Lưu trữ cho từ khóa: Hạ khô thảo

Chữa bệnh quai bị tại nhà

Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.

Điều trị bằng thuốc Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.


Lương y - TS. Nguyễn Hữu Khai

Meo.vn (Theo TPO)

Các bài thuốc bí truyền chữa cao huyết áp

Có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp bằng món cháo rau cần: rau cần tươi (cả rễ) 50 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu cháo với 60 g gạo tẻ. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng và bữa tối. Ăn liền 7 ngày.

Một số bài thuốc khác:

n định huyết áp: Ngô thù du tán bột mịn, mỗi lần dùng 30 g trộn với giấm ăn thành bột sền sệt; trước khi đi ngủ đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền ở hai bàn chân, dùng băng gạc cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Đắp dán thuốc liên tục 3-5 lần thì huyết áp ổn định.

Trị bệnh tăng huyết áp: Đào nhân 12 g, hạnh nhân 12 g, chi tử 12 g, hồ tiêu 4g, gạo nếp 14 hạt, lòng trắng trứng gà 1/3 trứng. Đem giã nát 5 vị thuốc, trộn 1/3 lòng trắng trứng vào cho đều, đắp dán thuốc vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng gạc băng cố định lại, sáng hôm sau bỏ thuốc ra. Đắp dán 6 đêm liền. Nếu thấy da ở chỗ đắp dán thuốc có màu tím tái thì cũng đừng lo ngại.

Cách ngâm rửa chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 30 g, câu đằng 20 g, tăng diệp 20 g, cúc hoa 20 g. Nấu các vị trên với 2 lít nước sôi 15 phút. Để nước thuốc còn nóng 30-50 độ C, đổ vào thau. Ngâm 2 chân vào, đồng thời không ngừng vò kỹ 2 bàn chân vào nhau khoảng 30 phút. Ngày 1 lần.

Cháo thuốc: Mộc nhĩ đen ngâm nở, xé thành miếng nhỏ. Táo tàu ngâm qua nước sôi, rửa sạch thái nhỏ, bỏ hạt, cho ít đường vào trộn ngâm 20 phút. Mộc nhĩ đen và gạo tẻ nấu thành cháo xong cho táo tàu và nước đường vào nấu thêm 10 phút, ăn vào bữa điểm tâm và bữa tối.

Trà thuốc: Rau ngót 90%, chè xanh 10%, tán bột thô. Mỗi ngày dùng 50 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày. Thuốc có công dụng tiêu mỡ thừa, hạ áp. Hoặc:

- Sơn tra 80%, lá sen 20%, tán bột thô, ngày dùng 30 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, dùng cho người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp.

- Hoa cúc 40%, hoa hoè 30%, chè xanh 30%, tán bột thô. Ngày dùng 30 g, hãm với một lít nước sôi, công dụng mát huyết, hạ áp, dành cho người xơ mỡ động mạch, huyết áp tăng.

- Chi tử 50%, chè xanh 50%, tán bột thô, ngày dùng 60 g, hãm với 1 lít nước sôi, có công dụng mát huyết, hạ áp; chữa cao huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Cúc hoa 6 g, hoa hoè 6 g, chè xanh 6 g, long đởm thảo 10 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ áp, giảm cholesterol huyết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Ẩm thực ngày ‘đèn đỏ’

Đối với một số chị em, những ngày 'đến tháng' (hành kinh) là ngày 'đen tối', đau bụng, đau ngực, tay chân cảm giác như sắp rụng rời... khiến hiệu quả của công việc trong những ngày đó bị ảnh hưởng. Làm thế nào để hạn chế sự chán nản này? Những món ăn dưới đây sẽ giúp các bạn bớt khó chịu

Cháo ý dĩ, ngải cứu: Ngải cứu tươi 20g, ý dĩ 40g, độc hoạt 15g, gạo tám thơm 70g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm với nước trên thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín là được. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng kinh, kinh thưa, ít, đau mỏi cơ thể khi bị hành kinh. Ngải cứu chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; ý dĩ chữa phù thũng kiết ly; độc hoạt thông kinh có thể chữa các chứng đau mỏi lưng, chân tay đau nhức.

Đậu xanh nấu với đường trắng: Đậu xanh đã bỏ vỏ 150g, đường trắng và nước đủ dùng. Nấu nhừ đậu xanh rồi cho đường trắng vào đánh kỹ. Nên ăn trước khi bị hành kinh 3 ngày và ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này có công dụng giải nhiệt, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt. Đậu xanh vị ngọt, tính bình có thể chữa say nắng, tiêu chảy, mụn nhọt. Đường trắng nhuận phổi, trừ ho.

Canh thịt lợn và hạ khô thảo: Thịt thăn lợn 60g, hạ khô thảo 15g, nước đủ dùng. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng, cho cùng với hạ khô thảo, nước vào nồi nấu chín mềm, nêm gia vị, dùng nóng. Ăn cả nước và cái. Nên ăn trước mỗi kỳ kinh, ăn liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món ăn này có công dụng giảm đau nhức mỗi khi hành kinh. Thịt lợn bổ trung ích, chữa bệnh khí huyết hư tổn, người gầy yếu, tiêu khát. Hạ khô thảo làm mát gan, chữa các bệnh do gan nóng gây nên, chóng mặt.

Theo BS. Cẩm Nga (SK&ĐS)

Bướu cổ

A- Đại Cương

Bướu cổ đơn thuần là một bệnh to tuyến giáp thường do thiếu iot, hay gặp ở một số vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương, nữ mắc bệnh nhiều. Có khi là bướu cổ tán phát. Trong một số trường hợp, bướu cổ là phản ứng của tuyến giáp đối với sự mất cân bằng của nội tiết tuyến giáp.

Bướu cổ đơn thuần thường chia làm 2 loại: địa phương tính (tập trung ở một số vùng nhiều người mắc) và tản phát tính (nơi nào cũng có người mắc, thường gặp nhiều ở lứa tuổỉ trưởng thành, lúc có thai, cho con bú và thời kỳ tắt kinh.

Bướu cổ đơn thuần thuộc chứng 'Anh' trong y học cổ truyền. Y văn cổ Trung Quốc trên 300 năm trước công nguyên đã có ghi về bệnh này như sách 'Trửu Hậu Phương' đầu tiên đã ghi dùng Hải tảo (có iốt) để trị chứng ‘Anh’. Sách 'Ngoại Đài Bí Yếu' đời Đường ghi 36 bài thuốc trị chứng 'Anh' trong đó 27 bài gồm các vị thuốc có chất iốt.

B- Nguyên Nhân Bệnh Lý Theo Y Học Cổ Truyền

+ Bướu cổ địa phương: Do thiếu iốt. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém... nên tuy cùng sống một địa phương mà cũng chỉ một số mắc bệnh (mặc dù qua kiểm tra tất cả người dân trong vùng đều có tuyến giáp khát iốt (gắn iốt phóng xạ tăng).

+ Bướu cổ tán phát: gặp ở nữ nhiều hơn. Nhiều học giả cho là do phản ứng của tuyến giáp, hoặc bài tiết không đủ, hoặc do nhu cầu tăng, nội tiết tuyến giáp không dủ, tuyến làm việc tăng (phản ứng bù trừ) làm cho tổ chức tuyến tăng sinh phì đại. Những yếu tố có liên quan:

* Dị hình bẩm sinh nội tiết: hấp thụ các yếu tố kháng giáp có trong thức ăn hoặc do thuốc. Thường kèm với suy giáp kéo dài hoặc thoáng qua.

* Tăng nhu cầu nội tiết giáp: tuổi dậy thì, có thai, tắt kinh. Cũng có trường hợp chưa rõ nguyên nhân. Y học cổ truyền cho rằng bệnh ANH phát sinh là do liên quan với đất nước nơi ăn ở và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: 'Vùng núi đất đen có nguồn nước chảy ra không thể sống lâu ở đó, ăn uống nước đó dễ mắc bệnh 'anh'.

Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ cũng ghi: 'Người vùng Trường An... uống nước cát dễ mắc bệnh anh'.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi về tình chí có liên quan đến bệnh như sau: 'Bệnh 'anh' là do lo lắng nhiều, khí kết mà sinh ra'..

Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp, khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thướng can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hổ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết, mà 2 mạch Xung, Nhâm liên hệ nhiều với kinh can, do đó, phụ nữ có kinh, thai nghén cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

C- Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.

Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:

Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.

Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.

Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.

Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.

Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

D- Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên đã mô tả).

- Xét nghiệm: Chuyển hóa cơ bản bình thường, iốt - protein trong huyết tương bình thường. Tỷ suất gắn iốt phóng xạ rất tăng trong bướu giáp địa phương tính nhưng gần như bình thường trong bướu giáp tản phát.

Khi thấy bướu cứng không đau có nhân, cần cảnh giác ung thư, nên làm giáp đồ bằng phóng xạ và làm sinh thiết.

E- Điều trị

Biện chứng luận trị theo YHCT:

Thường điều trị theo 2 thể bệnh sau:

l) Thể khí trệ:

Chứng: Bướu cổ to thường tăng lên lúc tức giận, lúc có kinh hoặc có thai. Bụng đầy sườn đau, bụng dưới đau, rêu mỏng, mạch Huyền.

Phép trị: Lý khí, giải uất.

- Bài thuốc: Tứ Hải Thư Uất Hoàn thêm Hương phụ, Uất kim (Hải cáp phấn 8g, Hải đới 30g, Hải tảo 30g, Hải phiêu tiêu, Côn bố đều 20g - 30g, Trần bì 8g, Mộc hương, Hương phụ, Uất kim đều 12g.

Trường hợp khí uất hóa hỏa, ngườỉ phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, nhiều mồ hôi, tay run: thêm Đơn bì, Sơn chi, Liên tử tâm, Hoàng liên, Hạ khô thảo, Long đởm thảo.

2) Thể đàm thấp

Chứng: Bướu cổ to, chân tay mệt mỏi, buồn ngủ, ngực tức, kém ăn, bụng đầy, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, mạch Hoạt.

Phép trị: Hóa đàm, nhuyễn kiên, kiện tỳ, trừ thấp.

Bài thuốc: Lục Quân Tử Thang Hợp Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm (Hải tảo, Hải đới, Côn bố đều 30g, Trần bì, Bán hạ, Xuyên khung đều 8g, Đương qui, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Triết Bối mẫu đều 12g, Cam thảo 4g).

Gia giảm: Chân tay lạnh, sợ lạnh thêm Nhục quế 3 - 4g, Phụ tử (chế) 6 - 10g, bướu to có cục gia Đơn sâm 12g, Hương phụ (chế) 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g.

2. Một Số Bài Thuốc Đơn Giản.

l) Hải đới 100g, sắc uống mỗi ngày ăn luôn bã.

2) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hòan, mỗi lần uống 10 - 20g ngậm nuốt, sau bữa cơm tối. Có thể dùng lâu dài.

3) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nbau, Thanh bì lượng l/3 của Côn bố, sao vàng tán bột làm hòan. Mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn tối. Uống lâu dài.

4) Uất kim, Đơn sâm, Hải tảo đều 15g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể cho đường uống thường xuyên, liên tục trong 3 - 4 tuần. Dùng cho thể khí huyết ứ trệ.5) Hải đới 60g, Đậu xanh 150g. Nấu chín, cho đường ăn hàng ngày.

6) Côn bố, Hải tảo, Đậu nành 150 - 200g.

Nấụ chín hoặc thêm đường để ăn thường xuyên.

7) Hạt khô thảo 30g, Hải tảo 60g, sắc uống.

8) Triết Bối mẫu, Hảỉ tảo, Mẫu lệ đều 12g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Uống trước khi ăn với rượu trắng.

9) Bạch thược 15g, Huyền sâm 9g, Hạ khô thảo 30g, Hải phù thạch 30g, Hương phụ (chế) 12g, Bạch giới tử 12g. Sắc uống. Thêm Cương tàm 12g, Trạch tả 15g, Thất diệp nhất chi hoa 20g, kết quả càng tốt.

10) Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Bạch tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn cho mật làm hoàn IOg.

Mỗi ngày uống 2 - 3 hoàn với nước sôi nguội.

11) Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g. Sắc uống.

12) Lá Sinh địa (Sinh đia diệp), Hạ khô thảo 30g, Sơn tra 20g, sắc uống.

4. Điều trị bằng châm cứu

1) THỂ CHÂM

Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trrị Liệu Học’:

a- Âm hư hỏa vượng

Chẩn đoán yếu điểm: Cơ thể gầy ốm, ăn nhiều, mất ngủ, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế Sác.

Phép trị: Tư âm, giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.

Phương huyệt: Nhu hội, Khí xá, Gian sử, Thái xung, Thái khê. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 15 ngày là 1 liệu trình.

- GT: Nhu hội là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương với mạch Dương duy, để tuyên thông khí của tam tiêu, sơ đạo ứ trệ; Phối hợp với huyệt Khí xá của kinh dương minh để tiêu ứ trệ tại vùng bướu; Gian sử thuộc kinh Tâm bào, chuyên trị hồi hộp, phiền nhiệt; Thái xung giáng can hỏa; Thái khê tư thận âm, để tư âm giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.

- GG:

+ Mắt lồi: thêm Thiên trụ, Phong trì.

+ Mất ngủ: thêm Đởm du, Tâm du.

+ Sốt về chiều: thêm Đại chùy, Lao cung.

+ Mồ hôi trộm: thêm Âm khích, Hậu khê.

+ Cơ thể gầy ốm: thêm Tam âm giao, Túc tam lý.

b- Khí và Âm đều hư

- Phép trị: ích khí, dưỡng âm, tán kết, tiêu anh.

Phương huyệt: Hợp cốc, Thiên đỉnh, Thiên đột, Quan nguyên, Chiếu hải. Châm bổ. Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 20 lần là 1 liệu trình.

- GT: Vùng cổ liên hệ với kinh thủ, túc dương minh (Đại trường, Vị) vì vậy, dùng huyệt Thiên đỉnh, Thiên đột hợp với Hợp cốc để sơ thông kinh lạc, tán kết, tiêu anh; Quan nguyên bổ ích nguyên khí; Chiếu hải tư dưỡng thận âm, để ích khí, dưỡng âm.

- GG:

+ Hồi hộp: thêm Nội quan, Thần môn.

+ Tiêu lỏng: thêm Thiên xu, Công tôn, Tỳ du.

Sách ‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’:

1- Huyệt vị: A thị huyệt là huyệt chính. Có hai nhóm huyệt phối hợp.

Nhóm một: Thiên đột (XIV.22), Kiên tỉnh (XI.21), Hợp cốc (II.4).

Nhóm hai: Khí xá( III. 11), Thiên tĩnh (X. 10), Túc tam Lý (III.36).

Mỗi nhóm được sử dụng luân phiên trong mỗi liệu trình 7 ngày.

2- Tiến trình: Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi ngả ra sau. Châm khối bướu từ 3 - 5 lần. Độ sâu khi châm tùy theo kích thước của khối bướu.Trong những trường hợp thông thường, có thể châm kim thẳng từ đỉnh bướu xuống đến trung tâm bướu hoặc châm kim xuyên qua tổ chức dưới da từ bờ bên này qua bờ bên kia khối bướu.

Hướng châm, độ sâu và thao tác châm được áp dụng cho các huyệt như sau:

- Thiên đột: châm hướng xuống góc 45o, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Khí xá: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Kiên tỉnh: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0.5 thốn, vê kim. Hợp cốc: châm thẳng góc, sâu 1 - 1,5 thốn, vê và cọ kim. Thiên tỉnh: châm hướng nghiêng góc 30o sâu 0,5 - 1 thốn, nâng, đẩy và vê kim.

Lưu kim 30 - 60 phút, 10 - 20 phút kích thích 1 lần. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ hai ngày lại tiếp tục.

2. NHĨ CHÂM

Nội tiết, Dưới vỏ não, Tuyến giáp. Phương pháp châm: dùng hào châm hoặc nhĩ hoàn gài kim, mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt. Dùng hào châm châm cách nhật, 30 lần châm là một liệu trình. Gài nhĩ hoàn thì 3 ngày liên tục dặn bệnh nhân tự ấn huyệt ngày 3 lần, sau khi lấy kim, thay kim gài huyệt khác, 10 lần gài kim là một liệu trình.

Y ÁN BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN

(Trích trong ‘‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền).

Bệnh nhân Lưu, nam, 49 tuổi, cán bộ, nhập điều trị ngoại trú ngày 23/6/1977.

Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì cổ bị cấn và khó thở.

Thăm khám: Tim phổi bình thường, ăn uống tốt. Tuyến giáp lớn bờ có ranh giới rõ, nhưng mặt đáy không rõ và chỉ hơi di động. Khối u mềm và di động khi nuốt. Huyết áp 140/90 mmhg. Thân nhiệt 36,6oC. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.

Chẩn đoán là bướu giáp đơn thuần. Châm các A thị huyệt, Thiên đột, Kiên tỉnh và Hợp cốc theo phương pháp trên, lưu kim trong 30 phút, thao tác kim mỗi 10 phút.

Phương huyệt được thực hiện ngày một lần. Bảy ngày là một liệu trình với một khoảng nghỉ 2 ngày.

Khối u hơi nhỏ sau liệu trình thứ nhất. Hô hấp cũng trở nên bình thường.

Khối bướu giảm kích thước còn một nửa sau liệu trình thứ hai khi vẫn duy trì châm A thị huyệt, Khí xá, Thiên tỉnh và Túc tam lý với kỹ thuật thao tác và độ sâu như đã nói ở trên. Liệu trình thứ ba thực hiện như liệu trình thứ nhất và bệnh được chữa khỏi từ đó. Không thấy biểu hiện gì bất thường sau nửa năm.

(YKHOANET)Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ung thư dạ dày – Bệnh học thực hành

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.

Triệu Chứng

Triệu chứng thường thấy:

a. Đau dạ dày: Phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.

b. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh.

c. Buồn nôn và nôn: nôn do tâm vị tắc (khối u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi thối.

d. Chảy máu: thời kỳ mới đầu đã có thể có chảy máu, tiêu phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín.

e. Các triệu chứng khác như táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ ké o dài. Thời kỳ cuối, bệnh di căn tùy theo vị trí và mức độ mà triệu chứng khác nhau như kèm theo thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc...

Khám thể trạng:

. Cơ thể gầy nhanh và cuối kỳ là da bọc xương, người nóng, da khô.

. Khối u sờ thấy ở vụng thượng vị, cứng chắc có nổi cục, di động theo nhịp thở.

. Di căn nhiều ở hạch lâm ba thượng đòn trái, kế đến là hạch dưới nách, vùng hố chậu, phúc mạc và gan. Có khi cũng di căn đến hạch lâm ba phổi.

. Viêm phúc mạc thường là cuối kỳ có khi gặp. Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, các học giả y học cổ truyền cho rằng bệnh thuộc phạm trù chứng ‘phản vị’, và ‘ế cách’.

Chẩn Đoán: chủ yếu dựa vào:

+ Bệnh nhân trên 30 tuổi, đau hoặc cảm giác thường xuyên vùng bụng trên đầy, đau ngày càng nặng hơn và không có giờ giấc rõ ràng, ấn bụng đau.

+ Tuy không đau bụng nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu phân đen, chán ăn, mệt mỏi, giảm huyết sắc tố hoặc nhiều lần xuất huyết, đau liên tục, thường là dấu hiệu ung thư bao tử.

+ Có tiền sử đau bao tử, kiểm tra phát hiện di căn vào phổi, gan, hạch lâm ba thượng đòn to hoặc thành trước trực trằng sờ thấy khối u có thể xác định.

+ Phân tích dịch vị: độ acid thấp (dưới 30o). nếu chích Histamin mà độ acid vẫn thấp, có nhiều khả năng là ung thư. Kiểm tra tế bào dịch vị phát hiện tế bào ung thư, có thể chẩn đoán xác định.

+ Kiểm tra phân bệnh nhân chế độ ăn có kiểm soát, nếu có máu liên tục dương tính, có giá trị chẩn đoán.

Chụp X Quang dạ dày: vết loét to trên 2, 5cm, hình dạng không đều, hình vành trăng khuyết, quanh bờ loét nếp nhăn niêm mạc không đều hoặc mất, bên cánh bờ dạ dày xơ cứng, không có nhu động, thường gặp vào thời kỳ cuối bệnh ung thư.

Soi dạ dày trực tiếp quan sát hình thái niêm mạc dạ dày, chụp và lấy tổ chức làm sinh thiết giúp cho chẩn đoán bệnh sớm.

Điều Trị

Trường hợp xác định bệnh sớm, giải phẫu là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc YHCT có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90%.

Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc YHCT. Nếu không có điều kiện giải phẫu, dùng YHCT là chủ yếu, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.

Theo YHCT trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Can Vị Bất Hòa: Vùng thượng vị đầy, đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống, giáng nghịch. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Tuyền Phúc Đại Gỉa Thang gia giảm: Sài hồ 12g, Bạch thược 20g, Bạch truật 12g, Đương quy 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ (chế gừng) 8g, Chỉ xác, Hậu phá, Trầm hương (tán bột) l,5g hòa thuốc, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giả thạch 12g. Sắc uống.

+ Tỳ Vị Hư Hà: Bụng đau âm ỉ, ấn vào hoặc chườm nóng thì giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, bệu, có dấu răng, mạch Trầm Huyền Nhược.

Điều trị: Ích khí, ôn trung. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang, Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm: Hoàng kỳ (chích) 20 - 30g, Quế chi 6g, Bạch thược 16g, Đảng sâm 12g, Hồng sâm 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Đại táo 12g, Can khương 8- 12g.

+ Vị Âm Hư: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch Tế Sác.

Điều trị: Thanh dưỡng vị âm. Dùng bài Mạch Môn Đông Thang, Nhất Quán Tiễn gia giảm: Nam, Bắc sa sâm đều 12g, Tây dương sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thạch hộc, đều 12g, Khương Bán hạ 8g, Sinh Tỳ bà diệp 12g, Ma nhân 10g sắc uống.

+ Huyết Ứ: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm, vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc có vết ban ứ huyết, mạch Trầm Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật hợp Thất Tiếu Tán gia giảm: Đương quy 20g, sâm Tam thất (bột hòa uống) 4g, Đơn sâm 12g, Bạch thược 20g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Xích thưóc 12g, Chỉxác 8g, Bồ hoàng và Ngũ linh chi, lượng bằng nhau, chế thành bột mịn 6-8g, trộn nước thuốc uống.

Trường hợp chảy máu cần thêm thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần để cầm máu.

+ Khí Huyết Đều Hư: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.

Điều trị: Ích khí, bổ huyết. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, Chích thảo 4-6g, Đương quy 20g, Thục địa 20g, A giao 8g, hòa uống, Hà thủ ô trắng 20g, Chích thảo 4g.

Tỳ thận dương hư thêm Nhục quế 6g, Chế phụ tử 6g, Can khương 6g để ôn tỳ thận. Âm hư nặng thêm Nữ trinh tử, Sơn thù nhục, Câu kỷ tử. Nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khối u cứng đau không cho sờ vào, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Sáp, dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy điệt, Diên hồ sách để trục ứ, thông lạc, hoạt huyết, chỉ thống. Đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn, đờm rãi, đờm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Hoạt), bỏ Thục địa, A giao, thêm Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bạc tử để hóa đờm, tán kết. Tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch Trầm Tế Huyền thêm Trư linh, Trạch tả, Hắc sửu, Bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niêïu trục thủy.

Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển cuả tế bao ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụïng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là giải phẫu kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đâ có di căn nên phò chính kết hợp) hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo đông dược.

Một Số Bài Thuốc Tăng Sức Cơ Thể

1- Lợi Huyết Thang (Sinh hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ti tử) ngày uống 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của học viện trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, tăng thể trọng...

2- Tỳ Thận Phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của bệnh viện Quảng An Môn thuộ c viện nghiên cứu trung y Bắc kinh, thuốc có tác dụng giảm tác dụng độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễ n dịch.

3- Địa Hoàng Thang: Sinh địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày l thang, 2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc trường đại học y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi...

- Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu dược, Viện nghiên cứu trung y (TQ): thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể.

Thuốc Khu Tà (Ưùc Chế Tế Bào Ung Thư)

Trị Vị Nham (Triết Giang)

. Khương lang, Khương bán hạ, Can thiềm bì (da cóc khô), Hòe mộc căn bì, Bồ công anh, Thạch kiến xuyên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Vị bì (chích), Sa la tử, sắc uống

ngày 1 thang. Trị ung thư dạ dày đau và nôn.

. Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc).

. Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên.

. Gia giảm: Lậu Lô Thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh cam thảo, Chế bán hạ. Sắc 3 nước, bỏ bã, cô đặc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống. Đồng thời uống Tam Vị Tán (sao Thổ miết trùng, sao Toàn yết, Hồng sâm, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 1,5g, hòa với thuốc thang uống).

NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM

+ Kiện Tỳ Bổ Thận Thang (Từ Quế Thanh, bệnh viện Quảng An Môn, viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ đều 9g, sắc uống.

Hiệu qủa lâm sàng: đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ I, Il đều đã phẫu trị, kết hợp thuốc Đông y, có tỉ lệ sống như sau: Từ 1 - 3 năm 72 ca, 3 - 5 năm 36 ca (70% ). Sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%).

+ Song Hải Thang: (Lôi Vĩnh Trung. Y viện Thử Quang Thượng Hải): Hải tảo 15g, Hải đái, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.

Gia giảm: ứ huyết thêm Đan sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử. Nhiệt đôïc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyê n, Vọng gíang nam.

- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%.

+ Nhân Sâm Hương Trà Thang (Sớ nghiên cứu Trung y dược Triết giang): Hồng sâm, Huơng trà thái, Chỉ xác, chế thành viên.

Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên l năm là 82,2%, so với tổ hóa trị 64,1%.

+ Nao Điệt Giả Thạch Thang (Trương Thế Hùng, bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây): Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại gỉa thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống.

- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%.

Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân.

+ Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ khô thảo đều 15g, sắc uống.

- Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca.

Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản

(Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).

+ Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn có tác dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục Quân Tử Thang.

+ Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn.

+ Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ.

+ Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng bụng dưới, ngực đau, táo bón.

+ Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ.

Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u.

Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa.

(YKHOA.NET)

Tác dụng của 3 loại thảo mộc: Hạ khô thảo, cam thảo, tiên thảo

Mất nước, thiếu nước, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể sinh "nội nhiệt" với các triệu chứng: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh. Căn bệnh này có thể được giải tỏa nhanh bằng những loại hoa cỏ vốn có sẵn trong cuộc sống như: hạ khô thảo, cam thảo và tiên thảo.

Tác dụng của 3 loại thảo mộc: Hạ khô thảo, cam thảo, tiên thảo

1. Hạ khô thảo: là loại cây thể hiện đúng theo tên vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài.

Theo Đông y, Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn, thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc; có trong các bài thuốc trị đau mắt hay chảy nước mắt, lao hạch, bướu cổ, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao.

- Trong bài thuốc chữa tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.

- Để giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt, có thể đắp mặt nạ làm từ lá dâu, nước dưa chuột ép và hạ khô thảo: Đổ 3 bát nước vào 30g lá dâu, 10g hạ khô thảo, ngâm khoảng 30 phút rồi sắc lấy 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ thêm 10g nước ép dưa chuột. Nhúng mặt nạ vào, đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.

2. Cam thảo: là một vị được dùng trong hầu hết bài thuốc Đông y.

Cam thảo có rất nhiều tác dụng như kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả, có thể điều chỉnh cân nặng vì nó giúp duy trì mức độ acid trong dạ dày.

Trong cam thảo có chất chống dị ứng nên điều trị các rối loạn về đường hô hấp. Tuy nhiên, lưu ý những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo

3. Tiên thảo: còn gọi là thạch đen, sương sáo, lá chỉ chế biến được sau khi phơi khô.

Thạch ăn thường được chế biến bằng cách: rửa sạch, nấu nhừ, bắc ra để nguội, vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào, vừa đun vừa quấy đều. Khi nào dung dịch đặc quánh, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn.

Thạch đen không chỉ được dùng trong giải khát thông thường mà còn là thảo dược hữu hiệu. Lá có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

Tác giả : TS
(vtv)