Lưu trữ cho từ khóa: hạ sốt

Mẹo hay giúp hạ sốt bằng tỏi

Chúng ta thường có thói quen điều trị hạ sốt bằng thuốc, ít ai ngờ rằng những loại gia vị phổ biến trong nhà như tỏi, dầu ô liu lại có công dụng hạ sốt rất hiệu quả mà lại an toàn.

Tỏi được biết đến như một loại gia vị tuyệt vời trong đời sống hàng ngày của con người. Từ lâu con người sử dụng tỏi để chữa một số loại bệnh ho, giảm đau khớp, ngăn chặn sự lão hóa… Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng trị sốt rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.

Mẹo hay giúp hạ sốt bằng tỏi

Bài thuốc trị sốt đơn giản từ tỏi:

Chuẩn bị

- 20gr tỏi sống

- 5ml dầu ô liu

- 1 chiếc bát, 1 chiếc khay nhựa nhỏ

- 1 chiếc thìa, 1 con dao

- 2 tấm gạc hoặc bông y tế

Cách làm

Bước 1: Tỏi bóc vỏ xay nhuyễn để trong khay nhựa

Bước 2: Đổ 5ml dầu ô liu vào khay đựng tỏi

Bước 3: Trộn đều hỗn hợp tỏi và dầu ô liu, sao cho tỏi ngấm đều dầu ô liu.

Bước 4: Cho hỗn hợp vào gạc hoặc bông rồi đắp lên lòng bàn chân trong 1-2 tiếng.

Tiến hành làm 1-2 lần/ ngày, cách nhau khoảng 3-4 tiếng, sốt sẽ giảm nhanh chóng.

Lưu ý:

- Tỏi có thể giảm sốt nhanh chóng là do kích thích cơ thể ra mồ hôi để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

- Có thể thay thế dầu ô liu bằng dầu dừa. Nên dùng gạc sẽ giúp hỗn hợp không bị trào ra ngoài, giúp phát huy hiệu quả nhanh hơn.

- Không nên băng gạc quá kín, nếu sau khi làm mà vẫn chưa giảm sốt có thể để qua đêm hoặc kéo dài thời gian bằng băng gạc.

- Đối với một số người rất dễ bị dị ứng với tỏi, vì vậy, trước khi tiến hành nên thử một phần hỗn hợp lên da tay hoặc chân để đảm bảo không bị dị ứng với các thành phần của hỗn hợp.

Theo Vietgiaitri.com

Phương pháp hạ sốt cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường hay mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, đái tháo đường, Parkinson… nên khi bị sốt nếu không biết xử trí ngay để nhiệt độ tăng quá cao, có thể bị những tai biến do sự thay đổi về thân nhiệt ảnh hưởng đến các bệnh này. Sử dụng các phương pháp hạ nhiệt tại nhà sớm và đúng sẽ giúp người cao tuổi tránh được các tai biến nguy hiểm.

Đối với người cao tuổi khi cơ thể có sự biến động về nhiệt độ thì sự điều nhiệt cũng thay đổi dù với những nguyên nhân thông thường như cảm nhiễm thật nhẹ cũng làm nhiệt độ tăng cao đột ngột có khi ảnh hưởng lên hệ thần kinh.

phuong-phap-ha-sot-cho-nguoi-cao-tuoi

Ở hệ tim mạch, sốt làm tim đập nhanh, mạnh hơn có thể là huyết áp tăng cao hơn, tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể nặng hơn, có thể có rối loạn nhịp tim… Biến chứng tim mạch rất hay xảy ra làm người cao tuổi bị sốt cao đột ngột.

Đối với hệ thần kinh, ở mức độ nhẹ, sốt có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tâm trí suy kém, nếu nặng thì sẽ bị rối loạn ý thức, mê sảng, co giật, tiểu không tự chủ… Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sốt sẽ làm cho ăn kém hơn, chán ăn, nôn ói, đau bụng, lưỡi đắng và đóng bợn trắng… Người già bị sốt cũng có tình trạng nước tiểu ít, nóng, nước tiểu đậm màu, có khi dẫn đến tình trạng tiểu khó, tình trạng thở nhanh, ho, khó thở…

Khi người cao tuổi xuất hiện những triệu chứng như: môi khô, khát nước, thở nhanh, đổ mồ hôi cần cặp nhiệt kế ngay. Sốt nhẹ, khi nhiệt độ từ 37,6 – 37,9ºC, gọi là sốt vừa khi nhiệt độ từ 38 – 38,9ºC, gọi là sốt cao khi nhiệt độ từ 39ºC trở lên.

Nếu có sốt phải hạ nhiệt ngay, không nên để nhiệt độ cao thì mới hạ sốt. Lau mát là phương cách hạ sốt hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém đồng thời mang lại những hiệu quả rất tốt. Không nên đắp chăn, không được mặc nhiều áo hoặc mặc áo ấm vì không những không hạ được sốt mà càng làm cho nhiệt độ trong người tăng cao.

Dùng khăn tay nhúng vào chậu nước lạnh, vắt ráo nước đắp lên những vùng trán, hai bên hố nách… Đây là những nơi đi qua của các mạch máu lớn, nên khi chườm mát những vị trí đó thì việc hạ nhiệt sẽ mau có tác dụng hơn vì thế sốt sẽ mau hạ hơn, thỉnh thoảng cho bệnh nhân nằm nghiêng để lau vùng lưng.

Hạn chế đắp khăn lên vùng ngực hoặc sau lưng vì khi đã hạ được sốt thì người bệnh sẽ dễ bị ho. Thường xuyên trở khăn, khi bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn, trong người bớt bứt rứt thì nên kiểm tra lại nhiệt độ và mỗi lần kiểm tra nên lau khô nhẹ hố nách. Nên để khoảng 10 – 15 phút mới cặp lại nhiệt độ để tránh nhầm lẫn tưởng là sốt đã hạ do khăn lạnh làm giảm nhiệt độ da tại chỗ nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn còn cao.

Việc hạ sốt và dùng thuốc hạ nhiệt chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi nhiệt độ đã hạ nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được khám và được làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân của sốt và được điều trị tốt hơn.

Thạc sĩ Vũ Hồng Anh

Theo Suckhoedoisong.vn

Phương pháp hạ sốt không cần thuốc

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với bình thường (36,50C đến 37,50C). Ngoài dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để giảm nhiệt độ cơ thể.

Thông thường, sốt là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của một căn bệnh nhiễm trùng nào đó và thường kéo dài từ hai đến ba ngày. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác gây sốt như tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục hay chích ngừa…

Nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, bạn cần sử dụng thuốc làm giảm nhiệt độ, hạ cơn sốt. Cần chú ý: tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin cho những người dưới 19 tuổi vì có thể dẫn đến một căn bệnh khá nguy hiểm là hội chứng Reye. Đây là bệnh lý não – gan, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, gồm hai nhóm triệu chứng: hội chứng não cấp và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng (não, thận, tim, nhất là gan) – bệnh rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Trong trường hợp cơ thể chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ tăng không quá 38,30C thì không cần dùng đến thuốc. Vì sốt là phản ứng của các cơ quan miễn dịch nhằm chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không thoải mái, bạn có thể thử các cách dưới đây.

phuong-phap-ha-sot-khong-can-thuoc

Làm dịu cơn sốt

– Tắm nước ấm. Khi đang sốt, nước ấm sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn và làm hạ dần nhiệt độ cơ thể. Đừng cố giảm nhiệt độ nhanh hơn bằng cách tắm nước lạnh. Vì độ lạnh của nước khiến máu đổ dồn về các cơ quan bên trong cơ thể, khiến chúng hiểu lầm cơ thể đang bị lạnh và tìm cách “chống lạnh”. Như vậy, nhiệt độ cơ thể thay vì cần được giảm để hạ sốt lại gia tăng thêm, làm cơn sốt tăng cao hơn.

– Lau mát. Dùng khăn thấm nước để lau những khu vực có nhiệt độ cao như nách, bẹn có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể vì nước sẽ bốc hơi khi gặp nhiệt độ cao.

– Trong trường hợp không thể tắm, hãy dùng những chiếc khăn ẩm đặt lên trán và vùng cổ. Thay khăn thường xuyên, khoảng 3 – 5 phút, sau khi chúng đã hấp thu nhiệt độ của cơ thể.

Trị sốt bằng trà

– Trà yarrow (cỏ thi) là một trong những phương thuốc giúp thông mũi và gây tiết mồ hôi – điều cần thiết nhằm giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Chỉ cần dùng một muỗng canh loại thảo dược này đun sôi với nước trong 10 phút rồi để nguội và uống. Bạn sẽ bắt đầu đổ mồ hôi sau khi uống từ một đến hai ly trà yarrow.

– Cây cơm cháy cũng là một trong những loại thảo dược có công dụng kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi. Chính vì vậy, hoa cơm cháy được xem là phương thuốc chữa trị hiệu quả các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm, cúm như chảy nước mũi hoặc có nhiều đờm. Để làm trà cơm cháy, bạn chỉ cần dùng hai muỗng canh hoa cơm cháy cho vào một ly nước sôi, đậy kín trong 15 phút rồi lọc bỏ xác và uống ba lần mỗi ngày. Dùng trà này cho đến khi tình trạng sốt chấm dứt.

– Một ly trà gừng nóng luôn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang sốt nhẹ vì chúng giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi. Hòa ½ muỗng canh gừng đã băm nguyễn với một ly nước vừa sôi, lọc bỏ xác rồi uống ngay khi đang sốt.

Chữa sốt bằng gia vị

Cho thêm một ít ớt sừng vào các món bạn sẽ ăn khi đang sốt. Capsaicin – một hợp chất có nhiều trong ớt sừng, là thành phần tạo nên độ cay cho ớt, có công dụng kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi và giúp đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu.

phuong-phap-ha-sot-khong-can-thuoc

Mang vớ ướt

Đây là một cách trị sốt khá phổ biến. Trước tiên, bạn phải ngâm chân trong nước nóng để làm chúng ấm lên. Sau đó, ngâm một đôi vớ cotton mỏng trong nước lạnh rồi vắt khô và mang chúng vào chân trước khi đi ngủ. Mang thêm một đôi vớ khô bằng len bên ngoài đôi vớ đã ướt. Tác dụng của vớ ướt là thu hút lượng máu chảy về chân, giúp đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn của máu. Nhờ đó, cơn sốt sẽ dần giảm bớt nhiệt độ.

Ngâm chân trong nước ấm có pha mù tạt cũng là cách giúp máu chảy về bàn chân nhanh hơn. Bạn chỉ cần cho khoảng 2 muỗng canh bột mù tạt vào chậu nước ấm và ngâm chân cho đến khi nước mù tạt nguội đi.

Quấn khăn ẩm

Một phương pháp trị sốt khác là ngâm chiếc khăn tắm to trong nước lạnh rồi dùng chúng để quấn lên người khi nhiệt độ cơ thể đang tăng. Khoa học hiện đại ngày nay không chấp nhận việc làm giảm nhiệt độ cơ thể quá nhanh khi đang sốt. Do đó, nếu muốn áp dụng phương pháp hạ sốt này, bạn nên dùng nước hơi ấm để ngâm khăn thay cho nước lạnh. Dùng thêm một chiếc chăn hoặc khăn tắm khô để khoát bên ngoài tấm chăn ướt rồi nằm yên trong khoảng 15 phút và cởi bỏ khăn ngay khi chúng đã hấp thu bớt lượng nhiệt trong cơ thể.

Bổ sung nước khi sốt

– Khi bị sốt, cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn. Cần uống từ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày trong giai đoạn nhiệt độ cơ thể đang cao. Dấu hiệu để nhận biết cơ thể có đủ nước đó là màu vàng nhạt của nước tiểu. Những loại nước giải khát dành cho hoạt động thể thao cũng rất có ích cho người đang sốt, vì chúng không chỉ bù nước mà còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

– Nước cam hay các loại nước trái cây giàu vitamin C cũng là những lựa chọn tốt vì vitamin C sẽ hỗ trợ hễ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng.

– Nước ép nho để lạnh sẽ cung cấp thêm nước, các dưỡng chất cho cơ thể, lại rất dễ uống.

Theo Phunuonline.com.vn

Biện pháp hạ sốt không cần dùng thuốc cho bà bầu

Sốt cao khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và em bé, những biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hạ sốt an toàn mà không cần dùng thuốc.
Việc đầu tiên cần làm khi chăm sóc bà bầu hạ sốt an toàn là để bà bầu trong môi trường thoáng mát, thay ít y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da.
bien-phap-ha-sot-khong-can-dung-thuoc-cho-ba-bau
Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó cần phải lau mát là tốt nhất.
Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp chăm sóc bà bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe do sức đề kháng ở bà bầu rất yếu.
Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
bien-phap-ha-sot-khong-can-dung-thuoc-cho-ba-bau
Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
Bạn không nên chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, bà bầu nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa.
Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh.
Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Biện pháp hạ sốt không cần dùng thuốc cho bà bầu appeared first on Tin Sức Khỏe.

Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan

Sốt siêu vi trùng hay còn gọi là sốt vi-rút (virus), là bệnh lây qua đường hô hấp. Do tính chất lây lan rất nhanh, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng gây mất dịch, tụt huyết áp – trụy tim mạch, nhiễm khuẩn (bội nhiễm), một số loại vi-rút còn gây viêm não, viêm phổi…

 Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan - Tin tức - Sốt ở trẻ em - Sốt virus ở trẻ em

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 tại Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước xuất hiện bệnh sốt kèm với các triệu chứng khác như: Đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm đường hô hấp trên… với số người mắc bệnh khá cao và ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng bị nhiễm bệnh nhiều nhất vì cơ thể của các em chưa có sức đề kháng cao. Đáng lo ngại, thời gian gần đây số bệnh nhân bị sốt vi-rút trên địa bàn Hà Nội phải nhập viện khá đông và không chỉ có các bệnh nhân nhỏ tuổi mà cả người lớn cũng bị bệnh, cá biệt có gia đình cả nhà đều bị sốt vi-rút.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Ở điều kiện bình thường cũng có những vi-rút ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… , nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại vi-rút thường gây sốt gồm: Myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Vi-rút có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch.

Sốt vi-rút có các triệu chứng nổi bật sau: Thứ nhất, người bệnh bị sốt cao từ 38 đến 39ºC, thậm chí 40 đến 41ºC. Trong cơn sốt, bệnh nhân nhi thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Thứ hai, đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Thứ ba, đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Thứ tư, viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Thứ năm, rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do vi-rút đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Thứ sáu, viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Thứ bảy, phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Thứ tám, viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Thứ chín, người bệnh nôn mửa: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3 đến 5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh. Sốt vi-rút không thực sự nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đến thời điểm hiện nay sốt vi-rút vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh. Các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt, dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/lần. Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5ºC thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Sau đó phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5ºC, đặc biệt là trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài hơn 5 ngày.

Để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân vi-rút, vi khuẩn đang phát triển mạnh các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vi-ta-min từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý… . Nếu có triệu chứng sốt do vi-rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Sốt vi-rút dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường. Đối với các đơn vị quân đội, khi có người sốt vi-rút thì nên tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Ngoài ra, cần tập trung tiêu diệt muỗi, duy trì tốt việc bộ đội ngủ phải mắc màn và tuyên truyền, vận động người dân nơi đơn vị đóng quân ngủ phải mắc màn, phát quang bờ bụi quanh nhà… đây là biện pháp tốt nhất để tránh muỗi đốt./.

Bác sĩ Hòa Bình

Cơ chế gây sốt và cách hạ sốt

Sốt do vi khuẩn và nội độc tố vi khuẩn. Khi sốt nên ưu tiên cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm khăn lạnh lên chỗ có mạch máu lớn đi qua.

Cơ chế gây sốt

Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và nội độc tố vi khuẩn, virut, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh

Khi đó làm cho thân nhiệt bình thường trở nên thấp hơn “mức chuẩn” mới làm người ta có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc, run và co mạch ngoại vi làm da và niêm mạc tái. Đây là triệu chứng khởi đầu của cơn sốt và là cơ chế làm tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt đạt tới “mức chuẩn” mới thì quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng và sốt duy trì thân nhiệt ở mức cao.

Khi nguyên nhân sốt được loại bỏ thì mức “nhiệt chuẩn” trở lại bình thường làm người bệnh lại cảm thấy quá nóng vì thân nhiệt đang ở mức cao. Bệnh nhân bỏ chăn, vã mồ hôi, da ửng đỏ vì giãn mạch, tăng tần số thở, các phản ứng trên làm tăng thải nhiệt và sốt giảm. Như vậy, sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hiện tượng này gây ra đau mỏi cơ và teo cơ bắp do sốt. Sốt làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi gây mất muối, mất nước, nhức đầu, sợ ánh sáng, toàn thân mệt mỏi. Người cao tuổi đang mắc các bệnh tim hoặc não thì sốt là tác động xấu. Trẻ em khi sốt cao trên 40oC dễ bị co giật.

Từ các phân tích trên chúng ta cần có thái độ hợp lý khi xử lý sốt để phát huy được tác dụng tích cực và làm giảm những tác dụng bất lợi của sốt. Khi sốt nhẹ (<38oC) thường ít gây hại, không khó chịu nhiều lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể thì không nên hạ sốt. Khi sốt cao (nhiệt độ nách >39oC) thì cần hạ nhiệt.

co-che-gay-sot-va-cach-ha-sot

Các biện pháp hạ sốt

Có hai biện pháp hạ nhiệt, đó là:

Hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý (nên được ưu tiên sử dụng trước) gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm lạnh bằng đắp khăn thấm nước lạnh lên chỗ có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách, trán, hai bên thái dương, trường hợp đặc biệt có thể tưới nước muối đẳng trương đã để lạnh lên người. Trong trường hợp say nóng nếu thân nhiệt trên 42oC thì ngâm người trong bồn nước mát được coi là một biện pháp cấp cứu.

Phương pháp dùng thuốc hạ sốt, có 5 nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau: nhóm dẫn xuất của acid salicylic (natri salicilat, aspirin), nhóm dẫn xuất của pyrazolon (antipyrin, pyramidon, amidopyrin), nhóm dẫn xuất của anilin (phenacetin, paracetamol), nhóm dẫn xuất của indol (indomethacin).

Nhóm các thuốc khác (antranilic, ketoprofen, ibuprofen…). Các thuốc trên đều có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, trong đó paracetamol, aspirin, amidopyrin hay được sử dụng để hạ sốt. Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý vì không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng nên khi thuốc được thải trừ, sốt sẽ trở lại.

(Theo BV 103)

5 mẹo an toàn giúp bà bầu nhanh hạ sốt

Nếu bị ốm sốt khi có bầu, việc dùng thuốc hạ sốt dưới hình thức nào cũng phải được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Dưới đây là 5 mẹo an toàn giúp bà bầu nhanh hạ sốt:

1. Mặc theo nhiệt độ:

Đừng ủ ấm hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

2. Giữ mát:

Mở cửa sổ, bật điều hòa nhiệt độ hoặc đi ra ngoài. Không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

3. Uống:

Đổ mồ hôi và hơi thở nóng do sốt có thể gây mất nước mà cơ thể chưa kịp bù đắp lượng nước thất thoát. Hãy mang theo một chai nước bên mình và uống từng hớp nhỏ trong cả ngày.

4. Ăn đủ chất:

Sự tăng nhiệt đòi hòi cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng, tức là mất đi nhiều kalo hơn. Nên kết hợp uống với ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng.

5. Tắm nước ấm:

Thả mình trong bồn tắm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng giúp dễ chịu và hạ sốt. Bước tiếp theo là làm mát cơ thể bằng cách chờ cơ thể khô tự nhiên sau khi tắm (không dùng khăn bông lau khô người).

Lưu ý: Nếu không hạ sốt, tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn. Trường hợp đột ngột sốt cao, sốt kèm những triệu chứng bất thường khác cũng cần được đi khám khẩn cấp.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Cách xử trí tại nhà khi bé sốt

Sốt không phải là… ấm ấm, hay ấm người, ấm đầu… vì vậy không được xác định một cách chủ quan theo kiểu lấy tay sờ vào trán hay vào tay của bé. Muốn khẳng định rằng bé sốt, bạn cần phải đo bằng nhiệt kế.

Bé sốt là khi nhiệt độ đo được lớn hơn 37,5oC. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như điện tử, cảm ứng, thủy ngân… được sử dụng ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như trán, tai, hậu môn, miệng, nách… Loại nhiệt kế thủy ngân đo ở nách, hậu môn hoặc dưới lưỡi được xem là cho số đo chính xác nhất.

Thật ra, sốt là một phản xạ giúp bảo vệ cơ thể. Khi bị vi trùng, siêu vi, chất lạ… xâm nhập, cơ thể bé sẽ có khuynh hướng tăng nhiệt độ lên để kích thích các hoạt động “chống giặc” của hệ miễn dịch, đồng thời làm thay đổi môi trường cơ thể khiến cho hoạt động của “kẻ địch” bị chậm lại, yếu hơn. Dù vậy, nếu bé sốt quá cao, vượt quá khả năng điều chỉnh của cơ thể, có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như co giật, sảng, hôn mê… Vì vậy, nếu bé sốt nhẹ 37,5 – 38oC, chưa cần phải hạ sốt cho bé ngay, chỉ can thiệp nếu bé sốt trên 38oC, ngoại trừ trường hợp bé đã có tiền căn bị sốt cao co giật trước đó.


Ảnh: SS

Cách hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất cho bé là tắm nước ấm chứ không dùng nước lạnh hay nước đá. Nhiệt độ của nước ấm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể vài độ để vẫn hạ nhiệt nhưng

Cách hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất cho bé là tắm nước ấm không làm thay đổi nhiệt độ đột ngột trên bề mặt da. Dùng nước ấm khoảng 30 – 35oC, hoặc pha nước ấm như nước tắm, ngâm toàn thân và dùng khăn đắp lên đầu bé. Nếu có máy nước nóng, có thể dùng vòi sen giội liên tục toàn thân cho bé. Cũng có thể dùng khăn thấm nước ấm lau khắp người cho bé, và lau nhiều ở vùng nách, bẹn, cổ… Tuy nhiên, cách làm này thường kém hiệu quả hơn, đồng thời da bé có sự thay đổi nhiệt độ liên tục khi thay khăn mới, cũng tạo nên các kích thích không tốt cho quá trình điều hòa sốt trong cơ thể bé. Thời gian tắm ấm ít nhất 15 – 30 phút, sau đó lau khô người cho bé, mặc quần áo và đo nhiệt độ lại.

Song song với tắm nước ấm, nên cho bé uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ của bé cao hơn 38,5oC. Loại thuốc hạ nhiệt an toàn có thể sử dụng tại nhà ngay không cần kê toa là Acetaminophen (có tên trên thị trường là Acemol, Afferalgan, Vadol, Panadol…). Loại thuốc này có nhiều hàm lượng khác nhau, cần chú ý chọn loại có hàm lượng phù hợp với cân nặng của bé, cứ mỗi kilôgam cân nặng dùng liều 10mg. Cách dùng thuốc tốt nhất là uống qua đường miệng. Thuốc nhét hậu môn chỉ nên dùng khi bé bị co giật hay không uống được do nôn ói nhiều, vì hấp thu kém, chậm hạ sốt và mau hết tác dụng hơn thuốc uống. Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau ít nhất bốn giờ.

Sau khi bé đã hạ sốt, cho bé uống thêm nhiều nước (có thể dùng sữa, nước trái cây…) và tiếp tục theo dõi nhiệt độ, các biểu hiện khác của bé như nôn ói, ho, sổ mũi, vết ban hay bóng nước trên da… Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn nên đưa bé đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt để điều trị tận gốc, nhất là khi bé sốt kèm theo co giật, sốt kéo dài trên ba ngày, sốt tăng dần hoặc ngày càng khó hạ sốt. Đừng xem nhẹ biểu hiện rất thường gặp này, vì các bệnh lý nghiêm trọng nhất ở trẻ em thường cũng bắt đầu bằng dấu hiệu sốt.

(Theo PNO)

 

Mẹ không còn lo nữa

Theo số liệu khảo sát trong tháng 11 vừa qua của báo Gia Đình và Xã Hội, Bộ Y Tế cho thấy 93% phụ nữ rơi vào tình trạng “mất ăn, mất ngủ” khi bé sốt và có đến 95% các mẹ quan tâm đến liều lượng của thuốc giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.

Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock.

Uống bao nhiêu là đủ?

Nhiều người tự ý cho con uống thuốc hạ sốt không đúng liều lượng theo hướng dẫn đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ. Chị Mỹ Nhung chia sẻ: “Khi bé sốt mà mình chưa kịp đưa bé đến bác sĩ vì nhà xa, điều làm mình lo lắng nhất là không biết dùng liều lượng thuốc thế nào để giúp bé hạ sốt nhanh”. Còn chị Thu Uyên, lại có nỗi lo khác: “Qua tìm hiểu mình được biết uống thuốc hạ sốt quá liều cũng có thể gây nguy hiểm nên mỗi lần cho con trai uống thuốc hạ sốt mà lòng nơm nớp lo”.

Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock.

Việc dùng thuốc hạ sốt không đúng liều lượng chẳng những không giúp trẻ hạ sốt mà còn làm trẻ sốt cao hơn. Khi cơn sốt không được hạ, trẻ sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng như quấy khóc, ngủ giật mình, co giật, ngủ li bì và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trẻ sau này. Trong khi đó, việc dùng thuốc hạ sốt quá liều, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan ở trẻ. Ngoài ra, liều lượng thuốc hạ sốt không đúng còn có thể dẫn đến ngộ độc thuốc. Năm 2001 tại Mỹ có đến 59.087 trường hợp ngộ độc thuốc hạ sốt trong đó có 238 trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện.

Trong những trường hợp khẩn cấp chưa thể đưa bé đến bệnh viện, các mẹ có thể cho trẻ dùng những loại thuốc hạ sốt dễ chia liều chính xác với liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể. Khoảng cách giữa mỗi lần cho trẻ uống thuốc là 4 giờ và không dùng quá 5 lần 1 ngày.

Với những loại thuốc dạng sirô có hương trái cây dễ uống, các mẹ có thể dễ dàng chia liều theo thông tin hướng dẫn sử dụng kèm theo chai thuốc. Ngoài ra, trên thị trường hiện này có một số loại thuốc hạ sốt dạng hỗn dịch có kèm dụng cụ chia liều, giúp giảm nỗi lo cho các mẹ trong việc chia liều thuốc.

Sốt bao nhiêu độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

Khi trẻ bắt đầu sốt, các mẹ không nên quá lo lắng mà cho bé uống thuốc hạ sốt ngay. Trước hết các mẹ nên dùng khăn ấm lau trên người bé ở các vị trí dễ thoát nhiệt của cơ thể (nách, háng, trán), để cơ thể hạ sốt và thân nhiệt trở lại ổn định hơn, chú ý không đắp khăn lạnh lên trán bé. Trong thời gian này, các mẹ thường xuyên đo và theo dõi nhiệt độ cơ thể bé. Nếu thân nhiệt trên 3805C, các mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng tỷ lệ với cân nặng của bé ngay.

Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock.

Chị Thanh Xuân chia sẻ ngay tại phòng khám của bệnh viện: “Tôi cũng thường cho con uống thuốc hạ sốt khi bé sốt 3805C. Và theo kinh nghiệm, tôi chọn những loại thuốc dạng siro dễ đo liều lượng và vị ngọt thơm dễ uống. Khi bé ốm, tôi lo nhất là bé uống vào rồi trớ ra vì thuốc đắng. Những lúc như vậy, tôi rất lúng túng chẳng biết cho con uống lại theo liều lượng thế nào. Do vậy, tìm một loại thuốc dễ uống giúp tôi bỏ được nỗi lo ấy”.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Thuốc hạ sốt thường có hiệu quả tốt nhất sau 2 giờ dùng nên các mẹ cần kiên nhẫn, không nên vì quá sốt ruột mà cho bé uống thêm thuốc dẫn đến quá liều, gây nên những biến chứng làm tổn hại sức khỏe cho bé.

Cẩn thận với miếng dán lạnh hạ sốt cho trẻ

Nhiều bà mẹ lấy miếng dán lạnh đắp vào trán bé ngay khi thấy trẻ bị sốt. Tuy nhiên, hiện nay, trong việc hạ sốt, các biện pháp chườm lạnh ngày càng ít được sử dụng, đặc biệt với trẻ bị sốt do bệnh về đường hô hấp. Việc dùng miếng dán lạnh trong các trường hợp này có khi mang lại những tác động làm trầm trọng thêm tình hình.

Mỗi lần con ốm, sốt, chị Huyền (Giáp Bát, Hà Nội) gần như phải thức trắng cả đêm lấy khăn ấm lau khắp người, lôi con dậy để uống thuốc hoặc nhét thuốc. Vì thế, nghe mọi người mách mua miếng dán lạnh để hạ sốt cho bé, chị liền ra ngay hiệu thuốc mua hẳn một hộp 12 miếng với giá 80.000 đồng.

“Không ngờ, cu cậu không chịu, cứ đặt miếng dán lên trán là khóc ầm ĩ, lấy tay giật ra. Không còn cách nào khác thế là mình đành xếp xó hộp gần như còn nguyên vẹn. Miếng đó lạnh toát, mình sờ tay vào còn thấy lạnh mới thấy con nó khó chịu thế nào”, chị Huyền chia sẻ.

Chị Lâm, ở Đông Anh, Hà Nội cũng bị một phen hốt hoảng vì dùng miếng dán hạ sốt cho con.

Nhiều trẻ rất sợ khi bị dán miếng dán lạnh lên trán để hạ sốt.

Thấy cô con gái 2 tuổi bị sốt 39, 40 độ C, chị mới bóc một miếng dán hạ sốt dán vào trán cho con. Thế nhưng hơn một giờ sau, chị đo lại thì thấy nhiệt độ vẫn không hạ. Chị lấy mấy miếng nữa dán tiếp vào nách và bẹn nhưng vẫn không ăn thua.

Thế là cả đêm chị phải ngồi trông con, vừa canh giờ để thay miếng dán, vừa lấy nước ấm lau liên tục. Đến 5 giờ sáng thấy con vẫn sốt li bì chị mới vội vàng đưa con đi cấp cứu. Bác sĩ cho uống thuốc hạ sốt thì sau 30 phút nhiệt độ đã hạ.

“Nghĩ trẻ nhỏ hay ốm mà lần nào cũng dùng thuốc để hạ sốt thì không tốt lại sợ nó nhờn thuốc nên mình mới thử dùng miếng dán hạ nhiệt. Ai dè, may mà bé không bị sao”, chị Lâm nói.

Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, miếng dán hạ sốt rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc và được nhiều bà mẹ chuộng dùng vì tiện lợi. Hầu như trẻ nào đến khoa khám cũng đều dán một miếng ở trên.

“Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Với biện pháp đắp lạnh để hạ được sốt thì phải đắp gần như toàn thân. Việc này rất khó thực hiện, nhất là trong mùa lạnh. Trong khi đó Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không sử dụng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ”, tiến sĩ Dũng nói.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

“Quan điểm của riêng tôi là không nên sử dụng các loại khăn lạnh. Thuận lợi là dán được vào, có thể ngay lúc đó trẻ thấy dễ chịu nhưng nếu dán 6-8 giờ thì rất nguy hiểm”, tiến sĩ Dũng nói.
Lý giải điều này, theo tiến sĩ, cơ chế của cơ thể là hạ nhiệt bằng cách thoát nhiệt qua da bằng bốc hơi. Nếu dán một miếng ở trên trán trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mất một khoảng da không trao đổi khí, khó bốc hơi ra bên ngoài làm nhiệt độ không hạ được.

Bên cạnh đó, các thành phần của miếng dán nếu thấm qua da thì rất nguy hiểm, một số trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần trong đó. Chẳng hạn như menthol là tinh dầu bạc hà, có tích kích ứng mạnh. Các bác sĩ không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kính ứng da, đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

“Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp”, tiến sĩ Dũng khuyến cáo.

Để hạ sốt, cha mẹ có thể dùng nước ấm thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt, lau người cho bé. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, quan trọng vẫn phải dùng thuốc, đồng thời để con nằm ở nơi thoáng, bỏ bớt quần áo, tã lót.

Meo.vn (Theo Meyeucon)