Lưu trữ cho từ khóa: hệ tiết niệu

Những điều cần biết về sỏi đường tiết niệu

Bệnh sỏi đường niệu được điều trị khá dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện đã ở trong tình trạng rất nặng, có người mắc bệnh đã 10-20 năm hoặc đã bị các biến chứng nặng nề như thận mủ, thận câm. Những trường hợp này khó chữa dứt điểm và rất tốn kém.

Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp nhất của hệ tiết niệu, trong đó, sỏi thận chiếm 40%. Thận là nơi bị nhiều sỏi nhất, cũng là nơi khởi phát của sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Thống kê tại Bệnh viện Bình Dân TP HCM và Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho thấy, số người mắc sỏi tiết niệu chiếm đến 22-38% tổng số bệnh nhân nằm tại khoa thận – tiết niệu.

Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu thường cao ở xứ nóng. Khí hậu nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều, nếu không uống bù đủ nước, nước tiểu sẽ quá đậm đặc và kết sỏi. Ánh nắng gay gắt cũng khiến cho canxi được hấp thụ nhiều hơn qua máu và dẫn đến sỏi. Ngoài ra, sỏi đường niệu còn xuất hiện do các nguyên nhân sau:

- Từng mắc các bệnh lý về đường tiểu nhưng không điều trị từ đầu hoặc điều trị không dứt điểm.

- Nhiễm trùng đường tiểu do đặt ống thông trong bàng quang lâu ngày.

- Hay xúc động, lo sợ, băn khoăn.

- Phải nằm bất động lâu ngày (do bệnh tật) hoặc lười vận động.

Về bệnh học, có thể phân ra các loại sỏi như:

- Sỏi canxi:

Thường hình thành do tình trạng bão hòa canxi trong nước tiểu (do dùng nhiều vitamin D hoặc corticoid, nằm bất động lâu ngày, di căn của ung thư sang xương gây phá hủy xương). Canxi có thể kết hợp với axit oxalic hay axit phosphoric tạo thành sỏi oxalat canxi (loại sỏi chiếm tỷ lệ cao ở nước ta, thường gặp ở nam giới ngoài 30 tuổi).

- Sỏi axit uric:

Chủ yếu gặp ở nam giới, được tạo thành do hàm lượng purine tăng (do dùng nhiều lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, mắm, do mắc bệnh gút hoặc ảnh hưởng của thuốc trị ung thư).

- Sỏi struvite:

Chủ yếu gặp ở giới nữ, được tạo thành do quá trình viêm nhiễm đường tiểu.

Nhiều trường hợp sỏi tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi khám bệnh khác. Những người khác có biểu hiện đau lưng hoặc đi tiểu ra máu (do sỏi kích thích và cọ xát lên niêm mạc, khiến niêm mạc chảy máu). Các cơn đau thận xuất hiện khi sỏi làm tắc nghẽn bể thận. Nếu sỏi làm cho thận bị chướng nước hoặc nhiễm trùng thì chức năng thận dần dần sẽ suy giảm. Nếu một quả thận bị sỏi thì thận bên kia có thể bị viêm ngược chiều.

Để phát hiện sớm sỏi thận, mỗi người đều có thể tự thực hiện nghiệm pháp cặn niệu động với các bước sau:

- 7 giờ sáng đi tiểu và lấy một ít nước tiểu (gọi mẫu này là NT1) đựng vào lọ sạch rồi đem đến cơ sở y tế gần nhất (có kính hiển vi) đề nghị xét nghiệm.

- Tập xen kẽ các động tác thể dục gồm: chạy tại chỗ 5 phút, đứng lên ngồi xuống 3 phút, gập người về trước rồi ưỡn người ra sau 3 phút.

- Sau khi tập, uống chừng 200 ml nước sôi để nguội hoặc trà loãng. Đến 9 giờ đi tiểu, bỏ. Uống tiếp 200 ml nước và giữ cho đến 11 giờ đi tiểu lại, lấy mẫu nước tiểu này (gọi là NT2) đưa tiếp tới cơ sở y tế. Chi phí chỉ mất 5.000 – 10.000 đồng.

Nếu kết quả xét nghiệm có cặn niệu động thì đã gần như chắc chắn bị sỏi niệu. Việc làm tiếp theo sau đó là thực hiện siêu âm hoặc X-quang để biết chính xác sỏi ở bộ phận nào của đường niệu và lớn bao nhiêu. Cần lưu ý:

- Có một số mẫu cho kết quả xét nghiệm âm tính và dương tính giả nhưng tỷ lệ rất thấp.

- Cần tập đúng động tác, tập dứt khoát và đủ mạnh, đủ thời gian.

- Có thể không cần bắt đầu đúng 7 giờ sáng nhưng phải đảm bảo thời gian giữa hai mẫu NT1 và NT2 cách nhau 4 giờ.

Tùy giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp can thiệp.

Bác sĩ Đỗ Phú Đông thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, hiện chúng ta đã ứng dụng rất hiệu quả phương pháp phá sỏi ngoài cơ thể bằng nguyên lý phát sóng điện thủy lực. Phương pháp này an toàn, chi phí rẻ và bệnh nhân ít bị đau đớn. Không được áp dụng cho trẻ dưới 13 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người bị các bất thường về khung xương, người béo phì.

Việt Nam đã thực hiện được tất cả các phương pháp can thiệp ngoại khoa mà thế giới đang áp dụng, kể cả tán sỏi qua ngả nội soi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hoặc sỏi đã lớn, gây biến chứng. Theo bác sĩ Đông, đối tượng thực tế cần phải mổ chỉ chiếm khoảng 5% số người bệnh.

Ăn uống có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa và chữa trị sỏi đường tiết niệu.

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thượng Vũ (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM), không nên lạm dụng các thức ăn, đồ uống có nhiều canxi (như một số loại sữa, tôm, cua, thịt… ). Một người khỏe mạnh nếu dùng nhiều thức ăn giàu canxi liên tục trong thời gian dài thì cơ thể sẽ mất cân bằng, thận không kịp đào thải lượng canxi thừa, gây ra sỏi. Nguy cơ này cao hơn nhiều ở những người sống trong vùng nắng nóng hoặc bị suy thận.

Bác sĩ Vũ cũng cho biết, có người cho rằng uống nhiều bia thì sỏi sẽ ra ngoài theo đường tiểu nhưng trên thực tế, điều này chỉ xảy ra khi sỏi nhỏ. Mà sỏi nhỏ thì chỉ cần uống tăng lượng nước trong ngày là đã tống ra được chứ không phải nhờ vào bia.

Người Lao Đông

Thức ăn tạo sỏi

Chính sự ăn uống mất cân bằng sẽ thúc đẩy quá trình tạo sỏi trong cơ thể. Do đó, để phòng ngừa sỏi, cần ăn uống cân bằng, điều trị ngay bệnh nhiễm trùng đường tiểu đúng phương pháp và phòng ngừa tái phát.

Sỏi “định cư” trong đường tiết niệu phần lớn do thức ăn tạo ra. Để không mang vật thể lạ trong người, cần thận trọng trong ăn uống. Với những người đã có sỏi trong cơ thể, cần chú ý ăn kiêng triệt để, nhằm hạn chế cung cấp “thức ăn” nuôi sỏi. Sỏi được tạo nên từ calci, oxalate, phosphat, axit uric.

Những người đã bị sỏi phosphat trong đường tiết niệu cần giới hạn thực phẩm có chứa calci: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Các món ăn từ trứng, hột vịt lộn, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến cũng chỉ nên ăn theo kiểu… hương hoa. Cần hạn chế muối và mỡ. Song song đó, nên điều trị các bệnh gây ứ đọng calci như: bệnh tuyến giáp, loãng xương…

Nếu có sỏi oxalate trong người, cần ngưng ăn các món đậu cô ve, măng tây xào, luộc. Không ăn những món nấu với củ cải đường. Trong các món ăn với rau sống cần “gạch tên” rau diếp. Các loại củ quả không nên ăn bao gồm: nho, mận, khoai lang. Kể cả thú uống trà cũng nên… đưa vào quên lãng!

Nếu bị sỏi urat (hình thành từ acid uric), cần kiêng ăn những  thực phẩm chứa purin như: thịt bò, thịt heo, gà… Như vậy, món phở, hủ tíu “không người lái” là lựa chọn thông minh. Khi đi ăn tiệc, cần nói không với các món: cật heo, thịt bê, tôm hùm, gan, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến… Với các món nấu với cá chầy, cá đối, nên thực hiện câu: “Khôn ăn nước, dại ăn cái”.

Sự kiêng khem chỉ nặng nề với những ai đã có sỏi, nhằm ngăn chặn sự tăng kích cỡ của chúng. Những người đã tán sỏi thì ăn kiêng để ngăn sỏi tiếp tục “mọc” trong cơ thể. Những người chưa chứa sỏi trong người, nếu muốn không bị sỏi, chỉ cần uống đủ nước. Nước giúp hệ tiết niệu thông thoáng, chất thải không nằm lâu nên không có cơ hội tạo sỏi. Đàn ông do hệ tiết niệu dài và ngoắt ngoéo nên sỏi có nhiều cơ hội tìm chỗ ngụ cư hơn ở phụ nữ. Do đó, cần cảnh giác với bệnh này. Những người thích ngồi yên một chỗ, hoặc làm công việc ít vận động sẽ tạo ra nơi lưu trú lý tưởng cho sỏi.

Ngày nay, nhiều người thích sử dụng một số thuốc hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D, calci… để cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, sự lạm dụng luôn mang lại những tác dụng không mong muốn. Cơ thể đã đủ mà cứ “châm” thêm, sẽ tạo điều kiện cho sỏi… hiện hình! Những người thích ăn chua quá, cay quá cũng thúc đẩy quá trình tạo sỏi trong cơ thể.

Không ít người khi mỏi mệt rất thích dùng vitamin C, mà không biết rằng nếu dùng quá 4g/ngày, cơ thể sẽ tới lúc… mệt vì sỏi.


PGS-TS Vũ Lê Chuyên - PGĐ BV Bình Dân TP.HCM

Meo.vn (Theo PNO)

Lý do khiến trẻ nhỏ thích mút tay

Trẻ từ hai tháng tuổi trở lên bắt đầu có sở thích cắn mút ngón tay, thậm chí ngón chân của mình. Vì sao lại có hiện tượng thú vị như vậy?

Freudian, chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ đã dụng công nghiên cứu đặc điểm của trẻ nhỏ dưới một tuổi và tìm ra bốn nguyên nhân giải mã hiện tượng này.

Giải tỏa “áp lực”

Theo chuyên gia Freudian, trẻ sơ sinh cũng có sự mẫn cảm đặc biệt với môi trường xung quanh. Cha mẹ nên quan tâm hơn tới cảm giác của bọn trẻ. Những khi con yêu cáu gắt, thậm chí khóc lóc, hành động thường thấy nhất của chúng là cắn mút ngón tay. Thậm chí khi giấc ngủ chập chờn, nhiều bé còn mút ngón tay để tạo cho mình cảm giác an ủi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Chuyên gia này cũng cho biết, nếu cha mẹ ngăm cấm trẻ mút tay sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lý phản kháng, thậm chí hình thành tính cách “công kích” lại cha mẹ. Mút tay thực chất là một hành vi và nhu cầu tâm lý hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là phương pháp tự an ủi bản thân rất hữu hiệu. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên lo lắng và bận tâm quá mức khi trẻ dưới hai tuổi thường xuyên coi ngón tay là “món khoái khẩu” của mình.

Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng

Trùng với ý kiến của chuyên gia Freudian, bác sĩ Dư Lực, chủ nhiệm khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân số 1 tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng cho rằng, mút tay là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh. Trẻ 3 - 6 tháng tuổi trở lên, sau khi được ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng sữa sẽ càng có biểu hiện thèm mút tay. Do vậy, thói quen này sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, bức bối khi những chiếc răng dần nhú lên khỏi lợi.

Tín hiệu đòi đi vệ sinh
Chuyên gia Freudian khẳng định, việc mút tay trong khi tiểu, đại tiện sẽ tăng khoái cảm cho trẻ. Trước hai tuổi rưỡi, việc tiểu, đại tiện của trẻ nhỏ là những phản xạ có điều kiện. Nhưng sau độ tuổi này, hệ tiết niệu của trẻ đã phát triển hoàn thiện. Muốn “giải quyết” nhu cầu sinh lý này, trẻ thường mút tay và đó là một tín hiệu quan trọng tới đại não. Đại não lúc này sẽ phải suy nghĩ và phán đoán rồi quyết định nên “giải tỏa” luôn hay đợi thêm một chút.

Biểu hiện của ăn uống thiếu chất

Nếu trẻ mút tay quá nhiều, kèm theo các biểu hiện ăn giấy vụn, lười ăn uống, tóc vàng hơn, người thấp bé, rất có thể chúng bị thiếu kẽm do khẩu phần ăn không đảm bảo. Chuyên gia Freudian cho biết, giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm phát triển mạnh của trẻ. Trong đó, vi lượng kẽm có vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời.

Trẻ từ ba tuổi trở lên tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh. Nếu thói quen mút tay vẫn duy trì, vô hình trung sẽ đem theo vi khuẩn và ấu trùng vào cơ thể. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm và tập cho con từ bỏ thói quen này khi bước vào độ tuổi hiếu động.
Meo.vn (Theo Đất Việt)

Lý do kỳ thú khiến trẻ nhỏ thích mút tay

Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên bắt đầu có sở thích cắn mút ngón tay, thậm chí ngón chân của mình. Vì sao lại có hiện tượng thú vị như vậy?

Freudian, chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ đã dụng công nghiên cứu đặc điểm của trẻ nhỏ dưới một tuổi và tìm ra bốn nguyên nhân giải mã hiện tượng này.

Giải tỏa “áp lực”

Theo chuyên gia Freudian, trẻ sơ sinh cũng có sự mẫn cảm đặc biệt với môi trường xung quanh. Cha mẹ nên quan tâm hơn tới cảm giác của bọn trẻ. Những khi con yêu cáu gắt, thậm chí khóc lóc, hành động thường thấy nhất của chúng là cắn mút ngón tay.

Thậm chí khi giấc ngủ chập chờn, nhiều bé còn mút ngón tay để tạo cho mình cảm giác an ủi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.


Trẻ mút tay để giải tỏa trạng thái căng thẳng

Chuyên gia này cũng cho biết, nếu cha mẹ ngăm cấm trẻ mút tay sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lý phản kháng, thậm chí hình thành tính cách “công kích” lại cha mẹ. Mút tay thực chất là một hành vi và nhu cầu tâm lý hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là phương pháp tự an ủi bản thân rất hữu hiệu.

Do vậy, các bậc phụ huynh không nên lo lắng và bận tâm quá mức khi trẻ dưới hai tuổi thường xuyên coi ngón tay là “món khoái khẩu” của mình.

Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng

Trùng với ý kiến của chuyên gia Freudian, BS Dư Lực, chủ nhiệm khoa Nhi, BV Nhân dân số 1 tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng cho rằng, mút tay là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh.

Trẻ 3 - 6 tháng tuổi trở lên, sau khi được ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng sữa sẽ càng có biểu hiện thèm mút tay. Do vậy, thói quen này sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, bức bối khi những chiếc răng dần nhú lên khỏi lợi.

Tín hiệu đòi đi vệ sinh


Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ dưới hai tuổi có thói quen mút tay

Chuyên gia Freudian khẳng định, việc mút tay trong khi tiểu, đại tiện sẽ tăng khoái cảm cho trẻ. Trước hai tuổi rưỡi, việc tiểu, đại tiện của trẻ nhỏ là những phản xạ có điều kiện. Nhưng sau độ tuổi này, hệ tiết niệu của trẻ đã phát triển hoàn thiện.

Muốn “giải quyết” nhu cầu sinh lý này, trẻ thường mút tay và đó là một tín hiệu quan trọng tới đại não. Đại não lúc này sẽ phải suy nghĩ và phán đoán rồi quyết định nên “giải tỏa” luôn hay đợi thêm một chút.

Biểu hiện của ăn uống thiếu chất

Nếu trẻ mút tay quá nhiều, kèm theo các biểu hiện ăn giấy vụn, lười ăn uống, tóc vàng hơn, người thấp bé, rất có thể chúng bị thiếu kẽm do khẩu phần ăn không đảm bảo. Chuyên gia Freudian cho biết, giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm phát triển mạnh của trẻ. Trong đó, vi lượng kẽm có vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời.

Trẻ từ ba tuổi trở lên tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh. Nếu thói quen mút tay vẫn duy trì, vô hình trung sẽ đem theo vi khuẩn và ấu trùng vào cơ thể. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm và tập cho con từ bỏ thói quen này khi bước vào độ tuổi hiếu động.

Meo.vn (Theo Datviet)

Dân văn phòng và thói quen dễ gây sỏi thận, sỏi mật

Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận, sỏi mật? Theo các chuyên gia, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là "hung thủ".

1. Không ăn bữa sáng

Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật.
Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

Kế sách phòng chống: Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ…thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi mật.

2. Không thích uống nước

Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Kế sách phòng chống: Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.

3. Không thích vận động

Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động.

Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

Kế sách phòng chống: tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Kế sách phòng chống: “Quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv.

Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...

Meo.vn (Theo Alobacsi)

9 loại nước thuốc dành cho người viêm thận cấp

Bệnh ở hệ tiết niệu thường có hai loại: loại bệnh gây viêm nhiễm và loại bệnh tắc nghẽn. Bệnh viêm như viêm thận, bàng quang, niệu đạo. Bệnh gây tắc nghẽn như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, u tuyến tiền liệt.

Dưới đây xin giới thiệu một số loại nước uống chữa viêm thận cấp tính, bạn đọc có thể tham khảo lựa chọn để dùng khi cần:

Bài 1:
Ngân nhĩ hầm đỗ trọng: ngân nhĩ 7g, đỗ trọng 10g, đường phèn 30g. Đỗ trọng cắt nhỏ, sao lên, khi tơ đứt hết là được. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi cùng 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho đường vào là được. Ăn ngân nhĩ, uống nước ngày 2 lần.

Bài 2:
Nước rễ cỏ tranh, mã thầy: rễ cỏ tranh tươi 50g, mã thầy 100g. Mã thầy bỏ vỏ, thái lát cho cùng rễ cỏ tranh vào nồi, cho 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa 30 phút nữa là được, lọc lấy nước, bỏ bã, cho ít đường trắng vào đánh tan, uống thay chè.

Bài 3:
Ngân nhĩ nấu đường: ngân nhĩ 10g, đường phèn 30g. Cho hai thứ vào nồi cùng một ít nước, đun to lửa cho sôi rồi hạ đun nhỏ lửa trong 1 giờ là được. Ăn cái uống nước.

Bài 4:
Nước hoa cúc, ngân hoa: kim ngân hoa 10g, hoa cúc 5g, nước 1 lít. Cho tất cả vào nồi, đổ nước đun lên cho sôi rồi thêm đường phèn vào đun tiếp 15 phút, lọc lấy nước uống thay chè.
Nước hoa cúc, ngân hoa.

Bài 5:
Nước sắc vỏ bí đao, rễ cỏ tranh: vỏ bí đao 20g, rễ cỏ tranh 20g, đường trắng một ít, nước 1 lít. Cho tất cả vào nồi, đổ nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun 20 – 30 phút nữa là được. Uống nước.

Bài 6:
Nước sắc vỏ dưa hấu, thảo quyết minh: vỏ xanh dưa hấu 10g, thảo quyết minh 12g, nước 1,5 lít sắc uống thay chè.

Bài 7:
Nước sắc vỏ chuối tiêu: vỏ hoặc cuống quả chuối tiêu 40g sắc uống thay chè.

Bài 8:
Nước rau cần: rau cần 250g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, cho chút đường vào uống.

Bài 9:
Nước sắc mộc nhĩ, rau cải: mộc nhĩ 30g, rau cải 150g, nước 1 lít. Mộc nhĩ ngâm nở, rau cải rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ nước đun sôi một lúc là được. Chia ăn 2 lần. Ăn cải uống nước. Ăn liên tục 7 ngày.

Theo baomoi.com