Lưu trữ cho từ khóa: hắt xì

Hắt xì mạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh trên nền thai đang bị yếu.

Tôi có thai đang ở tuần thứ 8, siêu âm có tim thai, thai sống có chiều dài 13,6cm, sau đó 2 ngày tôi bị sổ mũi và rát họng, gây ngạt mũi bít đường thở. Trong những ngày này, tôi xì mũi khá mạnh và có kèm hắt xì hơi, 1 tuần sau đó, đi siêu âm lại thì bác sĩ bác sĩ báo không nghe thấy tim thai, thai ngừng phát triển. Xin bác sĩ tư vấn, có phải do tôi hắt xì mạnh làm ảnh hưởng cơ bụng nên ảnh hưởng thai nhi không?Hoàng Thu Thảo (quận 7, TPHCM).

hat-xi-manh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Ảnh minh họa.

TS.BS Lê Thị Thu Hà

, Khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai).

Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hoàng sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.

Theo Kienthuc.net.vn

Hắt xì hơi – Cơ chế tự khởi động lại của mũi

Hắt xì hơi là cơ chế tự khởi động lại của mũi, theo báo cáo mới trên chuyên san FASEB.


Nhảy mũi cũng có nguyên do sâu xa – Ảnh: AFP

Nhảy mũi - hay còn gọi là hắt xì hơi - được các chuyên gia ví như là động tác khởi động lại (reboot) máy tính ở hệ điều hành Windows nhằm mở lại hệ thống cảm giác của mũi.

Tiến sĩ Noam Cohen tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết khi mũi của chúng ta trở nên quá tải, các lực áp suất phát sinh từ hành động hắt xì hơi sẽ tái lập môi trường sinh học của đường mũi, cho phép nó một lần nữa có thể bắt giữ những phân tử hít vào qua đường mũi để phân tích.

Chính những sợi lông siêu nhỏ trên tế bào nằm ở khoang mũi kích hoạt hành động hắt xì hơi, theo tiến sĩ Cohen.

Tiến sĩ Cohen và các đồng sự đã rút ra kết luận trên khi nghiên cứu cách các tế bào mũi ở chuột dọn sạch chất nhầy. Sau đó, thí nghiệm tương tự đã được tiến hành lại ở tế bào mũi của người.

Phát hiện trên đã khơi dậy niềm hy vọng cho những người bị các rối loạn mũi như viêm xoang.

(Theo Thanhnien)

Nguyên nhân gây hắt hơi

Nếu bị hắt hơi, đừng bao giờ bạn cho rằng đó là một điềm báo hay tin vào những nguyên nhân tâm linh.

Ảnh minh họa

1. Hệ thần kinh bị kích thích

Hắt hơi không phải bắt đầu từ mũi mà thường bắt đầu từ các dây thần kinh trong não bộ – các chuyên gia khoa dị ứng và hen suyễn tại các bệnh viện khẳng định.

Khi tới những địa điểm xa lạ hoặc đi du lịch, các tín hiệu thần kinh có thể bị tác động. Lập tức, chúng báo lên “trung tâm hắt hơi” nằm ở cuống não theo các dây thần kinh số 5, 7 và gửi thông điệp đến tất cả các cơ có liên quan để tạo ra một quá trình vô cùng phức tạp là hắt hơi. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi khác nhau từ người này sang người khác.

2. Tống cổ những “kẻ lạ mặt” ở mũi

Hắt hơi là một phần quan trọng của tiến trình miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. Hắt hơi bảo vệ cơ thể bằng cách giải phóng vi khuẩn và vi rút trú ngụ, xâm nhập ở mũi. Ví như vi khuẩn gây cảm cúm; bụi bặm, phấn hoa, lông chó, mèo hoặc các hoá chất, …

Khi những “kẻ lạ mặt” này vào mũi hoặc mũi gặp một kích ứng thì tín hiệu sẽ nhanh chóng chuyển lên não rồi truyền tới cổ họng, mắt, miệng, cơ bắp của ngực và sau đó cơ bắp cổ họng. Kết quả, không khí cùng với nước bọt và chất nhờn bị bật ra khỏi miệng và mũi. Khi ấy sẽ gây ra hắt hơi.

1 cái hắt hơi nhanh chóng có thể giúp bạn giải phóng khoảng 100.000 vi trùng trong mũi. Chúng vừa có tác dụng bảo vệ cơ thể vừa là tín hiệu báo hiệu mũi bạn đang có rất nhiều vi khuẩn tấn công và sắp gây bệnh cho mũi.

3. Nhổ lông mày

Nhổ lông mày có thể khiến bạn bị hắt hơi lia lịa. Nguyên nhân do hành động nhổ lông mày của bạn có thể tác động đến dây thần kinh trên khuôn mặt (đoạn mũi). Kết quả khiến bạn bị hắt hơi.

4. Luyện tập thể dục thể thao

Khi làm việc ngoài trời hoặc khi luyện tập thể dục thể thao, bạn có thể khiến bị hắt hơi liên tục. Bởi vì khi sự thông khí tăng, bạn thường phải thở nhanh hơn, do đó để vượt qua áp lực quán tính, mũi và miệng bạn sẽ bắt đầu khô lên. Điều này cũng sẽ khiến mũi bạn phản ứng lại mà sinh ra hắt hơi.

5. Ánh nắng

Ánh sáng mặt trời là một trong 3 nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng hắt hơi. Có khoảng 20-30% số người khi ra ngoài nắng bị mắc triệu chứng này. Đây là những người bị mắc hội chứng hắt hơi (sneeze syndrome) và hội chứng này có tính di truyền từ bố mẹ sang con cái.

6. Sau khi “yêu”

Sinh hoạt tình dục có thể cũng là một kích hoạt khiến bạn bị hắt hơi. Hiện tượng này thường xảy ra với các cặp đôi sau khi “yêu”.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự kích thích tận cùng của hệ thần kinh giao cảm trong và sau khi quan hệ tình dục sẽ gây ra tín hiệu muốn tận hưởng thời gian yêu của một số người và có thể dẫn đến hắt hơi.

Lưu ý:

Nếu bị hắt hơi, đừng bao giờ bạn cho rằng đó là một điềm báo hay tin vào những nguyên nhân tâm linh.

Ngược lại, những triệu chứng khó chịu của hắt hơi liên quan mật thiết đến những vấn đề sức khỏe nào đó. Bởi vì, một bệnh tật, một cơn dị ứng cũng có thể khiến hắt hơi ghé thăm nhiều hơn.

(Theo Dân trí)