Lưu trữ cho từ khóa: hậu sản

Các chứng bệnh hậu sản thường gặp

Thời kỳ hậu sản, người phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Nhiễm khuẩn, băng huyết, trầm cảm, sản dịch, bí đại, tiểu tiện,… là những chứng bệnh hậu sản mà phổ biến.

Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần có một thời gian để hồi phục trở lại. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 4- 6 tuần lễ, đó gọi là hậu sản.

cac-chung-benh-hau-san-thuong-gap

Các chứng bệnh hậu sản thường gặp

Trầm cảm: Khi bị bệnh, người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng.

Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần để có biện pháp điều trị thích hợp. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt cần phát hiện và điều trị triệt để các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước đẻ.

Sau sinh, người thân cần quan tâm chia sẻ và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé để mẹ có đủ sữa cho con bú đồng thời nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Ăn uống quá kiêng khem không phù hợp với phụ nữ nuôi con mọn.

Ngoài ra, sản phụ nên vận động hằng ngày bằng cách đi lại nhẹ nhàng trong vòng 16 – 20 phút để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Bí đại, tiểu tiện sau sinh: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con, ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại, các vết khâu bị sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Để phòng tránh, sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa.

Nhiễm khuẩn hậu sản: Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh. Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú…

Bác sĩ sản khoa lưu ý, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì phụ nữ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra, khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội, hoặc sản dịch có màu đỏ tươi, ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Băng huyết sau sinh: Sau khi bé sinh ra thấy máu chảy từ âm đạo: lượng máu chảy ra ngoài, có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ (bình thường tử cung co chặt lại mà ta có thể sờ được trên bụng sản phụ gọi là cầu an toàn). Lượng máu đem đi đo được không phản ánh toàn bộ lượng máu sản phụ mất, vì vậy còn phải đánh giá tổng trạng của sản phụ. Dấu hiệu sinh tồn, mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi. Trường hợp ra máu nhiều có thể gây sốc.

Sản phụ cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa điều trị. Cần kêu gọi mọi đồng nghiệp để có sự hỗ trợ. Theo dõi huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc thường xuyên. Truyền dịch mặn đẳng trương, truyền máu bằng hồng cầu lắng, tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.

cac-chung-benh-hau-san-thuong-gap

Những “không” cần thiết cho thai phụ sau sinh

Không quên bổ sung các vi chất cần thiết: Đó là các chất sắt, canxi, vitamin A, D… chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà sản phụ cần bổ sung những vi chất này thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh.

Không tự ý dùng thuốc: Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.

Không nên kiêng tắm gội quá lâu: Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần, nhưng trong thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.

Không ngồi nhiều, luôn cho con bú trong tư thế ngồi: Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận “tập dượt” khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên. Hơn nữa, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa. Điều này gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh sau của sản phụ. Tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.

Không nằm phòng quá kín: Sản phụ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Trước hết là vấn đề không khí lưu thông trong phòng: nếu phòng đóng kín cửa, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút.

(Theo Webphunu)

Cách nhận biết nhiễm trùng sau sinh

Hỏi: Con tôi bị sốt, đau bụng sau sinh 3 ngày. Vào viện bác sĩ kết luận nhiễm trùng sau đẻ. Xin hỏi, cách nhận biết bệnh và bệnh có nguy hiểm không?

Phạm Tú Lan (Phú Xuyên, Hà Nội).

BS Phó Đức Nhuận, nguyên Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản T.Ư trả lời: Nhiễm trùng hậu sản là bệnh do vi trùng xâm nhập vào theo đường sinh dục qua vết thương khi đẻ và ở nơi rau bám tại tử cung để gây bệnh, do đó, bệnh có thể ở tất cả các phần của đường sinh dục và lan rộng ra hơn nữa. Ví dụ, nhiễm trùng âm đạo, ở tử cung, ở vòi trứng, buồng trứng. Vi trùng có thể lan vào ổ bụng gây nên viêm phúc mạc (màng bụng); Có thể đi vào máu gây nên nhiễm trùng huyết. Khi đó, vi trùng còn được dòng máu đưa đến mọi phủ tạng trong cơ thể để gây bệnh như phổi, gan, thận, não.

Vì thế, nhiễm trùng hậu sản có nhiều hình thái khác nhau nhưng đó là một trong các nguyên nhân thường gặp gây tử vong bà mẹ. Sau sinh 2 ngày nếu sản phụ bị sốt cao 38 – 39o, có khi tới 40o; Sản dịch (chất chảy ra khỏi cửa mình những ngày sau đẻ) có mùi hôi; Tử cung co lại chậm, nắn qua thành bụng thấy đau thì phải đến viện ngay.

BACSI.com (Theo bee)

“Gần chồng” quá sớm sau sinh – bị sản hậu?

Một số sản phụ sau khi sinh nhanh chóng lấy lại được vóc dáng “thời con gái”. Với những người có vóc dáng quá cỡ thì đó là niềm mơ ,nhưng với những người có dáng quá gầy thì đây là “điều đáng xấu hổ”. Nhóm này cho rằng, đó là dấu hiệu “sản mòn” minh chứng cho việc sản phụ “gần gũi” chồng quá sớm.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Như Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn sức khỏe sinh sản (CRCRH), "hậu sản mòn” thực chất là tình trạng phụ nữ sau sinh không được chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ, kể cả khi đang mang thai, chứ không chỉ là chuyện gần gũi chồng quá sớm.

Ảnh minh họa

Xấu hổ vì "không mập sau sinh"

Gần 2 năm sau khi sinh con, cân nặng của chị Thu vẫn không vượt quá thời con gái “siêu gầy”. Điều đáng nói là sau khi sinh, mẹ chồng và mẹ ruột chị thay phiên nhau chăm sóc cháu và giúp chị làm việc nhà. Ban đêm, mẹ chị còn khuyên vắt sữa ra bình để bà trực tiếp cho bé bú giúp chị có thể ngủ yên giấc. Trong suốt 3 tháng 10 ngày, chị chẳng đụng tay đến bất cứ việc gì ngoài ăn, ngủ và cho con bú.

Hàng xóm thấy vậy nói chị bị suy nhược do không quen chăm sóc con, trong khi mẹ ruột trách chị ham “gần chồng quá sớm”. Thanh minh hết lần này đến lần khác nhưng mẹ chị vẫn không tin là chị chỉ gần chồng sau “3 tháng 10 ngày”.

Mẹ chị cho rằng phụ nữ thời còn con gái có gầy đến thế nào đi nữa thì sau khi sanh con cũng mập lên. Còn ngay cả sau 2-3 năm mà vẫn không mập lên thì chỉ có nguyên nhân duy nhất là bị sản hậu, sản mòn vì “gần chồng quá sớm”. Mẹ chị còn nhấn mạnh, thời của bà, những trường hợp giống chị đều bị hàng xóm chê cười, dèm pha đến xấu hổ.

Gầy không phải là bệnh sản hậu

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Như Ngọc, bệnh hậu sản là những bệnh phụ nữ xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Trong y khoa, đây là những bệnh có liên quan đến việc sinh đẻ. Ví dụ, khi bị sốt, nếu là do nhiễm trùng tử cung, thì được gọi là bệnh hậu sản. Tuy nhiên, nếu sốt do nhiễm siêu vi, hay do đau ruột thừa thì cũng không thuộc lĩnh vực hậu sản, không thể gọi đó là một bệnh hậu sản.

Trong y khoa không có từ "sản hậu" mà chỉ có “hậu sản”. Những bệnh lý trong thời kỳ hậu sản bao gồm những bất thường như nhiễm trùng, tai biến sản khoa muộn, rối loạn kinh nguyệt hay những rối loạn tâm sinh lý khác kể cả buồn hay trầm cảm sau sinh.

Thông thường sau khi sinh, trong vòng 1 năm, bà mẹ phải nuôi con nhỏ, có thể cho con bú mẹ hoặc không. Khó khăn trong nuôi con, dinh dưỡng sai lầm khi nuôi con, ít vận động, làm việc quá sức... cũng là những lý do có thể làm thay đổi trọng lượng.

Có thể hình dung việc mang thai - sinh con - nuôi con như một tình trạng làm việc quá sức, căng thẳng... nên không ít người luôn giữ trọng lượng cơ thể ở mức quá khiêm tốn. Bên cạnh đó, không chỉ có người bị gầy mà còn có người tăng cân hoặc không giảm cân nổi sau sinh.

Nếu sản phụ quá gầy thì cần đi khám để xác định có bệnh lý nào đó chưa được phát hiện hay không. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục, tốt nhất nên đợi qua thời kỳ hậu sản, vì trong trường hợp chưa biến chứng, tử cung trở về bình thường trong thời gian từ 4-6 tuần.

Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch... đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của bà mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sanh sẽ gây đau khi giao hợp, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, đến sức khỏe.

Với những lý do đó, việc quan hệ tình dục sau khi sanh, trong thời kì hậu sản, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy, bị “sản mòn do chạm phong long” như nhiều người vẫn nghĩ trước đây.

Meo.vn (Theo Tintuconline)

Đau trì cột sống sau khi sinh

Ảnh: Internet

Hỏi:

“Tôi 31tuổi, vừa sinh con được 6 tháng. Sau khi sinh khoảng hơn 1 tháng, cột sống của tôi luôn có cảm giác bị chằn nặng, hơi đau, tê”.

Tôi thấy lo lắng vì không biết mình có bị đau trì cột sống sau khi sinh? Bàn tay, ngón tay của tôi luôn bị tê, cứng, không biết đó có phải là biểu hiện của bệnh này không? Nhiều người nói có lẽ do tôi không biết ủ ấm trong thời kì hậu sản nên mới bị vậy. Tôi băn khoăn không biết mình có nên đi khám hay trị liệu không? Tôi cũng không biết mình nên đi khám ở chuyên khoa nào”.

Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau kiểu nặng trì, cảm giác tê cột sống và bàn tay, ngón tay bị tê...

Sau sinh 1 tháng, tình trạng đau có cảm giác kiểu nặng trì và tê cột sống (thường thấy ở vùng thắt lưng – ngang eo trở xuống) của sản phụ được bác sĩ Ánh phân tích: thông thường khi có thai, cột sống thắt lưng sẽ chịu đựng thêm một trọng lượng tương đương 5-10 kg bao gồm em bé, nước ối, nhau thai, v.v… Vì vậy, thường xảy ra tình trạng tăng ưỡn của cột sống (hyperlordosis) và gây đau lưng. Sau khi sinh, cột sống của sản phụ chưa thích nghi với tình trạng mới (không còn tải nặng) cộng thêm việc chăm sóc bé đòi hỏi phải thường xuyên khom lưng… Do đó, sản phụ có thể sẽ đau thắt lưng. Chuyên gia nội cơ xương khớp cũng nói thêm, một vài nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiểu cũng hay gây ra triệu chứng đau vùng thắt lưng. Vì vậy, ở những người bị tình trạng trên nên nghỉ ngơi và có hoạt động thể lực hợp lý như nằm nghỉ khi đau, có thể massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng, hạn chế các động tác khom lưng, uống nước nhiều và sắp xếp thời gian tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu tình trạng đau kéo dài trên một tháng sau khi đã áp dụng những biện pháp này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có khoa nội cơ xương khớp để khám và được tư vấn.

Riêng bàn tay, ngón tay bị tê có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Nhẹ nhất có thể do rối loạn điện giải như thiếu các chất khoáng (Calci, Kali, Magné…). Ngoài ra, cũng có thể là biểu hiện của hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng bệnh lý do thần kinh phụ trách vùng ngón tay đó bị chèn ép tại khu vực ống cổ tay… Để xác định rõ hơn, người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có khoa nội cơ xương khớp để được khám và tư vấn.

 

Meo.vn (Theo PNO)


Hậu sản và cách chăm sóc

Những ngày sau sinh là khoảng thời gian hơi khó ở, đau nhức và thậm chí là rất “hụt hẫng”. Tuy nhiên mất khoảng một tuần để mẹ làm quen với cuộc sống mới. Tức là mẹ phải chăm sóc một thành viên “mới toanh” kèm những chứng hậu sản mà ai cũng phải trải qua khi làm mẹ.

Đau hậu sản

Webtretho_cham soc hau san
Mẹ có thể sẽ đau khắp cơ thể sau cuộc vượt cạn. Ảnh: Inmagine.

Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là “hội chứng ruột kích thích”, đặc biệt là khi cho bé bú. Thực chất đây là một biểu hiện bình thường sau sinh bởi tử cung co thắt để trở về kích thước cũ. Đừng sợ hãi, dù cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nó là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã dần trở lại bình thường. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ chứa paracetamol với liều lượng nhỏ.

Những vấn đề ở bàng quang

Trong những ngày đầu, mẹ sẽ đi tiểu nhiều và việc đó là hoàn toàn bình thường vì cơ thể mẹ phải thải đi lượng nước bị tích tụ trong quá trình thai nghén. Việc tiểu tiện sẽ khá khó khăn vì tổn thương vùng âm đạo, mẹ sẽ có cảm giác đau thốn. Do đó mẹ nên cố gắng đi tiểu ngay sau sinh, ngâm mình trong nước ấm, sau khi tiểu nên dội mội chút nước ấm để đỡ đau rát.

Sản dịch

Từ 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ thấy máu chảy ra ở âm đạo, đó chính là sản dịch. Máu sẽ cầm nhanh nếu mẹ cho bé bú liên tục. Chất sản dịch này những ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi sau đó lợt dần và chuyển sang màu nâu nhạt, nó sẽ kéo dài cho đến kỳ kinh đầu tiên sau sinh.
Mẹ nên chuẩn bị trước băng vệ sinh để thấm sản dịch.

Những đảo lộn của hệ thống ruột

Mẹ không có cảm giác muốn đi đại tiện trong vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy tập đi lại và uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và thực phẩm chứa chất xơ để kích thích ruột. Nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh thì hãy đi ngay, cố gắng chịu đau, đừng nén nhịn. Hãy mang theo một chiếc băng vệ sinh sạch áp vào mũi khâu khi đi đại tiện để kiềm chế cơn đau và giúp bạn dễ chịu hơn.

Webtretho_cham soc hau san
Mẹ có thể trò chuyện với những bà mẹ khác để học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Inmagine.

Những mũi khâu

Đa phần các thai phụ khi sinh sẽ được rạch thêm phần sinh môn để bé dễ dàng ra đời, sau đó mẹ sẽ được khâu lại để bảo đảm tính thẩm mỹ. Những mũi khâu này sẽ có thể khiến mẹ rất đau, nhưng hiện nay sau một tuần là vết khâu sẽ lành và chỉ sẽ tự tiêu. Lời khuyên cho mẹ là nên tập những bài thể dục luyện khung xương chậu để chúng định vị lại được tốt nhất. Giữ mũi khâu thật sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu quá đau, mẹ có thể chườm một chút nước đá tinh khiết.