Lưu trữ cho từ khóa: hành kinh

Bài thuốc chữa chứng đau đầu khi đèn đỏ

Mỗi khi đến kỳ hành kinh hoặc trước hoặc sau kỳ kinh rất nhiều chị em đều thấy đau đầu, đó gọi là chứng bệnh đau đầu khi hành kinh.

Chứng bệnh đau đầu khi hành kinh thường do 4 nguyên nhân: do huyết hư mất dinh dưỡng, do can dương lên quá cao, do đàm thấp tích tụ, do huyết ứ gây trở ngại đến lạc mạch. Đông y có những bài thuốc hay, mời các bạn tham khảo.

thuoc

Xuyên khung là một vị thuốc điều trị chứng đau đầu khi “đèn đỏ”.

Bổ ích khí huyết, dưỡng âm trấn thống, bài thuốc gồm: xuyên khung 6g, đương quy 6g, cam thảo 6g, thiên ma 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cẩu khởi 9g, câu đằng 9g, diên hồ 9g, khương táo, sắc uống ngày 1 thang.

Tư âm ích huyết, nhuận can tức phong, bài thuốc: thiên ma 9g, câu đằng 9g, bạch thược 9g, khởi tử 9g, xuyên khung 6g, bạch tật lê 12g, hợp hoan bì (vỏ cây dạ hợp) 12g, thủ ô 12g, xuyên ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 12g, sinh thạch quyết 30g, cúc hoa 12g, sắc uống ngày 1 thang.

Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ, bài thuốc: xích thược 4,5g, xuyên khung 4,5g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, sinh khương (gừng tươi) 9g, hành già 3 củ thái nhỏ, xạ hương 0,8g, táo tàu 7 quả, sung úy tử (ích mẫu) 9g, tam thất 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do huyết hư, mất dinh dưỡng, bài thuốc: đương quy 6g, bạch thược 6g, xuyên khung 6g, địa hoàng khô 6g, kinh giới 6g, phòng phong 6g, mạn kinh tử 6g, khao bản (cọng rau khao) 6g, sài hồ 6g, tất cả sắc lấy nước uống.

BS. Thu Hương

Theo Suckhoevadoisong.net

Tại sao kiêng ăn chua, cay trong những ngày hành kinh?

Thưa bác sĩ,

Tại sao trong những ngày hành kinh phải kiêng ăn chua, cay và tanh? Có phải là ăn những món đó sẽ làm cho rong kinh không ạ? – (Phong Lan – Hà Nam)

tai-sao-kieng-an-chua-cay-trong-nhung-ngay-hanh-kinh

Ảnh minh họa

BS chuyên khoa của AloBacsi:

Chào bạn,

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt phải mất nhiều máu nên phụ nữ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhiều thực phẩm có chứa sắt và uống đủ nước để bù lại lượng máu đã mất. Vì vậy, khi có kinh không kiêng chua, cay, tanh như bạn đề cập.

Những ngày này cơ thể thường mệt mỏi, sức đề kháng yếu nên ăn chín, uống sôi, tránh dùng thức ăn hoặc nước uống lạnh (sẽ làm giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến co bóp của tử cung dễ gây ứ kinh, làm đau bụng kinh).

Nên kiêng rượu trong thời gian này, việc uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, người bị ‘đèn đỏ’ dễ bị say do chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm.

Không ăn quá mặn vì muối và nước bị giữ lại nhiều trong cơ thể, khiến bạn đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn, nhất là bạn có bệnh lý cao huyết áp sẽ không tốt cho sức khỏe.

Không nên uống cà phê đặc dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều.

Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chiên xào, chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Thân ái!

(Theo Alobacsi)

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

- Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

- Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

- Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

- Xin cảm ơn PGS!

Có nên uống nước dừa khi hành kinh?

Khi có kinh hoặc có mụn mà uống nước dừa thì có hại gì không? Vì sao người bị cao huyết áp không nên ăn dầu dừa?”.

Chào BS,
 
BS cho em hỏi: “Chất dinh dưỡng trong quả dừa non và dừa già khác nhau như thế nào? Khi có kinh hoặc có mụn mà uống nước dừa thì có hại gì không? Vì sao người bị cao huyết áp không nên ăn dầu dừa?”. Em xin cảm ơn. – Ngọc Khuê (Bình Định)

co-nen-uong-nuoc-dua-khi-hanh-kinh

Giá trị dinh dưỡng của quả dừa tùy thuộc vào độ tuổi của nó. Ở dừa già, hầu hết các chất bổ dưỡng đều tập trung vào cơm dừa, trong đó nhiều nhất là chất béo (27%).

Ở dừa non, hàm lượng chất béo trong nước dừa và cơm dừa rất thấp (1%). Trong cơm dừa non và nước dừa non có nhiều vitamin và tương tự dịch truyền. Do vậy, nó là loại nước giải khát rất tốt. Khi có kinh, có mụn, bạn vẫn có thể uống nước dừa và ăn cơm dừa mà không việc gì.

Dầu dừa chủ yếu chứa các axit béo no, đặc biệt là các axit béo không nối đôi, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho tim mạch.

BS Diệu Phương

(Theo VnExpress)

Cùng con gái chăm sóc ‘tam giác vàng’

Chỉ cần nhà bạn có 2 cô con gái đang tuổi ‘bẻ gãy sừng trâu’ như tôi, chắc chắn huyết áp của bạn sẽ trồi – sụt theo cái nết nắng - mưa thất thường của con.

Khi bước vào tuổi dậy thì, việc chăm sóc vùng kín của bé gái hoàn toàn khác trước đây. Có những nguyên tắc, tự bản thân các em khám phá dễ dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, bản thân cha mẹ phải là người hiểu biết để hướng dẫn và truyền thụ lại kiến thức cho con.

Hầu hết các bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên khi chúng 12-13 tuổi; cá biệt có bé bắt đầu hành kinh lúc lên 8 tuổi hoặc mãi đến khi 16 tuổi. Dạy con tự chăm sóc ‘cô bé’ trong giai đoạn trước và sau hành kinh là điều mà tất cả các bậc cha mẹ nên làm (đặc biệt, đây có thể coi như là trọng trách thiêng liêng của người mẹ).

Hãy gần gũi con gái nhiều hơn khi con đến tuổi dậy thì. (Ảnh minh họa).

Thứ nhất, về nguyệt san: Hãy trò chuyện và đối xử với con như một thiếu nữ thực sự. Bản chất kinh nguyệt không bẩn mà chỉ để lại cảm giác khó chịu, do đó, đừng ‘tiêm nhiễm’ vào đầu con rằng kinh nguyệt bẩn và phải vệ sinh liên tục (rửa nhiều vùng kín là không cần thiết).

Thứ nữa, khi con ‘dính’ nạn ‘đại hồng thủy’ lần đầu, mẹ cần hướng dẫn con gái cách chọn mua và sử dụng băng vệ sinh. Nói với con sau 3 tiếng nên thay băng vệ sinh 1 lần và mỗi lần thay lại vệ sinh nhẹ nhàng để ‘khu tam giác vàng’ được sạch sẽ.

Gần như bé gái nào cũng bị đau quặn bụng hoặc đau lưng khi bị nguyệt san. Chính vì vậy, bạn cần lên ‘dây cót tinh thần’ và trấn an con ngay từ đầu.

Cuối cùng, cần khuyến cáo bé các bệnh có liên quan đến vùng kín như bị viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để bé biết và phòng tránh.

Lưu ý:

-    Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng bé gái bắt đầu dậy thì, không cần thiết phải sử dụng bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

-    Nếu những ngày không có kinh nguyệt, hãy khuyên con vệ sinh vùng kín khoảng 2 lần/ngày.

Meo.vn (Theo Eva)

Em bắt đầu uống thuốc tránh thai, mấy ngày sau mới quan hệ được ạ?

Em định uống thuốc tránh thai hàng ngày. Vậy bắt đầu uống là từ ngày có kinh đầu tiên thì sau bao lâu em quan hệ là an toàn?

Chào bác sĩ,

Em chuẩn bị lập gia đình, em định uống thuốc tránh thai hàng ngày loại 21 viên. Vậy bắt đầu uống là từ ngày có kinh đầu tiên thì sau bao lâu em quan hệ là an toàn? Và nếu sau này em đổi lại uống loại 28 viên được không? Hiện nay loại nào là phổ biến nhất?

Cám ơn bác sĩ! - (Lan Phương - TPHCM)

Khi hành kinh ngày đầu tiên (để biết chắc chắn mình không có thai) thì bắt đầu uống thuốc.
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào Lan Phương,

Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc uống gồm có loại 21 viên và 28 viên. Loại 21 viên uống hàng ngày trong vòng 21 ngày và nghỉ 7 ngày rồi uống tiếp.

Loại 28 viên uống liên tục hàng ngày không nghỉ, trong đó cũng có 21 viên tránh thai (như loại 21 viên) và có 7 viên là những viên sắt để tránh quên và bổ sung chất sắt.

Em muốn đổi qua loại 28 viên, thì sau khi nghỉ 7 ngày, bắt đầu uống tiếp theo như đã loại 21 viên.

Khi hành kinh ngày đầu tiên (để biết chắc chắn mình không có thai) thì bắt đầu uống thuốc. Trong vòng 7 ngày đầu uống thuốc, em không nên quan hệ tình dục hoặc nếu có quan hệ thì nên kết hợp với biện pháp tránh thai khác kèm theo (bao cao su). Sau đó em có thể yên tâm quan hệ sẽ an toàn.

Để không quên và có hiệu quả, em nên uống vào giờ nhất định trong ngày. Em nên giữ vỉ thuốc tránh thai trong túi xách, ngay cả khi đi ra ngoài, để có thể uống bổ sung bất cứ lúc nào nếu lỡ quên 1 viên.

Hiện nay, có các loại thuốc tránh thai hàng ngày liều thấp nhằm hạn chế tác dụng phụ như Mercilon, Nouvynette...vỉ 21 viên. Nhưng nếu em là người bận rộn, hay quên thì nên uống loại 28 viên, uống đều đặn mỗi ngày.

Thân ái chào em!

Meo.vn (Theo alobacsi)

U xơ tử cung

U xơ tử cung ( UXTC ) là một khối u lành tính do sự phát triển, tăng sinh quá mức cơ trơn của tử cung và được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ ở bên ngoài hoặc khi to thì có nhiều sợi cơ trơn của tử cung đã thoái hóa biến thành những sợi xơ xen lẫn vào tổ chức cơ trơn của tử cung.

Tuổi thường gặp là từ 35 đến 50 tuổi, nghĩa là ở lứa tuổi sinh đẻ. Tỉ lệ gặp khoảng 10 đến 20% số bệnh nhân đến khám phụ khoa. Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ tuổi và người mãn kinh. Bệnh cũng thường gặp ở những phụ nữ không sinh đẻ hoặc là sinh đẻ ít.

Tại sao lại bị u xơ tử cung?

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa biết rõ, nhưng người ta thấy hình như sự phát triển của UXTC liên quan đến nồng độ estrogen, vì dùng estrogen liều cao trên thực nghiệm đã gây ra khối u tử cung. Bệnh cũng thường gặp ở người cường estrogen. Những người điều trị estrogen làm cho nhân xơ phát triển. Sau mãn kinh, kích thước u xơ thường nhỏ lại, thậm chí những khối u có kích thước nhỏ có thể tự tiêu đi. Những người điều trị progesteron làm cho u xơ nhỏ lại hoặc chậm phát triển. U xơ tử cung bao gồm:

- UXTC dưới niêm mạc: là những u xơ có nguồn gốc từ lớp cơ nhưng phát triển dần vào buồng tử cung, nếu có cuống dài thì gọi là políp...

- U xơ cơ hay là u kẽ: vị trí khối u nằm trong thành của tử cung, ở giữa các lớp cơ, làm cho tử cung to lên, gồ ghề, có khi phát triển vào túi cùng sau sẽ gây chèn ép vào bàng quang hay trực tràng, nhưng không hoặc ít gây chảy máu nên bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn.

- UXTC dưới phúc mạc: là những nhân xơ từ thành tử cung phát triển vào ổ bụng, và có cuống. Cuống dài hay ngắn phụ thuộc vào từng khối nhân xơ. Nếu cuống dài có thể gây xoắn và phải xử trí cấp cứu.

UXTC có từ một cho đến vài nhân, nhưng cũng có khi tới chục nhân, kích thước từ vài mi - li - mét tới 20 - 30 cm, nặng từ vài gam cho đến hàng vài ki lô gam tùy thuộc từng khối u.

Siêu âm ổ bụng phát hiện bệnh ở phụ nữ

Biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào thể loại, kích thước và vị trí của u xơ. Những u xơ nằm ở thành của tử cung thường là không có triệu chứng và chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc là khi đã có biến chứng với các biểu hiện:

- Ra khí hư: nhiều và trong hoặc lẫn dịch nhầy và đôi khi loãng như nước, đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi.

- Ra máu: là triệu chứng chính. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện đầu tiên của ra máu. Kinh nguyệt vẫn đều và đúng ngày, nhưng lượng kinh nhiều, số ngày hành kinh bị kéo dài (rong kinh), sau đó ra máu liên tục không còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nữa và gọi là rong huyết. Ra máu kéo dài làm bệnh nhân bị thiếu máu trường diễn gây nên thiếu máu nhược sắc. Cũng có trường hợp chảy máu nhiều khi hành kinh gây mất máu cấp, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

- Đau bụng: thông thường bệnh nhân đau bụng khi hành kinh là vì u xơ cản trở hướng lan của cơn co nên tử cung tăng co bóp để tống máu ra ngoài. Mỗi khi đau trội lên thì máu kinh lại ra nhiều hơn do tử cung co mạnh để vượt sự cản trở của u xơ. Nhưng cũng có khi bệnh nhân cảm giác tức, hoặc nặng vùng hạ vị khi làm việc nặng hoặc ở tư thế đứng, khi nằm nghỉ thì đỡ. Khi khối u lớn, chèn ép vào các tạng xung quanh sẽ gây đau liên tục. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón hoặc không đại tiện được. Nếu chèn ép vào bàng quang gây bí đái hoặc đái khó.

Có thể phát hiện UXTC bằng siêu âm hay chụp tử cung có chuẩn bị sẽ cho những hình ảnh điển hình của u xơ. Ngày nay, siêu âm là một trong những xét nghiệm chính để chẩn đoán UXTC vì tính phổ biến, nhanh, đơn giản. Siêu âm có thể cho thấy một hoặc nhiều nhân xơ.

Và biến chứng

+ Chảy máu: nguyên nhân chảy máu nhiều khi hành kinh có thể là bong niêm mạc không đều, rối loạn cơn co tử cung, đờ tử cung.

+ Xoắn cuống nhân xơ là biến chứng của nhân xơ có cuống dài. Triệu chứng giống như một u nang buồng trứng xoắn với biểu hiện là bệnh nhân đau đột ngột ở vùng hạ vị rồi tăng lên dần, buồn nôn và nôn, nếu muộn sẽ có phản ứng của phúc mạc. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây choáng và trụy mạch.

Xử trí là phải mổ cấp cứu, cắt bỏ khối nhân xơ bị xoắn. Không được tháo xoắn trước khi cắt bỏ u xơ. Việc cắt tử cung tùy thuộc vào tình trạng tử cung và nhu cầu về sinh con của bệnh nhân.

+ Nhiễm khuẩn và hoại tử nhân xơ.

+ Ung thư hóa (rất hiếm gặp).

+ Biến chứng chèn ép: khối u to sẽ chèn ép vào bàng quang gây bí đái, chèn ép vào niệu quản, gây ứ nước bể thận, sẽ gây viêm thận mãn tính. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón dần dần sự chèn ép tăng lên sẽ gây tắc ruột.

U xơ tử cung ảnh hưởng nhiều tới quá trình thai nghén như gây vô sinh, sảy thai, đẻ non , rối loạn cơn co hay cản trở cuộc chuyển dạ phải mổ lấy thai. Sau sổ rau gây đờ tử cung làm chảy máu.

Điều trị u xơ tử cung

Trong những trường hợp chảy máu nhiều (băng huyết), bệnh nhân phải vào viện và phải được cầm máu. Nếu không cầm được máu, phải nạo hút buồng tử cung để niêm mạc bong hoàn toàn, mặt khác buồng tử cung nhỏ lại, tử cung co hồi tốt hơn sẽ cầm máu. Nếu chảy máu nhiều gây thiếu máu, phải truyền máu và xử trí như trên. Nếu vẫn không cầm được máu phải mổ cấp cứu, cắt tử cung bán phần.

Những trường hợp mổ lấy thai: chỉ nên cắt tử cung bán phần nếu khối nhân xơ to, hoặc cắt khối nhân xơ có cuống hoặc bóc nhân xơ nhỏ, đường kính 2-3cm, không bóc những nhân xơ to vì nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn sau mổ.

Điều trị nội khoa chỉ định cho những trường hợp nhân xơ nhỏ, có kích thước nhỏ dưới 5cm. Có thể dùng các thuốc như: orgametril (uống từ ngày thứ 16 của vòng kinh, uống liền 6 tháng và kiểm tra kích thước của khối u xem có nhỏ lại không), noristera tiêm bắp 3 tháng một lần, dùng vài đợt, depo-Provera hoặc DMPA tiêm bắp 3 tháng một lần (dùng vài đợt). Sau đó kiểm tra kích thước của nhân xơ.

Điều trị ngoại khoa: bóc tách nhân xơ khi bệnh nhân còn nhu cầu có con. Cắt tử cung bán phần khi khối nhân xơ to, hoặc quá dính mà nếu cắt tử cung hoàn toàn có nguy cơ tổn thương đến tiết niệu và trực tràng, nhưng CTC phải tốt, không có nguy cơ bị ung thư CTC. Cắt tử cung hoàn toàn cho những người tuổi từ 45 trở lên hoặc những người tuổi còn trẻ nhưng CTC có tổn thương xấu. Việc để lại buồng trứng tùy thuộc vào tình trạng giải phẫu của buồng trứng và tuổi của bệnh nhân.

BS. Vương Tiến Hòa

Meo.vn (Theo SKĐS)

Khi hành kinh “nổi loạn”

Khi bước vào tuổi dậy thì (nữ thập tam, nam thập lục), đối với trẻ gái, buồng trứng bắt đầu hoạt động, cơ thể có sự thay đổi của hormone sinh dục sẽ xuất hiện hiện tượng hành kinh theo chu kỳ - máu từ buồng tử cung ra ngoài.

Tuy nhiên do cơ thể đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nồng độ hormone chưa ổn định, cơ quan sinh sản chưa hoàn chỉnh, hiện tượng hành kinh nhiều khi “nổi loạn”

Dấu hiệu của sự dậy thì

Kinh nguyệt là biểu hiện sự trưởng thành của cơ thể, buồng trứng bắt đầu hoạt động và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy thì. Tuổi có kinh lần đầu của các trẻ gái thường bắt đầu từ khoảng 13 - 16 tuổi. Những năm gần đây, xu hướng trẻ có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11 - 12 tuổi.

Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh có thời gian từ 28 - 30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 - 4 ngày với lượng máu kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai, tổng số máu kinh khoảng 60 - 80ml. Ngoài thời gian mang thai và cho con bú, kinh nguyệt sẽ hàng tháng đồng hành cùng người phụ cho đến tuổi mãn kinh (khoảng 54 – 55 tuổi).

 

 

Những biểu hiện bất thường

Vô kinh:Có thể do bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục: là những trường hợp không phát triển một phần hoặc hoàn toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt, ví dụ như không có tử cung hoặc không có buồng trứng.

Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý.Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Nguyên nhân hành kinh muộn là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển, hoặc phát triển muộn, do dinh dưỡng kém, người bé nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên cơ thể kém phát triển. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát.

Vô kinh tuổi dậy thì có nguyên nhân do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục. Đây là một loạt hội chứng liên quan chặt chẽ từ não đến buồng trứng, tử cung rất khó điều trị. Nhiễm khuẩn, nạo phá thai có thể gây dính buồng tử cung là nguyên nhân của vô sinh thứ phát. Trong những trường hợp này cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản.

Bế kinh: Nhiều trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu gây nên làm cho máu khinh không thể ra ngoài gọi là bế khinh. Có thể gặp trong những trường hợp:

- Bế kinh do màng trinh không thủng: là những trường hợp bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thoát ra ngoài được.

- Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: vì trong âm đạo có vách ngăn ngang hoặc âm đạo không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.

- Bế kinh do không có âm đạo: do bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng nhưng không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung.

Bế kinh gây đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần đau sau tăng hơn lần đau trước. Năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại.

Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì thấy nặng, căng tức ở âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím. Huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung, rồi huyết kinh tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung nên không thể có thai được.

Huyết kinh ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm ổ bụng. Để phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày hay ra huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài, gọi chung là rong kinh – rong huyết.

Hiện tượng này có nguyên nhân: khi vào tuổi dậy thì, có trẻ trong vòng 2 - 3 năm đầu, chu kỳ hành kinh không ổn định: estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày gọi là rong kinh do hormone.

Có khoảng 70% rong kinh ở tuổi dậy thì do hormone. Vì ra huyết kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên các em dễ bị viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung, (vòi trứng) làm hẹp hoặc tắc gây thai ngoài tử cung hoặc gây thiếu máu. Nếu các cháu bị rong kinh phải đưa đến khám bệnh ở những phòng khám chuyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.

Thống kinh: Thống kinh là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. Có khoảng 60 - 70% bé gái trong 3 năm đầu hành kinh bị triệu chứng này, thống kinh tuy không có gì nguy hiểm nhưng làm cho 14 - 20% số trẻ gái phải nghỉ học, gây lo lắng, thiếu tự tin.

Nguyên nhân của hiện tượng này là dotrong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin (từ giai đoạn tăng sinh đến giai đoạn chế tiết cuối vòng kinh) càng tăng cao hơn nữa trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu. Trường hợp này, gọi là thống kinh nguyên phát. Cũng có khi do thiếu vi chất (thiếu canxi) hoặc do các bệnh lý khác. Trường hợp này, gọi là thống kinh thứ phát.Để khắc phục tình trạng này có thể phải sử dụng hormone sinh dục nữ progesteron, estrogen làm cho sự phát triển của niêm mạc tử cung kém đi, ức chế sự tổng hợp prostaglandin dẫn đến làm giảm đau. Thuận tiện nhất là dùng các thuốc tránh thai có chứa hai hormone này. Cần uống thuốc trước khi có kinh 2 - 3 ngày, nếu quên thì uống ngay sau khi thấy có giọt kinh đầu tiên. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau chống co thắt, các kháng viêm không steroid (thuốc ức chế sản sinh ra prostaglandin) làm giảm đau.

Thiếu máu nhược sắc

Ðể phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Nguyên nhân: ngay khi chu kỳ hành kinh bình thường thì bé gái đã bị mất máu mất sắt do hành kinh, nên ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở bé gái khá cao (2,4mg/ngày) gấp đôi bé trai (1,1mg/ ngày). Rong kinh - rong huyết làm cho bé gái mất nhiều máu hơn và nhu cầu sắt còn cao hơn nữa... Có khoảng 20 - 25% bé gái vị thành niên thường bị chứng xanh xao (thiếu máu nhược sắc), trong y học gọi là “chứng xanh lướt thiếu nữ”.

Ngoài ra ở lứa tuổi học sinh, có khoảng trên 80% các em bị nhiễm giun đũa, giun móc (có một số vùng còn bị nhiễm giun tóc). Giun lấy các chất dinh dưỡng, gây tổn thương niêm mạc ruột, làm mất máu. Có những bé bị bệnh đường ruột làm cho việc hấp thu sắt giảm sút.

Do vậy, bé gái càng dễ bị thiếu máu nhược sắc (thiếu chất sắt). Việc bổ sung chất sắt cho trẻ cần lưu ý: Sắt trong thức ăn thực vật ít hơn trong động vật, trong động vật sống dưới nước (thủy hải sản) ít hơn trong động vật sống trên cạn (gia súc, gia cầm). Cơ thể hấp thu 10 - 15% sắt trong thức ăn động vật, nhưng lại chỉ hấp thu 5% sắt trong thực vật. Thức ăn giàu phospho gây kết tủa sắt, làm giảm sự hấp thu sắt, trong khi thức ăn chứa vitamin C làm tăng độ tan của hợp chất sắt, làm tăng sự hấp thụ sắt.

Như vậy, phải chọn thức ăn giàu sắt và dễ hấp hấp thu. Khi muốn bổ sung thuốc chứa chất sắt, tốt nhất nên dùng loại viên sắt phối hợp với acid folic (vì acid folic cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này).

Tóm lại hành kinh là hiện tượng sinh lý của người phụ nữ tuổi trưởng thành. Khi có diễn biến bình thường chỉ cần giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo dinh dưỡng, ghi chép theo dõi hàng tháng. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để khám tư vấn và điều trị.

BS. Vũ Cường

Meo.vn (Theo SK & ĐS)

Ngừa thai và ngừa thai khẩn cấp

Hãy xem xét các phương pháp ngừa thai sau để biết cách nào là an toàn và dễ áp dụng nhất với bạn nhé!


1. Tránh thai theo vòng kinh

Phương pháp này tự nhiên, vô hại. Trứng rụng và rụng đều đặn, thường là trước ngày hành kinh 14 ngày. Một số ít trường hợp trứng rụng đột xuất, sớm hơn một vài ngày hoặc muộn hơn vài ngày. Trứng rụng sống được (tồn tại và có thể gặp tinh trùng thụ tinh) 24 giờ hoặc lâu hơn một chút tùy theo nhiệt độ và môi trường. Cách này chỉ áp dụng được với phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn và cách tính cũng khá rắc rối.

2. Xuất tinh ngoài

Phương pháp này phù hợp với người có thần kinh vững; có thể kéo dài thời gian giao hợp bằng cách "phân luồng suy nghĩ", chờ vợ đạt hứng thú cao thì "rút lui" để xuất tinh ra ngoài. Điều quan trọng là vợ chồng, nhất là chồng, thực hiện thật tốt ba giai đoạn giao hợp. Cách này chỉ cần người đàn ông sơ suất là xem như…đi tong.

3. Vòng tránh thai

Dụng cụ này thường được gọi là vòng vì trước đây nó có hình vòng tròn hay hình bánh xe. Nó có tác dụng không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Hiệu quả chống thụ thai đạt 95-97%. Trước khi đặt dụng cụ tử cung, cần đo buồng tử cung để chọn cỡ vòng vừa khít. Vòng quá to sẽ bị tống ra do tử cung co bóp, gây đau bụng, rong kinh. Vòng quá nhỏ có thể rơi ra ngoài hoặc tụt xuống, không chạm đáy tử cung, dẫn đến thụ thai. Cách này thường phụ nữ đã có chồng, có con áp dụng, các bạn gái trẻ ít tìm đến phương pháp này. Cũng cần kiểm tra vòng thường xuyên để tránh vòng tuột khỏi vị trí làm giảm hoặc mất hiệu quả bảo vệ.

4. Dùng bao cao su

Đây là biện pháp vừa phòng tránh mang thai, vừa bảo vệ cặp đôi khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục. Tuy nhiên điểm yếu của biện pháp này là cả hai bên đối tác đều thấy không “tự nhiên” đặc biệt là các cặp vợ chồng, hoặc bao cao su có thể bị rách tuột, hoặc không có sẵn.

5. Thuốc ngừa thai hằng ngày

Loại thuốc này gồm các viên ngừa thai chứa nội tố dùng hằng ngày, dành cho các đôi vợ chồng “gần gũi” thường xuyên. Nếu quên dùng thuốc dù chỉ trong một ngày, vẫn nên áp dụng thêm biện pháp bảo vệ khác cho những ngày tiếp theo của chu kỳ ấy. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.

6. Thuốc ngừa thai khẩn cấp

Đó là viên thuốc ngừa thai dùng trong trường hợp “khẩn cấp” như quên dùng hoặc rách bao cao su, tính sai ngày rụng trứng, quên dùng thuốc ngừa thai hằng ngày, vòng tránh thai bị tuột, hoặc bạn gái trẻ không may bị cưỡng hiếp…Thuốc nên uống theo đúng hướng dẫn ngay sau khi giao hợp càng sớm càng tốt. Thuốc này có vài tác dụng phụ như như buồn nôn, nôn mửa, kinh nguyệt thay đổi, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, căng vú... Những triệu chứng này sẽ giảm dần theo sau vài ngày. Cần thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ các phản ứng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc để được tư vấn thích hợp.

Hiện nay thuốc tránh thai khẩn cấp đang được phân phối phổ biến tại các nhà thuốc trên cả nước. Đối tượng sử dụng thường là những thanh thiếu nữ tuổi còn trẻ, chưa lập gia đình... Thậm chí người sử dụng cũng có những người đã lập gia đình nhưng muốn tránh thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Thông tin về ngừa thai khẩn cấp có thể được tư vấn tại ban tư vấn các bệnh viện phụ sản, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, các thông tin từ những công ty sản xuất thuốc ngừa thai khẩn cấp lâu đời và có uy tín tại Việt Nam như Gedeon Richter, hay tại các nhà thuốc bán lẻ trên toàn quốc...

Meo.vn (Theo Dantri)

Đông y phòng chữa rối loạn kinh nguyệt

Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngày nay, do nhiều tác động của đời sống kinh tế xã hội, hành kinh có thể xuất hiện từ tuổi 12 - 13 và kéo dài đến độ tuổi  54 - 55.

Kinh mỗi tháng thấy một lần nên gọi là kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài - gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các kỳ kinh thường kéo dài từ 28 - 30 ngày.
Nếu chu kỳ kinh chênh nhau trên 5 - 10 ngày gọi là không đều hay rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn chu kỳ kinh cần tìm nguyên nhân để chữa trị.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Do căng thẳng trong cuộc sống

Điều khiển hoạt động của cơ thể có hai hệ thống và hai hệ thống này liên quan chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng, thần kinh tiết chất kích thích, buồng trứng bị rối loạn. Do vậy hoạt động của buồng trứng cũng bị rối loạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tạng người

Béo quá hay gầy quá cũng làm thay đổi hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh. Người bị nhiễm trùng hay nhiễm độc đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục (tử cung, buồng trứng).

Tạng thận

Chức năng tạng thận là tàng tinh sinh tinh.

Thiên quí đầy đủ, kinh nguyệt đều. Thiên quí thiếu, thận hoạt động yếu thì kinh nguyệt rối loạn.

Cây ích mẫu

Phòng và chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách phòng và chữa bệnh của đông y là:

Một là: không lao động quá nặng, quá mệt, kéo dài. Không chơi bời quá mức sẽ hao tinh. Tinh hao kinh nguyệt rối loạn.

Hai là: trong quan hệ cuộc sống cần biết đủ (chi túc), có lòng vị tha để hòa đồng, giải tỏa uất ức buồn phiền cùng người thân, kinh nguyệt sẽ đều.

Ba là: ăn uống đủ ngũ vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Không quá nhiều vị nào trong bữa ăn hàng ngày. Trên mâm cơm đủ ngũ sắc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng. Đủ ngũ vị và ngũ sắc khí huyết sẽ đầy đủ và lưu thông, kinh nguyệt sẽ đều.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám để tìm nguyên nhân – thuốc chữa tùy địa phương, tùy kinh nghiệm mỗi thầy thuốc – nhưng đều tuân theo các quy luật chung là:

Nếu khí huyết kém dùng bài: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm.

Nếu có yếu tố buồn phiền uất ức, dùng các vị: sài hồ, bạch thược, đan bì, hoàng cầm, đương quy, tô ngạch, hương phụ chế.

Nếu đau bụng khi hành kinh dùng các vị tăng lưu thông khí huyết như: đan sâm, hồng hoa, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu kinh ra nhiều kéo dài 6, 7 ngày, dùng các vị bổ máu và cầm máu như: đương quy, ngải diệp xao đen, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, azao…

Nếu kinh nguyệt ra quá ít có thể tăng bổ thận và bổ huyết dùng các vị như: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, hoàng kỳ, ích mẫu, ngải diệp, xuyên khung.

Nếu chậm kinh, kinh quá 5 - 10 ngày không ra, (nhưng không phải do có thai) thì dùng thêm các vị ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Nếu kinh nguyệt không đều có thể dùng bài xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu có khí hư ra nhiều, mùi hôi; khí hư màu vàng hay đen, cần dùng thêm thuốc ngâm rửa dùng bài: hoàng bá, phèn phi, lá móng, tô mộc, linh lang - đun ngâm rửa 7 đến 10 ngày liền.

Tóm lại, phòng chữa bệnh không quá khó. Cần người bệnh có hiểu biết để phối hợp với thầy thuốc.

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)