Lưu trữ cho từ khóa: ho kéo dài

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Ho là vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều người, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn trọng khi tình trạng ho không thể chữa dứt trong vòng một vài tuần bởi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

ho-keo-dai-co-the-la-dau-hieu-benh-nguy-hiem

Ảnh minh họa: internet

Theo tiến sĩ Animesh Arya, chuyên gia cao cấp về hô hấp ở Delhi (Ấn Độ), tình trạng ho không thể chữa dứt trong vòng một vài tuần có thể được đánh giá là một căn bệnh mãn tính.

Tiến sĩ Arya cho biết, tình trạng ho không thể chữa dứt trong vòng một vài tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường hô hấp. Ho gây ra bởi nhiễm trùng thông thường có thể trị thuyên giảm bằng cách uống nước ấm hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian như nghệ, mật ong, gừng… Tuy nhiên, nếu sau khi áp dụng các biện pháp này vẫn không thể chữa khỏi ho, bạn cần phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm y tế để xác định nguyên nhân.

Tiến sĩ Arya cảnh báo: “Bạn không nên đánh giá thấp chứng ho, bởi tình trạng ho kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như hen suyễn, viêm phế quản, lao, ung thư phổi và các chứng bệnh khác. Ho trong tình trạng này thường kéo dài đến ba tuần”.

Vì vậy, trong trường hợp nhận thấy tình trạng ho không dứt trong vòng ba tuần, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay. Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang phổi cho bạn để xác định đúng nguyên nhân gây ho và điều trị kịp thời.

Theo Phunuonline.com.vn

Một số bài thuốc Đông y điều trị ho kéo dài

Thời tiết thay đổi kèm theo sự ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nhiều người bị ho, viêm mũi, ngứa họng, khạc đờm…, mặc dù đã dùng nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Ho do phế nhiệt

Người bệnh ho khan, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô khát, rát họng, khô họng. Ho kéo dài nhiều ngày, mắt đỏ, da khô, đại tiện táo… Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tang diệp 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, mạch môn 12g, trần bì 10g, tía tô 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, mơ muối 12g, đinh lăng 16g, sâm đại hành 16g, rễ xương sông 16g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, bạch mao căn 16g, mã đề 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

Cát cánh và kim ngân hoa là 2 vị thuốc trị ho phế nhiệt.

Ho do cảm nhiễm phong hàn

Người bệnh đau đầu, đau người, gai sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho nặng tiếng, mắc đờm, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do viêm họng

Người bệnh có biểu hiện họng sưng đau, ho rát họng, có khi ho suốt ngày không dứt, có thể sốt, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, rau tần dày lá (húng chanh) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, bán hạ 10g, tía tô 16g, hậu phác 10g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: đinh lăng 16g, tang diệp 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, xạ can 8g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho do viêm thanh quản

Người bệnh ho kéo dài nhiều ngày, tiếng nói khàn có khi mất tiếng, đau họng, khô họng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đậu đen sao thơm 30g, huyền sâm 16g, sâm bố chính 16g, tang bạch bì 16g, cát cánh 16g, tang ký sinh 16g, xương sông 16g, rau má 20g, ngũ vị 10g, cam thảo 12g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: lá mã đề 16g, xương sông 20g, lá nhót 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, kinh giới 16g, đậu đen (sao) 30g, huyền sâm 16g, cam thảo 16g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 16g, cát căn 16g, sâm hành 16g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Ho kéo dài nhiều năm là bệnh gì?

Thường vào mùa đông, tôi ho có đờm, cũng có khi không đờm, ho một tràng dài và són nước tiểu, dù có uống thuốc hoặc không thì sau 3-5 tuần cũng hết.

Từ lâu, thường vào mùa đông, tôi ho có đờm, cũng có khi không đờm, ho một tràng dài và són nước tiểu, dù có uống thuốc hoặc không thì sau 3-5 tuần cũng hết. Tôi không biết có phải mình bị viêm phế quản hay có biểu hiện của bệnh ung thư phổi?
 
Tôi 30 tuổi, đã lập gia đình và có cháu gái sắp vào lớp 1. Mỗi lần đi khám bệnh, bác sĩ lại cho những loại thuốc tôi đã biết và không có tác dụng gì. Tôi đã hỏi xem trường hợp của mình là do dị ứng hay tôi bị yếu phổi nhưng bác sĩ cũng không chuẩn đoán được.

Từ khi học cấp 1 thỉnh thoảng tôi đã bị chứng ho này nhưng chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết nhưng về sau càng ngày càng nặng hơn. Sau khi sinh con thì càng tệ hại vì mỗi lần ho là không thể cầm nước tiểu được và đôi khi ho lâu nhức lên cả đỉnh đầu. Ho chừng 4-5 ngày lại dẫn đến đau cổ và có khi khàn tiếng.

Cách đây vài tuần, mặc dù không bị ho nhưng sáng ra tôi nhổ từ cổ ra một cục đờm vàng đặc như khi bị sổ mũi vậy. – (Nguyen Thuy Hang)

ho-keo-dai-nhieu-nam-la-benh-gi

Những biểu hiện mà bạn tả không làm tôi nghĩ đến các căn nguyên thường gây ho mãn tính là: chảy nước mũi xuống họng, trào ngược dạ dày thực quản, dùng thuốc ức chế men chuyển để chữa bệnh tăng huyết áp.

Có rất nhiều khả năng bạn bị bệnh hen phế quản (thể hiện ho dai dẳng thay vì những cơn khó thở kịch phát). Nếu ho nhiều mà làm són nước tiểu, nhức đầu, đau cổ và khản tiếng thì cũng là điều dĩ nhiên, khi chữa khỏi ho thì các triệu chứng này cũng mất đi.

Để chữa hen bạn nên dùng thuốc Ventolin xịt vào họng, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần xịt thì bóp hai nhát (đây không phải là xông họng mà chỉ là mượn đường họng để đưa thuốc vào phổi. Khi nào đã hết hẳn ho (thường thì sau vào ngày) thì ngưng xịt.

Song song với loại thuốc trên bạn cần xit thêm thuốc Seretide (lọ xịt 25/250 mcg) vào họng, sáng xịt hai nhát, chiều xịt hai nhát (xịt Ventolin trước và xịt Seretide sau vài phút). Chú ý là khi xịt Seretide phải liên tục trong hai tháng mới hết hẳn ho để chống ho tái phát. Các thuốc trên đều bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, không cần dùng kháng sinh.

Chúc bạn mau hồi phục sức khoẻ!

(Theo VnExpress)

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

8 Nguyên nhân làm bạn ho kéo dài trong mùa lạnh

Căng thẳng, không uống đủ nước, lạm dụng thuốc xịt thông mũi... có thể là nguyên do làm cơn ho của bạn kéo dài trong mùa đông.

1. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm

Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.

2. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng

Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.

Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính. Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.

ho
Nếu cơn ho mãi không dứt, có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp sau cảm lạnh.

3. Căng thẳng

Căng thẳng - đặc biệt trong trường hợp mãn tính - có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm. Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 - 9 tiếng buổi tối để ngủ.

4. Không uống đủ nước

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.

5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi

Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.

6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm

"Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho", Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho. "Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 - 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè", Edelman đưa ra lời khuyên.

7. Nhiễm khuẩn

Sau khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.

8. Thuốc huyết áp

Có thể thuốc điều trị cao huyết áp chính là nguyên do làm cơn ho của bạn không dứt. Cứ 5 người dùng thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin) thì có 1 người bị ho khan. Đó là tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy nói với bác sĩ của mình để đổi thuốc.

Trong trường hợp cơn ho của bạn kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

(Theo Bee)