Lưu trữ cho từ khóa: hà thủ ô

Bài thuốc làm đen râu tóc từ hà thủ ô

Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Màu sắc của tóc là do những tế bào sắc tố melanin. Các tế bào sắc tố tập trung nhiều ở các nang lông của sợi tóc, màu đen của tóc là biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm….

Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây tóc bạc sớm có thể do di truyền, rối loạn nội tiết, khi lượng melanin được sản xuất ở nang tóc giảm, dinh dưỡng kém, hút nhiều thuốc lá, làm việc suy nghĩ nhiều, hay bị căng thẳng thần kinh…

bai-thuoc-lam-den-rau-toc-tu-ha-thu-o

Cây hà thủ ô.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu. Một số cách dùng hà thủ ô đơn giản làm đen râu tóc như sau:

Bài 1:

Hà thủ ô 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày

bai-thuoc-lam-den-rau-toc-tu-ha-thu-o

Hà thủ ô đã sơ chế.

Bài 2:

Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được

Bài 3:

Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15 – 20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50 – 100g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói bụng.

Bài 4:

Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 – 20 phút là dùng được, uống thay trà hàng ngày.

Bài 5:

Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.

Bài 6:

Hà thủ ô 200g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml.

ThS Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedosiong.vn

Hà thủ ô có chữa tóc bạc không?

Người châu Á khi tóc bạc trước tuổi 20 là mắc chứng tóc bạc sớm, nguyên nhân của tóc bạc sớm do có sự bất thường trong hoạt động của tế bào hắc tố…

Con tôi 16 tuổi nhưng tóc đã bị bạc. Xin bác sĩ tư vấn giúp nên uống gì để chữa tóc bạc và hà thủ ô có chữa tóc bạc không? - Nguyễn Thị Huệ (huyện Bình Chánh, TPHCM).

ha-thu-o-co-chua-toc-bac-khong

Ảnh minh họa.

BS Trần Văn Năm

, Viện Y dược học Dân tộc TPHCM:

Con gái chị 16 tuổi đã bị tóc bạc nhiều như vậy được gọi là chứng tóc bạc sớm. Người châu Á khi tóc bạc trước tuổi 20 là mắc chứng tóc bạc sớm, nguyên nhân của tóc bạc sớm do có sự bất thường trong hoạt động của tế bào hắc tố có chức năng tạo nên sắc tố melanin, đó là màu đen của tóc… Da tóc bạc sớm có thể do yếu tố di truyền, bệnh ở tuyến yên, tuyến giáp trạng, căng thẳng tinh thần, sau một bệnh nặng hoặc thiếu vitamin B12…

Nếu con chị tóc bạc sớm, nên đưa cháu đến bác sĩ khám bệnh nhằm tìm xem chứng tóc bạc sớm này có nguyên nhân gì không, nếu có phải chữa nguyên nhân thì điều trị sẽ có hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y, hà thủ ô là vị thuốc chính điều trị chứng bạc tóc, tuy nhiên mỗi người có thể tạng khác nhau (gầy, béo, nóng, lạnh…) nên phối hợp các vị thuốc khác sẽ có hiệu quả hơn hoặc giảm phản ứng khó chịu của hà thủ ô. Ngoài hà thủ ô, còn có trái dâu tằm, cỏ mần trầu… Tuy nhiên, chị cũng nên tham khảo ý kiến  thầy thuốc có kinh nghiệm khi khám bệnh cho cháu.

Theo Kienthuc.net.vn

Có nên kết hợp hà thủ ô với đậu đen, mè đen?

Con gái tôi mới 15 tuổi nhưng tóc đã bạc rất nhiều. Tôi nghe nói hà thủ ô chữa bạc tóc rất tốt nhưng dễ gây nóng, nổi mụn, táo bón… Vậy có nên kết hợp hà thủ ô với một số vị thuốc khác như đậu đen, mè đen… không? – Lê Phương Dung (TP.HCM)

co-nen-ket-hop-ha-thu-o-voi-dau-den-me-den

BS.CK2 Trần Văn Năm, phó viện trưởng viện Y dược học dân tộc TP.HCM:

Con gái chị 15 tuổi mà tóc bạc nhiều như vậy được gọi là chứng tóc bạc sớm. Người châu Á khi tóc bạc trước tuổi 20 là mắc chứng tóc bạc sớm, nguyên nhân do có sự bất thường trong hoạt động của tế bào hắc tố (melanocyte) có chức năng tạo nên sắc tố melanin, đó là màu đen của tóc, da… Tóc bạc sớm có thể do di truyền (nhiều người trong gia đình bị tóc bạc sớm); bệnh ở tuyến yên; tuyến giáp trạng; căng thẳng tinh thần; sau một bệnh nặng; thiếu vitamin B12… Nên đưa con chị đến bác sĩ khám nhằm tìm xem chứng tóc bạc sớm này có nguyên nhân gì, phải chữa nguyên nhân thì điều trị mới hiệu quả.

Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc đông y (thực tế nhiều người sử dụng cho kết quả tốt): hà thủ ô là vị thuốc chính điều trị chứng bạc tóc, tuy nhiên mỗi người có thể tạng khác nhau (gầy, thừa cân, nóng, lạnh…) nên phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn hoặc giảm phản ứng khó chịu của hà thủ ô khi dùng đơn độc. Đậu đen, mè đen… thường phối với hà thủ ô để có hiệu quả tốt hơn. Ngoài hà thủ ô, thuốc nam còn có trái dâu tằm, cỏ mần trầu… nhiều người sử dụng cho kết quả tốt.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại thuốc gì, chị nên tham khảo ý kiến thầy thuốc có kinh nghiệm, và cần khám bệnh trước cho cháu rồi hãy tính chuyện điều trị cách nào.

Theo SGTT.vn

Thực phẩm giúp tóc khỏe bóng mượt

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần thừa của huyết (phát vi huyết dư). Những người đầy đủ huyết dịch, tóc sẽ khỏe, đen mượt, không bị gãy, rụng hoặc bạc sớm. Trái lại, khi bị huyết hư (thiếu máu), sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khỏe mạnh của đầu tóc.

Bình thường, người trẻ tuổi khí huyết đầy đủ sẽ có mái tóc xanh tốt, mềm mại. Khi đến tuổi già, hoạt động của tạng can và thận suy yếu, đầu tóc trở nên bạc trắng, dễ rụng. Nếu tuổi chưa cao mà tóc rụng nhiều và bạc sớm, cần phải bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, để nuôi tóc khỏe trở lại.

Để có huyết dịch, cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, dùng dầu thực vật, ngũ cốc, các loại đậu hạt, rau, củ, quả, hoa để bồi dưỡng cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12), nhiều sắt, kẽm, selenium… rất cần cho việc thúc đẩy quá trình mọc tóc, làm giảm tình trạng tóc gãy, tóc rụng và bạc tóc sớm.

Những món ăn có ích cho tóc đều được chế biến từ những thực phẩm (hoặc hương liệu) có tác dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, bổ huyết, như nấm đông cô (nấm hương), nấm mèo (mộc nhĩ đen), đại táo, mè đen, gạo lứt, đậu đen, tóc tiên, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cần, bí đỏ, giá đậu, cà rốt, cà chua, xà lách xoong, rau dền đỏ, hành tây, trái bơ, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ chín, mít, long nhãn, vải, sữa tươi... Ngoài ra còn có hải sâm, cá rô, cá trê, cá lóc, cá trắm,  lươn, cá chạch, rùa, ba ba, thịt bò, thịt gà, trứng gà, trứng cút, lộc nhung, yến sào, hà thủ ô, câu kỷ tử, khoai mài, đương qui, hồ đào nhục (quả óc chó), tang thầm (quả dâu tằm)…

Vài món ăn có lợi cho sức khỏe của tóc

- Canh thịt heo, mè đen

Nguyên liệu: Thịt nạc lợn 250g, mè đen 60g, bạch phục linh 40g, cúc hoa 10g.

Cách làm: Thịt làm sạch, ướp gia vị. Cúc hoa rửa sạch, để ráo. Nấu mè đen + phục linh khoảng 30 phút, cho cúc hoa và thịt vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.

Mè đencó thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc.
Mè đen có thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc. Ảnh: twoday

- Chè mè đen, khoai mài

Nguyên liệu: Mè đen 30g, khoai mài (hoài sơn) 30g, đường phèn 15g.

Cách làm: Mè đen rang thơm, xay thành bột, khoai mài rang khô, tán thành bột, trộn hai thứ bột vào nhau.

Nấu bột với 500ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi, nêm tí đường phèn, khuấy đều, nấu thêm chừng 5 phút là được.

Cách dùng: Một ngày ăn một lần.

- Thịt gà chưng rau bó xôi

Nguyên liệu: Thịt gà 100-150g, rau bó xôi 80-120g, gia vị các loại.

Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Đem chưng cách thủy. Rau bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ.

Khi thịt gà chín mềm, cho rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Dùng ăn khi đói bụng.

- Cá trê hầm đậu đen

Nguyên liệu: Cá trê 250g, đậu đen 150g, gia vị các loại.

Cách làm: Cá trê làm sạch. Nấu đậu đen với lượng nước vừa đủ, sôi liu riu khoảng 1 giờ cho chín mềm. Cho cá trê vào nấu tiếp 20 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

- Cháo hà thủ ô

Nguyên liệu: Hà thủ ô 25g, đại táo 4 trái, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Nấu hà thủ ô rửa sạch, ngâm mềm, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, lọc lấy nước. Dùng nước sắc này để nấu với gạo tẻ + đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Cháo gạo lứt, hà thủ ô, táo đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, hà thủ ô 25g, táo đỏ 5 trái.

Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, rang khô, tán thành bột. Táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho ba thứ vào nồi nấu thành cháo. Lúc đầu nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 40 phút là được.

Cách dùng: Ăn mỗi ngày một lần.

- Bắp bò hầm hà thủ ô

Nguyên liệu: Bắp bò 200g, hà thủ ô 30g, mè đen 30g, đại táo 6 quả, gừng sống 2 lát.

Cách làm: Nấu ½ lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho bắp bò + hà thủ ô + đại táo + gừng vào hầm cho chín nhừ (khoảng 2 giờ).

Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nầu thêm 15-20 phút, vớt bắp bò ra, xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Người bị tiêu chảy không nên dùng món này.

- Trứng cút nấu long nhãn

Nguyên liệu: Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô.

Cách làm: Cho 2 thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Cần tây xào câu kỷ

Nguyên liệu: Rau cần tây 100g, câu kỷ 12g, thịt lợn nạc 150g, nấm hương 30g, gừng 3g, hành 10g, nước tương (xì dầu) một ít, tỏi 10g, dầu lượng thích hợp.

Cách làm: Rau cần rửa sạch, cắt khúc, đậu hủ cắt miếng; câu kỷ rửa sạch; thịt cắt miếng, nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ rễ, cắt nhỏ; gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi cắt lát.

Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi cho tất cả các thứ vào xào chín là được.

Cách dùng: Mỗi ngày ăn một lần, dùng vào lúc bụng đói.

- Củ sen, đậu đỏ hầm thăn bò

Nguyên liệu: Củ sen 600g, đậu đỏ 150g, vỏ quýt 1 miếng 6 x 6cm, thịt thăn bò 300g, muối bột.

Cách làm: Củ sen rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt từng miếng dày 2cm, dùng sống dao chần nhẹ, để ráo. Thăn bò rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ, vỏ quýt rửa sạch, để sẵn.

Cho vào nồi đất ½ lít nước. Nấu nước thật sôi, cho củ sen, đậu đỏ, vỏ quýt, thăn bò vào. Nấu sôi lại rồi để lửa nhỏ đủ cho nước trong nồi sôi nhẹ là được. Đậy kín nắp nồi, hầm các thứ khoảng 3 giờ thì nêm ít muối vừa miệng, khi thịt chín mềm thì nhấc xuống. Múc ra tô, dùng ăn nóng trong bữa cơm..                         

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống…

Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

Vừng đen và hà thủ ô được cho là giúp chống bạc tóc sớm

Bạc tóc sớm vì thiếu vi chất

Thực tế đã chứng minh việc thiếu hụt protein và chế độ ăn dinh dưõng không cân bằng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ khiến tóc bạc sớm. Việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt…cũng khiến tóc nhanh bạc.

Những thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, trứng, mộc nhĩ, rong biển, đậu tương, vừng… Các thực phẩm giàu hàm lượng đồng như gan, thận động vật, đầu tôm, các loại quả cứng, các loại đậu khô… sẽ giúp bổ sung các vi chất cơ thể đang thiếu.

Một nghiên cứu y học cũng chỉ ra, chế độ ăn thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B6, B2…trong thời gian dài cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tóc dễ bạc sớm. Nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B phong phú như ngũ cốc, các loại đậu, các loại quả khô, tim, gan, thận động vật, sữa, trứng, và và các loại rau có lá…cho bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm màu sẫm “có lợi” cho tóc

Theo quan niệm Đông y, tóc bạc sớm do gan thận và khí huyết có vấn đề, chủ trương ăn nhiều thức dưỡng huyết bổ thận để làm đen tóc, nhuận tóc:

- Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, hồ đào, gạo cẩm, đậu đỏ, đậu cove…
- Các loại rau như: rau chân vịt, cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…
- Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…
- Các loại hoa quả như: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…

Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi cho việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

1. Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

2. Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.

Theo Dân trí

Bưởi Long Thuận: Mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống hiện đại

DNTN Long Thuận được thành lập vào ngày 30 tháng 4 năm 2006 bằng tâm huyết của Lương y Đoàn Văn Khanh, cán bộ hưu trí, thương binh hạng 2/4, huy hiệu 30 năm tuổi Đảng- giám đốc doanh nghiệp. Toạ lạc ở địa chỉ ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận , huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Ông Đoàn Văn Khanh
Chủ nhân những đề tài khoa học về bưởi

Với vị trí nằm ven sông Tiền thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có giao thông thuận lợi, thời tiết ấm áp quanh năm và bốn mùa phong phú các loại hoa thơm trái ngọt. Nơi đây trồng nhiều loại cây trái nổi tiếng, trong đó cây có múi chiếm diện tích hàng chục ngàn ha.Trong đó có trồng nhiều loại Bưởi đặc sản như: Bưởi Da Xanh, Bưởi Năm Roi, Bưởi Long Cổ Cò… Từ những điều kiện thuận lợi trên mảnh đất này, DNTN Long Thuận đã phát triển nhiều sản phẩm nổi tiếng được chiết xuất từ bưởi, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm độc đáo, an toàn và công dụng cao.

Với sản lượng bưởi của doanh nghiệp là hàng chục ngàn tấn bưởi trong một năm được doanh nghiệp trực tiếp trồng để làm nguyên liệu lâu dài và thu mua từ các hộ nông dân, đã giúp cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu sạch và ổn định cộng với qui trình sản xuất theo đúng quy cách, chế biến khép kín đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm đa dạng và phong phú, tận dụng tất cả những thành phần từ: hoa, vỏ, ruột…của trái bưởi. Và những sản phẩm đó đem đến sự hữu dụng cho sức khoẻ, tiêu dùng của con người.

Hiện nay DNTN Long Thuận sản xuất được hơn 10 loại dược phẩm chiết xuất từ cây bưởi như:

-    Tinh dầu hoa bưởi: chuyên trị hói đầu, rụng tóc, kích thích mọc tóc, trị gàu viêm nang lông nấm ngứa

-    Tinh dầu hoa bưởi khử mùi: chuyên khử mùi cho mũ bảo hiểm, làm mượt tóc, trị gàu, ngứa, xịt phòng , ô tô, giày dép

-    Tinh dầu hoa bưởi chuyển màu: giúp chân tóc bạc đen trở lại, kích thích mọc tóc…khi kết hợp xịt tinh dầu hoa bưởi chuyển màu với uống trà hà thủ ô trong vòng 3 tháng cho thấy kết quả tốt.

Bên cạnh đó DNTN Long Thuận còn giới thiệu ra thị trường nhiều sản phẩm khác từ cây bưởi như:

-    Trà hoa bưởi (sình hơi, ợ chua, viêm dạ dày, viêm đại tràng, giảm say rượu)

-    Nước bưởi ép (giảm mỡ trong gan, máu, cholesterol, giải độc gan, hạ men gan, xẹp mỡ bụng)

-    Mứt bưởi (chống viêm họng)

-    Dầu gội không bọt thế hệ mới ( trị gàu, mượt tóc…)

-    Nhang bưởi(lấy hên, đuổi muỗi)…

Với phương châm “Đặc sản quê hương Sông Tiền đến với mọi miền thế giới” DNTN Long Thuận, bằng uy tín và chất lượng đã đưa những sản phẩm từ cây bưởi vươn xa khắp mọi miền của đất nước và ngày càng đến gần với bạn bè thế giới. Mong muốn của Lương y Đoàn Văn Khanh là mang những sản phẩm thiên nhiên phục vụ lợi ích thiết thực cho sức khoẻ cộng đồng.

Sau 5 năm thành lập đến nay DNTN Long Thuận đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động tại địa phương, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, không lo ngại về vấn đề đầu ra của quả bưởi. Bên cạnh đó DNTN Long Thuận còn tích cực với các hoạt động từ thiện như: xây dựng đền thờ cúng liệt sĩ, nhà tình thương, cứu trợ đồng bào lũ lụt, ủng hộ người nghèo….

Từ những thành quả đã đạt được, DNTN Long Thuận của Lương y Đoàn Văn Khanh đã đạt được nhiều giải thưởng như: "giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, một trong 500 sản phẩm hàng đầu Việt Nam, đơn vị kinh tế tiêu biểu năm 2008 và cá nhân ông đạt danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2008, huy chương bảo vệ người tiêu dùng, Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008-2009… Ngày 30/10/2009, DNTN Long Thuận đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008/ HACCP của tổ chức NQA thuộc Anh Quốc…"

Nối tiếp những thành công trong thời gian tới DNTN Long Thuận chú trọng đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để tiếp tục cho ra đời thêm nhiều dòng sản phẩm mới đáp ứng ngày càng đa dạng hơn nhu cầu sử dụng của cộng đồng.

Meo.vn

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa rụng tóc do thận suy

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân nhưng không ngoài tổn thương âm huyết của các tạng: Tâm, can, thận. Với chứng rụng tóc do thận suy, tinh huyết không đầy đủ có thể dùng bài thuốc sau.

Triệu chứng: Đầu choáng váng, hai ống chân đau mỏi, tinh thần ủy mị, hay quên, di tinh.

Điều trị: Ích thận khí, bổ sung tinh tủy.

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết
Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết

Bài thuốc: Lưu thị ban thoát nghiệm phương với thục địa 60g, phục linh 20g, nhục thung dung 30g, thỏ ty tử 30g, hà thủ ô đỏ 30g, đương quy 30g, viễn chí 30g, tử hà sa 30g, hoài sơn 30g, đan bì 30g, câu kỳ tử 45g, hà thủ ô trắng 30g, hắc chi ma 30g, ngưu tất 30g, sơn thù 30g, nữ trình tử 25g.

Cách dùng: Tán bột mịn, làm viên mật. Mỗi viên 9 gam, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một viên với nước đun sôi để ấm.

Thuốc bôi ngoài: Cốt toái 60g rượu 300ml. Ngâm cốt toái bổ vào rượu, sau 20 ngày bôi vào chỗ tóc rụng ngày 3 lần. Thời gian điều trị 90 ngày.

TTND Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)

Món ăn, bài thuốc phòng chống bạc tóc

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận.

Theo năm tháng và tuổi tác, mái tóc bạc dần là một quy luật khó tránh khỏi. Thông thường, ở vào tầm tuổi trên dưới 50, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện và tiệm tiến dần cho đến khi mái đầu trở nên bạc trắng hoàn toàn.

Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau, có người tóc bạc xuất hiện quá sớm hoặc quá nhanh khiến cho, dù muốn hay không, người ta cũng khó tránh khỏi tâm trạng buồn phiền. Đó là chưa nói đến hiện tượng bạc tóc có thể còn kèm theo các chứng trạng bệnh lí hoặc lão suy khác đang diễn ra âm thầm trong nhân thể...

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện tượng bạc tóc, y học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn, bài thuốc.

Bài 1: Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn. Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kĩ rồi chiêu với nước muối nhạt.

Bài 2: Hà thủ ô chế 300g, thỏ ti tử 400g, phá cố chỉ 250g. Các vị sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tư bổ can thận, cường thân kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng loãng.


Bài 3: Hà thủ ô chế 12g, nữ trinh tử 12g, tang tầm (quả dâu chín) 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt, thị lực giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém...

Bài 4: Hà thủ ô 20g, gan lợn 250g, mộc nhĩ 30g, cải bắp 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kĩ hà thủ ô lấy nước bỏ bã; gan lợn rửa thật sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi dùng lửa to rán qua; cải bắp và mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho gan lợn vào đun với nước sắc hà thủ ô một lát, kế đó cho cải bắp và mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Bài 5: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, thiên môn 30g, nhân sâm 15g, sinh địa 60g, thục địa 30g, kỉ tử 30g, hà thủ ô 60g, ngưu tất 15g, đương quy 30g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm với 5000 ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.

Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục...

Bài 6: Kỉ tử 120g, đương quy 60g, hà thủ ô 120g, đẳng sâm 20g, ngưu tất 90g, sinh địa 60g, thỏ ti tử 20g, thiên môn 60g, phá cố chỉ 20g, sơn thù 20g, mật ong 120g, rượu trắng 3000 ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, đem ngâm với rượu, sau 7 -10 ngày thì dùng được, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.

Công dụng : bổ can thận, dưỡng tinh huyết, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dương sự suy yếu, răng rụng, tai ù tai điếc.

Bài 7: Hà thủ ô 180g, ngưu tất 240g, kỉ tử 120g, thục địa 60g, sinh địa 60g, thiên môn 60g, mạch môn 60g, đương quy 60g, nhân sâm 60g, nhục quế 30g, bạch khúc (men rượu) 500g, gạo nếp 7000g. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn; bạch khúc tán mịn; gạo nếp đồ thành xôi rồi trộn đều với bột thuốc và bạch khúc, cho vào hũ, bịt kín miệng, ủ ở nơi ấm áp, sau 14 ngày thì bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 -30 ml.

Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, tăng tinh, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng phiền táo mất ngủ, lưng đau gối mỏi, ăn kem, hay hoa mắt chóng mặt...

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn

Meo.vn (Theo Báo Người cao  tuổi)