Lưu trữ cho từ khóa: hành tá tràng

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – thủ phạm gây bệnh dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Ảnh: Imagine

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, giấm… dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, là sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.

Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế giới.

HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và đây cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhầy dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường acid thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày.

Khoảng 65 – 85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư…

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn thương sớm tốt hơn X-quang. Người có yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát ung thư dạ dày là các đối tượng: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, loét khổng lồ, nhiễm HP mạn tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên… Nếu có điều kiện thì mọi người trên 40 tuổi đều nên nội soi dạ dày tầm soát ít nhất 1 lần trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm.

Gói khám tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng

Các gói tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng bao gồm: tư vấn & nội soi với bác sĩ chuyên gia, xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm vi trùng HP, bữa ăn nhẹ hồi sức, tìm hiểu tiền sử & báo cáo bệnh án.

  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày: 1.400.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư đại tràng: 2.000.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày & đại tràng: 3.000.000 VNĐ

Đồng thời phòng khám dành tặng tất cả khách hàng “Phiếu khám bệnh trị giá 250.000 VNĐ”, phiếu có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ tại phòng khám.

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ (08) 3925 9772 để đặt lịch hẹn và được hướng dẫn chi tiết.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa) đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo bệnh nhân nội soi luôn an toàn và khâu tiệt trùng máy luôn được chú trọng, máy nội soi luôn được ngâm thuốc đủ thời gian và sấy khô để tiệt trùng sau mỗi ca nội soi. Mô hình phòng nội soi và giường nằm bệnh lưu trú trong ngày được đầu tư với chất lượng tương đương như phòng khám Singapore và thực hiện nội soi cũng do chính bác sĩ người Singapore phụ trách nhưng chi phí phù hợp với người Việt.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa)

Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 3925 9772 – Website: www.alc.vn

 

Chè dây chữa loét dạ dày

Chè dây hiện nay được nhiều người biết đến như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.

Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng). Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị... Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng chè dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.

Theo Thanh Niên

Tỏi trị bệnh gì?

Xin hỏi tỏi có công dụng chữa bệnh gì? Mỗi khi đau nhức chân, tôi thường lấy tỏi giã nhuyễn đắp vào chân thì thấy đỡ đau, nhức. Nếu tôi làm như vậy thường xuyên có hại gì đến tĩnh mạch ở chân không?... honghai@sony...

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

- Trả lời: Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh. Dùng tỏi chữa lỵ a-míp trên lâm sàng có hiệu quả rõ rệt; tác dụng diệt trực khuẩn - tỏi giã, tỏi ngâm lấy nước, chất bay hơi của tỏi có tác dụng diệt nhiều loại trực khuẩn gây bệnh. Trên lâm sàng dùng tỏi để chữa chốc đầu, nấm hắc lào, mụn chốc... có hiệu quả cao; tác dụng đối với hệ thống huyết quản - một số chất của tỏi có khả năng giảm nhịp tim, tăng cường sức co bóp, làm căng đầu mút huyết quản, tăng lợi niệu. Trên lâm sàng chữa bệnh mỡ trong máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch rất có hiệu quả; tác dụng đối với tế bào u, bướu - nghiên cứu cho thấy, chất axilin trong tỏi có tác dụng ức chế mầm bệnh, tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể...

Tuy nhiên, người bị bệnh viêm dạ dày, loét hành tá tràng mãn tính, viêm phổi nhiệt, viêm gan, thận có hỏa, khí hư, huyết nhược, thai sản, viêm loét mụn nhọt, hay ốm, bệnh về mắt, miệng, lưỡi và người bị bệnh chân phong thấp thì không nên ăn tỏi.

Khi dùng tỏi giã nát để đắp, cần phải bôi lớp mỡ lên chỗ đắp trước, để tránh tổn thương da. Việc đắp tỏi để chữa chân đau nhức không có ảnh hưởng gì đến tĩnh mạch chân cả.

Theo Thanh Niên

Một số bài thuốc chữa dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm

Bắp cải có tác dụng chữa loét dạ dày, tá tràng.

Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.

- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.

- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.

- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.

- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.

- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

BS Ngô Quang Thái, Nông Nghiệp Việt Nam

Nước ép bắp cải chữa loét dạ dày và ung thư

Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước bắp cải ép.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là 'thuốc của người nghèo'. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:

Chữa dạ dày: Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.

Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...

Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.

Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.

Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 

Cảnh giác với biến chứng của loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em.

Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.

Từ lâu có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh có vẻ nhiều thuyết phục hơn cả và đã tồn tại trong một thời gian khá dài nhiều thập niên. Song hành với giả thuyết thần kinh, một giả thuyết về sự có mặt của một loại vi khuẩn, tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày cũng đã được đề cập đến. Mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng đó và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).

Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?

Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu) cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.

Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.

- Xquang vẫn có giá trị chẩn đoán nhất định, đặc biệt là trong chụp phim dạ dày hàng loạt có uống thuốc cản quang.

- Ngày nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày - tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương... thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm Gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.

Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?

Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như 'mùi cóc chết'.

Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?

Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.

Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?

Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không?

Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.

Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng?

Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.

Theo SK

THUỐC CHỮA BỆNH- VIÊM LOÉT DA DÀY, TÁ TRÀNG

GASTROPUL -THUỐC CHỮA BỆNH- VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

Hang vị là từ dùng để chỉ phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị

(theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày chia thành phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị, dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ). ,viêm hang vị là 1 tên gọi riêng của bệnnh viêm dạ dày - tá tràng.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.

Dạ dày sử dụng dịch vị để phân mảnh thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi bị sự tấn công của acid clorhydric trong dịch vị, một màng nhày dày bao phủ bên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của màng nhày bị rối loạn, kích thích của dịch vị tạo ra những vết loét đường kính vài milimet. Loét tá tràng diễn ra ở ruột tá, điểm tiếp nối giữa dạ dày và ruột non, chiếm 90%. Loét nằm ở dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng.

Nguyên nhân gây loét?

năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).

Đa số trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Vi khuẩn này hiện diện trong 90% bệnh nhân bị loét tá tràng và trong 70% loét dạ dày. Khám phá này đã mang lại giải Nobel cho hai nhà bác học Australia Marshall và Warren

Tuy nhiên, loét còn có thể do tác động của aspirine dùng thường xuyên hoặc các nhómthuốc kháng viêm giảm đau không streoid khác. Đây là nhóm thuốc gây độc cho dạ dày và làm giảm cơ chế bảo vệ tự nhiên của màng nhày. Việc dùng các thuốc nhóm này để điều trị đau sẽ góp phần làm tăng tình trạng loét

Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?

Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu) cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.

Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.

-Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?

Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như 'mùi cóc chết'.

Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.

Trong loét dạ dày, điều gây lo ngại là sự phát triển thành ung thư. Sau nhiều lần tái đi tái lại không được điều trị đúng mức hoặc trong trường hợp nghi ngờ tình trạng của vét loét, bác sĩ phẫu tuật có thể lấy đi một phần dạ dày nơi có vết loét rồi tùy tình hình, có thể đồng thời cắt dây thần kinh phế vị để giảm tình trạng tiết ra acid chlorhydric.

Nếu như bệnh nhân đã dùng đủ các loại thuốc, đi các bệnh viện rồi mà tình trạng bệnh không thấy thuyên giảm hoặc tái phát thì xin thưa cùng các bệnh nhân gia đình tôi có đơn thuốc Nam gia truyền.

Chuyên trị : Đau dạ dày, thượng vị, Viêm hang vị phù nề xung huyết, viêm loét hành tá tràng, đại tràng , đầy hơi... (Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng lâm râm ở bụng vùng thượng vị, có khi đau sốc sang hai bên sườn, đau ra sau lưng, hay bị nôn oẹ, ợ chua, ợ hơi, ứa nước miếng, rêu lưỡi dầy thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống).

Chỉ 180.000 vnd (chưa tính cước vận chuyển) bệnh nhấn sẽ có phương thuốc Nam gia truyền đảm bảo 100% là sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn kể cả bệnh nhân lâu năm đã mãn tính. Gia đình tôi đã chữa khỏi cho hàng nghìn người khỏi bệnh trên khắp mọi miền đất nước từ Móng Cái Quảng Ninh đến tận cùng tổ quốc như Năm Căn Cà Mau hay Phú Quốc Kiên Giang.

Ai cần xin liên hệ : Đào Tiến Dũng xóm Tiền Phong 1 xã Nam Mỹ Huyện Nam Trực tỉnh Nam Định , email : [email protected] , mobile 0986.330.360. Tôi sẽ gửi thuốc đến tân nhà cho ai có nhu cầu .Khi nhận được thuốc sẽ có hướng dẫn cụ thể .

(Thanh toán sau khi ngươi bệnh nhận được thuốc.)

Uống nước nóng có nguy hiểm?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhiều người có thói quen uống trà, café, nước nóng... thói quen này có thể khiến bạn bị mắc một vài chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.

Nếu uống nước quá nóng có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Một nghiên cứu thấy rằng những người thường uống cà phê hay nước chè nóng mắc bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng nhiều hơn người không uống.

Nhiệt độ của cà phê, nước chè khi họ uống nóng khoảng 62-73 độ C, cao hơn nhiệt độ nước uống của người bình thường hàng vài chục độ C. Khi thức uống quá nóng gây tổn thương niêm mạc miệng, ống tiêu hóa, vì từ 43 độ C trở lên, protein bắt đầu bị biến tính hay đông vón; từ 47 độ C trở lên các tế bào máu rất dễ bị hủy hoại.

Niêm mạc miệng và ống tiêu hóa khi tiếp xúc với nước uống có nhiệt độ cao bị phỏng rát. Nếu nặng có thể bị các vết trợt, rồi từ đó do cọ xát với thức ăn mà bị loét rộng ra gây đau đớn và viêm nhiễm như viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày... Bạn nên đưa bố đi khám bệnh để được chữa trị và tư vấn kịp thời. Hy vọng rằng khi bố bạn hiểu rõ tác hại của việc uống nước quá nóng sẽ có những thay đổi trong thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Tác dụng chữa bệnh của súp lơ

Súp lơ có hai loại là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Về thành phần dinh dưỡng, nói chung hai loại súp lơ đều tương tự như nhau, tuy nhiên súp lơ xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn.  

Súp lơ còn gọi là cải hoa, có tên khoa học là Brassica Oleracea L. thuộc họ cải Brassicaceae. Súp lơ được trồng ở châu Âu và các nước ôn đới.

Thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, ngoài ra có nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).

Súp lơ có hai loại là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Về thành phần dinh dưỡng, nói chung hai loại súp lơ đều tương tự như nhau, tuy nhiên súp lơ xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn. Ngoài ra trong thành phần của súp lơ xanh có nhiều sắc tố nhất là chất diệp lục (chlorophyl), nên khả năng quang hợp, tiếp thu ánh sáng mặt trời mạnh hơn so với súp lơ trắng.

Súp lơ là thực phẩm rất tốt cho một số bệnh: * Dạ dày hành tá tràng bị loét: Súp lơ tươi rửa sạch, xay vắt nước. Uống 200ml trước bữa ăn, uống nóng. Ngày 2 lần, 10 ngày là 1 đợt điều trị. * Thần kinh suy nhược, bổ thận bổ não: Súp lơ rửa sạch, cắt nhỏ cho thêm gạo nếp nấu cháo. * Huyết áp cao, bệnh nhồi máu cơ tim: Súp lơ, đường trắng, giấm vừa đủ, cho thêm ít muối làm cải bắp dầm mà ăn.

Theo Khoa Học & Sức Khỏe