Lưu trữ cho từ khóa: hiếm muộn

Vitamin E có tác dụng gì trong trị hiếm muộn?

Tôi lấy chồng được hơn một năm nhưng chưa có con. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị hiếm muộn nên cho uống thuốc, trong đó có vitamin E. Thường tôi chỉ nghe mọi người mách nhau uống hoặc bôi vitamin E để đẹp da. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ tác dụng của thuốc này trong điều trị hiếm muộn. Tôi xin cảm ơn.

Bùi Thị Hải Hà (Thái Bình)

vitamin-e-co-tac-dung-gi-trong-tri-hiem-muon

Ảnh minh họa – Internet

Chào bạn,

Vitamin E là thuật ngữ chỉ một nhóm các chất có hoạt tính sinh học tương tự nhau là α, β, γ, δ tocoferol trong đó α – tocoferol có hoạt tính mạnh nhất, hoạt tính của 1mg α – tocoferol bằng 1 đơn vị vitamin E. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh; được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự chuyển hóa của acid mật.

Vitamin E có nhiều tác dụng quan trọng, trong đó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Đồng thời nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.

Khi thiếu vitamin E sẽ có các biểu hiện như rối loạn thần kinh, yếu cơ, rung rật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu. Đặc biệt trên hệ sinh dục, khi thiếu vitamin E gây tổn thương cơ quan này và có thể gây vô sinh.

Chính vì vậy ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác để điều trị vô sinh ở nam hay nữ, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai… ngoài ra còn hay được dùng phối hợp trong điều trị các bệnh khác như cận thị tiến triển, thiếu máu tan máu, teo cơ loạn dưỡng cơ, dùng để ngăn chặn tác hại của tia cực tím…

Tuy nhiên, cần phải chú ý khi dùng liều cao, kéo dài thuốc này có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy…

Trên thị trường có các chế phẩm khác nhau như dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng mỡ bôi ngoài da. Tùy theo bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định hàm lượng và chủng loại.

ThS. Nguyễn Vân Anh

Theo Suckhoedoisong.vn

Những nguyên nhân nào khiến người đàn ông dễ bị hiếm muộn?

Trục trặc về phía người đàn ông chiếm 25% nguyên nhân khiến cả hai vợ chồng hiếm muộn, chậm có con hoặc không có con.

Chào bác sĩ. Em năm nay 28 tuổi, đã kết hôn 2 năm nhưng chưa có em bé. Em đi khám 2 lần rồi, lần nào bác sĩ cũng nói em hoàn toàn bình thường. Em đã động viên chồng đi khám vì em nghĩ nguyên nhân có thể xuất phát từ chồng em, nhưng anh ấy không chịu. Bác sĩ cho em hỏi, những nguyên nhân nào khiến người đàn ông dễ bị hiếm muộn? Em muốn tìm hiểu để xem chồng em có nguy cơ hay không? EM xin chân thành cảm ơn!

(T. Hiền)

nhung-nguyen-nhan-nao-khien-nguoi-dan-ong-de-bi-hiem-muon

Trục trặc về phía người đàn ông chiếm 25% nguyên nhân khiến cả hai vợ chồng hiếm muộn, chậm có con hoặc không có con. Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn T. Hiền thân mến!

Ngày nay, nhắc đến nguy cơ hiếm muộn, không thể bỏ qua khả năng xuất phát từ phía nam giới. Những người đàn ông chò dù có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh nhưng không có nghĩa là không có nguy cơ vô sinh. Thế nhưng, do tính sĩ diện hoặc tự tin quá mức vào bản thân mà rất nhiều người đàn ông kiên quyết không đi khám và cho rằng mình không gặp rắc rối gì trong chuyện sinh sản. Trục trặc về phía người đàn ông chiếm 25% nguyên nhân khiến cả hai vợ chồng chậm có con hoặc không có con.

Có nhiều lý do dẫn đến nguy cơ hiếm muộn ở nam giới, bao gồm:

- Bệnh quai bị: Một số người bị bệnh quai bị dẫn đến ảnh hưởng cả hai tinh hoàn khiến việc sinh tinh không còn nữa. Chính vì vậy cần thiết phải tiêm ngừa phòng quai bị và chẩn đoán bệnh sớm để điều trị.

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị giãn do máu không lưu thông bình thường. Thay vì máu đến có thể thoát ra thì ùn ứ lại khiến tĩnh mạch bị giãn. Tình trạng máu ứ cũng làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn, từ đó biến đổi bất thường nồng độ testosteron (nội tiết nam) gây cản trở việc sản sinh tinh trùng.

- Các bệnh ở tinh hoàn như tinh hoàn ẩn, ung thư tinh hoàn…: Nguyên nhân do khối u ác tính phát triển trong tinh hoàn, phá hủy các mô tinh hoàn gây ảnh hưởng đến việc sinh tinh. Nếu không phát hiện sớm, không chỉ gây vô sinh mà ung thư tinh hoàn còn có thể di căn đến các bộ phận khác gây nguy hiểm tính mạng.

- Bất thường mào tinh hoàn: Ở một số nam giới, tinh dịch xuất vào âm đạo người phụ nữ trong khi giao hợp chứ không phải tinh trùng. Điều này có thể do tắc nghẽn hoặc dị tật mào tinh, ngăn cản tinh trùng kết hợp với dịch lỏng tạo thành tinh dịch. Cần thăm khám và điều trị sớm.

- Bị bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, vì vậy, những người đàn ông bị bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ hiếm muộn cao hơn những người khác.

Vợ chồng bạn đã có quan hệ tình dục liên tục trong 2 năm mà không có con, nguyên nhân lại không xuất phát từ phía bạn thì bạn nên khuyên chồng đi khám sớm để nắm được tình trạng sức khỏe và để biết có cần điều trị gì không.

Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Theo Afamily.vn

Bị tử cung một sừng là bị làm sao?

Tử cung một sừng có kích cỡ bằng một nửa so với bình thường, chỉ có 1 buồng trứng và 1 tai vòi (ống dẫn trứng), còn một ống còn lại không phát triển

.

Thưa bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, kết hôn từ năm 24 tuổi. Sau hơn 1 năm để tự nhiên mà vẫn chưa có em bé, vợ chồng em đã đi khám thì bác sĩ kết luận chồng em bình thường, còn em bị “tử cung một sừng”. Bác sĩ khám cho em nói rằng, em không thể có thai theo cách tự nhiên, muốn có con phải làm thụ tinh ống nghiệm.

Bác sĩ cho em hỏi, em bị tử cung một sừng là bị làm sao và nếu thụ tinh ống nghiệm thì tỉ lệ đậu thai của em có cao không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!

(P. Hoa)

bi-tu-cung-mot-sung-la-bi-lam-sao

Tử cung một sừng có kích cỡ bằng một nửa so với bình thường, chỉ có 1 buồng trứng và 1 tai vòi (ống dẫn trứng), còn một ống còn lại không phát triển. Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn P. Hoa thân mến!

Không biết bạn đã được bác sĩ tiến hành kiểm tra bằng phương pháp nào nhưng qua mô tả của bạn thì có thể thấy bạn đang ở tình trạng hiếm muộn do bị dị dạng tử cung – tử cung một sừng.

Tử cung (hay dạ con) có cấu tạo giống hình quả lê, là bộ phận quan trọng của phụ nữ và nằm khuất trong vùng xương chậu. Tử cung lớn dần lên và thay đổi về độ lớn cũng như hình dáng và kích thước theo sự phát triển của phụ nữ. Thấp phía dưới tử cung, hướng xuống âm đạo là cổ tử cung. Còn phần trên tử cung là nơi trứng thụ tinh phát triển thành em bé.

Tử cung một sừng là tử cung chỉ phát triển một sừng nghiêng một phía, có kích cỡ bằng một nửa so với bình thường, chỉ có 1 buồng trứng và 1 tai vòi (ống dẫn trứng), còn một ống còn lại không phát triển. Do đó, khả năng kích thích buồng trứng sẽ kém hơn.

Loại này rất rất hiếm, cứ 1000 phụ nữ mới có 1 người bị. Nó phát triển từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, khi mô tạo nên tử cung phát triển không đúng cách.

Nếu có tử cung loại này, phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng nhưng chỉ có một được nối với tử cung. Chị em vẫn có thể dính bầu và sinh đẻ bình thường nếu tử cung “một sừng” phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguy cơ sẩy thai rất cao. Mặt khác khi có thai khả năng sinh non và ngôi bất thường cao hơn. Ngoài dị dạng tử cung, một buồng trứng và một tai vòi cũng làm giảm khả năng thụ thai của bạn gần 50%. Nếu tử cung một sừng phát triển không tốt thì người phụ nữ khó có thể thụ thai.

Trong trường hợp của bạn, bạn nên tới các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám cẩn thận. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp bạn cách xử trí thích hợp nhất, nếu nhất thiết phải tiến hành thụ tinh ống nghiệm, bạn cũng sẽ được tư vấn nhiệt tình về thời điểm nên làm và những lưu ý cần biết.

Ngoài ra, một điều quan trọng khác mà bạn cần nhớ là không nên lo lắng quá để dẫn đến stress. Hãy giữ cho tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Theo Afamily.vn

Nguyên nhân “bí ẩn” gây vô sinh ở phụ nữ

Các hormone tuyến giáp có "nhiệm vụ" điều hòa chức năng của các tế bào trong cơ thể, do đó nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Các hormone tuyến giáp có "nhiệm vụ" điều hòa chức năng của các tế bào trong cơ thể, do đó nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán và không được điều trị có thể là một nguyên nhân gây vô sinh hoặc sẩy thai thường xuyên.
Theo tiến sĩ Shobha Gupta, chuyên gia người Ấn Độ về vấn đền vô sinh thì khoảng có nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh mà nguyên nhân xuất phát từ tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp có "nhiệm vụ" điều hòa chức năng của các tế bào trong cơ thể, do đó nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán và không được điều trị có thể là một nguyên nhân gây vô sinh hoặc sẩy thai thường xuyên.
Những phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường có chức năng tuyến giáp kém hơn so với những chị em khác. Tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ra progesterone của buồng trứng, vì vậy, khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ra ít hơn, dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 10-20 gram.
Kích thích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin và iot. Thyroxin có tác dụng:
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ gây ra tình trạng nhược năng tuyến giáp (suy giảm chức năng tuyến giáp) hoặc cường tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mạnh).

Ảnh minh họa
Suy giảm chức năng tuyến giáp (suy tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định. Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh. Mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, trong đó làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh.

Các triệu chứng suy giảm chức năng tuyến giáp

Các triệu chứng của suy giảm chức năng tuyến giáp thường không rõ ràng. Một số bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, trong khi những người khác cho thấy một số triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt nội tiết tố và tốc độ phát triển của bệnh.
Các triệu chứng chung của bệnh này có thể bao gồm: Tăng cân, mệt mỏi, táo bón, đau cơ và đau khớp, chậm chạp, và không chịu được thời tiết lạnh, kinh nguyệt thất thường, mệt mỏi và mất ngủ. Da và tóc có thể trở nên khô, tóc cứng hoặc rụng tóc, móng tay bị giòn...
Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, đặc biệt khi nhiều triệu chứng xuất hiện cùng lúc, bạn cần đi kiểm tra hormone tuyến giáp ngay lập tức.
Một số lời khuyên của Tiến sĩ Shobha Gupta trong việc bảo vệ chức năng tuyến giáp:
- Cần được chẩn đoán đúng khi có các dấu hiệu nghi ngờ
- Tránh giảm cân hoặc tăng cân đột ngột
- Ngủ đủ giấc và loại bỏ căng thẳng
- Tập thể dục thường xuyên
- Không bỏ qua triệu chứng ban đầu
- Có một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất

Cách chữa bệnh hiếm muộn ở nam giới

Phẫu thuật để điều trị

Vũ khí “độc” của “cánh” nam khoa chính là vi phẫu thuật để điều trị các trường hợp vô sinh do tắc ống dẫn tinh, tắc ống mào tinh, giãn tĩnh mạch tinh… Phương pháp này nhằm giúp người bệnh có tinh trùng trở lại hoặc tinh trùng từ “yếu yếu, xìu xìu” thành “khỏe mạnh, cường tráng”. Mục đích điều trị của nam khoa là khi hết bệnh, người chồng sẽ có con bình thường như những người bình thường khác. Mục đích thứ hai là, nếu người chồng không thể (hay quá khó) có con tự nhiên, cần phải làm thụ tinh trong ống nghiệm, thì bên nam khoa sẽ chịu trách nhiệm cung cấp nguồn tinh trùng cho bên hiếm muộn.

Dưới đây là những thông tin cập nhật từ Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ – tổ chức hoạt động của các bác sĩ chuyên về hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm (còn tổ chức hoạt động của các bác sĩ phẫu thuật vô sinh nam là Hội Tiết niệu Hoa Kỳ).

Khả năng thành công của vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh với mào tinh là 84% và 42% bệnh nhân có con tự nhiên sau mổ.

Khả năng thành công của vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh là 85-90% và 50-70% bệnh nhân có con tự nhiên.

Trường hợp tắc ống phóng tinh, sau mổ cắt đốt nội soi ống phóng tinh, 50-75% bệnh nhân có tinh trùng lại và khoảng 20% trong số này có con tự nhiên.

Sau mổ giãn tĩnh mạch tinh, hơn 2/3 trường hợp có tinh dịch đồ cải thiện, trong đó 30-50% có con tự nhiên.

 hiemmuon1

Thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: N Phương

Nên chọn phương pháp điều trị nào?

Trong thực tế, có những trường hợp bệnh nhân chỉ có một lựa chọn duy nhất (hoặc thụ tinh ống nghiệm hoặc phẫu thuật) để có con. Ví dụ: nếu bệnh nhân bị vô sinh do bất sản ống dẫn tinh hai bên bẩm sinh thì chỉ có thể có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được trích từ tinh hoàn hay mào tinh; còn nếu bệnh nhân bị vô sinh không tinh trùng do giãn tĩnh mạch tinh hay hai tinh hoàn ẩn trong bụng thì bắt buộc phải nhờ cậy đến bàn tay khéo léo của các bác sĩ nam khoa. Các trường hợp khác như vô sinh do tắc ống dẫn tinh, tinh trùng yếu do giãn tĩnh mạch tinh… thì cả hai biện pháp điều trị này đều có thể áp dụng được. Tuy nhiên, khi người bệnh tới một nơi chuyên về phẫu thuật thì thường được khuyên: “Mổ đi!”, còn nếu họ tới nơi chuyên về ICSI thì lại được tư vấn: “Phải thụ tinh thôi, hình dạng bình thường thấp quá như thế này làm sao có con được, mổ thành công thấp lắm!”. Đứng giữa “ngã ba đường”, bệnh nhân sẽ vô cùng bối rối, biết đi đường nào đây?

Theo khuyến cáo của Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn cần được hướng dẫn đầy đủ về các biện pháp điều trị để có con. Vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh hay nối ống dẫn tinh với mào tinh nên được ưu tiên chọn (chứ không phải thụ tinh trong ống nghiệm) nếu như người chồng bị tắc ống dẫn tinh nhưng vẫn có thể nối được. Mặt khác, cái lợi của phẫu thuật so với thụ tinh trong ống nghiệm là ít tốn kém hơn. Ngay cả khi mổ nối thất bại thì mổ nối thêm lần nữa vẫn tốt hơn là làm ICSI. Nếu bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh thì mổ rất ít nguy cơ và bệnh nhân có thể có con tự nhiên.

TS.BS. Nguyễn Thành Như

Theo suckhoevadoisong.net

The post Cách chữa bệnh hiếm muộn ở nam giới appeared first on Tin Sức Khỏe.

Chưa chữa khỏi u nang buồng trứng sẽ khó có con?

U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có thể khỏi bệnh và có con bình thường

Em năm nay 25 tuổi, 5 tháng trước em có đi khám phụ khoa và được biết là bị u nang buồng trứng trái, nhưng em không đi chữa trị. Bây giờ em mới thấy lo lắng vì còn hơn 1 tháng nữa là em kết hôn. Em sợ nếu chưa chữa khỏi u nang buồng trứng thì sẽ khó có con. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! - (Hoàng Hà)

chua-chua-khoi-u-nang-buong-trung-se-kho-co-con

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Hoàng Hà thân mến,

U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có thể khỏi bệnh và sinh con bình thường bạn ạ.

U nang buồng trứng thường phát triển âm thầm và không có nhiều dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào bệnh cũng có thể đột ngột gây biến chứng cấp tính hoặc bán cấp tính: xoắn nang, chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm trùng, chèn ép tiểu khung vì thế bạn nên cẩn thận nhé!

Một số trường hợp u nang buồng trứng còn gây ung thư, chủ yếu là loại u nang nước, nang nhầy. Tuy nhiên, còn tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành.

Nếu là nang buồng trứng cơ năng thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng. Những nang này rất hay gặp ở những phụ nữ ở độ tuổi từ dậy thì đến mãn kinh tức là độ tuổi sinh sản khi 2 buồng trứng phóng ra nhiều trứng trưởng thành nhất.

U nang buồng trứng cơ năng (một hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con. Tuy nhiên, nếu cần phải mổ để lấy u nang thì thầy thuốc thường tư vấn trước cho người bệnh biết trường hợp có thể ảnh hưởng đến tiềm năng sinh sản: khi cả 2 buồng trứng đều nang hoá, không còn mô lành. Thông thường, chỉ với một buồng trứng hoặc thậm chí một phần lành của buồng trứng, người phụ nữ vẫn có thể sinh sản.

Trên siêu âm, người ta dựa vào kích thước khối u, cấu trúc vỏ u (dày hay mỏng), thành phần trong khối u (echo trống là dịch, echo dày là mô đặc), có hình ảnh chồi hay vách, ở một hay 2 bên buồng trứng, có dịch trong ổ bụng… để xếp loại khối u.

Trường hợp của bạn đã siêu âm cách đây 5 tháng, nếu như theo bác sĩ siêu âm đã mô tả kết quả siêu âm của bạn là theo dõi u nang buồng trứng trái thì bạn nên phải đi siêu âm lại vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6 của vòng kinh (sau khi sạch kinh 2 đến 3 ngày) và cần phải theo dõi trong 2 đến 3 vòng kinh liên tiếp.

Theo đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám trực tiếp và các kết quả xét nghiệm vừa thực hiện và sẽ hướng dẫn bạn nên tiếp tục điều trị như thế nào và có lời khuyên chính xác nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Theo TTVN.vn

Vì sao khỏe mạnh lại không có tinh trùng?

Tôi cưới vợ được gần 2 năm nhưng mãi không có con. Cảm thấy bất an nên tôi đi làm tinh dịch đồ thì kết quả là tôi không có tinh trùng.

Chào bác sĩ,
 
Tôi năm nay 34 tuổi, cưới vợ được gần 2 năm nhưng mãi không có con. Cảm thấy bất an nên tôi đi làm tinh dịch đồ thì thật bàng hoàng trước kết quả: Color trắng lyse <30′ pH 8.0 VOL 3.5 không có tinh trùng RBC: 1-3/QT40 WBC: 01/QT40. Xin Bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân tôi không có tinh trùng và tôi cần điều trị ở đâu? – (Mạnh Hùng)

vi-sao-khoe-manh-lai-khong-co-tinh-trung

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Mạnh Hùng,

Không có tinh trùng trong tinh dịch thường do 2 nhóm nguyên nhân chính:

1. Không tinh trùng do tắc nghẽn: tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng như bình thường nhưng đường dẫn tinh trùng ra ngoài bị tắc do các bệnh lý viêm nhiễm hay hoàn toàn không có ống dẫn tinh bẩm sinh, gọi là bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.

2. Không tinh trùng do không tắc nghẽn: trường hợp này tinh hoàn bị suy gây hiện tượng giảm sản xuất tinh trùng rất nặng hoặc hoàn toàn không còn sản xuất tinh trùng nữa.

Để biết không có tinh trùng do nhóm nguyên nhân nào, người đàn ông phải khám nam khoa, xét nghiệm nội tiết, siêu âm ngã trực tràng, nếu cần sẽ được thám sát bìu và sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán.

Vợ chồng bạn không nên quá bi quan mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bây giờ khoa học đã tiến bộ, nếu do nguyên nhân tắc nghẽn, các bạn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được chọc hút từ mào tinh hay tinh hoàn.

Nếu do suy tinh hoàn và sinh thiết chẩn đoán có tinh trùng, vợ chồng bạn cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng từ tinh hoàn.

Trong trường hợp không có tinh trùng qua sinh thiết tinh hoàn chẩn đoán, bạn cần xin tinh trùng từ Ngân hàng tinh trùng cho người vợ có thai.

Bạn có thể đi khám ở bệnh viện Bình Dân hay các cơ sở có khám và điều trị hiếm muộn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé!

Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi

Hay cáu giận có thể dẫn đến vô sinh

Tâm trạng bất ổn, hay cáu giận có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết ở nữ giới. Từ đó có thể gây ra tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh ở nữ giới.

Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi một vấn đề liên quan đến nội tiết tố như sau. Tính tình em rất hay nổi nóng, dễ cáu giận, thậm chí chỉ một chuyện nhỏ không đúng ý em cũng có thể khiến em khó chịu.

Em cũng biết như vậy là không tốt lắm cho sức khỏe nhưng em không sửa được tính xấu đó. Gần đây, các chị ở phòng em nói nếu em hay cáu giận thì sau này có thể bị vô sinh. Những người có kinh nghiệm đều quả quyết rằng đúng như vậy. Em không hiểu tại sao lại như vậy nhưng cũng rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! - (Minh Hòa)

hay-cau-gian-co-the-dan-den-vo-sinh

Ảnh minh họa

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Minh Hòa thân mến,

Cáu kỉnh, dễ tức giận là một trong các đặc điểm tâm lý của con người mà bất kì ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, thường xuyên tức giận, khó chịu lại không có lợi cho sức khỏe cũng như cơ thể con người.

Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”, tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm khả năng thải độc tố trong cơ thể, giảm lượng oxy trong máu, tác động đến thần kinh giao cảm, gây áp lực cho huyết quản não… Do đó, nếu thường xuyên cáu giận, khó chịu… bạn sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như: tổn thương gan, suy thoái tế bào não, tim thiếu oxy, tổn thương phổi, tổn hại hệ thống miễn dịch…

Ngoài ra, nhiều chuyên gia sức khỏe cũng công nhận rằng, tâm trạng bất ổn, hay cáu giận có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết ở nữ giới. Từ đó có thể gây ra tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh ở nữ giới.

Thông thường, vô sinh ở nữ giới thường xuất phát từ nguyên nhân như: bỏ thai, viêm khoang chậu, viêm ống dẫn trứng, quá mập, viêm đa năng buồng trứng… Tuy nhiên, những chị em càng dễ và thường xuyên cáu giận thì càng dễ vô sinh, hay còn gọi là thích cáu giận là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Hơn nữa, những người thường xuyên cáu giận rất hay rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng. Thường xuyên trong trạng thái trầm cảm, bực tức hoặc bị sốc mạnh về tinh thần và bị vết thương lòng… đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, hoặc hành kinh gây đau bụng và tắc kinh… Tất cả các yếu tố đó đều có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Khó thụ thai thường đi kèm với nhiều vấn đề về chu kỳ hành kinh, ví dụ như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, như hành kinh không đúng định kỳ, ra nhiều hoặc quá ít…

Rõ ràng là dù ở khía cạnh nào đi nữa thì thường xuyên cáu giận cũng đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vậy nên, bạn cần học cách giải tỏa tâm lý của mình, biết cách tạo cho mình niềm vui, bỏ qua những điều nhỏ nhặt không đáng cáu giận… để luôn khỏe mạnh, lạc quan và sống tích cực.

Để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, chị em cũng cần chú ý phải bình ổn tâm tính, lạc quan, ôn hòa, loại bỏ bớt những chuyện không vui. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều thịt,cá, socola, đồ ngọt… Các loại thực phẩm này nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm cho mức độ catecholamine strong máu tăng cao, từ đó dẫn đến bồn chồn dễ cáu giận, dễ bị thương cảm, có cảm xúc tiêu cực…

Bạn hãy cân bằng lại cuộc sống của mình từ việc ăn uống đến nghỉ ngơi để có được tâm trạng tốt nhất nhé.

Chúc bạn vui khỏe!

(Theo TTVN)

Đồ dùng trong gia đình có thể gây hiếm muộn cho phụ nữ

Túi gói thức ăn, quần áo và những sản phẩm gia đình có chứa một số loại hóa chất có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn thậm chí là vô sinh ở phụ nữ.

TS Chunyuan Fei, trưởng nhóm nghiên cứu trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) cho biết đây là nghiên cứu quy mô đầu tiên về đề tài này.

TS Fei cùng các cộng sự tìm thấy thuộc nhóm perfluorinated (PFCs) được dùng phổ biến trong quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm, từ các loại thảm vải tới thuốc trừ sâu. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tập trung vào 2 chất là perfluorooctane sulfonate (PFOS) và perfluorooctanoate (PFOA) – những hợp chất hữu cơ khó phân hủy.

do-dung-trong-gia-dinh-co-the-gay-hiem-muon-cho-phu-nu

Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy sự liên quan giữa PFOS và PFOA với tình trạng ngộ độc ở gan, hệ miễn dịch và hệ sinh sản của động vật. Ở người, Fei và các cộng sự cũng đã nhận thấy những phụ nữ “mắn con” có lượng chất PFOS và PFOA trong máu thấp hơn những phụ nữ hiếm con.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của một nghiên cứu về sức khỏe sinh sản với hơn 1.200 phụ nữ vừa mang thai. Toàn bộ các phụ nữ này đều có kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, khoảng 30% trong số này phải mất 6 tháng mới “đậu” thai. 50% thì mất tới hơn 1 năm mới thỏa nguyện.

Kiểm tra kết quả xét nghiệm máu cho thấy, nhóm khó thụ thai nhất có lượng chất PFOA cao gấp 40 lần và lượng chất PFOS cao gấp 16 lần so với những phụ nữ khác.

Phân tích cũng cho thấy, những phụ nữ có lượng chất PFOS trong máu lên tới 134% sẽ phải mất 6 tháng hoặc lâu hơn mới có thể mang thai. Còn khi chất PFOA lên tới 154% thì sẽ có thể gặp trục trặc, cần sự can thiệp y học.

Theo chuyên gia dịch tễ học David Savitz, đây là những phát hiện rất quan trọng, bởi vì PFOS và PFOA là những chất gần như không thể tránh tiếp xúc. Chúng ta chỉ có cách là hạn chế mức thấp nhất vào cơ thể nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu bao quát nào.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhận định: “Còn quá sớm để đưa ra một khuyến cáo nào đó về các đồ dùng, vật dụng có chứa các chất trên”.

(Theo Dân trí)

Nguyên nhân khiến đàn ông chậm có con

Theo các bác sĩ hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM, bệnh quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn… khiến đàn ông chậm có con.

Ths.BS Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM giải thích, trục trặc về phía người đàn ông chiếm 25% nguyên nhân khiến cả hai vợ chồng chậm con hoặc không có con. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Bệnh quai bị

Nếu sau tuổi dậy thì, bệnh có thể gây hại cho các tế bào sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn. Trong hầu hết trường hợp, chỉ một bên tinh hoàn của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Một số người bệnh ảnh hưởng cả hai tinh hoàn khiến việc sinh tinh không còn nữa. Chính vì vậy cần thiết phải tiêm ngừa quai bị và chẩn đoán bệnh sớm để điều trị.

nguyen-nhan-khien-dan-ong-cham-co-con

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là tình trạng tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị giãn do máu không lưu thông bình thường. Thay vì máu đến có thể thoát ra thì ùn ứ lại khiến tĩnh mạch bị giãn. Tình trạng máu ứ cũng làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn, từ đó biến đổi bất thường nồng độ testosteron (nội tiết nam) gây cản trở việc sản sinh tinh trùng.

Tinh hoàn ẩn

Khi bé trai phát triển trong tử cung người mẹ, tinh hoàn được hình thành ở ổ bụng và di chuyển xuống bìu một thời gian ngắn trước khi sinh. Nếu việc di chuyển này không xảy ra, bé trai sẽ có tinh hoàn ẩn. Thông thường, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Ung thư tinh hoàn

Bệnh đôi khi được phát hiện khi vợ chồng đi khám hiếm muộn. Nguyên nhân do khối u ác tính phát triển trong tinh hoàn, phá hủy các mô tinh hoàn gây ảnh hưởng đến việc sinh tinh. Nếu không phát hiện sớm, không chỉ gây vô sinh mà ung thư tinh hoàn còn có thể di căn đến các bộ phận khác gây nguy hiểm tính mạng.

Phẫu thuật hoặc chấn thương

Chấn thương tinh hoàn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng dẫn đến vô sinh. Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn có thể làm máu không lưu thông đến tinh hoàn. Ngoài ra, phẫu thuật chữa trị tinh hoàn ẩn, thoát vị cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh tinh.

Bất thường mào tinh

Ở một số nam giới, tinh dịch xuất vào âm đạo người phụ nữ trong khi giao hợp chứ không phải tinh trùng. Điều này có thể do tắc nghẽn hoặc dị tật mào tinh, ngăn cản tinh trùng kết hợp với dịch lỏng tạo thành tinh dịch. Cần thăm khám và điều trị sớm.

Nhiệt độ cao

Không phổ biến và thường chỉ mang tính tạm thời bởi không ai có thể ngâm mình trong nước nóng cả đời, đây cũng là yếu tố bất lợi cho việc sản xuất tinh trùng. Ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm tăng nhiệt độ tinh hoàn và làm suy yếu tạm thời khả năng sản xuất tinh trùng.

Tiểu đường – Căng thẳng mệt mỏi hoặc uống rượu

Tiểu đường được chứng minh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, làm việc quá sức, lo lắng, stress, sử dụng thức uống có cồn đều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục. Hầu hết trường hợp bất lực được thăm khám đều có liên quan đến yếu tố tâm lý, ảnh hưởng đến chuyện chậm có con ở đàn ông.

(Theo VnExpress)