúc:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt: Kim cúc 12 g, củ sắn dây 15 g, lá dâu tằm 10 g, rễ cây lau 8 g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 5 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

- Chữa viêm tuyến vú: Kim cúc 20 g; kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày.

- Chữa các loại mụn nhọt, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.

- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp (mắt đau cấp tính): Thường kết hợp với các thuốc tư âm thanh can hỏa, dùng bài: Cúc hoa tán: Cúc hoa, Bạch tật lê, Mộc tặc thảo mỗi thứ 12g, Thuyền thoái 3g, Huyền sâm 12g, Liên kiều 8g, Khương hoạt 4g, sắc nước uống.

- Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt- chứng phong ôn giai đoạn đầu: Sốt hơi rét, đau đầu, mắt sưng đỏ thường gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài: Tang cúc ẩm: Tang diệp 6g. Cúc hoa 6g, Liên kiều 4g, Bạc hà 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 4g.  Sắc uống.

- Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.

- Đinh nhọt: Cúc hoa 12g, Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.

Hoa cúc còn dùng để ướp trà. Uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lại sự tăng đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này.

Theo Nongnghiep.vn

Mẹo làm đẹp với hoa hồng và hoa cúc

Hãy cùng khám phá những cách làm đẹp để cho cơ thể mình tỏa ra hương thơm với làn da mịn màng như những cánh hoa hồng và hoa cúc nhé.

Hoa cúc

Hoa cúc chứa nhiều loại tinh dầu hương có tác dụng giúp hạn chế các sắc tố đen dưới da (là nguyên nhân gây nám), đồng thời làm mềm lớp tế bào biểu bì và giúp đẩy lùi các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.

1. Rửa sạch 10 bông hoa cúc, để ráo nước, đun sôi hoa với 250 ml nước tinh khiết, cho thêm 1/3 thìa cà phê muối, chú ý để nhỏ lửa. Sau đó lọc bỏ xác hoa, lấy nước hoa cúc đã lọc hòa với 2 thìa cà phê mật ong. Rửa sạch mặt với nước ấm, bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên rồi thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại nước ấm.

2. Với những bạn có làn da hỗn hợp, hoặc có người không hợp với mật ong thì hãy áp dụng loại mặt nạ dưới đây: Lấy 5 bông hoa, tách và giã nát cánh rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Bôi đều lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với sữa rửa mặt dịu nhẹ.

3.  Hoa cúc nhỏ, lòng trắng trứng gà. Cách làm: hoa cúc đem giã nát, trộn đều với lòng trắng trứng gà, rửa mặt sạch sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên mặt sau 5-10 phút thì rửa sạch

Hoa hồng

Ngoài các vitamin nhóm B, D, E, K, trong cánh hoa hồng chứa nhiều vitamin C, một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, chống viêm lỗ chân lông, làm giảm vết thâm, giảm mụn, mang đến làn da mềm mại, mịn màng.

1. Làm sạch và căng da mặt: thả thật nhiều cánh hoa hồng vào chậu nước sôi, đưa mặt xuống gần chậu để xông mặt. Chỉ cần từ 10 đến 15 phút xông mặt mỗi ngày với cánh hoa hồng trong nước sôi bạn sẽ thấy làn da căng mịn, sạch bụi bẩn.

2. Trực tiếp hơn, bạn có thể đâm nhuyễn cánh hoa, lấy nước thoa lên mặt. Để trong 5 phút rồi rửa sạch. Lưu ý là phải rửa sạch mặt trước khi áp dụng thì mới có hiệu quả.

3. Giải stress và cân bằng da mệt mỏi: Khi bị stress bạn hãy ngâm mình trong bồn nước ấm với thật nhiều hoa hồng nhé. Tinh dầu hoa hồng tỏa ra rất mạnh, sẽ giúp tinh thần phấn chấn, bớt căng thẳng cho cơ thể, đồng thời còn có tác dụng cân bằng da mệt mỏi.

Tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm se lỗ chân lông, làm mịn, săn chắc và giảm vết thâm. Do đó, hoa hồng đã được ứng dụng vào công nghệ chế tạo mỹ phẩm làm đẹp cho da là “nước hoa hồng”. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng tinh chất hoa hồng từ tự nhiên để làm đẹp bằng cách:

Chọn những bông hoa hồng đỏ chuẩn bị nở, cho vào một lọ thủy tinh, cho giấm vào ngập hoa. Lấy nan tre hoặc gạt nhựa ép hoa hồng ngập mặt giấm, sau một tuần, gạn lấy nước giấm hoa hồng pha với nước lã, theo tỉ lệ 1:1

Vào mỗi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, dùng nước hoa hồng này rửa mặt. Vài tuần sau, bạn sẽ cảm nhận làn da mặt trở nên săn chắc, tươi sáng hơn.

Một cách khác, bạn có thể dùng một lượng nhỏ cánh hoa hồng đỏ, hãm vào nước sôi, sau đó để nguội và dùng nước đó rửa mặt mỗi sáng, tối hoặc dùng để tắm, làn da sẽ trở nên săn chắc, mịn màng hơn.

(Theo Tạp chí lam đẹp)

Làm đẹp với hoa cúc

Hoa cúc từ lâu đã được coi là thần dược cho sắc đẹp.

1. Dưỡng da với trà hoa cúc

Dùng hoa cúc khô để pha như trà và uống hàng ngày giúp giữ là da mịn màng, chống các vết thâm quầng ở mắt do thức khuya hoặc làm việc nhiều với máy vi tính.

2. Làm da thư giãn với hoa cúc

a. Tắm với hoa cúc

Thả vào bồn (chậu) nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong bồn để thư giãn. Thực hiện mỗi tuần hai lần sẽ giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.

b. Thư giãn da mặt

Cách 1: Rửa sạch mười bông hoa cúc, để ráo nước, thả vào với 250ml nước tinh khiết, cho thêm 1/3 muỗng nhỏ muối vào đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi.

Lọc bỏ xác hoa, lấy nước hoa cúc hoà với hai muỗng nhỏ mật ong. Rửa sạch mặt bằng nước ấm, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên để thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước ấm.

Cách 2: Người có làn da hỗn hợp hoặc không hợp với mật ong thì lấy năm bông hoa cúc, tách và giã nát cánh rồi trộn với lòng trắng trứng gà để bôi đều lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với sữa rửa mặt. Cách này giúp da căng mịn, giảm nhờn.

3. Làm sạch da với hoa cúc

Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào ly nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này có hiệu quả rất tốt, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng.

4. Mặt nạ hoa cúc cho da nhờn

Nguyên liệu:

- 1 củ cà rốt nhỏ.

- 1 lòng trắng trứng.

- 1,5 thìa hoa cúc khô.

Thực hiện:

Cho hoa cúc vào bát, đổ khoảng 3 thìa nước sôi vào ngâm trong khoảng 20 phút. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, nghiền nhỏ. Đánh bông lòng trắng trứng. Vớt bỏ bã hoa cúc, lấy nước ngâm hoa đổ vào cà rốt, cho lòng trắng trứng vào, trộn đều hỗn hợp. Thoa lên mặt trong vòng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Công dụng:

Lòng trắng trứng giúp tiết giảm lượng dầu trên mặt, làm se lỗ chân lông, cà rốt loại bỏ và hạn chế mụn đầu đen, hoa cúc có tác dụng cải thiện và làm sáng da.

5. Ngâm chân bằng hoa cúc

Hoa cúc là loài hoa phổ biến được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hoa cúc có mùi thơm dịu, mát và dễ chịu. Ngâm chân bằng hoa cúc giúp bạn xua tan mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt với các bệnh như đau lưng, đau thần kinh, phong thấp.

Cách làm:

Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vô đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 400 C thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.

(Theo Web phụ nữ)

Kéo dài tuổi xuân với hoa cúc

Loại hoa nằm trong “tứ quân tử” (tùng – cúc – trúc – mai) từ lâu đã được con người sử dụng làm thuốc hay thực phẩm. Đối với chị em phụ nữ, hoa cúc còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp. Tham khảo những cách thức giúp bạn kéo dài tuổi thanh xuân dưới đây:

- Lấy 500g hoa cúc trắng và 500g phục linh trộn đều rồi nghiền mịn. Ngày dùng ba lần, mỗi lần 6g, pha với nước ấm cùng chút rượu để uống.

- Đem hoa cúc khô, vài lá trà xanh và một viên đường phèn pha thành nước uống. Có thể dùng nước này bôi lên mắt làm giảm quầng thâm và vết chân chim hiệu quả.

 
Ảnh: shutterstock 

- Thả vào bồn (chậu) nước những bông hoa cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong đó để thư giãn. Thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ tăng cường giải nhiệt cơ thể và lưu thông máu toàn thân.

- Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào ly nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Đây là cách làm sạch da hiệu quả, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn hay dị ứng.

- Rửa sạch 10 bông hoa cúc, để ráo, thả vào 250ml nước tinh khiết, cho thêm 1/3 muỗng nhỏ muối vào đun cho đến khi nước sôi. Lọc bỏ xác hoa, sau đó lấy nước hoa cúc hòa với hai muỗng nhỏ mật ong. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên để thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước ấm.

Lưu ý: Trước khi điều chế hoa cúc, hãy ngắt bỏ hết đến sát cuống và rửa hoa thật sạch. Muốn dùng hoa khô, có thể phơi hoa ngoài nắng hoặc dùng lò sấy. Tránh để hoa nhiễm sương đêm.

BACSI.com (Theo Thanhnien)

Món ăn dưỡng gan

Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng.

Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo.

Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

Theo BS Hoàng Tuấn Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.


Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Hoa cúc bách nhật chữa đau đầu

Cúc bách nhật còn có tên thiên kim hồng, bách nhật hồng, trường sa hoa... mọc hoang và trồng làm cảnh nhiều nơi.

Theo y thư cổ, cúc bách nhật vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm mát can và làm mất hiện tượng kết tụ, làm sáng mắt, ngừng ho hen... đặc biệt thường để dùng để chữa các chứng đau đầu dưới đây.

Cúc bách nhật

Đau đầu do phong hỏa: Hoa cúc bách nhật 9g, mã tiền thảo 12g, sắc uống. Hoặc hoa cúc bách nhật 6g, câu đằng 6g, cương tàm 6g, cúc hoa 10g, sắc uống.

Hội chứng tiền đình: Hoa cúc bách nhật 15g, cúc hoa 15g, mạch môn 10g, thạch hộc 10g, tang diệp 10g, sắc uống.

Cao huyết áp: Hoa cúc bách nhật 15g, cúc hoa 15g, sắc uống hằng ngày.

Theo ThS Hoàng Xuân

Meo.vn (Theo Khoahocdoisong)

Chữa bệnh quai bị tại nhà

Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.

Điều trị bằng thuốc Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.


Lương y - TS. Nguyễn Hữu Khai

Meo.vn (Theo TPO)

Giúp các đôi chọn hoa cưới thật đẹp và tiết kiệm

Làm sao để các đôi uyên ương có thể sở hữu những đoá hoa cưới thật đẹp nhưng lại tiết kiệm chi phí tối đa? Chúng tôi sẽ "bật mí" giúp bạn nhé!

Một trong những thứ không thể thiếu trong đại sảnh đám cưới là những đoá hoa lung linh tươi thắm. Tuy vậy, khoản chi phí bỏ ra để mua hoa trang trí hoàn toàn không nhỏ. Vậy, phải làm như thế nào để vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền nhất.

Dưới đây, chuyên mục Mua sắm sẽ giúp bạn định hình phong cách nhưng lại tiết kiệm được tối đa chi phí khi lựa chọn hoa tô điểm cho ngày vui của mình nhé!

"Liệu" đường... tâm lý, tiện đường... chi phí

Theo chia sẻ của chị Hoàng Oanh, chủ cửa hàng áo cưới ở phố Lê Thánh Tôn, kiểu dáng hoa cưới cầm tay năm nay không chỉ có hoa trắng thuần túy như mọi năm mà là sự kết hợp của nhiều loài hoa có độ mềm mại và màu sắc khác nhau với sự cách tân độc đáo. Do đó, giá cả của bó hoa cũng dao động tương đối. Bó hoa cầm tay nên có dạng bó tròn, vừa gọn vừa tiết kiệm hơn bó dài. Sau đây là một số giá cả để các bạn cân đối giữa ý thích và con số.

Với hoa trắng, thường là sự độc tôn của hồng trắng (khoảng 300.000 đến 400.000 đồng, nếu đính cườm sẽ lên tới 500.000 đồng một bó), hoặc kết hợp giữa lan hồ điệp trắng và carla trắng (khoảng 800.000 đến 900.000 đồng một bó), hoặc giữa phong lan trắng điểm địa lan xanh hoặc ly trắng (khoảng 500.000 đồng một bó), hoặc giữa carla trắng, ly trắng, hồng trắng xen kẽ (khoảng 500.000 đồng một bó), hoặc cát tường trắng (khoảng 700.000 đồng một bó),...

Với hoa đơn sắc màu khác tuỳ vào ý thích của cô dâu chú rể như hồng nhung thắm (bông lớn khoảng 400.000 đồng một bó), hồng cam (màu hiếm, giá lên tới 500.000 đồng một bó), cúc cam đính cườm (khoảng 500.000 đồng một bó), cúc trắng đính cườm (khoảng 300.000 đồng một bó),... các bạn có rất nhiều lựa chọn. Còn nếu theo xu hướng hiện đại, các cô dâu thích những màu nổi (như xanh lá cây chẳng hạn) thì người làm hoa cưới buộc phải sử dụng những loại hoa “lạ”, trước giờ hầu như không dùng trong đám cưới như: Hoa cúc bi, hoa quỳnh anh - có màu xanh lá cây rất đẹp và lạ (giá khoảng 500.000 đồng một bó).

Việc phối màu hoa đa sắc cũng có thể giúp các cặp đôi giảm thiểu chi phí. Những loại hoa bình thường nhưng có màu sắc sặc sỡ, tươi tắn khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên vẻ bắt mắt riêng và giúp giảm thiểu chi phí mua hoa. Tuy nhiên, với những loại hoa đắt như cát tường và cẩm chướng kép, khi kết hợp với nhau lại "ngốn" của bạn một chi phí không nhỏ.

Do đó, khi cô dâu cực kỳ ưng ý bó hoa này, nhưng lại... "mếu máo" vì giá cả, các bạn cũng nên "liệu" đường tâm lý, "kìm hãm" sự thích thú để giảm một chút chi phí cho đám cưới - bài toán vốn "ngốn" rất nhiều chi phí phát sinh.

Hạn chế sử dụng hoa tràn lan

Trong tiệc cưới, ngoài hoa cưới cầm tay còn phải chuẩn bị rất nhiều loại hoa như: hoa để bàn tiệc, hoa để bàn tiếp khách, cổng hoa, hoa cho xe rước dâu… Nếu các cô dâu – chú rể không chú ý mà sử dụng hoa quá tràn lan sẽ tốn kém rất nhiều.


Nên chọn hoa cưới phù hợp với túi tiền. (Ảnh minh họa)

Thông thường, giữa mỗi bàn tiệc lúc nào cũng có một lọ hoa, hoa bàn tiệc sẽ do nhà hàng tự cung cấp nhưng kiểu dáng rất đơn giản. Thông thường, hoa tiếp khách là hoa lan được bó dài thoải theo mặt bàn (khoảng 400.000 đồng một bó), tuy vậy, với lọ hoa cát tường sang trọng để bàn, thì giá đội lên gấp 3 lần. Hoa bàn tiệc không phải là một yếu tố cần nhiều sự cầu kỳ nên bạn có thể cắm những lẵng hoa đơn giản, ít hoa để tiết kiệm chi phí.

Cổng hoa gồm nhiều phần khác nhau và có thể tháo lắp được. Sau khi mang đến nơi, người làm hoa phải gắn chúng theo một trật tự nhất định, có hoa đã được cắm sẵn từ trước. Bạn phải bỏ ra 6 - 10 triệu đề có một cái cổng hoa, tùy thuộc vào giá hoa muốn sử dụng. Giá hoa cầm tay ở trên cũng có thể đưa cho bạn một số gợi ý về giá.

Nếu bạn thực sự muốn và có khả năng kinh tế để tổ chức một đám cưới ngập tràn sắc hoa thì tốt nhất nên tìm những người có chuyên môn trong lĩnh vực này và nhờ họ tư vấn, tránh trường hợp gắn hoa lên tất cả mọi chỗ vừa lòe loẹt lại vừa phung phí...

Thuê các chậu cây cảnh về trang trí không gian cưới

Ngoài ra, cũng có một cách mà nhiều cặp đôi đã áp dụng để tiết kiệm chi phí đó là: thuê các chậu cây kiểng về trang trí sẽ rẻ hơn mua hoa tươi. Việc trang trí không gian đám cưới bằng chậu kiểng cũng có thể giúp cho bạn tạo ra sự độc đáo trong đám cưới của mình.

Bạn cũng không nên chi thật nhiều tiền để mua các loại hoa về trang trí vì không hẳn đắt tiền lúc nào cũng là đẹp. Đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hài hòa giữa các tông màu trong cả đám cưới chứ không phải là sự nổi trội của một bông hoa.

Tại TP. Hồ Chí Minh bạn có thể đặt hoa cùng các dịch vụ cưới hỏi ở những địa chỉ tin cậy trên ngõ 11 Lê Thánh Tôn, gần ngã tư Trần Tế Xương (P.7, Q.Phú Nhuận), Âu Cơ (Tân Phú), Nguyễn Đình Chiểu (Q.1)…

Với những chia sẻ trên đây, chuyên mục Mua sắm hy vọng các đôi “tân lang tân nương” sẽ có những sự cân nhắc và lựa chọn thật sáng suốt khi đặt mua hoa trang trí cho đám cưới của mình nhé!

Meo.vn (Theo Eva)

Làm đẹp nhà mình với quả cầu hoa siêu dễ thương

Với các nguyên vật liệu rẻ tiền và cách làm đơn giản, đây sẽ là một cách tuyệt vời để làm đẹp những góc phòng trống trong nhà mình đấy các mẹ ạ!

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Hoa cúc vàng (tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn loại hoa khác hoặc hoa cúc với màu sắc khác)
- Cành liễu
- 1 chiếc cốc to
- Xốp cắm hoa
-  Kéo, dao
Bước 1:
- Cắt một miếng xốp vừa với chiếc cốc.

- Phần xốp còn lại bạn dùng dao cắt thành hình tương đối tròn. Chú ý: bạn nhớ ngâm nước cho cả hai miếng xốp khoảng 15 phút trước khi dùng nhé.

Bước 2:
- Ghép 3 cành cúc lớn lại với nhau.

- Cắm một đầu cành cúc đã ghép vào chiếc ly và cắm đầu còn lại vào phần xốp đã cắt thành hình tròn ở trên.

Bước 3:
Dùng kéo cắt ngắn những cành hoa cúc.
Bước 4:
Bắt đầu cắm hoa từ đỉnh của miếng xốp.

Tiếp tục cắm xung quanh, từ đỉnh lan ra. Bạn nhớ cắm xen kẽ các hoa lớn và nhỏ để quả cầu được đều, đẹp.

Cắm hoa kín quả cầu, kể cả phần dưới đáy nhé!
Vậy là "tác phẩm" của bạn đã gần hoàn thành rồi, bây giờ bạn chỉ cần phải xử lý phần gốc nữa thôi.
Bước 5:
Dùng những nụ cúc nhỏ và cành liễu cắm xung quanh trên miệng cốc; mục đích là để che đi phần xốp và làm cho chiếc cốc đẹp hơn, cân đối hơn.
Nào, bây giờ mời bạn cùng ngắm tác phẩm quả cầu hoa cực dễ thương nhé!
Nguyên liệu rẻ tiền, cách làm đơn giản - đây đúng là một cách tuyệt vời để trang trí cho nhà mình đẹp hơn phải không bạn?
Chúc các bạn thành công nhé!