Lưu trữ cho từ khóa: hậu môn

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H'Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Cách để có một khung bụng thon gọn

Sở hữu vòng eo mi nhon, thon gọn là mơ ước của mọi phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó.

Chắc hẳn bạn từng nghe nói rằng chỉ cần chế độ ăn khoa học, bạn sẽ có được vòng eo thon gọn? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Chỉ bằng chế độ ăn đơn thuần, bạn sẽ khó đạt được số đo vòng eo như ý bởi áp lực từ công việc, ngồi quá lâu trước máy vi tính hay stress, vv… đều có thể góp phần gia tăng những ngấn mỡ bụng đáng ghét. Vậy làm thế nào để có được vòng eo thon gọn?

Hãy cùng cúgg tôi thực hiện bài tập làm sạch ruột và những bài tập nhỏ bổ trợ hằng ngày để có vòng eo thon thả bạn nhé!

I. Bài tập chính có tác dụng làm sạch ruột

Muốn cho vòng eo thon nhỏ thì trước hết cần giải độc cơ thể, làm sạch đường ruột, dưới đây xin giới thiệu với các bạn vài động tác có tác dụng sạch ruột, nhưng cần chú ý về thời gian và chuẩn bị khi tập, và cần chú ý động tác này không thể tập thường xuyên, 1 tháng 1 lần là đủ.

Chuẩn bị: 1 chai nước muối nhạt, ấm 3L, hơi có vị mặn là được (khoảng 12 cốc to, 20 cốc nhỏ, mọi người có thể dùng chai nước làm vật cân bằng).

Cách tập: Đầu tiên uống nhanh 2-3 cốc nước muối nhạt (khoảng 300~300ml), sau đó kết hợp vận động, thực hiện 5 động tác dưới đây, mỗi động tác làm 6 lần.

Động tác 1. Hai chân dang rộng bằng vai, ngón tay đan xen ngửa lên, cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, khi hít vào nâng gót chân lên, hai mắt chú ý nhìn mu bàn tay, sau đó nín thở vài giây rồi gót chân trở về tư thế ban đầu

 

 

dongtac1

 

 

Động tác 2. Hai chân khép lại, ngón tay đan chéo lật lên, hai cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, nhấc gót chân lên, thân trên từ từ co sang phải, giữ vài giây, sau đó co sang trái, giữ vài giây (co sang 2 bên là 1 nhịp, tổng cộng làm 6 nhịp), sau đó trở về giữa, hít thở tự nhiên. Nếu khi nhấc gót chân lên gặp khó khăn thì gót chân áp đất thực hiện động tác cũng đạt hiệu quả tốt

 

 

dongtac2

 

 

Động tác 3. Hai chân dang ra, ngón tay đan chéo, lật lên, hai cánh tay giơ lên, hít vào, khi hít vào cơ thể gập vào 90 độ, hai mắt nhìn tay, hít vào cơ thể xoay sang phải, hít vào cơ thể xoay sang trái, làm 6 lần, về vị trí ban đầu.

 

 

dongtac3

 

 

Động tác 4. Nằm úp, bàn tay đặt hai bên ngực, từ từ đỡ nửa thân trên, ngón chân chạm đất, đầu từ từ xoay sang phải, mắt cố gắng nhìn snag chân trái, giữ vài s, xoay sang bên khác làm tương tự, ổng cộng 6 lần, về vị trí ban đầu

 

 

dongtac4

 

 

Chú ý: nâng thân trên lên, nếu đau lưng thì có thể tay đặt phía trước cơ thể 1 chút

Động tác 5. Quỳ xuống, hai tay đặt trên đầu gối, đầu gối chống xuống đất. Khi hít vào thì cơ thể xoay sang phải, hít vào, đặt cằm trên vài, hai mắt nhìn ra sau người. Hít vào, quay về tư thế quỳ. Hít vào, co đầu gối phải, đổi bên.

 

 

dongtac5

 

 

Ngoài bài tập trên, bạn cần tranh thủ thời gian để có thể thực hiện những bài tập nhỏ khác để bụng lúc nào cũng thon gọn nhé!

II. Bài tập nhỏ và những bí quyết khác

1. Để cho bụng phẳng, di chuyển với mọi cơ hội

Đừng tiết kiệm với các hoạt động. Di chuyển trong mọi dịp và tạo ra các cơ hội: đi cầu thang thay vì thang cuốn, đi bộ, đi xe đạp, cũng như làm việc nhà, làm vườn, vv. Mỗi hoạt động được tính đến vì chúng góp phần vào hoạt động thể chất hàng ngày.

2. Học cách thở bằng bụng

Một cách tuyệt vời để cho cái bụng làm việc là thở bằng bụng: làm căng phồng bụng (không phải phổi) khi bạn hít vào, sau đó bắt đầu thở ra bằng cách thót bụng lại. Thở qua bụng cũng là một tập thể dục thư giãn tuyệt vời.

3. Hãy nghĩ đến việc làm co bụng thường xuyên

Trong lúc xếp hàng chờ đợi, trong công việc, trong tàu điện ngầm, hãy nghĩ đến tư thế : suy nghĩ về tư thế của bạn: phình bụng, thót bụng và co hậu môn lên. Thực hiện bài tập này thường xuyên, làm co bụng nhiều lần mỗi ngày.

 

 

Lam-the-nao-de-bung-thon-gon

 

 

4. Ăn nhẹ

Tính về chất lượng và không phải số lượng. Tránh những bữa ăn phong phú và hạn chế các sản phẩm có chất béo: bánh ngọt, khoai tây chiên giòn, bánh quy, nước sốt, thịt, bánh rán…

Tự nấu những bữa ăn với công thức đơn giản cho bụng phẳng.

Ăn nhiều trái cây và rau quả và ưu tiên ngũ cốc bổ sung: bột, gạo, bánh mì … Ba loại thực phẩm bảo đảm sự tiêu hóa tốt.

 

 

Lam-the-nao-de-bung-thon-gon-1

 

 

5. Uống nhiều nước

Cố gắng uống đủ nước: 1,5 lít / ngày. Nước là thức uống lý tưởng nhưng bạn có thể đạt được mục tiêu với trà và trà thảo dược (cho ít đường nếu cần thiết). Tuy nhiên, không có nước sô-đa hoặc rượu.

6. Massage bụng

Trên giường, trong thời gian ngủ trưa, tắm dưới vòi sen, massage bụng theo vòng tròn. Bắt đầu từ gần rốn và sau đó dần dần mở rộng kích thước vòng tròn tới hông.

(Theo Web Phụ nữ)

Hoại tử hậu môn vì đắp lá thuốc

BV Việt Đức đã tiếp nhận cấp cứu cho hai bệnh nhân bị hoại tử hoàn toàn hậu môn vì chữa bệnh trĩ bằng thuốc của các thầy lang.

Bệnh nhân đầu tiên nhập viện cấp cứu tại BV Việt Đức vào lúc 5 giờ sáng 19/7 là ông V.N.Q., 46 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, trong tình trạng đau, sốt, không đi ngoài được, hậu môn bị hoại tử tím đen hoàn toàn, thương tổn còn gây sưng tấy rộng vùng thượng bìu và tầng sinh môn…
Trước đó, bệnh nhân này đã đắp lá thuốc tại một phòng khám tư nhân trong 10 ngày. Sau khi kiểm tra thương tổn vùng hậu môn trực tràng bị hoại tử, các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu cắt bỏ phần thương tổn hoại tử, tạo hậu môn cho bệnh nhân. Hiện bệnh nhân này vẫn đang được chăm sóc tại phòng hồi sức.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân L.H.K., 53 tuổi, ở Thanh Chương, Nghệ An, nhập viện vào khoảng 23 giờ đêm 19/7. Được biết, bệnh nhân này cũng đã điều trị bệnh trĩ bằng lá thuốc tại một phòng khám tư nhân ở Nghệ An cách đây 3 tuần. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, viêm tấy hoại tử lan tỏa ở tầng sinh môn (fournier), men gan tăng, bilirubin tăng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Trường hợp này, các bác sĩ đã phải cho bệnh nhân dùng đến 3 loại thuốc kháng sinh cực mạnh và các thuốc hồi sức. Hiện bệnh nhân này vẫn đang được tiếp tục theo dõi.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng, Tầng sinh môn, Trưởng Khoa Khám bệnh tổng hợp, BV Việt Đức cho biết, những trường hợp bị bệnh fournier nặng có tỉ lệ tử vong lên đến 80%. Cả hai bệnh nhân này sẽ phải điều trị ít nhất từ 4 – 6 tháng và phải theo dõi trong vài năm vì các vết hoại tử của bệnh nhân sẽ để lại những di chứng nặng nề sau này. Vì để các vết hoại tử liền phải mất 3 tháng nếu không sẹo xơ sẽ gây hẹp hậu môn.
 (Theo Giadinh.net)

Dùng chung thuốc uống và thuốc nhét hạ sốt cho trẻ?

Trong trường hợp trẻ sốt cao quá, có thể vừa cho trẻ uống thuốc hạ sốt, vừa nhét thuốc hạ sốt paracetamol qua đường hậu môn được không?

Vũ Thị Lành (Thái Bình)

Cho dù trẻ có sốt cao thì bạn cũng không thể vừa cho trẻ uống thuốc hạ sốt, vừa nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn cho trẻ, vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc do dùng thuốc quá nhiều. Liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 đến 15 mg cho mỗi kg cân nặng cho 1 lần uống. Bạn nên dựa vào đó để tính liều thuốc cho phù hợp với cân nặng của trẻ. Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt từ 4 đến 6 giờ. Một ngày không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol.

Ngoài đường uống và nhét hậu môn, thuốc hạ sốt được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường khác như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da… nhưng thông dụng nhất vẫn là đường uống. Khi trẻ không uống được, nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà bạn không muốn đánh thức trẻ dậy thì có thể dùng thuốc nhét hậu môn. Dạng thuốc nhét hậu môn sẽ không dùng được khi trẻ bị tiêu chảy, bị viêm hoặc vết thương vùng hậu môn.

Theo giadinh

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi nào

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng.

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi nào

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

BỆNH TRĨ NÊN CHỮA TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ.

Như đã trình bày ở trên, độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Vì vậy, bệnh trĩ chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị.

BỆNH TRĨ KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát. Bệnh nhân nên dùng sản phẩm An Trĩ Vương để giải quyết nốt công đoạn cuối cùng này để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảnh về sau nữa.

Hiện nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với tinh hoa của y học cổ truyền, có rất nhiều sản phẩm chữa được bệnh trĩ rất hiệu quả. Trong số đó, sản phẩm An Trĩ Vương đã khẳng định được sự vượt trội về hiệu quả, tính an toàn và tiện dụng.

An Trĩ Vương được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương qui, tinh chất nghệ,… với các tác dụng đã khẳng định được hiệu quả như:

- Cải thiện ngay các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn.

- Búi trĩ co dần và tiêu hết sau thời gian sử dụng.

- Giúp cho hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón.

- An toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp uống An Trĩ Vương mà không cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Ds. Lê Phương

BACSI.com (Theo SKVN)

Phẫu thuật cắt trĩ được 1 tháng nhưng vẫn không hết đau, phải điều trị theo hướng nào?

Cháu phẫu thuật cắt trĩ được 1 tháng rồi nhưng vẫn không hết đau, dịch vẫn chảy ra và hàng ngày phải thay băng, 2 lân/ngày. Xin cho cháu hỏi bây giờ cháu phải điều trị theo hướng nào? Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! – (Phạm Huy Hoàng, 15 tuổi, Nam , Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Việc phẫu thuật là cách điều trị rất cơ bản. Vì thế, hiện nay cháu chỉ cần nghỉ ngơi và thay băng 1-2 lần/ngày và khi thay băng có bơm mỡ vào hậu môn. Cháu chỉ cần bơm mỡ và bôi thuốc trong khoảng 10 ngày thì bệnh sẽ đỡ.

Phải ít nhất sau 3 tháng nữa thì cháu mới có thể phẫu thuật tiếp được.

Theo VOV Online

“Yêu cửa sau” và những mối nguy hiểm

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu cửa sau”.

Dưới đây là một số mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn “yêu” cửa sau.

1. Đau và khó chịu ở hậu môn

So với âm đạo thì cấu trúc của hậu môn chặt hơn nhiều. Nếu nam giới ấn 1 lực mạnh trong quá trình giao hợp ở hậu môn thì sau đó có thể gây đau, không thoải mái hay thậm chí là giộp da gây đau khi phụ nữ đi đại tiện .

2. Không có sự bôi trơn ở hậu môn

Không giống như các cơ quan sinh sản (âm đạo) của phụ nữ nơi mà có thể tự bôi trơn khi được kích thích, hậu môn không thể tiết chất bôi trơn do đó có thể gây đau đớn hơn khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

 

3. Dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phần lớn mọi người đều không tự giác sử dụng bao cao su khi “yêu” cửa sau. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi “thám hiểm” bằng cửa sau mà không dùnng “áo mưa”, các cặp đôi có nguy cơ nhiễm virus HIV, HPV (virus gây mụn cóc sinh dục), ung thư hậu môn, viêm gan A và C, nấm chlamydia, bệnh lậu, bệnh herper sinh dục.

4. Nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh

Việc không bôi trơn khi quan hệ tình dục “cửa sau”có thể gây giộp da ở dương vật và niêm mạc trực tràng vì thế rất dễ lây truyền virus. Ngoài các bệnh lây truyền qua đường tình dục, “yêu cửa sau” cũng có thể lây truyền một số virus và vi khuẩn gây bệnh như E. coli.

Lây truyền những loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm dạ dày ruột từ mức vừa tới nặng. Một số chủng E. coli (E. coli uropathic) có thể gây nhiễm trùng đường niệu từ viêm bàng quang tới nhiễm trùng thận nguy hiểm.

(Theo ANTD)

Gel ngăn ngừa lây lan HIV do quan hệ “cửa sau”

Các nhà khoa học đã tái tạo gel tenofovir để có thể sử dụng an toàn ở hậu môn.

Thuốc kháng retrovirus tenofovir được cho thấy trong các thử nghiệm là phần nào giúp phòng ngừa lây truyền HIV qua giao hợp đường âm đạo. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng đường trực tràng, với nguy cơ nhiễm HIV do tình dục đường hậu môn cao hơn 20 lần so với quan hệ đường âm đạo.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh, Đại học Alabama, Birmingham đã  tái tạo gel tenofovir để có thể sử dụng an toàn ở hậu môn.

Các tác giả nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng gồm 65 nam giới và phụ nữ được chia làm 4 nhóm; một nhóm sử dụng công thức gel tenofovir đường trực tràng, nhóm thứ hai sử dụng gel spermicidal, nhóm thứ 3 dùng giả dược và nhóm thứ 4 không sử dụng gel được xem là nhóm chứng.

Các nhà nghiên cứu báo cáo không có tác dụng phụ nghiêm trọng do công thức tenofovir mới, và khoảng 87% số đối tượng tham gia sử dụng gel này trong thời gian nghiên cứu cho biết họ sẽ sử dụng lại.

BACSI.com (Theo ANTD)

Bệnh mạch lươn

“Vùng mông và hậu môn của tôi bị loét dưới da, rỉ mủ và có nhiều đường ngoằn ngoèo giống như hang hốc. Nhiều người bảo tôi bị mạch lươn. Mạch lươn là bệnh gì, có liên quan đến bệnh trĩ không? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh này?”.

Trả lời:

Mạch lươn là từ dân gian để chỉ một tình trạng bệnh lý loét da dai dẳng kèm theo rỉ mủ với những hang hốc và “đường hầm” ngoằn ngoèo ăn sâu dưới da. Mạch lươn không có liên quan gì đến bệnh trĩ.

Người ta phân biệt 2 loại mạch lươn:

1. Do viêm tuyến mồ hôi nhờn, một trong ba loại tuyến mồ hôi của da (tuyến mồ hôi nước, tuyến mồ hôi nhờn và tuyến bã), có nhiều ở mông, nách và vùng bẹn. Các vùng mông hay nách hay bị mạch lươn nhất. Khi tuyến mồ hôi nhờn bị rối loạn, bị nhiễm trùng thì phát sinh hiện tượng viêm và hoại tử.

Triệu chứng: Da bắt đầu nổi cục cứng, đỏ và đau. Sau đó, cục này bị mưng mủ và vỡ giống như nhọt. Do bị kinh niên và tái phát nhiều lần, viêm nhiễm sẽ lan xa và ăn sâu dưới da tạo thành hang hốc và đường rò da, bên trên bị loét mà ta thường gọi là mạch lươn.

Mạch lươn ở vùng mông có thể ăn sâu vào trực tràng và hậu môn. Khi đó bệnh càng trở nên dai dẳng khó trị. Bệnh có thể gây biến chứng hẹp hậu môn.

2. Do lao da: Vi trùng lao (có thể nằm ở mạch bạch huyết dưới da) xâm nhập trực tiếp vào da gây ra viêm nhiễm, loét da và đường rò ngóc ngách giống như quá trình của viêm tuyến mồ hôi nhờn. Lao loét cũng có thể ăn thông vào trực tràng. Đôi khi lao tấn công vào vùng tinh hoàn làm cho người bệnh bị mạch lươn vùng tinh hoàn. Đặc điểm của cả hai loại mạch lươn trên là loét rỉ nhày mủ.

Phòng ngừa

- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là ở các vùng dễ nổi mụn nhọt như quanh hậu môn, nách và bẹn. Những người dễ bị nhọt mông nên tránh ngồi lâu một chỗ để da mông không bị thiếu máu, sử dụng xà phòng diệt trùng để vệ sinh da hằng ngày.

- Khi nổi nhọt viêm có thể bôi dung dịch iode như Betadine hoặc mỡ Tetracycline, Batroban, Erythrogel… Cần bôi sớm khi nhọt còn nhỏ. Khi nhọt tương đối lớn, không được nặn nếu nhọt chưa mềm, chưa có lỗ ra da.

- Trường hợp nhọt viêm ở mông tái phát nhiều lần hoặc nhọt âm ỉ kéo dài, nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm nguyên nhân vì có thể bạn có triệu chứng sớm của mạch lươn.

Điều trị

- Ở giai đoạn sớm, chưa có các đường mạch lươn, có thể điều trị bằng thuốc bôi hay thuốc uống tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

- Khi tổn thương đã vào giai đoạn loét hoặc có “đường hầm” dưới da, nhất là vào hậu môn trực tràng, cần phải kết hợp với điều trị ngoại khoa, cắt bỏ hoặc nạo vét sạch các ngóc ngách mới có thể trị khỏi mạch lươn.

BS Mai Anh Khôi, SK&ĐS

Giải pháp ngăn ngừa táo bón cho trẻ

Táo bón là một triệu chứng thường gặp gây khó chịu cho trẻ, trẻ bị đầy bụng, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt mà còn giúp bé tránh được tình trạng táo bón ở trẻ.

Thông thường, có nhiều giai đoạn trẻ dễ mắc phải chứng táo bón đặc biệt trong vòng 6 tháng đầu đời và 2-3 tuổi. Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân rắn và khô, đi ngoài ít.  Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, một mặt là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ còn non yếu nên hay mắc bệnh. Mặt khác là do thói quen chăm sóc con không đúng cách của các bậc cha mẹ.

Với các trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ thì nguyên nhân là do mẹ ăn ít chất xơ, do mẹ chọn sữa không phù hợp với con, đặc biệt là những loại sữa có độ ngọt nhiều cũng dễ gây táo bón nếu trong sữa không bổ sung chất xơ hoặc do mẹ pha sữa cho con không đúng tỷ lệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (pha đặc quá, loãng quá, không đúng nhiệt độ…).

Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở đi, nguyên nhân nhiều khi lại xuất phát từ chính tâm lý lo sợ con gầy yếu của các mẹ. Chính vì tâm lý này các mẹ thường bổ sung quá nhiều chất đạm trong bữa ăn cho con mà quên mất rằng chất xơ cũng rất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, nguyên nhân nhiều khi lại do sự mải chơi của trẻ, trẻ mải chơi mà nhịn luôn cả nhu cầu vệ sinh.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thùy Minh đã tâm sự như sau: "Bé gái nhà em được 34 tháng, nặng 12kg. Bé nhà em bị táo bón đã rất nặng và lâu rồi. Ngày bé đi nặng 1 lần, thường vào buổi tối, nhưng lỏn nhỏn và rắn như phân dê. Bé rất hiếu động, uống nhiều nước, bữa ăn có bổ sung rau và hoa quả mà tình trạng không đươc cải thiện. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em..”.

Tâm sự của chị Minh cũng là tâm sự của rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ đã gửi viết thư gửi về chuyên mục Tư vấn dinh dưỡng. Đúng là tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ đang là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ, tuy nhiên táo bón là do rất nhiều nguyên nhân gây nên, vì thế thầy thuốc ưu tú- BSCK1 Vũ Thị Thành đã đưa ra cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ vài lời khuyên rất bổ ích để có thể cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ:


- Hạn chế cho bé ăn quá nhiều thực phẩm ít chất xơ, khiến phân bé rắn lại như: cà rốt, bí đỏ, hồng xiêm, vú sữa. Và cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc, bánh mì, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền...

Cho bé ăn khoai lang và rau lang cũng rất nhuận tràng, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua (tối đa 2 hộp) hàng ngày để bổ sung Canxi và cải thiện hệ tiêu hóa của bé.

- Giúp cho phân của bé mềm hơn bằng cách cho bé uống đủ nước lọc hoặc nước hoa quả ép. Tuy nhiên, các bà mẹ nên tự ép hoa quả chứ không nên mua nước hoa quả ép sẵn đóng hộp. Đối với bé gần 3 tuổi, có thể uống trên 1l nước/ ngày.

- Khuyến khích bé đi bộ, vận động hàng ngày để máu có thể lưu thông tốt, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

- Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày. Bé đi tiêu phân khô, rắn thường đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu thì các bà mẹ có thể dùng ít kem dưỡng chứa tinh chất lô hội bôi vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.

- Các bà mẹ nên xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, các bà mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10' - 15'.

- Đối với trẻ bú bình cần xem xét loại sữa công thức đang dùng, cần nghiên cứu xem loại sữa đó có bổ sung thêm chất xơ prebiotics  hay không. Nên chọn loại sữa công thức có vị nhạt, mát, công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Đối với trẻ đang bú mẹ thì nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ,mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và chất xơ. Ngoài ra cũng có thể bổ sung cho bé bằng các loại men vi sinh và nước trái cây với lượng vừa đủ.

- Các bà mẹ cần cho bé đi khám ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và hướng điều trị tích cực cho bé. Tình trạng táo bón kéo dài không chỉ khiến bé đau đớn mà còn khiến bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ của bé.

Meo.vn (Theo Eva)