Lưu trữ cho từ khóa: hạ mỡ máu

Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tì, thanh nhiệt, giải độc. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch... Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ.

Bài 1 Đậu phụ 300 g, nấm hương 30 g, măng tươi 30 g, rau cải 10 g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng, nấm thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước. Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào. Đun to lửa cho sôi, rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun sôi liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị. Cho rau cải và một chút nước bột đao vào, đảo đều nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn trong ngày

Công dụng: Bổ khí, sinh tân, làm hạ mỡ máu và chống ung thư. Dùng cho người cơ thể suy nhược, tì vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.

 

Ảnh minh họa     (Ảnh ITN)


Bài 2
Đậu phụ 100 g, mộc nhĩ 15 g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và làm sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm. Tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước; cho mộc nhĩ, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn. Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, thích hợp cho người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành.

Bài 3 Đậu phụ 200 g, giá đậu tương 250 g, cải canh 100 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn, đậu phụ xắt thỏi. Phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh, đổ thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi. Tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế thêm gia vị, vặn nhỏ lửa nấu chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Kiện tì ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tư dưỡng thân thử. Thích hợp cho người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tì vị hư yếu.

Bài 4 Cua 500 g, đậu phụ 200 g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã lọc lấy nước cốt, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ. Phi hành và gừng rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Thanh nhiệt, hoạt huyết, thích hợp cho người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 5 Đậu phụ 200 g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100 g, tỏi 25 g, tôm nõn khô 25 g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành miếng, nấm rửa sạch, thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi, vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kĩ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tì ích vị. Thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, các chứng ung thư.

 

Meo.vn (Theo NCT)

Giảm mỡ máu bằng trà dược

Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim... Để làm hạ mỡ máu có thể dùng thuốc (tân dược, đông y...) nhưng để an toàn hơn hãy dùng các thảo dược đơn giản như dùng trà hàng ngày.

Lá sen, sơn tra, vỏ quýt: Lá sen khô 60g, sơn tra 10g, ý dĩ 10g, hoa sinh diệp 15g, vỏ quýt 5g, lá trà 60g. Lấy những thảo dược trên làm thành bột nhỏ, đun sôi nước uống thay trà. Tác dụng: Tỉnh tỳ hóa thấp, giảm béo, dùng với bệnh máu nhiễm mỡ nhức đầu chóng mặt ngực khó thở, mạch căng.

Hà thủ ô, hòe hoa, sơn tra: Trà ô long 3g, hòe hoa 18g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, sơn tra 15g. Lấy hòe hoa, hà thủ ô, vỏ bí đao, sơn tra... 4 vị cho nước vào nấu sắc kỹ ngâm trà ô long, uống thay trà. Tác dụng: Hạ mỡ máu, tăng cường đàn hồi.

a

Mộc nhĩ trắng

Trà lá sen: Lá sen tươi 30g, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cốc sứ, ngâm nước, sau khi ngâm 15 phút có thể uống; Nếu không tươi, có thể lấy khô thay thế 10g, cách làm như trên, uống thay trà. Tác dụng: Hạ cholesterol, dùng với bệnh máu nhiễm mỡ.

Cháo vừng đen, dâu: Vừng đen 60g, dâu 50g, gạo 50g, đường trắng 50g, để riêng rửa sạch, tất cả nghiền nát. Cho nước vào nồi đun sôi cho  đường tan, lại đun cho nước sôi, từ từ cho 3 vị đã nghiền nát vào, nấu thành dạng hồ là được. Tác dụng: Bổ âm thanh nhiệt, hạ mỡ máu.

Mộc nhĩ trắng, sơn tra: Mộc nhĩ trắng 20g, sơn tra 40g, đường trắng 1 thìa. Lấy mộc nhĩ trắng rửa sạch, bỏ tạp chất, cho khoảng 3 bát to nước lạnh, ngâm 1 ngày. Ngâm đến khi mộc nhĩ đã trương nở ra. Nếu vẫn còn tạp chất, loại bỏ đi. Sơn tra thái thành miếng vuông nhỏ. Lấy mộc nhĩ trắng đã ngâm nước cho vào nồi nhỏ, dùng lửa nhỏ từ từ đun 1 giờ, cho sơn tra và đường trắng, đun nửa giờ, đến khi mộc nhĩ nhừ, nước đặc như hồ là được. Mỗi ngày 1 hoặc 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ, làm món điểm tâm hoặc ăn trước khi đi ngủ, 2 ngày ăn hết.

Tác dụng: Bổ âm dưỡng vị, cường tâm, bổ huyết, nhuận phế bồi bổ sức khoẻ, dưỡng huyết mạch, hạ huyết áp, hạ mỡ máu... Có thể làm thực phẩm chức năng cho những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp và mỡ máu cao.

Meo.vn (Theo Bee)

Ðang dùng thuốc hạ mỡ máu, cần tránh thuốc gì?

Sự phối hợp giữa một thuốc hạ mỡ máu và một thuốc trị bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ rối loạn mỡ máu thường là một nguy cơ đi kèm. Nhưng nếu kết hợp thuốc không cân nhắc thì thuốc hạ mỡ máu có thể bị cản trở chuyển hoá và biến cố là điều không tránh khỏi.

Thuốc nào hay được sử dụng nhất?

Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân từ nhiều nhóm bệnh khác nhau. Mức độ tai hại sẽ là rất lớn khi lượng mỡ xấu quá nhiều. Trong những tình huống đó, người ta phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu.

Cho đến nay có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu khác nhau, bao gồm 4 nhóm chính: nhóm statin, nhóm fibrat, nhóm ức chế axit mật và nhóm nicotinat. Những thuốc này có cơ chế tác dụng khác nhau và do đó hiệu quả cũng khác nhau. Nhưng cuối cùng, mục tiêu đặt ra là phải làm thế nào để ức chế được sự hình thành cũng như tích tụ của các axit béo và cholesterol.

Trong bốn nhóm thuốc trên, thuốc hay được dùng nhất là thuốc thuộc nhóm statin và fibrat vì chúng có những lợi điểm cụ thể trên lâm sàng.

Tuy nhiên có một điều đáng ngại, thuốc statin mặc dù là những thuốc có công hiệu mạnh trên lâm sàng nhưng nó lại là thuốc có nhiều tác dụng phụ nhất. Một trong các tác dụng phụ của thuốc là gây ra viêm gan và các bệnh về cơ. Hậu quả là tế bào cơ của bệnh nhân bị hoại tử hoặc bị thay đổi tính thấm của màng tế bào. Người ta quan sát được trong các trường hợp này là sự gia tăng của enzym CK trong cơ. Cho đến nay, chưa hiểu lý do vì sao những thuốc statin lại có thể gây ra những tác dụng này nhưng có một điều rất thực tế là khi sử dụng thuốc này liều cao kéo dài thì phần nhiều các bệnh nhân sử dụng chúng sẽ lâm vào tình trạng như thế.

Tình huống sử dụng liều cao kéo dài có lẽ ít gặp nhưng sự phối hợp thuốc không cân nhắc thì lại thường gặp hơn.


Hình ảnh cholesterol trong máu.

Những thuốc cần tránh kết hợp

Trong danh mục các thuốc không nên kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu thì đáng chú ý là những thuốc làm thay đổi chu trình phân huỷ của các statin và fibrat. Một trong số các thuốc này được chú ý dưới đây.

Thứ nhất là các thuốc kháng nấm loại azol như ketoconazol, fluconazole.. Những thuốc này không nên dùng chung với statin. Ở đây, các azol là những thuốc kháng nấm công hiệu mạnh.

Tuy nhiên, có một điều chú ý là các azol như fluconazole, itraconazole, ketoconazole lại ức chế men phân huỷ các statin - các men cytochrom P450. Do đó, khi chúng ta dùng chung thuốc statin với thuốc chống nấm thì chẳng khác nào chúng ta làm tích luỹ các thuốc statin trong máu. Mà như một tác dụng phụ đáng ngại, sự tích lũy statin sẽ gây ra bệnh cơ cho người sử dụng.

Thuốc thứ hai là các kháng sinh dòng macrolid. Đây là một dòng kháng sinh “ưa” với các vi khuẩn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý là các kháng sinh macrolid là những chất ức chế enzym Cyt P450 mạnh. Vì thế các macrolid là những thuốc làm chậm chuyển hoá các statin. Sử dụng đồng thời hai loại thuốc là macrolid và statin có thể gây ra sự tích lũy quá mức của statin và gây ra bệnh cơ do thuốc.

Công thức phối hợp thứ ba đáng chú ý là một fibrat như clofibrat với một thuốc lợi tiểu như furosemid. Trong công thức này, clofibrat là một thuốc hạ mỡ máu điển hình còn furosemid là một thuốc lợi tiểu quai. Furosemid có tác dụng gây ra lợi tiểu tốt vì nó ức chế tái hấp thu Na ở quai Henle. Công dụng lợi tiểu của nó là vô cùng mạnh. Mạnh đến mức nó có thể thải toàn bộ nước trong cơ thể ra ngoài. Do vậy mà nó là một thuốc ưa dùng trong điều trị bệnh cầu thận hay các bệnh suy tim.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc lợi tiểu có thể phải được cân nhắc lại so với những hậu quả mà nó có thể gây ra khi được phối hợp với clofibrat. Lúc này, tình trạng lợi tiểu quá mức có thể xảy ra và khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi. Cơ chế là do clofibrate ức chế cạnh tranh với các furosemid trong máu và đẩy các thuốc này ra khỏi phức hợp protein - thuốc. Furosemid được giải phóng ra quá nhiều và gây ra lợi tiểu đến trầm trọng, ngoài tầm kiểm soát. Sự lợi tiểu quá nhiều theo cơ chế thải muối gây ra hai tai biến: cơ thể mất nước quá mức và rối loạn muối nước nghiêm trọng. Người bệnh sẽ rất mệt mỏi và tình hình bệnh gốc như trở nên nặng nề hơn. Nếu ở một mức độ nào đó có thể chúng ta sẽ phải xử trí khẩn trương nếu không sẽ gây ra thiếu hụt khối lượng tuần hoàn.

Công thức thứ tư cũng cần chú ý là sử dụng đồng thời một nhóm hạ mỡ máu loại statin và một nhóm khác là fibrat. Vì cơ chế của hai thuốc là khác nhau nên có thể sử dụng kết hợp để tăng cường tác dụng. Nhưng nhiều khi chúng ta phải cân nhắc nguy cơ khi công thức statin + fibrat có thể gây ra bệnh cơ không mong muốn cho bệnh nhân. Cơ chế được giải thích là do fibrat làm ức chế chu trình glucuronid, một chu trình chuyển hoá của statin nên sẽ làm cho thuốc này chậm bị phân huỷ trong cơ thể. Lẽ ra chỉ cần sau 3 ngày là các statin sẽ không còn tác dụng nữa nhưng sự phối hợp của công thức này đã làm tích lũy statin lên gấp đôi và hậu quả là gây ra bệnh do statin.            

BS. Hưng Phúc

Meo.vn (Theo SKĐS)

Những loại thuốc làm hỏng ‘chuyện ấy’

Có hơn 100 loại thuốc hoặc nhóm thuốc được ghi nhận có liên quan với các rối loạn chức năng tình dục, 25% các trường hợp rối loạn chức năng cương ở nam giới có nguyên nhân do thuốc.

Các thuốc chống trầm cảm

Mặc dù bản thân bệnh trầm cảm cũng có thể gây ra mất hứng thú và ham muốn tình dục, nhưng thuốc chống trầm cảm cũng được chứng minh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm khả năng tình dục ở các bệnh nhân trầm cảm.

Nguy cơ rõ rệt nhất khi sử dụng nhóm thuốc này là gây suy giảm khả năng tình dục, gây ra chứng cương dương vật kéo dài ở người sử dụng hoặc có thể gây bất lực trong một số trường hợp.

Các thuốc an thần

Giảm hưng phấn và ham muốn tình dục là tác dụng phụ rất phổ biến với các thuốc an thần, với tỷ lệ gặp lên tới 25%. Ngoài ra, một số loại thuốc an thần còn được ghi nhận có thể gây rối loạn khả năng cương và phóng tinh ở 23 - 57% số người sử dụng. Chứng cương dương vật kéo dài cũng được ghi nhận với hầu hết các thuốc an thần.

Thuốc hạ huyết áp

Hầu hết các nhóm thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp đều có thể gây bất lực ở các mức độ khác nhau do có tác dụng trực tiếp trên hệ thống mạch máu và làm giảm áp lực máu tại cơ quan sinh dục.

Suy giảm khả năng tình dục do các thuốc lợi niệu tương đối ít gặp, chỉ khoảng 5% số người sử dụng. Các biểu hiện có thể gặp là bất lực, rối loạn khả năng phóng tinh và giảm hưng phấn. Các tác nhân hủy giao cảm trung tâm như a-methyldopa, clonidine và guanfacin gây suy giảm khả năng tình dục ở khoảng 20 - 80% số người sử dụng.

Các thuốc tim mạch

Có thể gây rối loạn chức năng cương và hội chứng vú to ở khoảng 1/3 số nam giới dùng thuốc, một loại thuốc chống loạn nhịp tim cũng được ghi nhận có thể gây rối loạn chức năng cương.

Ngoài các thuốc trên, các nhóm thuốc hạ mỡ máu statin and fibrate đều được chứng minh có thể gây giảm khả năng cương cũng như ham muốn tình dục ở nam giới.

Thuốc tiêu hóa

Các loại thuốc ức chế tiết dịch vị đều được ghi nhận có thể gây ra bất lực và biểu hiện đau khi xuất tinh. Một vài loại thuốc chống nôn cũng có thể gây giảm hứng thú tình dục và rối loạn chức năng cương ở nam giới do làm tăng nồng độ prolactin trong máu.

Bên cạnh đó, hầu hết các thuốc chống co giật đều dẫn đến các rối loạn chức năng tình dục.

Theo ĐO

Giảm béo bằng… hoa!

Y học cổ truyền có một số bài thuốc độc đáo giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì bằng các loài hoa quanh nhà, quanh vườn, chẳng hạn như hoa cúc, hoa hồng, hoa nhài, hoa chanh...

 

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới  

Hoa hồng, hoa nhài, hoa chanh (có thể dùng hoa cam, hoa quýt, hoa quất thay thế), lá sen, xuyên khung mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày một thang. Cũng có thể hãm uống thay trà. Rất thích hợp cho những người béo phì có rối loạn lipid máu.

Cúc hoa 6g, sơn tra 15g, thảo quyết minh (sao thơm) 15g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này đặc biệt tốt cho những phụ nữ béo phì kèm theo các triệu chứng: ngực sườn đầy tức, bụng chướng, kinh nguyệt không đều, có thể bế kinh, ngủ kém hay mê mộng, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn...

Kim ngân hoa, cúc hoa, sơn tra mỗi vị 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này đặc biệt tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt thấp trở, biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nặng đầu, tay chân buồn mỏi, chóng đói, miệng khát, thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.

Hoa tam thất, sơn tra, hoa hồng mỗi vị 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người thừa cân và béo phì kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hay hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Súp lơ 350g, tôm nõn (đã chín) 25g, gừng tươi thái chỉ, muối, gia vị, mì chính, giấm gạo và dầu thực vật vừa đủ. Súp lơ rửa sạch thái miếng, chần qua nước sôi, để ráo nước rồi đem trộn với tôm nõn, muối, mì chính, giấm chua thành dạng dưa góp, sau chừng nửa giờ là ăn được. Khi ăn cho thêm một chút dầu thực vật lên trên. Công dụng: Tư âm dưỡng huyết, hạ mỡ máu và giảm béo phì.

Hoa tam thất, hòe hoa, cúc hoa mỗi vị 10g. Ba loại hoa đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này dùng rất tốt cho những người bị thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, dễ cáu giận, thích uống nước mát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.

Dã cúc hoa 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này dùng rất tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp.

Hoa sơn tra, lá sơn tra mỗi vị 6g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống thừa cân và béo phì.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Những loại thuốc là “kẻ thù” của sex

Theo các nghiên cứu thì có hơn 100 loại thuốc có liên quan tới các rối loạn chức năng tình dục. 25% các trường hợp rối loạn chức năng cương ở nam giới có nguyên nhân do thuốc.

Các thuốc chống trầm cảm

Mặc dù bản thân bệnh trầm cảm cũng có thể gây ra mất hứng thú và ham muốn tình dục, nhưng thuốc chống trầm cảm cũng được chứng minh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm khả năng tình dục ở các bệnh nhân trầm cảm.

Nguy cơ rõ rệt nhất khi sử dụng nhóm thuốc này là gây suy giảm khả năng tình dục, gây ra chứng cương dương vật kéo dài ở người sử dụng hoặc có thể gây bất lực trong một số trường hợp.

Các thuốc an thần

Giảm hưng phấn và ham muốn tình dục là tác dụng phụ rất phổ biến với các thuốc an thần, với tỷ lệ gặp lên tới 25%. Ngoài ra, một số loại thuốc an thần còn được ghi nhận có thể gây rối loạn khả năng cương và phóng tinh ở  23 - 57% số người sử dụng.

Chứng cương dương vật kéo dài cũng được ghi nhận với hầu hết các thuốc an thần.

Thuốc hạ huyết áp

Hầu hết các nhóm thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp đều có thể gây bất lực ở các mức độ khác nhau do có tác dụng trực tiếp trên hệ thống mạch máu và làm giảm áp lực máu tại cơ quan sinh dục.

Suy giảm khả năng tình dục do các thuốc lợi niệu tương đối ít gặp, chỉ khoảng 5% số người sử dụng. Các biểu hiện có thể gặp là bất lực, rối loạn khả năng phóng tinh và giảm hưng phấn.

Các tác nhân hủy giao cảm trung tâm như a-methyldopa, clonidine và guanfacin gây suy giảm khả năng tình dục ở khoảng 20 – 80% số người sử dụng.

Các thuốc tim mạch

Có thể gây rối loạn chức năng cương và hội chứng vú to ở khoảng 1/3 số nam giới dùng thuốc, một loại thuốc chống loạn nhịp tim cũng được ghi nhận có thể gây rối loạn chức năng cương.

Ngoài các thuốc trên, các nhóm thuốc hạ mỡ máu statin and fibrate đều được chứng minh có thể gây giảm khả năng cương cũng như ham muốn tình dục ở nam giới.

Thuốc tiêu hóa

Các loại thuốc ức chế tiết dịch vị đều được ghi nhận có thể gây ra bất lực và biểu hiện đau khi xuất tinh. Một vài loại thuốc chống nôn cũng có thể gây giảm hứng thú tình dục và rối loạn chức năng cương ở nam giới do làm tăng nồng độ  prolactin trong máu.

Bên cạnh đó, hầu hết các thuốc chống co giật đều dẫn đến các rối loạn chức năng tình dục.