Lưu trữ cho từ khóa: hạt cau già

Cây ổi trị bệnh đường tiêu hóa

Theo Đông y, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Sau đây là một số cách dùng ổi chữa bệnh:

- Chữa tiêu chảy cấp: búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.

- Tiêu chảy do hàn: búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.

- Tiêu chảy do nhiệt: vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng.


Cây ổi.

- Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

- Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.

- Lỵ mạn tính: quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống. Hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.

- Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính: lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

- Đái tháo đường: quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.

- Ðau răng: vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

- Mụn nhọt mới lên: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

- Chấn thương: lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

Kiêng kỵ: Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Chữa chốc đầu cho trẻ em

Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu.

Chốc đầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi. Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở thiếu sạch sẽ. Biểu hiện là da đầu mọc nhiều mụn lở, thường có mủ và viêm loét kéo dài làm cho trẻ bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, chậm lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng viêm cầu thận.

Có thể chữa trị chốc đầu bằng những bài thuốc đơn giản sau:

Bồ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng lá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bồ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi.

Rau má 20 g, bồ công anh 16 g, kim ngân hoa 16 g, hạ khô thảo 12 g, hoa kinh giới 12 g. Sắc kỹ, uống thay nước hằng ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

Chân gà tươi đốt tồn tính 4 cái, phèn 8 g, hoàng cầm 10 g, hoàng bá 10 g, đại hoàng 10 g. Cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ lở. Mỗi ngày 1 lần.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

10 bài thuốc trị sốt rét từ thường sơn

Thường sơn tên khoa học là Dichroa febrifuga, bộ phận dùng làm thuốc của thường sơn là rễ, thu hái vào tháng 8-10 rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu sao sẽ được tửu thường sơn.

Theo đông y thuốc có vị đắng, không mùi, tính hàn. Thường sơn được chế biến sao vàng sẽ không gây nôn và ít độc hơn thường sơn để sống, phơi khô hoặc ngâm nước vo gạo.

Khi dùng chữa sốt rét, lấy dược liệu tán bột hoặc làm viên, mỗi ngày uống 6-12g với nước ấm hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng một trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ thường sơn 8g, hậu phác, hạt cau, thảo quả (nướng mỗi thứ 6g); cam thảo, thanh bì, trần bì mỗi thứ 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ thường sơn (đồ với dấm) 8g, ô mai mơ (bỏ hạt) 4 quả, giã nhỏ làm viên uống với rượu vào sáng sớm, trước khi lên cơn.

Bài 3: Rễ thường sơn, hạt cau, miết giáp, mỗi thứ 12g; ô mai, táo tầu, mỗi thứ 3 quả, cam thảo, sinh khương, mỗi thứ 3 lát; sắc kỹ với nước rồi cô lên cho sền sệt, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài 4: Rễ thường sơn, sài hồ, đảng sâm mỗi thứ 12g; đại táo 10g; bán hạ, hậu phác, thảo quả mỗi thứ 8g; cam thảo, hạt cau mỗi thứ 6g; gừng 4g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Rễ thường sơn, đảng sâm, huyền sâm, mạch môn, sinh địa, thạch hộc mỗi thứ 12g; thạch cao 20g, quế chi 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 6: Rễ thường sơn, dây ký ninh (tẩm rượu, sao); vỏ vôi (tẩm nước gừng, sao), củ giềng, mỗi thứ 50g; thảo quả (nướng cháy vỏ), lá na (phơi khô) mỗi thứ 30g; gừng tươi 20g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn mỗi lần 30-40 viên, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 10-15 viên; trên 10 tuổi mỗi lần 20-25 viên uống với nước ấm trước khi có cơn, ngày 1 lần.

Bài 7: Rễ thường sơn, mần tưới, chỉ thiên, trần bì, hoắc hương, mỗi vị 12g sắc uống.

Bài 8: Rễ thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g; cam thảo nam, hạt cau, vỏ chanh, mỗi thứ 30g; miết giáp 20g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi ngày 40g.

Bài 9: Rễ thường sơn 60g, tẩm rượu, phơi khô làm nhiều lần; thanh cao hoa vàng 40g, hạt cau già 20g thái nhỏ, sao. Tất cả tán bột mịn, trộn với bột nếp và đường làm viên bằng hạt ngô ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.

Bài 10: Rễ thường sơn 80g, thảo quả 30g, quế chi 24g, hạt cau rừng 20g. Tất cả làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều. Người lớn: mỗi lần 8-12g. Trẻ em 3-7 tuổi, mỗi lần 2g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g; Trên 10 tuổi mỗi lần 6g uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

suckhoe&doisong

Trị giun chui ống mật

Đây là một cấp cứu ngoại khoa rất hay gặp. Người bệnh thường đau đột ngột, đau dữ dội vùng hạ sườn phải hay thượng vị, đến mức lăn lộn, nằm chổng mông lên trời thì đỡ đau (đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh).

Khi bị giun chui ống mật, lúc đầu da bệnh nhân thường trắng bệch, sau toàn thân lạnh, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn. Nếu bị bội nhiễm thì có sốt cao, miệng đắng, vàng da nhẹ.

Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện của giun chui ống mật, có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

- Vôi tôi 500 g, nước sôi để nguội 2 lít, đường kính 50 g. Trộn đều nước sôi để nguội với vôi tôi, để lắng lấy nước trong, mỗi lít nước vôi được hòa tan với 50 g đường, mỗi lần uống 50 ml lúc lên cơn đau. Một ngày dùng không quá 400 ml, uống khoảng 3-5 ngày.

- Dùng xuyên tiêu khô (hạt tiêu làm gia vị) tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 20-30 g, cũng rất hiệu quả.

- Mô môi 16 g, sử quân tử 12 g, hạt cau già khô 8 g, mộc hương bắc 8 g, chỉ thực 8 g, ngày dùng một thang sắc uống.

- Nếu ở vùng có nhiều cây chanh, đào lấy một nắm rễ, bỏ lõi, lấy vỏ sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, cứ 3 giờ uống 1 lần.

BS. Hương Tú, Sức Khoẻ & Đời Sốn

Những tin tức liên quan