Lưu trữ cho từ khóa: ho khan

Những thói quen xấu phá hoại cổ họng

Hút thuốc trong thời gian dài khiến lớp lông bao phủ trên bề mặt niêm mạc khí quản ngắn đi, do đó chức năng làm sạch bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc (submucosal), tăng tiết chất nhầy, làm rối loạn môi trường đường hô hấp, dễ gây tắc nghẽn khí quản. Ngay cả những người hút thuốc bị động cũng chịu ảnh hưởng tương tự và đối mặt với nguy cơ bệnh tật.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân phá hoại cổ họng của bạn. Có nhiều người không duy trì được nề nếp về thời gian cũng như chất lượng bữa ăn, lúc thường xuyên để bụng đói nhưng có lúc lại ăn “thủng nồi trôi rế”, khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hấp thụ, khiến thể chất yếu đi, dễ bị cảm và viêm họng.

Có nhiều người thích ăn thịt và thực phẩm rán, xào hơn rau, hay những người sợ béo nên chỉ ăn rau mà hạn chế tối đa ngũ cốc, thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, làm sức đề kháng kém đi, dễ viêm họng hơn. Việc ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, uống rượu hay trà đặc đều làm niêm mạc họng trong trạng thái xung huyết, lâu ngày thành tổn thương. Ăn quá nhanh, nuốt vội mà không nhai kỹ cũng đều làm hại cho cổ họng.

Cuối cùng là những thói quen không đúng cách, ví dụ như thở bằng miệng khi ngủ hoặc ho khan đều dẫn đến nguy cơ viêm họng mãn tính. Nhất là những người thường đi hát karaoke, việc gào lên tới mức khàn giọng cũng làm cổ họng xung huyết, gây viêm.

Theo An Ninh Thủ Đô

Viêm phổi do virut

Tôi bị sổ mũi, ho nhiều, đau đầu, sốt. Đi khám kết quả ghi là theo dõi viêm phổi do virut. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này? - Nguyễn Thị Kiểm (Hà Tĩnh)

Trả lời:

Viêm phổi do nhiều loại virut hô hấp gây ra, nhưng hay gặp virut cúm và virut hợp bào. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những nơi đông dân cư. Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu cho từng loại virut, thường: ho khan là chính, đờm nhầy trong kèm theo đau cơ khớp, đau đầu, chảy mũi, sốt, toàn thân mệt mỏi. Khám phổi: ít triệu chứng. Về điều trị: cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với viêm phổi do virut nên việc theo dõi diễn biến của bệnh là quan trọng và chủ yếu điều trị triệu chứng như: bổ sung nước, điện giải, hạ sốt, giảm đau, nghỉ ngơi; cho bệnh nhân thở ôxy nếu có suy hô hấp, thuốc giãn phế quản. Dùng các thuốc kháng virut như:  amantadin, rimantadin, khí dung ribavirin; dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm. Phòng bệnh: dùng vaccin cúm A, B cho đối tượng có bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, người già trên 65 tuổi.

BS. Đinh Lan Anh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Rau dừa nước trị viêm đường tiết niệu

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.

Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe... dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.

Rau dừa nước.

Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước như:

- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.

- Chữa tiểu ra dưỡng chấp (viêm cầu thận): rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.

- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

- Chữa ho khan (do phế nhiệt): rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.

- Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.

- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

- Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.

- Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.

Không nên dùng cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Lương y Minh Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Một số bài thuốc từ hoa quả

Hoa quả không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng, màu sắc trong bữa ăn hàng ngày, mà còn là những vị thuốc hữu hiệu lại an toàn trong sử dụng và rất tốt cho sức khỏe.

Hoa quả là những vị thuốc hữu hiệu và an toàn trong sử dụng. (Nguồn: Internet)

- Cúc vàng, hoa hồng, quả quất, hay lá quất đều có dùng làm những vị thuốc quí. Cúc vàng vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả. Để chữa chứng đau mắt, nhức đầu và chống co thắt mạch máu não ở người huyết áp cao có thể dùng hoa cúc, ngưu tất, hạt muồng sao và hoa hoè sao mỗi thứ 12 gam sắc uống.

- Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng. Để chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước dùng cánh hoa hồng giã nát rồi đắp.

- Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 5g trộn với đường phèn 4g, cho vào chén hấp trên nồi cơm chưng lấy nước uống dần.

- Ô mai mơ có thể chữa đau bụng giun, giun lên thực quản. Dùng 5 đến 7 quả ô mai mơ sắc lấy 1 chén nước để uống.

- Chữa lỵ mạn tính hay đại tiện ra máu, dùng ô mai mơ bỏ hạt đốt tồn tính, tán bột, uống 3-5 lần 1 ngày, mỗi lần 4g sẽ khỏi.

- Chữa viêm họng, ho khan hay ho gió: Lấy 1 quả quất thêm 1 chút muối và nhai ngậm.

- Chữa ho đờm: Lấy quả quất xanh hoặc chín để ngậm.

- Ho lâu ngày: Lấy quả quất khía 4 cạnh, bỏ hạt, ép bớt nước, cho thêm đường phèn vào chưng để ăn. Dùng đường cát làm mứt quất cũng chữa được ho lâu ngày.

- Chữa nôn mửa, ăn không tiêu hoặc ho có đờm xanh: Dùng 12g quả quất, gừng tươi 8g, ủ tróc, ngâm với gừng, sao lên và sắc uống.

- Chữa cảm: Dùng 30g lá quất, 20g lá hồng bì sắc lên uống lúc còn nóng để ra mồ hôi. Ngoài những loại hoa quả trên còn có táo, cam và chuối có thể chữa được bệnh hay quên ở người già nếu dùng thường xuyên mỗi ngày một quả.

Lưu ý: khi thực hiện những bài thuốc từ hoa quả, cần ngâm rửa sạch hoa quả trong nước muối để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Meo.vn (Theo VTV)

Ăn lê – trợ giúp tiêu hóa

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.


 

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần.

Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.


Meo.vn (Theo Dinh dưỡng)

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu

Không khí mùa thu thường thiếu độ ẩm, dễ gây bệnh đường ruột và táo bón nên cần bồi bổ sức khỏe bằng thực phẩm nhuận táo, dưỡng phế.

Mùa hè oi bức đi qua nhường chỗ cho mùa thu mát mẻ, khô hanh khiến con người cảm thấy sảng khoái, phấn chấn, linh hoạt. Tuy nhiên, do mùa thu không khí thiếu độ ẩm nên nhiều người dễ tiêu khát, mũi, miệng và da dẻ khô… thuận tiện cho các bệnh đường ruột, táo bón. Đông y cho rằng, khí mùa thu dễ gây thương tổn dẫn đến âm hư. Vì vậy, nên sử dụng thực phẩm hoặc dược liệu bổ dưỡng có tác dụng tư âm, nhuận táo, dưỡng phế. Sau đây là một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa thu.

Hoài sơn bồi dưỡng khí lực

Hoài sơn (củ mài) mang tính bình hòa, chứa nhiều chất dinh dưỡng; có tác dụng bồi dưỡng khí lực, thủy giải tinh bột, trợ giúp tiêu hóa, bổ khí kiện tì. Hoài sơn có thể chế thành món ăn bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng khi trời khô hanh.

Lấy 150g hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt và ăn hoài sơn, uống nước. Món này dùng cho người bị lao phổi, ho, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.
Món cháo hoài sơn cũng rất tốt, được chế biến từ nguyên liệu gồm hoài sơn sống 120g, xắt lát; gạo tẻ 50g vo sạch. Đem hai thứ nấu cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng hoài sơn sống 60g, ý dĩ nhân sống 60g, hồng khô 30g và gạo tẻ 50g, nấu thành cháo nhừ để ăn trong ngày.

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu
Cá chép là nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn bổ phổi trong mùa thu.

Thịt vịt bổ phế, trừ ho

Hai món ăn sau đây chế biến từ nguyên liệu chính là thịt vịt, rất tốt cho người cần bổ phế, trừ ho

- Vịt hầm hạt sen: Vịt một con làm sạch, ướp gừng, hành, tỏi đập dập; hạt sen 50g; cải bẹ trắng 50g ; gừng 5g ; hành 5g ; tỏi 10g và một ít muối. Hạt sen ngâm nước ấm; cải ngâm nước, rửa sạch. Bỏ vịt và hạt sen vào nồi, đổ vào chừng nửa lít nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Sau đó, vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được. Mỗi tuần ăn món này một lần sẽ giúp bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.

- Vịt hầm hoài sơn: Thịt vịt 100g làm sạch, câu kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, gia vị các loại. Cho vịt vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị. Những người phế khí suy, ho suyễn, cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu có thể ăn nhiều lần trong ngày.

Bách hợp dưỡng tâm, an thần

Bách hợp (củ tỏi rừng) có vị đắng, mang tính hàn, tác dụng nhuận phế, tiêu đàm, trừ ho, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần, lợi tiểu; thường dùng trong trường hợp trị phế hư, lao phổi, ho khan hoặc ho có đàm vàng đặc, ho ra máu, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim đập mạnh, hồi hộp, phù thũng. Để chế biến món nước bách hợp, dùng 2-3 củ bách hợp tươi (thân hành), tách múi làm đôi, rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Làm món bách hợp nấu đường, dùng bách hợp lượng vừa đủ, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi với nước và nấu nhừ rồi thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ và tùy lúc.
Làm món bách hợp nấu mía, lấy 60g bách hợp, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nước mía, cà rốt vắt lấy nước, mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Uống sáng và chiều, ngày một thang, dùng cho người lao phổi do hư nhiệt.

Dùng thức ăn bổ dưỡng phổi

Mùa thu là mùa mà các bệnh phổi, phế quản dễ phát triển bởi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc nên cần thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng phổi. Người bệnh có thể dùng món cá chạch nấu tỏi: Lấy một củ tỏi lột vỏ, cá chạch 2 con, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tất cả cùng cho vào nồi với nước nấu thành canh. Ăn cá, uống nước canh này mỗi ngày một lần.

Món canh cá chép nấu táo đỏ cũng rất tốt. Chế biến bằng cách lấy một con cá chép đánh cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ 10 quả bỏ hột. Cho táo cùng với cá vào nồi nấu thành canh. Cách một ngày ăn một lần.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Meo.vn (Theo NLĐ)

Quả lê giúp bảo vệ gan

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.
a
Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa.

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần. Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.

ThS Thanh Tâm
Meo.vn (Theo Bee)

Thuốc trong gian bếp

Muối, chanh, dầu oliu, dấm... không chỉ là những gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn để phục vụ việc nấu nướng, nội trợ mà còn là những bài thuốc trị “bách bệnh” cực kỳ hiệu quả mà có thể bạn chưa biết.

Dầu oliu - trị chứng chàm bội nhiễm

Cách thực hiện thật đơn giản: bôi dầu oliu trực tiếp lên da. Trong trường hợp bị mắc chàm bội nhiễm nặng, bạn hãy dùng băng, gạc y tế để băng lại vùng da này với dầu oliu, để qua đêm.

Mật ong - Vị thuốc đa tác dụng

Mật ong có chứa 3 thành phần có tác dụng làm lành vết thương do bỏng gây nên, làm se bề mặt vết thương rất hiệu quả

Mật ong có chứa 3 thành phần có tác dụng làm lành vết thương do bỏng gây nên, làm se bề mặt vết thương rất hiệu quả. Nhưng mật ong chỉ hiệu quả đối với các vết trầy xước, vết tổn thương nhỏ. Với những tổn thương lớn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Thói quen uống mật ong pha vào ly nước chanh uống vào lúc sáng sớm khi dạ dày vẫn chưa có gì có thể giảm cân hiệu quả. Những ngày lạnh dễ bị ho, ho khan hay khản tiếng, một cách giúp bạn vượt qua cảm giác khó chịu này là hãy dùng mật ong ngậm và nuốt từ từ. Lưu ý: Vì trong mật ong có chứa những vi khuẩn sống nên khuyến cáo không sử dụng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi để tránh bị ngộ độc.

Sữa - vị thuốc an thần

Nếu bạn khó ngủ, bồn chồn lo lắng, tâm lý bất an thì đừng cố gắng nhắm mắt mà hãy dậy và pha một cốc sữa ấm để uống. Hàm lượng axit amino axit tryptophan sẽ đem lại cho bạn sự thư thái, thoải mái, giúp bạn bắt đầu một giấc ngủ dễ dàng hơn.

Muối - “thuốc sát trùng”

Muối có khả năng sát trùng rất tốt, hạn chế khả năng tiết mồ hôi, loại bỏ vi khuẩn nấm gây hại cho cơ thể

Muối có khả năng sát trùng rất tốt, hạn chế khả năng tiết mồ hôi, loại bỏ vi khuẩn nấm gây hại cho cơ thể. Bạn có thể dùng muối vệ sinh vết thương, ngâm chân (đối với người thường bị ra mồ hôi chân). Các chuyên gia khuyến cáo, thói quen ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút cùng với 2 thìa muối mỗi tối trước khi đi ngủ cũng rất có lợi cho sức khỏe, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, một khởi đầu tuyệt vời cho giấc ngủ ngon và sâu.

Sữa chua - cho hơi thở thơm tho

Trong sữa chua có chứa những vi khuẩn sống có lợi cho đường tiêu hóa và cân bằng vi khuẩn trong miệng để bạn có hơi thở thơm tho. Cho nên, mỗi ngày ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua là thói quen đặc biệt có lợi cho sức khỏe.

Gừng - trị đau bụng

Nếu bạn bị đầy hơi, nôn ói trong thời kỳ ốm nghén hay tiêu chảy thì hãy dùng 1 thìa gừng tươi ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút sẽ cải thiện nhiều.

Dầu thực vật - khắc phục móng tay giòn, dễ vỡ

Dùng dầu thực vật thoa đều lên tay khoảng 1 – 2 lần/ngày, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy móng tay mềm, nhẵn và dai hơn.

Dấm rượu táo - làm giảm vết thâm tím

Ít ai biết dấm rượu táo trị chứng viêm nhiễm, sưng phồng, những tổn thương gây bầm tím rất hiệu quả. Chỉ cần dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm dấm rượu táo và thoa trực tiếp lên vết thương hoặc pha lẫn với lòng trắng trứng để thoa lên vết thâm tím.

Tỏi - trị đầy bụng

Tiệc tùng, ăn quá no làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu, gây nên cảm giác ấm ách rất khó chịu

Tiệc tùng, ăn quá no làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu, gây nên cảm giác ấm ách rất khó chịu. Lúc này, hãy lấy 1 – 2 nhánh tỏi đem nướng lên ăn, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bạn.

Tía tô - trị mụn cơm

Thực ra, mụn cơm không “cứng đầu” như bạn tưởng vì chỉ cần dùng lá tía tô chà xát mạnh nên mụn cơm vài lần là chúng sẽ lặn mất tăm và không còn “gõ cửa” bạn nữa.

Trà - “Ứng phó” với chai chân

Dùng nước trà để ngâm chân mỗi ngày, thay vào các cục chai chân sẽ là lớp da mềm mại. Với cách làm này bạn cũng không phải chịu đựng bất cứ cảm giác đau đớn hay tác dụng phụ nào như các biện pháp khắc phục khác.

Đường - trị ho

Dùng một thìa đường khô, ngậm và nuốt dần dần giống như ngậm một loại thuốc “kháng sinh” trị viêm họng và ho.

 

Món ăn thích hợp với mùa thu

Bây giờ trời đã sang thu, theo lương y Trần Khiết, khí hậu mùa thu khô ráo và nhu nhuận, con người dễ bị cảm nhiễm bởi khí nóng khô (gọi là táo tà phát bệnh). Dưới đây là một số món ăn thích hợp.

Tim heo nấu hạt sen

- Nguyên liệu: Một quả tim heo, 60g hạt sen, và 40g vị thuốc phòng đảng sâm.

Ngọc trúc

- Chế biến: Tim heo cắt mỏng, hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong, phòng đảng sâm lấy rượu rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn cho đến sôi, để sôi 10 phút thì hạ lửa nấu cho đến chín mềm các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này chữa mất ngủ và cảm sốt do tiết trời mùa thu.

Vịt nấu sa sâm

Nguyên liệu: Một con vịt, 60g vị thuốc bắc sa sâm, 60g vị thuốc ngọc trúc, 10g gừng tươi.

Sa sâm

- Chế biến: Vịt làm sạch, bỏ lòng ruột. Gừng tươi gọt sạch vỏ, thái mỏng. Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, nêm nếm gia vị, bớt lửa nấu tiếp cho đến khi chín, còn lại chừng hai chén nước. Món này dùng cho trường hợp phổi nóng gây ho và đại tràng táo nhiệt, bí đại tiện trong mùa thu, dùng thích hợp cho cả người bệnh tiểu đường.

Ngó sen nấu vị thuốc

- Nguyên liệu: 15g ngó sen tươi, 10g đường phèn, các vị thuốc: mạch môn đông 10g, sanh địa huỳnh 15g.

Ngó sen - Ảnh: H.Mai

- Chế biến: Cho ngó sen, sanh địa huỳnh, mạch môn vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rưỡi, gạn lấy nước bỏ bã rồi cho đường phèn vào nước này để uống thay trà trong ngày. Nước này trị ho, viêm họng trong mùa thu. Nhưng lưu ý, người đang bụng đầy khó tiêu thì tạm không dùng.

Cháo gạo tẻ

- Nguyên liệu: Một ít gạo tẻ, đường cát trắng vừa đủ, cùng vị thuốc tỳ bà diệp.

- Cách nấu: Cho tỳ bà diệp vào túi vải nấu lấy nước bỏ bã. Dùng nước này đem nấu cháo, khi cháo chín thì ăn với đường cát (hoặc khi cháo chín tới cho đường vào trộn đều). Món này trị chứng táo nhiệt gây ra ho khan trong mùa thu.

Meo.vn (Theo TNO)

Bài thuốc chữa suy nhược

Y học cổ truyền thường dựa trên 4 yếu tố cơ bản là âm, dương, khí và huyết trong cơ thể để chia làm 4 loại suy nhược: khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư.

Dưới đây là những phép trị liệu theo hướng dẫn của lương y Như Tá tùy vào từng thể bệnh. Lưu ý nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi nấu và dùng.

Thể phế khí hư: Triệu chứng thường mệt, hơi thở ngắn, người lúc nóng lúc lạnh, dễ ra mồ hôi, ho khan thì dùng phương thuốc gồm các vị: nhân sâm, huỳnh kỳ (chích mật) - mỗi loại cùng 12g, tang bì (chích mật), tử uyển - cùng 10g, thục địa 16g, ngũ vị 4g.

Thể tỳ khí hư: Triệu chứng thường là mệt mỏi, ăn ít, đi tiêu lỏng, sắc mặt vàng nhạt. Dùng bài gồm các vị: bạch truật, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, biển đậu (cùng 12g), đảng sâm 16g, sa nhân, trần bì, cát cánh, bạch linh (cùng 8g), cam thảo 6g.

Thể tâm huyết hư: Triệu chứng thường có là người hồi hộp, mau quên, mất ngủ, mộng nhiều, sắc mặt tái nhợt kém tươi nhuận, môi lưỡi nhợt. Dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 16g, huỳnh kỳ (chích mật), đương quy, bạch truật, nhãn nhục - cùng 12g, phục thần, viễn chí, táo nhơn (cùng 8g), mộc hương 6g, cam thảo 4g, thục địa 20g, 3 lát gừng, 3 quả táo.

Thể can huyết hư: Triệu chứng hay gặp là váng đầu, hoa mắt, ù tai, sườn đau, người bứt rứt, tính nóng nảy, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, qui đầu (cùng 12g), xuyên khung 8g.

Thể tỳ dương hư: Triệu chứng thường có là sợ lạnh, chân tay lạnh, người hay mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm hoặc tái nhợt. Dùng bài gồm các vị: phụ tử, can khương (cùng 6g), nhân sâm 12g, bạch truật 10g, chích thảo 4g.

Thể thận dương hư: Triệu chứng biểu hiện gồm chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi (trời lạnh nhức nhiều), di tinh, tiểu nhiều, sắc mặt tái nhợt, giọng nói yếu, hay hụt hơi. Dùng bài gồm các vị: qui đầu 12g, lộc giác, kỷ tử, thố ty tử, đỗ trọng (cùng 16g), nhục quế, phụ tử (cùng 8g), thục địa 20g, hoài sơn, sơn thù (cùng 15g).


Bên trái từ trên xuống, Huỳnh kỳ (chích mật) - Thiên ma - Kỷ tử - Thố ty tử / Ảnh: H.Mai

Thể phế âm hư: Triệu chứng gặp phải là ho khan,  họng khô, miệng khô, có khi khàn giọng, người gầy, da nóng, hay sốt về chiều hay đêm, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm 20g, ngọc trúc, tang diệp, biển đậu, thiên hoa phấn (cùng 12g), cam thảo 4g.

Thể tâm âm hư: Triệu chứng gặp thường là người hồi hộp, khó ngủ, hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, gò má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: huyền sâm, đơn sâm, đảng sâm, phục thần, thiên ma, qui đầu, bá tử nhân, táo nhân (sao đen), mạch môn - cùng 12g, sinh địa 16g, viễn chí 8g, cát cánh, ngũ vị (cùng 6g).

Thể tỳ vị âm hư: Triệu chứng thường gặp là miệng khô, môi khô, chán ăn, táo bón nặng, có thể nôn khan, mặt đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm, ngọc trúc (cùng 12g), mạch môn 10g, sinh địa 16g, đường phèn 20g.

Thể can âm hư: Triệu chứng hay gặp phải là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, người nóng nảy, dễ giận, lưỡi khô đỏ tía. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, mạch môn (cùng 12g), xuyên khung, táo nhân, mộc qua (cùng 10g), qui đầu 16g, cam thảo 6g.

Thể thận âm hư: Triệu chứng hay gặp là đau lưng, mỏi gối, chân yếu, má đỏ, ù tai, dễ rụng tóc, lưỡi đỏ thẫm. Dùng bài gồm các vị: huỳnh bá, tri mẫu, kim anh tử (cùng 12g), thục địa 20g, qui bản 16g, long cốt, mẫu lệ (cùng 10g), liên tu 8g.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước thuốc ra; nước hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)