Lưu trữ cho từ khóa: hiểm họa

Nguy cơ đột tử khi trẻ bị gập cổ

Các bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc có thể dẫn đến các nguyên nhân đột tử cho trẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập.

 

Ảnh: minh họa - Internet

Điều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừng đập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằm gối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được các hiểm họa cho trẻ.

Cổ gập dễ gây nghẹn thở

Theo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tử hoặc cơ thể tím tái do nằm, bế không đúng cách không phải là nhiều nhưng cũng không hiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra do các bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con. Ví dụ, các mẹ dùng gối mềm hoặc cho bé nằm gập cổ xuống quá mức khiến đường thở bị ngắt. Lúc này, trẻ sẽ không thở được dẫn đến tim ngừng đập và tử vong. Ngoài ra, khi bế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tình trạng tương tự. "Nhiều bà mẹ cho bé nằm gập cổ khiến trẻ không thở được, mặt mày tím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứu may mắn qua khỏi", BS Tố Như cho hay. ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa nhi, Học viện Quân y 103 phân tích, các bé khi cổ chưa nhấc được đồng nghĩa xương cổ, sụn còn mềm nên khi gối không hợp lý làm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp như vậy sẽ gây chẹn vùng hầu họng khiến bé dễ bị sặc. Nắp thanh môn có thể ví như một cái lẫy nhỏ trong cổ họng. Khi ta hít thở nắp thanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vào khí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậy sang đường thực quản. Ngược lại, khi ta ăn, nuốt thức ăn, nắp thanh môn lại mở thực quản và đậy sang khí quản để thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tư thế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạt động của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị sặc, thiếu oxy để thở.

Tư thế nằm gối an toàn

ThS.BS Trương Ngọc Dương nhấn mạnh thêm, để trẻ xảy ra các nguy cơ trên, chiếc gối nằm cũng là một trong các nguyên nhân. Bởi gối dễ ảnh hưởng đến trạng thái tư thế nằm của trẻ. Các bà mẹ cần chú ý lựa chọn gối cho trẻ: Không nên quá cao, quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên gối lún hẳn xuống. Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai. Cách đặt gối như vậy sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 - 15 độ. Tư thế này cũng tương tự như lúc ta bế bé trên tay, vùng cổ gáy của bé được nâng đỡ trên cánh tay hoặc vùng lõm ở khuỷu tay sẽ giúp bé thoải mái và an toàn nhất. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở. Việc đặt vào giường bé những món đồ chơi, gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vật khiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khó khăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên đặt những vật dụng thực sự cần thiết trong giường bé, còn không hãy để giường của bé thật thoáng đãng, ít đồ dùng. "Có thể phát hiện trẻ khó thở bằng biểu hiện trên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờ quạng... Lúc này cần cấp cứu trẻ bằng nhiều biện pháp như cho trẻ nằm thẳng, để đường thở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào gan bàn chân hoặc xoa vào lưng để trẻ dễ thở. Đồng thời cần dùng dụng cụ bóng bóp để kích thích trẻ thở trở lại", BS Tố Như hướng dẫn.

Meo.vn (Theo Bee)

Đừng mắc sai lầm khi sắp sinh nở

Những lo lắng thái quá trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường đối với mẹ bầu và thai nhi.

Vì vậy, tốt hơn hết là bạn không nên quá lo lắng và đừng mắc phải những tâm lý này cho dù mình có mang thai lần đầu.

1. Không cẩn thận

Không chỉ cần giữ gìn vào 3 tháng đầu, thậm chí đến cuối thai kỳ bạn vẫn có thể bị hư thai nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi bạn lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Một số ít bà bầu đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Bạn hãy tranh thủ đi chơi xa vào khoảng thời gian trong 3 tháng giữa thì tốt hơn.

2. Buồn chán

Một số bà bầu thường có tâm trạng bực tức, hay buồn chán, những trạng thái này không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí nó còn cản trở việc sinh đẻ. Những áp lực tinh thần của sản phụ chủ yếu là từ chồng, người thân hay công việc mang lại. Vì thế, bạn cần giúp những người xung quanh hiểu rõ việc chăm sóc, yêu thương và hạn chế đến mức tối thiểu việc mang lại áp lực cho bạn chính là cách tốt nhất để bảo vệ em bé.

Đừng mắc sai lầm khi sắp sinh nở, Bà bầu, ba bau can tranh, ba bau nang dong, sap sinh, sinh no, ba bau, mang thai, bao phu nu,

Trạng thái buồn chán không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí
còn cản trở việc sinh đẻ. (Ảnh minh họa)

3. Quá căng thẳng

Nếu tâm lý của bạn quá căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể bạn nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, các kích thích bên ngoài này sẽ khiến bạn bị đau bụng. Do đó phụ nữ khi mang bầu cần phải duy trì một trạng thái tinh thần thoải mái và vui vẻ.

4. Coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe

Nếu như bạnăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng khó khăn. Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.

5. Lo lắng

Một số sản phụ có tính lo lắng, đến ngày dự kiến sinh thì sốt ruột trông đợi đứa trẻ trào đời, sau ngày dự kiến sinh mà vẫn chưa sinh thì lo lắng bất an, và thậm chí còn tìm mọi cách để “thúc đẩy” sự ra đời của bé. Những tâm lý này có thể sẽ mang lại tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến cả sản phụ và thai nhi.

Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính ước định, nếu bạn sinh trước hoặc sau 10 ngày là điều rất bình thường.Nhưng nếu quá ngày dự kiến quá lâu thì bạn nên đến khám bác sỹ để biết rõ nguyên nhân.

6. Mệt mỏi

Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh con diễn ra thuận lợi. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.

Meo.vn (Theo eva)

10 hiểm họa cho trẻ

Các bậc phụ huynh thường bận rộn với nhiều việc, ít có thời gian để ý đến con cái. Trẻ lại hay nghịch, làm sao đây?

Những thứ tưởng chừng như vô hại có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm trước sự hiếu động của “thiên thần nhỏ”.

Để trẻ con có những ngày xuân vui vẻ và an toàn, bạn cần bảo vệ bé khỏi những mối nguy hiểm sau:

1. Vật trang trí:

Vào dịp năm mới, bạn thường trang hoàng nhà cửa bằng những cây đèn nhấp nháy. Bóng đèn thủy tinh nhiều màu luôn là thứ hấp dẫn đối với bé. Con bạn có thể cầm nắm, thậm chí cho vật này vào miệng. Vì vậy, khi mắc các dây đèn ở cầu thang, lan can hay trên cây… bạn nên bố trí chúng nằm ngoài tầm tay với của trẻ.

2. Đồ dễ vỡ:

Chậu cây, lọ hoa bằng sành, sứ, thủy tinh được “huy động” triệt để phục vụ việc làm đẹp nhà. Chúng rất mong manh, nếu vỡ có thể làm đứt tay, chân của bé. Thậm chí, con bạn có thể nuốt những mảnh nhỏ, điều này rất nguy hiểm.

3. Cây cối:

Nhiều gia đình thường treo thiệp chúc Tết, phong bao lì xì trên cành mai, cây đào. Trẻ con vốn tò mò, khi thấy ngững màu sắc xanh đỏ treo lơ lửng sẽ tìm cách với lấy, bé có thể bị kéo ngã hoặc vô tình kéo đổ cây. Do đó, bạn phải đảm bảo các cây trang trí đều được đặt thật vững chắc, an toàn.

4.Thực phẩm:

Xuân là dịp để bạn thăm viếng mọi người. Nếu con bạn dị ứng hoặc đang kiêng loại thực phẩm nào đó, hãy báo cho chủ nhà biết để họ không chuẩn bị thức ăn đó.
Cẩn thận với các loại kẹo cứng, lạc (đậu phộng), hạt dưa… chúng có thể gây sặc, hóc cho trẻ.

5. Các chuyến thăm viếng:

Nếu đưa con đi chúc Tết, bạn phải luôn để mắt khi trẻ đến gần các chốt tủ hoặc cửa, đặc biệt là toa-let, để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trong nhà, bạn cũng nên kiểm tra cẩn thận các chi tiết trên để khách và chủ có những phút giây gặp mặt đầu năm trọn vẹn.

6. "Hậu" tiệc tùng:

Sự tiếp đãi khách triền miên khiến bạn mệt lả, không có thời gian dọn dep. Nếu con bạn vô tình nhâm nhi thức ăn thừa, nếm thử chút rượu, bia mà bạn chưa kịp "thanh toán", quả là nguy hiểm.

Hãy gắng thu dọn và luôn để mắt đến bé để tránh hậu quả đáng tiếc.

7. Mua sắm:

Các gian hàng, hội chợ đặc biệt đông người vào những ngày cận Tết nên trẻ rất dễ lạc bố mẹ. Nếu dẫn con đến nơi này, bạn phải đảm bảo bé luôn trong tầm quan sát của mình.

8. Ngộ độc:

Nếu bạn vô tình để các sản phẩm như dung dịch tẩy rửa, mỹ phẩm… trong tầm tay con, bé có thể nghịch phá, cho vào miệng. Tốt nhất, hãy cất chúng ở nơi an toàn, ngoài tầm tay trẻ.

9. Tai nạn giao thông:

Khi đi chúc Tết, bạn thường được mời dùng bia, rượu. Dù chỉ nhấp ngụm nhỏ tại mỗi nhà, đến cuối ngày, lượng cồn bạn đưa vào cơ thể không nhỏ. Nếu thấy không tỉnh táo, bạn tránh điều khiển xe, nhất là khi có con đi cùng.

Ngoài ra, những ngày này trên phố có nhiều sức hút đối với trẻ. Tốt nhất, hãy đóng cửa cẩn thận vì con bạn có thể gặp tai nạn khi chạy theo tiếng trống múa lân giục giã ngoài đường.

10. Thời tiết:

Tết Nguyên Đán là thời điểm chuyển giao giữa hai mùa đông – xuân, âm hàn chưa hết nên thời tiết còn lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.

Cơ thể chưa có nhiều sức đề kháng, trẻ dễ bị nhiễm các bệnh về hô hấp, tiêu hóa…Do đó, bạn cần giữ ấm phòng ở và cơ thể cho trẻ.

 

Meo.vn (Theo CuocsongViet)

Mang tật vì mỹ phẩm “nhái”

Các chuyên gia chăm sóc da cảnh báo: sử dụng mỹ phẩm “nhái” rất có thể gây ra nhiều hiểm họa cho da, điển hình là da bị nổi mụn, sưng tấy, sạm nám và ung thư da.

Sự khác nhau

Ngược lại với mỹ phẩm thật, mỹ phẩm nhái thường không có nguồn gốc rõ ràng, hình dáng, nhãn mác trông tương tự như mỹ phẩm thật; giá bán thường rẻ hơn; thành phần bên trong chủ yếu là tự điều chế hoặc pha trộn, không đảm bảo về chất lượng.

Những ảnh hưởng

Chuyên gia chăm sóc da Dermalogica cho rằng: vì lợi nhuận, nên gần như tất cả thành phần trong sản phẩm “dởm” đều không mang lại hiệu quả khi chăm sóc da, ngược lại các thành phần này còn gây ra các tác hại rất lớn như:

- Ngứa thường xuyên, nổi mẩn đỏ li ti, mụn bọc, viêm da, nám da.

- Những tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài sẽ làm da suy yếu khả năng đề kháng, mất chức năng bảo vệ, tái tạo da.

Mang tật vì mỹ phẩm “nhái”, Làm đẹp, bao phu nu, thoi trang, lam dep, trang diem, my pham

Da có thể mất khả năng đề kháng vì mỹ phẩm không tốt.

- Tình trạng nghiêm trọng nhất là gây ung thư da, nhiễm trùng mạch máu.

Nguy hại từ mỹ phẩm “trộn”

Theo phân tích từ giới chuyên môn thì thành phần chính đầu tiên trong sản phẩm này chủ yếu là nước; tiếp đến là bột mì, bột năng để tạo độ sền sệt cho sản phẩm; chất có khả năng làm trắng cấp tốc (corticoid), có tính năng bào mòn, trị mụn tức thời như (cortibion) hoặc các thành phần khác như thủy ngân, formaldehyde, dioxane, Aspirin pH8, Bencozym…

Tác hại của corticoid

Theo thông tin tìm thấy trên internet, anticoid là những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thương thận (cortico-surrenale) tiết ra, có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid. Nhóm thuốc corticoid thật sự có hiệu quả nếu được sử dụng đúng hướng dẫn, chỉ định, nếu quá lạm dụng thì hậu quả cũng khôn lường. Corticoid dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm kem trộn, sản phẩm “nhái” làm trắng da. Nó có thể gây ra tác hại lên da như: Da dị ứng đỏ, ngứa rát, phỏng nước, tróc vảy, nổi mụn đỏ, giãn mạch, teo da, phát ban trứng cá, rối loạn sắc tố da, nhiễm khuẩn nghiêm trọng…

Mang tật vì mỹ phẩm “nhái”, Làm đẹp, bao phu nu, thoi trang, lam dep, trang diem, my pham

Dùng mỹ phẩm giả có thể gây dị ứng cho da.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Mỹ phẩm “nhái”, mỹ phẩm giả mang nhiều hiểm họa cho người tiêu dùng, thế nhưng đến nay vẫn chưa có một quy chuẩn nào của cơ quan chức năng hướng dẫn người dân phân biệt và nhận biết mỹ phẩm giả. Thường thì, người tiêu dùng chỉ biết dựa vào kinh nghiệm của bản thân hoặc từ sự tư vấn của người thân. Để giúp bạn có được sự lựa chọn an toàn, các chuyên gia của viện nghiên cứu da IDI khuyên:

- Tham khảo sản phẩm, cửa hàng, giá bán từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

- Tham khảo ý kiến bạn bè, các diễn đàn lớn và các chuyên gia có uy tín.

- Chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: cây cỏ, thảo mộc, cây dược liệu…

- Yêu cầu dùng thử trước khi mua.

- Yêu cầu chế độ bảo hành, xử lý khi có sự cố sản phẩm xảy ra.

Bạn cần biết!

Để phân biệt giữa hàng nhái và hàng thật, trước tiên người tiêu dùng cần nắm rõ thông tin về sản phẩm thật:

- Thông tin về nhà phân phối hay nhà sản xuất sản phẩm.

- Sử dụng thông tin nhà phân phối, nhà sản xuất để tham khảo: hệ thống bán sản phẩm chính hãng và giá bán chính thức trên thị trường.

- Kiểm tra sản phẩm khi mua, xem hình dáng sản phẩm còn nguyên vẹn không, có bị biến dạng kể cả bao bì và chai đựng sản phẩm không.

- Sản phẩm bên trong (nếu có thể kiểm tra được): không có mùi hắc, chua, màu sản phẩm đều và tình trạng sản phẩm không bị chảy nước, vón cục…

Meo.vn (Theo Thời trang trẻ)

Con người là loài “hư đốn” nhất

So với đa số các loài vật khác, con người sở hữu rất nhiều thói hư tật xấu có thể gây tổn hại đến đồng loại hoặc chính bản thân.

Chúng ta nói dối, ăn trộm, lừa đảo, chạm khắc hoa văn lên cơ thể, giết người và cả tự tử… Trang LiveScience liệt kê 10 thói tật cố hữu và điển hình nhất của loài chúng ta.

Nói dối

Nói dối

Hiện khoa học vẫn chưa biết chắc vì sao con người lại nói dối, nhưng các nghiên cứu cho thấy nói dối là hiện tượng rất phổ biến, và thường xuất phát từ các yếu tố tâm lý.

Theo nhà tâm lý học Robert Feldman thuộc Đại học Massachusetts, nói dối có quan hệ mật thiết với lòng tự trọng. Khi một người cảm thấy lòng tự trọng có nguy cơ bị tổn thương, ngay lập tức họ sẽ tìm cách nói dối.

Theo thống kê, người ta nói dối dễ dàng hơn khi trao đổi công việc qua email, so với khi viết thư tay.

Khao khát bạo lực

Khao khát bạo lực

Một số nhà nghiên cứu cho rằng con người chúng ta “nghiện” bạo lực và điều đó đã được khắc vào bộ gen chúng ta.

Một nghiên cứu năm 2008 kết luận rằng con người cũng ưa thích bạo lực như họ ưa thích tình dục, thức ăn, hay ma túy.

“Loài người chắc chắn được xếp hạng một trong những loài hiếu chiến nhất trên trái đất”, nhà sinh học David Carrier thuộc trường Đại học Utah cho biết.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng tính bạo lực là một xu hướng tiến hóa ở con người, nó giúp chúng ta trong quá trình sinh tồn. Giáo sư Craig Kennedy tại trường Vanderbilt University giải thích: “Tính hiếu chiến có ở hầu hết các sinh vật có xương sống. Nó cần thiết cho việc tìm kiếm và chiếm giữ những nguồn tài nguyên quan trọng như bạn tình, lãnh thổ và thức ăn.”

Ăn trộm

Ăn trộm

Có câu “bần cùng sinh đạo tặc”, tuy nhiên, với nhiều người mắc tật ăn cắp vặt, hành vi của họ được thúc đẩy bởi một cảm giác phiêu lưu mạnh mẽ khi “thó” một món đồ linh tinh nào đó. Tật trộm cắp có thể có nguyên nhân khởi nguồn từ trong bộ gen.

Một nghiên cứu thống kê trên 43.000 người cho thấy có đến 11% trong số này thừa nhận từng ăn trộm đồ ít nhất một lần khi đi mua hàng. Họ ăn cắp ngay cả khi thừa sức trả tiền cho món đồ đó.

Lừa dối

Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thì gần 1/5 người Mỹ cho rằng việc gian lận thuế là có thể chấp nhận được và không vi phạm đạo đức. Còn có khoảng 10% số đối tượng nghiên cứu cho biết ngoại tình là không tốt nhưng vẫn thích việc làm này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một kết quả trớ trêu là những người đề cao các tiêu chuẩn đạo đức lại là những người hay lừa dối vợ/chồng mình nhất, bởi cho rằng ngoại tình là hành vi có thể chấp nhận trong một số hoàn cảnh cụ thể.

Đàn ông – nhất là những người thành đạt - thường có khuynh hướng ngoại tình hơn phụ nữ do đam mê tình dục của họ lớn hơn.

Dây dưa với những thói quen xấu

Dây dưa với những thói quen xấu

Các nghiên cứu đã cho thấy ngay cả khi tác hại của thói quen xấu đã rõ ràng, cũng rất khó từ bỏ chúng.

“Không phải vì họ thiếu thông tin về hiểm họa của những thói quen xấu”, Cindy Jardine, nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Alberta, cho biết. “Nhưng rất nhiều người cho rằng “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” và vì vậy họ thường thích hưởng thụ cho hiện tại hơn là lo lắng cho một tương lai còn lâu mới đến.”

Jardine nêu ra một số nguyên nhân khiến con người thường dây dưa không từ bỏ các thói quen xấu:

- Do tính ngoan cố bẩm sinh có ở mỗi người

- Nhu cầu muốn được xã hội thừa nhận

- Không có khả năng hiểu rõ bản chất các nguy cơ của thói quen xấu

- Do thế giới quan cá nhân chủ nghĩa và khả năng hợp lý hóa các thói quen xấu

- Khuynh hướng nghiện bẩm sinh

Ỷ mạnh hiếp yếu

Ỷ mạnh hiếp yếu

Nhiều nghiên cứu phát hiện hơn một nửa số học sinh phổ thông từng phải chịu ức hiếp ở trường học. Một nghiên cứu thực thiện năm 2009 cho thấy những đứa trẻ hay bắt nạt bạn bè ở trường thì cũng thường hay bắt nạt anh em ở nhà. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hành vi bắt nạt thường bắt đầu từ gia đình.

Bắt nạt này không chỉ là trò trẻ con. Một nghiên cứu khác cho thấy khoảng 30% người trưởng thành tại Mỹ là nạn nhân của những kiểu bắt nạt của sếp hoặc đồng nghiệp như: chỉ trích, tung tin đồn ác ý, cố tình che giấu thông tin nội bộ, v.v…

“Hành vi bắt nạt thường có tính chất leo thang, một khi bắt đầu nó sẽ càng lúc càng lấn tới”, Sarah Tracy, giám đốc Dự án Wellness and Work-Life tại ĐH Arizona State, cho biết.

Theo các nhà tâm lý, sở dĩ người ta thích bắt nạt kẻ yếu hơn là để khẳng định địa vị và quyền hành.

Hành hạ cơ thể bằng các thủ thuật làm đẹp

Hành hạ cơ thể bằng các thủ thuật làm đẹp

Mặc dù ngày càng có nhiều người là nạn nhân của lạm dụng mỹ phẩm hoặc phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng lượng người sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ vẫn không ngừng tăng lên.

Động lực mạnh mẽ nhất khiến nhiều người, nhất là phụ nữ, theo đuổi các thủ thuật thẩm mỹ tốn kém, mất thời gian là do ước muốn được trẻ đẹp, hoặc chỉ đơn giản là do “đua đòi”.

Sắc đẹp luôn là một cám dỗ khó cưỡng với hầu hết chúng ta, và thường đem lại nhiều cơ hội cho những người sở hữu nó. Như lời nhà tâm lý học Diana Zuckerman-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (Mỹ) về Phụ nữ và Gia đình thì: “Chúng ta đang sống trong một xã hội “xem mặt bắt hình dong””.

Căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, và cả các bệnh ung thư. Căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự tử.

Môi trường làm việc là một nguyên nhân đáng kể gây căng thẳng. Theo thống kê của Tổ chức Công đoàn Quốc tế, hơn 600 triệu người trên khắp thế giới phải làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần.

Áp lực còn đè nặng lên vai những người vừa gánh vác nghĩa vụ làm cha/mẹ, vừa đi làm.

Các chuyên gia sức khỏe nói rằng tập thể dục và ngủ đủ giấc là hai cách tốt nhất để phòng ngừa stress.

Bài bạc

Bài bạc

Tật bài bạc cũng có vẻ như đã nằm sẵn trong bộ gen và được lập trình sẵn trong não của chúng ta. Điều này có thể giải thích vì sao hành động liều lĩnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá sản này lại phổ biến đến vậy.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Neuron năm ngoái, khi một người tận hưởng được niềm vui chiến thắng thì một “mạch điện” liên quan đến cảm giác hiếu chiến và ham thắng thua được kích hoạt, từ đó kích động não bộ tiếp tục tham gia vào chuyện cá cược bài bạc.

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc thua bạc sẽ khiến người ta mất kiểm soát mặc dù trước đó họ đã rất lý trí dự kiến số tiền nhất định dành cho việc đánh bạc.

Nhiều chuyện

Các nhà nghiên cứu nói rằng loài người có “bản năng” nói chuyện và phán xét người khác, mặc cho việc đó có thể làm tổn thường người khác.

Robin Dunbar, nhà nghiên cứu các loài linh trưởng thuộc trường ĐH Oxford cho biết: “Loài khỉ đầu chó xem việc chải lông cho nhau như làm một cách thắt chặt mối quan hệ xã hội. Loài người chúng ta tiến hóa hơn, và chúng ta xem việc “ngồi lê đôi mách” là chất keo dính trong quan hệ xã hội.”

Theo các nghiên cứu, việc “tán phét” giúp thiết lập mối liên kết giữa các cá nhân, và nó khiến chúng ta có cảm giác được tôn trọng. Tuy nhiên trong nhiều cuộc “buôn dưa lê”, người ta không coi trọng sự thật hay tính chính xác của thông tin, nhất là khi thông tin liên quan đến người thứ ba.

Nhà tâm lý học Jennifer Bosson thuộc trường ĐH South Florida nói: “Khi hai người “nói xấu” một người thứ ba, họ cảm thấy thân thiết hơn.”

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Những công việc gây tổn hại nhất cho phổi

Những người mắc bệnh phổi thường xuất phát từ nguyên nhân do tính chất nghề nghiệp. Vậy những công việc nào khiến chúng ta dễ mắc bệnh này nhất?

1. Khai thác mỏ

Khai thác mỏ là công việc đứng đầu trong chuỗi những công việc có nguy cơ cao gây bệnh phổi. Việc tiếp xúc với bụi silic trong không khí và thạch anh có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho bộ phận phổi. Để giảm nguy cơ nguy hại đến phổi, những người làm nghề này tuyệt đối không nên hút thuốc và mang vác quá nặng nề. Khi làm việc nên sử dụng dụng cụ bảo vệ đầy đủ.

2. Làm bánh

Làm bánh gần cũng là một trong những bệnh hàng đầu trong các công việc gây hen suyễn, chiếm tổng cộng khoảng 15% các trường hợp hen suyễn ở người lớn. “Thợ làm bánh tiếp xúc với bụi bột có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh dị ứng do nhạy cảm”, Tiến sĩ Harber cho biết.

Phản ứng hen suyễn thường xảy ra với những loại enzyme được sử dụng để thay đổi độ đặc của bột, cũng như các chất gây dị ứng từ các loại côn trùng (như bọ cánh cứng, bướm đêm và mọt) thường được tìm thấy trong bột. Hệ thống thông gió tốt và khẩu trang bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Những công việc gây tổn hại nhất cho phổi, Sức khỏe, benh phoi, ung thu phoi, suc khoe, ung thu, benh ve phoi, cong viec lien quan den phoi,

Nghề làm bánh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến phổi. (Ảnh minh họa)

3. Chữa cháy

Trong khi giải cứu những đám cháy hoặc cứu người bị nạn, lính cứu hỏa không chỉ hít nhiều khói mà còn rất nhiều hóa chất xung quanh nên việc ảnh hưởng đến phổi là đương nhiên.

4. Ngành công nghiệp ô tô

Những người trong ngành công nghiệp ô tô có khả năng mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp, đặc biệt bộ phận sửa chữa. Những loại sơn tự động phun, chẳng hạn như các sản phẩm isocyanate và polyurethane, có thể gây kích ứng da, gây dị ứng, tức ngực và khó thở nặng.

5. Xây dựng

Công nhân xây dựng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư biểu mô, ung thư phổi và một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, những người làm công việc này cần chuẩn bị đồ bảo hộ lao động tối ưu nhất để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Những công việc gây tổn hại nhất cho phổi, Sức khỏe, benh phoi, ung thu phoi, suc khoe, ung thu, benh ve phoi, cong viec lien quan den phoi,

Công nhân xây dựng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư phổi. (Ảnh minh họa)

6. Nghề chăm sóc sức khỏe

Việc tiếp xúc quá nhiều và thường xuyên với bệnh nhân có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nhân viên ý tế cần được trang bị những thiết bị làm việc tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh.

7. Nghề dệt may

Công nhân dệt may ngày ngày tiếp xúc với bông, sợi tơ, lông sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình là dùng khẩu trang chuẩn, mặc quần áo bảo hộ và cố gắng tạo môi trường làm việc thông thoáng nhất.

Meo.vn (Theo AWT)

Báo động chủng bệnh lậu mới kháng thuốc

Một chủng mới của bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục đã kháng với thuốc kháng sinh, do khả năng đột biến rất nhanh, một nghiên cứu quốc tế vừa cho thấy.
Các nhà khoa học từ Thụy Điển cảnh báo bệnh lây nhiễm này giờ đây có thể trở thành mối hiểm họa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng. Ca bệnh lậu kháng thuốc đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản, trang BBC cho biết.

Vi khuẩn gây bệnh lậu trên kính hiển vi. Ảnh: BBC.
Khi phân tích chủng lậu mới này, có tên gọi H041, các nhà nghiên cứu đã xác định được những đột biến gene khiến nó có thể kháng với tất cả các dòng kháng sinh nhóm cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn. Chúng rất gần với penicillin.

Tiến sĩ Magnus Unemo, từ Phòng nghiên cứu tác nhân gây bệnh Neisseria cho biết đây là một phát hiện đáng báo động và có thể dự đoán được.

"Kể từ khi thuốc kháng sinh trở thành giải pháp điều trị tiêu chuẩn với bệnh lậu vào thập kỷ 1940, vi khuẩn này đã chứng tỏ khả năng kháng thuốc đáng kinh ngạc với tất cả các thuốc được dùng để kiểm soát nó.

Mặc dù còn quá sớm để đánh giá liệu chủng mới này có lan rộng hay không, nhưng theo lịch sử các trường hợp kháng thuốc ở vi khuẩn thì có thể nó sẽ lây lan nhanh chóng, trừ phi có các loại thuốc mới và cách điều trị mới ra đời".

Bà Rebecca Findlay, từ Hiệp hội Kế hoạch gia đình Anh, cho biết đây là tín hiệu đáng lo ngại.

"Việc ngăn ngừa trở nên quan trọng hơn, bởi chúng ta biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng tới tất cả các độ tuổi và tất cả mọi người giờ đây cần biết cách chăm sóc sức khỏe tình dục của mình".

Còn tiến sĩ David Livermore - Giám đốc Phòng thí nghiệm kiểm soát kháng thuốc tại Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh, cho biết: "Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy vi khuẩn lậu đang trở nên kém nhạy cảm hơn với dòng kháng sinh cephalosporin, một số ca điều trị đã thất bại. Điều lo lắng là chúng ta sẽ thấy rằng bệnh lậu trở nên khó chữa hơn trong vòng 5 năm tới. Trong tình huống này, phòng bệnh là tốt nhất".

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 50% phụ nữ nhiễm lậu không có triệu chứng. Với đàn ông, số mắc không có triệu chứng từ 2 - 5%.

Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu và có thể chảy mủ từ dương vật. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn và không thể phục hồi ở cả nam và nữ.
Phát hiện này sẽ được giới thiệu tại hội thảo sắp diễn ra tại Canada, do Hiệp hội quốc tế các nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục tổ chức.

Theo T. An
VnExpress

Làm gì để loại thuốc giả ra khỏi thị trường thuốc?

Một trong những biện pháp của Bộ Y tế nhằm hạn chế thuốc giả trên thị trường thuốc là thiết lập đường dây nóng tại Thanh tra Sở Y tế và phòng y tế các quận, huyện để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về việc thực hiện quy định về quản lý thuốc phòng chữa bệnh, phát hiện các hành vi kinh doanh thuốc không đúng quy định.

Trên hai số báo 75, 76 ra ngày 10 và 12/5/2011, báo Sức khỏe&Đời sống đã đăng thông tin phản ánh về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vừa bị cơ quan chức năng phát hiện, đình chỉ lưu hành cũng như những hiểm họa của thuốc giả, thuốc kém chất lượng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để tăng cường quản lý chất lượng thuốc, nhằm loại bỏ ra khỏi thị trường thuốc những sản phẩm thuốc giả, thuốc kém chất lượng? Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã trao đổi với cơ quan chức năng về vấn đề này…

Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra một cửa hàng thuốc tại Hà Nội. Ảnh: ĐA
Đẩy mạnh phối hợp liên ngành

Về phía Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, để siết chặt quản lý về vấn đề thuốc giả, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, trong công văn gửi Sở Y tế các địa phương và y tế các ngành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Văn Thanh đề nghị Sở Y tế các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng thuốc kịp thời phát hiện, truy tìm nguồn gốc của thuốc giả và xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm theo đúng quy định hiện hành về nhập khẩu, buôn bán và sử dụng thuốc. Ngoài ra, Cục Quản lý dược cũng đã có các văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu đẩy mạnh thực hiện các quy chế chuyên môn trong sản xuất, lưu thông và phân phối thuốc để đảm bảo tất cả các mặt hàng thuốc đều phải được lưu hành hợp pháp. Sở Y tế cũng phải xây dựng và thực hiện hệ thống lưu trữ thích hợp để đảm bảo luôn truy tìm lại được nhà sản xuất gốc, nhà nhập khẩu thuốc và nhà phân phối trung gian...

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống sáng 16/5, ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế nhấn mạnh, để nâng cao chất lượng quản lý thuốc hiệu quả, ngoài sự quyết liệt của ngành y tế cần có sự phối hợp liên ngành giữa y tế, công an và quản lý thị trường nhằm kịp thời phát hiện và loại ra khỏi thị trường những sản phẩm thuốc giả. Tuy nhiên, ông Cường cũng cho rằng cùng với những hoạt động kiểm duyệt của cơ quan chức năng, các nhà sản xuất cũng phải tự đẩy mạnh công tác giám sát hậu mãi để tăng cường quản lý thuốc của đơn vị mình, tránh hiện tượng làm giả. Cục trưởng Cục Quản lý dược cũng cho biết thêm, để nâng cao chất lượng quản lý thuốc hiệu quả, Bộ Y tế thực hiện chủ trương quản lý toàn diện chất lượng thuốc thông qua việc triển khai áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt trong toàn bộ hệ thống từ sản xuất đến bảo quản, tồn trữ, kiểm nghiệm, phân phối và cung cấp thuốc đến người sử dụng nhằm ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng...

Về phía Thanh tra Bộ Y tế, ông Trần Quang Trung - Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết, để tăng cường quản lý chất lượng thuốc, Thanh tra Bộ cũng thường xuyên đôn đốc và yêu cầu Thanh tra Sở Y tế các địa phương, Phòng Quản lý dược phải luôn phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; tăng cường thanh kiểm tra lấy mẫu một số thuốc dễ bị làm giả, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn sử dụng, đặc biệt siết chặt quản lý mặt hàng thuốc Đông dược… Thiết lập đường dây nóng tại Thanh tra Sở y tế, phòng y tế quậ n/huyệ n để tiế p nhậ n thông tin phả n ánh củ a công dân liên quan đến việc thực hiện quy định về quản lý thuốc phòng, chữa bệnh và các hành vi kinh doanh thuốc không đúng quy định.

Đổi mới phương pháp giám sát chất lượng thuốc

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống ngày 16/5, PGS. TS. Trịnh Văn Lẩu - Chủ tịch Hội đồng Dược điển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cho rằng, để nâng cao chất lượng quản lý thuốc trên thị trường, hệ thống kiểm nghiệm cả nước cần đổi mới phương pháp mua mẫu theo chỉ tiêu số lượng bằng biện pháp mua mẫu sàng lọc có nghi ngờ về chất lượng; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại tuyến cơ sở như trạm y tế xã, nơi xa trung tâm trong đó chú ý đến hạn dùng của thuốc. Chú trọng đến những trọng điểm có nguy cơ lưu hành thuốc giả, phân tích tìm thuốc tân dược trộn trong thuốc Đông dược. Ngoài ra, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc trên toàn quốc cũng cần triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo hướng kiểm tra, giám sát tất cả các mẫu thuốc ngay tại đầu nguồn, nhất là các nguyên liệu ban đầu như dược liệu, thuốc Đông dược, dạng bào chế nhiều thành phần, các dược chất và dạng bào chế kém ổn định về chất lượng. Tiến hành kiểm nghiệm 100% lô nguyên liệu (kể cả tá dược và các bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc) trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra 100% lô sản phẩm trước khi xuất xưởng đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc...

Với kinh nghiệm lâu năm trong công tác kiểm nghiệm, PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu đề xuất, các đơn vị kinh doanh khi thực hiện nhập khẩu thuốc cần thực hiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và tiến hành xem xét chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu, đồng thời kiểm nghiệm lại những lô thuốc nhập khẩu có nghi ngờ về chất lượng.

THÁI BÌNH
(suckhoe-doisong)

5 nguyên tắc vàng cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thật hoàn hảo, đơn giản là bởi điều đó không chỉ là cần thiết cho bạn mà còn rất thiết yếu cho bé yêu.

5 nguyên tắc dưới đây không chỉ giúp các bà bầu 'tận hưởng' cảm giác khoẻ mạnh, sáng khoải, tự tin mà còn loại trừ được các mối nguy hại như sảy thai, thai chết lưu, sinh thiếu tháng....

Ăn uống lành mạnh

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thật hoàn hảo, đơn giản là bởi điều đó không chỉ là cần thiết cho bạn mà còn rất thiết yếu cho bé yêu.

Thêm vào đó, bạn nên lưu tâm đến các loại thực phẩm được 'nạp' vào cơ thể hàng ngày vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khoẻ của cơ thể bé nhất là não, hay tim.

Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Sức Khoẻ Hoa kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2.500 đến 2.700 calo/ngày. Không chỉ có vậy, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn cần đa dạng hoá các loại thức ăn (như trứng, thịt, sữa…) không nên lặp đi lặp lại một món.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng, bên cạnh các loại 'thực phẩm chức năng', các bà bầu cũng đừng quên ăn bổ sung ít nhất 3 phần rau củ quả mỗi ngày, 9 phần ngũ cốc và 4 phần các sản phẩm từ bơ sữa (ít béo hay không có chất béo).

Ngoài ra, các loại thực phẩm nên được đảm bảo 'sạch và an toàn' (theo đúng nghĩa của nó). Không ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ, không nên ăn các món tái hay ăn gỏi. Đặc biệt lưu ý tránh xa các loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu.

Bổ sung sắt và axit folic

Việc bổ sung vitamin, khoáng chất, sắt và axit folic là rất quan trọng trong giai đoạn bầu bì. Nếu cơ thể người mẹ thiếu hụt hàm lượng axit folic rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Cho nên phụ nữ mang thai nên 'nạp' khoảng 400micro axit folic mỗi ngày.

Vai trò của sắt cũng không kém phần quan trọng, sắt cung cấp lượng ôxy cần thiết tới mọi nơi trong cơ thể. Thiếu sắt thai phụ sẽ trở nên xanh xao, sức đề kháng kém, dễ sinh thiếu tháng và trẻ thường suy dinh dưỡng hay nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.

Liều lượng sắt các bà bầu cần lưu ý bổ sung là khoảng từ 20-30mg/ngày.

Không hút thuốc và uống rượu

Rượu và thuốc lá chính là 'kẻ thù' số một của thai nhi. Việc 'đốt' nhiều thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng đồng nghĩa với lượng oxy cung cấp cho trẻ bị hạn chế. Thêm vào đó, trẻ sẽ phải 'đương đầu' với những hiểm họa như nhẹ cân, sinh thiếu tháng, sảy thai, thai chết lưu.

Thận trọng khi dùng thuốc

Việc dùng thuốc trong giai đoạn thai kỳ rất cần được chú trọng và hết sức cẩn thận. Nếu bạn không may là 'nạn nhân' của những căn bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường... việc duy trì dùng thuốc trong thời gian mang thai là cần thiết. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào và liều lượng ra sao, bạn cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa, để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Bạn cũng đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau hay dị ứng nào. Hơn nữa, khi dùng các loại thuốc như Aspirin hay Ibuproofen cũng nên cẩn trọng, vì rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Trước khi quyết định có thai bạn cũng nên kiểm tra tổng quát về sức khoẻ bản thân để có những quyết định đúng đắn. Để đảm bảo an toàn bạn chỉ nên mang thai trong điều kiện sức khoẻ tốt.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai mặc dù không có những dấu hiệu bất thường bạn vẫn nên đến khám sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện sớm những bệnh tật hay những bất thường của cơ thể.

Theo DT

Phụ gia thực phẩm – Quả bom sinh học nổ chậm

Bất chấp biện pháp quyết liệt của cơ quan quản lý và ngày càng nhiều cơ sở chế biến thực phẩm nghiêm túc tuân thủ luật pháp, phụ gia thực phẩm vẫn là lĩnh vực khó kiểm soát và ẩn chứa nhiều hiểm họa tiềm tàng.

Hà Nội với ba triệu dân có khoảng 350 cơ sở chế biến thực phẩm giò chả và 400 cơ sở chế biến các loại bánh. Theo Sở Y tế Hà Nội, ngay từ năm 2000, đã có 45-60% cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn Hà Nội sử dụng phụ gia an toàn trong chế biến.

Năm 2002, số ấy tăng lên 60-70% và, cuối năm 2006, đạt 70-75%.

Sở Y tế Hà Nội liên tục tuyên truyền và tăng cường quản lý sử dụng phụ gia ở các cơ sở như tổ chức trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho 90 cơ sở bánh phở trên địa bàn Hà Nội.

Bộ Y tế tổ chức hướng dẫn người tiêu dùng và các cơ sở chế biến về phụ gia an toàn, loại nguyên liệu giúp cải thiện trạng thái, hương vị, màu sắc, bảo quản thực phẩm...

Tuy nhiên, vấn đề là bức tranh thực so báo cáo thế nào. Nhiều người hoài nghi tại sao báo cáo năm sau liên tục tiến bộ hơn năm trước, thế mà mỗi đợt thanh kiểm tra đều vẫn tìm ra các cơ sở sử dụng phụ gia trái phép.

Tại cuộc họp toàn quốc về VSATTP lớn nhất từ trước đến nay tổ chức ở Hà Nội đầu năm 2007, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn về thành tích VSATTP của Hà Nội.

'Trên 90% đạt tiêu chuẩn, cao quá'- Phó Thủ tướng thắc mắc. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thanh minh đấy là con số ở 10 phường điểm. Phó Thủ tướng không truy nữa nhưng một đại biểu ngồi dưới thì thầm: 'Phường điểm cũng khó tin'.

Mỗi năm bao nhiêu tấn phụ gia và những loại phụ gia nào đưa vào thực phẩm trên thị trường Việt Nam, không ai biết. Suốt tám năm phát động Tháng hành động VSATTP, hầu như không nghe hoặc không thấy khuyến cáo rầm rộ nào về mặt trái của phụ gia ngoài một số phát biểu rời rạc của một vài quan chức.

Tầm thấp hơn, phổ biến, tuyên truyền, thậm chí bắt buộc cơ sở chế biến sử dụng các nhóm phụ gia thay thế phụ gia độc hại như hàn the, formon, chỉ ồn ào lúc đầu. Sau đó, có dùng không, dùng thế nào, người tiêu dùng biết không, biết thế nào, v.v...,  hình như không còn là việc của cơ quan quản lý nữa.

Phụ gia ngoài danh mục cho phép có vẻ còn 'yên ắng' hơn dù đã cố gắng khuấy động phần chìm ấy của tảng băng bằng 16.647 cuộc thanh kiểm tra từ năm 2001-2006.

Tại hai thành phố lớn nhất vẫn sờ sờ các chợ kinh doanh phụ gia trái phép (chợ Đồng Xuân-Bắc Qua ở Hà Nội và chợ Kim Biên ở TP Hồ Chí Minh) dù Chính phủ thành lập hẳn ban chỉ đạo liên ngành.

Đến chợ Đồng Xuân chiều 31/7, phụ gia duy nhất chúng tôi thấy bày công khai là G2 sản xuất tại Việt Nam và hộp phụ gia Phosphates Mix của Thái Lan. Tại sao thế, chỉ có cách hỏi liên ngành.

Mà liên ngành thì không địa chỉ, không website, không điện thoại. Thành thử, dòng sông phụ gia ngầm cứ lẳng lặng chảy công khai, trong khi các cánh cửa liên ngành để người tiêu dùng vào tìm chỗ cậy nhờ lại cứ mập mờ đâu đây.

Hỏi săm-pết cho vào thịt, chúng tôi được chủ một cửa hàng nằm ngay cổng chợ đưa cho xem gói bột G2: 'Nem chua dùng loại này, tăng độ giòn, thơm lắm. Còn săm pết thì rẻ'. Chủ cửa hàng H.L. (quầy số 21) đưa ngay điện thoại khi chúng tôi hỏi săm pết và một số phụ gia cho vào nem chua, chả. Chủ cửa hàng nói: 'Săm pết 80.000 đồng/kg. Cần thì cứ gọi điện. Tôi chở tới tận nhà'.

Vẫn săm pết, một thành phần của thuốc súng và là phụ gia rất độc hại, chủ cửa hàng B.Ch. (ô 217A) cho biết, giá  chỉ 15.000 đồng/kg. Bà chủ lôi trong gầm ghế một hộp bìa carton: 'Thế có mua hương thịt không'.

Bà mở hòm sắt dưới chân lấy ra hộp nhựa trắng đựng bột trắng có nhãn tiếng Trung Quốc và nói 110.000 đồng/hộp. Còn loại phụ gia hương thịt khác dạng lỏng sánh như dầu ăn của Thái giá 250.000 đồng/hộp loại một lít.

Phó mặc

Cách hữu hiệu nhất để giám thiểu nguy cơ lạm dụng phụ gia, phụ gia ngoài danh mục, là sự 'thông thái' (từ hay được dùng bởi đương kim Cục trưởng Cục ATVSTP) của người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ chốt là Bộ Y tế đóng vai trò nòng cốt trong việc nâng cao sự thông thái, làm thay đổi thái độ, hành vi của người tiêu dùng.

Nhưng họ làm gì và làm thế nào? Được ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến 144 phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, một mặt tiền nhỏ thó, mà bao nhiêu lần đi qua, không bao giờ thấy.

Trên cửa ra vào cũ rích là tấm biển với hàng tít hấp dẫn: 'Hội KHKT An toàn Thực phẩm Việt Nam - Tư vấn-Cung ứng phụ gia thực phẩm'. Lòng nhà chưa đầy 10m2 bày không theo hàng lối các túi, bọc, gói mà sau này chúng tôi mới biết là phụ gia thực phẩm an toàn.

Chủ nhân của cơ sở mang dáng dấp cửa hàng kinh doanh nhiều hơn trung tâm tư vấn là một phụ nữ có vẻ mặt nghiêm nghị, bà Trần Cẩm Tú, hội viên Hội KHKT An toàn Thực phẩm.

Bà Tú nguyên là Phó thanh tra Sở Thương mại Hà Nội, từng chuyên trách các vấn đề liên quan đến thực phẩm ngoài chợ. Bà gần như là nhà sư phạm, kho thông tin về thị trường thực phẩm và phụ gia thực phẩm Hà Nội. Bà nói vanh vách chợ nào hiện bán phụ gia trái phép nào và phụ gia an toàn nào bày ở đây dùng cho việc gì, dùng ra sao.

Ông Chánh thanh tra Nguyễn Việt Cường cũng từng có những nhận xét tích cực về trung tâm và người phụ trách. Xem ra, cơ quan quản lý có vẻ nắm khá rõ vai trò và tác dụng của trung tâm kiêm cửa hàng kinh doanh này.

Nhưng vấn đề ở chỗ vận hành cơ sở vô cùng cần thiết và hữu dụng ấy dường như đổ dồn lên vai người đàn bà về hưu. Không khó khăn lắm sau hai giờ làm việc, chúng tôi thấy toàn bộ công việc đồ sộ vừa tư vấn vừa bán hàng đều do một tay bà Tú đảm nhiệm.

Theo Tien Phong